Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Ngày Này Năm Xưa: 09/04/1940: Đức xâm lược Na Uy và Đan Mạch
Nguồn: Germany invades Norway and Denmark, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1940, nhiều tàu chiến Đức đã cập các cảng lớn của Na Uy, từ Narvik đến Oslo, đưa hàng ngàn quân lính vào xâm chiếm Na Uy. Cùng lúc đó, lực lượng Đức cũng chiếm Copenhagen và một số thành phố khác của Đan Mạch.
Quân Đức có thể vượt qua hệ thống mìn mà người Anh đã cho lắp đặt xung quanh các cảng Na Uy vì quân đồn trú ở các vùng này đã được lệnh cho phép người Đức tiến vào mà không chống cự. Lệnh này đến từ một vị chỉ huy Na Uy, người trung thành với cựu Ngoại trưởng Na Uy thân phát xít là Vidkun Quisling. Nhiều giờ sau cuộc đổ bộ, Đại sứ Đức ở Oslo yêu cầu Na Uy đầu hàng, nhưng chính phủ Na Uy đã từ chối. Người Đức liền đáp trả bằng một cuộc xâm lược nhảy dù và lập ra chế độ bù nhìn do Quisling lãnh đạo (cái tên Quisling sau này trở thành từ đồng nghĩa với “kẻ phản bội.”)
Quân đội Na Uy đã không chấp nhận sự cai trị của Đức đằng sau chính phủ Quisling và tiếp tục chiến đấu cùng với quân Anh. Tuy nhiên, một cuộc tấn công bất ngờ của Đức tại Pháp đã khiến Anh phải chuyển hàng nghìn binh sĩ từ Na Uy sang Pháp, nên cuối cùng Đức đã giành chiến thắng tại Na Uy.
Còn tại Đan Mạch, vua Christian X đã bị thuyết phục rằng quân đội của ông không thể đánh bại cuộc xâm lăng của người Đức, nên đã đầu hàng gần như ngay lập tức. Vậy là Hitler đã chiếm được thành công nước thứ hai và thứ ba kể từ sau cuộc xâm lược đầu tiên tại Ba Lan.
http://nghiencuuquocte.org
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Ngày Này Năm Xưa: 09/04/1940: Đức xâm lược Na Uy và Đan Mạch
Nguồn: Germany invades Norway and Denmark, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1940, nhiều tàu chiến Đức đã cập các cảng lớn của Na Uy, từ Narvik đến Oslo, đưa hàng ngàn quân lính vào xâm chiếm Na Uy. Cùng lúc đó, lực lượng Đức cũng chiếm Copenhagen và một số thành phố khác của Đan Mạch.
Quân Đức có thể vượt qua hệ thống mìn mà người Anh đã cho lắp đặt xung quanh các cảng Na Uy vì quân đồn trú ở các vùng này đã được lệnh cho phép người Đức tiến vào mà không chống cự. Lệnh này đến từ một vị chỉ huy Na Uy, người trung thành với cựu Ngoại trưởng Na Uy thân phát xít là Vidkun Quisling. Nhiều giờ sau cuộc đổ bộ, Đại sứ Đức ở Oslo yêu cầu Na Uy đầu hàng, nhưng chính phủ Na Uy đã từ chối. Người Đức liền đáp trả bằng một cuộc xâm lược nhảy dù và lập ra chế độ bù nhìn do Quisling lãnh đạo (cái tên Quisling sau này trở thành từ đồng nghĩa với “kẻ phản bội.”)
Quân đội Na Uy đã không chấp nhận sự cai trị của Đức đằng sau chính phủ Quisling và tiếp tục chiến đấu cùng với quân Anh. Tuy nhiên, một cuộc tấn công bất ngờ của Đức tại Pháp đã khiến Anh phải chuyển hàng nghìn binh sĩ từ Na Uy sang Pháp, nên cuối cùng Đức đã giành chiến thắng tại Na Uy.
Còn tại Đan Mạch, vua Christian X đã bị thuyết phục rằng quân đội của ông không thể đánh bại cuộc xâm lăng của người Đức, nên đã đầu hàng gần như ngay lập tức. Vậy là Hitler đã chiếm được thành công nước thứ hai và thứ ba kể từ sau cuộc xâm lược đầu tiên tại Ba Lan.
http://nghiencuuquocte.org