Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Ngày Này Năm Xưa: 07/05/1994: Bức ‘The Scream’ được tìm thấy
nghiencuuquocte.org
Nguồn: The Scream recovered, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1994, bức tranh nổi tiếng nhất của Na Uy, “The Scream” (Tiếng Thét) của Edvard Munch, đã được tìm thấy sau gần ba tháng bị đánh cắp từ một viện bảo tàng ở Oslo. Cảnh sát cho biết: bức tranh quý giá đã được tìm thấy tại một khách sạn ở Asgardstrand, cách Oslo khoảng 40 dặm về phía nam và hoàn toàn không bị hư hại gì.
Bức tranh được vẽ năm 1893, mô tả hình ảnh một bóng người lẻ loi đứng trên cầu, đã bị đánh cắp trong một cuộc đột nhập chỉ kéo dài 50 giây vào ngày 12/02, ngày khai mạc Thế Vận hội Mùa đông năm 1994 ở Lillehammer. Hai tên trộm đột nhập qua cửa sổ của Phòng trưng bày Quốc gia, cắt đứt sợi dây mảnh dùng để treo bức tranh và để lại lời nhắn: “Ngàn lần cảm ơn vì hệ thống an ninh kém cỏi!”
Vài ngày sau vụ trộm, một nhóm chống phá thai ở Na Uy nói rằng họ có thể đưa bức tranh trở lại nếu truyền hình Na Uy chịu trình chiếu một bộ phim chống phá thai. Tuyên bố này hóa ra là giả. Chính phủ cũng nhận được lời yêu cầu trả tiền chuộc 1 triệu USD vào ngày 03/03, nhưng đã từ chối chi trả vì thiếu bằng chứng cho thấy lời yêu cầu đó là thật.
Sau đó, cảnh sát đã tìm thấy bốn mảnh khung của bức tranh ở Nittedal, một khu ngoại ô phía bắc Oslo, cùng một thông điệp khó hiểu, rằng bọn trộm muốn thảo luận về khoản tiền chuộc.
Cuối cùng, vào tháng 01/1996, bốn người đàn ông đã bị buộc tội và bị kết án về hành vi trộm tranh, trong đó có Paal Enger, người từng bị kết án năm 1988 vì đã lấy cắp bức “The Vampire” của Munch ở Oslo. Lần này, Enger đã bị kết án sáu năm rưỡi tù. Hắn đã trốn thoát trong một chuyến đi vào năm 1999, nhưng đã bị bắt lại 12 ngày sau đó, khi đang cải trang trong bộ tóc giả màu vàng và kính mát màu đen, cố gắng mua vé tàu đến Copenhagen.
Tháng 08/2004, một phiên bản khác của “The Scream” đã bị đánh cắp cùng với bức “The Madonna” của Munch, lần này là từ Bảo tàng Munch ở Oslo. Ba người đàn ông đã bị kết tội trộm tranh vào tháng 05/2006. Cảnh sát đã tìm lại được cả hai tác phẩm vào tháng 08, dù chúng bị dính những chấm nhỏ và vết nước mắt. Tuy nhiên, một phiên bản khác của “The Scream” vẫn thuộc quyền sở hữu tư nhân và đã được bán vào ngày 02/05/2012 với giá 119.9 triệu USD, trở thành tác phẩm nghệ thuật đắt nhất từng được bán đấu giá.
Munch đã phát triển một phong cách giàu cảm xúc vốn đã trở thành tiền thân của Trường phái biểu hiện (Expressionism) hồi thế kỷ 20. Ông đã vẽ “The Scream” như một phần trong chuỗi các bức tranh “Frieze of Life” của mình, với bệnh tật, cái chết, sự sợ hãi, tình yêu và nỗi u sầu là các chủ đề chính. Munch qua đời vào tháng 01/1944 ở tuổi 81.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Ngày Này Năm Xưa: 07/05/1994: Bức ‘The Scream’ được tìm thấy
nghiencuuquocte.org
Nguồn: The Scream recovered, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1994, bức tranh nổi tiếng nhất của Na Uy, “The Scream” (Tiếng Thét) của Edvard Munch, đã được tìm thấy sau gần ba tháng bị đánh cắp từ một viện bảo tàng ở Oslo. Cảnh sát cho biết: bức tranh quý giá đã được tìm thấy tại một khách sạn ở Asgardstrand, cách Oslo khoảng 40 dặm về phía nam và hoàn toàn không bị hư hại gì.
Bức tranh được vẽ năm 1893, mô tả hình ảnh một bóng người lẻ loi đứng trên cầu, đã bị đánh cắp trong một cuộc đột nhập chỉ kéo dài 50 giây vào ngày 12/02, ngày khai mạc Thế Vận hội Mùa đông năm 1994 ở Lillehammer. Hai tên trộm đột nhập qua cửa sổ của Phòng trưng bày Quốc gia, cắt đứt sợi dây mảnh dùng để treo bức tranh và để lại lời nhắn: “Ngàn lần cảm ơn vì hệ thống an ninh kém cỏi!”
Vài ngày sau vụ trộm, một nhóm chống phá thai ở Na Uy nói rằng họ có thể đưa bức tranh trở lại nếu truyền hình Na Uy chịu trình chiếu một bộ phim chống phá thai. Tuyên bố này hóa ra là giả. Chính phủ cũng nhận được lời yêu cầu trả tiền chuộc 1 triệu USD vào ngày 03/03, nhưng đã từ chối chi trả vì thiếu bằng chứng cho thấy lời yêu cầu đó là thật.
Sau đó, cảnh sát đã tìm thấy bốn mảnh khung của bức tranh ở Nittedal, một khu ngoại ô phía bắc Oslo, cùng một thông điệp khó hiểu, rằng bọn trộm muốn thảo luận về khoản tiền chuộc.
Cuối cùng, vào tháng 01/1996, bốn người đàn ông đã bị buộc tội và bị kết án về hành vi trộm tranh, trong đó có Paal Enger, người từng bị kết án năm 1988 vì đã lấy cắp bức “The Vampire” của Munch ở Oslo. Lần này, Enger đã bị kết án sáu năm rưỡi tù. Hắn đã trốn thoát trong một chuyến đi vào năm 1999, nhưng đã bị bắt lại 12 ngày sau đó, khi đang cải trang trong bộ tóc giả màu vàng và kính mát màu đen, cố gắng mua vé tàu đến Copenhagen.
Tháng 08/2004, một phiên bản khác của “The Scream” đã bị đánh cắp cùng với bức “The Madonna” của Munch, lần này là từ Bảo tàng Munch ở Oslo. Ba người đàn ông đã bị kết tội trộm tranh vào tháng 05/2006. Cảnh sát đã tìm lại được cả hai tác phẩm vào tháng 08, dù chúng bị dính những chấm nhỏ và vết nước mắt. Tuy nhiên, một phiên bản khác của “The Scream” vẫn thuộc quyền sở hữu tư nhân và đã được bán vào ngày 02/05/2012 với giá 119.9 triệu USD, trở thành tác phẩm nghệ thuật đắt nhất từng được bán đấu giá.
Munch đã phát triển một phong cách giàu cảm xúc vốn đã trở thành tiền thân của Trường phái biểu hiện (Expressionism) hồi thế kỷ 20. Ông đã vẽ “The Scream” như một phần trong chuỗi các bức tranh “Frieze of Life” của mình, với bệnh tật, cái chết, sự sợ hãi, tình yêu và nỗi u sầu là các chủ đề chính. Munch qua đời vào tháng 01/1944 ở tuổi 81.