Truyện Ngắn & Phóng Sự

Nghề làm truyền thông......."Kiều mỹ Duyên"

Phóng viên Kiều Mỹ Duyên, mùa hè đỏ lửa.


 

 Bài KIỀU MỸ DUYÊN
Tôi rất thích nghề làm báo, sau này làm radio và tivi. Nghề truyền thông vui lắm, được gặp gỡ nhiều người. Khi tôi còn học tiểu học, lớp 3, tôi viết bài, cô giáo gửi báo, báo đăng và tôi được nhuận bút. Từ đó, tôi tiếp tục viết báo. Viết báo vui lắm. Tôi cũng viết bài về đá banh, đặc biệt tường thuật đá banh, hay ping- pong gửi cho báo Khỏe. Ngày xưa, hễ báo nào đăng bài thì báo đó trả tiền nhuận bút cho đến khi tôi viết cho báo Công Luận và báo Hòa Bình thì lương rất cao so với công chức hay tư chức lúc bấy giờ.Tôi rất say mê làm báo. Tôi đam mê viết từ nhỏ, thấy việc gì cũng có thể viết thành đề tài. Nhìn cô giáo mặc áo dài, mỗi ngày một áo khác nhau, tôi cũng có thể viết thành một bài. Lúc nào tôi cũng quan sát, lắng nghe người khác đối thoại, tôi cũng có thể viết được một bài, họp ở chùa, ở nhà thờ, tôi cũng có thể viết báo.
<!>

Tôi không viết truyền thông mơ mộng lên cung trăng, tôi viết về người thật việc thật, viết hoài không hết, cần gì bay lên Trời, hay bay lên cung Trăng thăm chị Hằng. Tôi sống thật, thương thì nói là thương, ghét ai thì im, không nói ghét, vì người nào cũng có điểm dễ thương của họ. Họ không thích mình tại vì mình không khéo léo, thế thôi. Tôi học trung học Lý Thường Kiệt. Thầy hiệu trưởng là người Bắc (từ lúc tôi học cho đến khi lên trường Trưng Vương, trường Lý Thường Kiệt vẫn chưa có cô giáo). Các thầy giáo và học trò đa số là người Bắc, lên trườngTrưng Vương cũng vậy, thầy giáo là người Bắc, học trò là người Bắc. Người Bắc khéo léo nói năng tế nhị, giọng nói ngọt ngào như tiếng nhạc. Mỗi lớp học cũng có một hoặc hai học trò là người Nam. Tôi không nói giỏi như người Bắc, nhưng tôi học giỏi. Tháng nào đứng hạng nhì là tôi buồn lắm. Tôi chơi bóng bàn giỏi, viết bích báo treo trên tường, học đệ lục mà tôi làm chủ nhiệm tờ báo tường. Lúc đó, trường Lý Thường Kiệt có từ lớp đệ thất đến đệ tứ. Tôi học đệ lục nhưng được làm chủ nhiệm tờ báo của toàn trường. Các học trò toàn trường gửi bài cho tôi. Tôi thấy bài nào không được, tôi tham khảo với thầy hiệu trưởng, rồi không đăng bài đó. Đến bây giờ, tôi cũng không hiểu tại sao tôi được làm chủ nhiệm bích báo của trường?

Nghề là cái nghiệp. Bất cứ đam mê với nghề nào từ nhỏ thì lớn lên cũng vậy, vẫn đam mê, vẫn say mê với nghề đó. Từ nhỏ, tôi làm phóng viên cho báo Khoẻ, tường thuật về những trận đá banh ở vận động trường Hóc Môn. Khi lớn lên, tôi lên học luật khoa và văn khoa. Tôi vẫn làm báo, vẫn viết báo về người thật, việc thật. Tôi viết như nói chuyện, không văn hoa, có lẽ Trời cho như thế là như thế, không thể hơn được.

Giã từ trường trung học Lý Thường Kiệt, Quang Trung, Hóc Môn, tôi chuyển lên trường Trưng Vương. Từ trường tỉnh mà chuyển lên trường công ở Sài Gòn thì phải tốt nghiệp ưu hạng, bình hoặc bình thứ. Nếu học trung bình thì không được các trường công nhận vào. Học trường tư phải đóng tiền. Ở Mỹ, học trường tư phải là học giỏi và giàu, vì học trường tư phải đóng tiền học phí. Ở Việt Nam, học trường công phải là học trò ưu tú, xuất sắc mới được chọn. Ngày xưa, bốn trường công nổi tiếng là trường Trưng Vương và Chu Văn An. Hai trường này, học trò toàn là người Bắc di cư, thỉnh thoảng cũng có vài học trò người Nam được chọn vào các trường này. Trường Gia Long, Petrus Ký là trường của người Nam.

Tôi chọn vào trường Trưng Vương vì trường gần nhà, có lần, bác sĩ Phạm Gia Cổn nói với chúng tôi:
- Tôi là Bắc Kỳ, vào học Petrus Ký, nhưng đâu nói được tiếng Nam. Và bây giờ lưu vong ở hải ngoại này chục năm cũng không nói được tiếng Nam.

Tôi có một chút máu người miền Trung, vì ông của tôi từ miền Trung vào Nam. Tôi hãnh diện về vua Quang Trung. Những biến cố trong cuộc đời của mỗi người chúng ta, không ai biết được. Việc gì đến sẽ đến, không ai biết được. Ngày còn nhỏ, xem phim Ben Hur, chúng tôi thấy nơi đấu bò rừng ở Ý. Tôi mơ ước có một ngày, mình đến nước Ý xem nơi đấu bò rừng. Thế rồi, mấy chục năm sau, chúng tôi đã đến phi trường của Ý và vào thành phố đi ngang qua chỗ đấu bò rừng. Trong phim, một chàng hiệp sĩ yêu công chúa, vua tức giận bắt chàng hiệp sĩ đấu với bò rừng, hết còn bò này đến con bò khác. Cuối cùng, hiệp sĩ vì tình yêu mà tan thây nát thịt. Công chúa bắt buộc phải ngồi trên khán đài để chứng kiến người yêu của mình bị một đàn bò rừng phân thây xẻ thịt, còn đau đớn nào bằng? Công chúa ngất xỉu, không biết nàng có chết hay không thì kết thúc phim không đề cập đến. Tôi vô cùng xúc động khi xe đi ngang qua chỗ đấu bò rừng, và rất ngưỡng mộ mối tình đẹp này. Trái tim có lý lẽ riêng của nó. Chết vì yêu cũng là một tấm gương đẹp để lại hậu thế.

Làm truyền thông đi đâu cũng viết được. Lên rừng, xuống biển, đi đâu tôi cũng viết được, nhưng phải biết quan sát tỉ mỉ. Độc giả đọc bài vì những dữ kiện trong bài, chứ không phải vì người viết. Làm việc xã hội, cũng có cơ hội để viết. Nếu không làm Đại Bồi Thẩm Đoàn, làm việc với Cảnh Sát, với tòa án, với chánh án, thì làm sao có cơ hội đi thăm những cơ sở của chánh phủ như: chữa lửa, nhà tù, bốt Cảnh Sát. Không làm truyền thông, làm sao có cơ hội đi thăm trường Võ Bị Đà Lạt, trường đại học chính trị Đà Lạt. Tôi còn nhớ, tôi đi thăm hai trường đại học quân sự nổi tiếng này trước khi đi Pháp. Hai tuần lễ ở Đà Lạt, sau khi bị xe Mỹ đụng bể đầu, tôi trở lại vùng đất lạnh, một tuần lễ thăm trường Võ Bị, một tuần thăm trường Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt. Chúng tôi (tôi và cô Thiên Thanh, tập sự cho báo Hòa Bình) đi thăm bãi tập, phòng học, phòng ăn, phòng ngủ,… Nơi nào cũng tươm tất, sạch sẽ, ngăn nắp không thể tưởng tượng được. Nhiều sinh viên kể cho tôi nghe:

- Các cô biết không, giường nệm thẳng băng. Buổi tối, chúng tôi ngủ dưới đất để khi thức dậy cho nhanh. Đi lính thời gian huấn nhục không gì khổ bằng. Nhiều khi nửa đêm, 2-3 giờ sáng, trời rét căm căm, sinh viên bị dựng đầu dậy chạy bộ, không được mặc áo ấm chạy vào rừng. Hành xác người trẻ không còn là người. Cha me sinh con, thương con như ngọc ngà châu báu. Học xong tú tài lúc 18 tuổi, tình nguyện vào trường võ bị, trong thời gian huấn nhục, bị hành hạ tận cùng, còn hơn là xuống chín tầng địa ngục. Thắng kẻ địch đâu chưa thấy, chưa thắng mình đã có người chết. Sinh viên võ bị phải văn võ song toàn. Ra đường mua hàng không được trả giá. Đánh võ, múa gươm, múa kiếm, cưỡi ngựa, xuống ngựa nhẹ nhàng như chiếc lá vàng rơi, khiêu vũ đẹp như rồng bay phượng múa, viết văn, làm thơ, sáng tác nhạc,... Người sinh viên võ bị là như thế.

Chúng tôi thăm vấn phòng văn hóa vụ, bạn tôi học luật là giáo sư trường này, luật sư Nguyễn Kế Nghiệp, hồi còn học ở trường luật khoa Sài Gòn, Nghiệp nghịch ngợm bậc nhất. Nghiệp hay in bài và phát bài cho sinh viên. Ông bà mình thường nói: “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò.” Học trò ở đây kể cả học trò tiểu học, trung học và đại học, cũng vẫn nghịch ngợm không kém.Có nhiều giáo sư dạy trường Võ Bị, lại tốt nghiệp từ trường Thủ Đức, bốn phương tám hướng về đây hội tụ. Có những mối tình lãng mạn, người đến rồi đi cũng từ thị trấn Đà Lạt, núi rừng Đà Lạt, nước mắt và nước mắt, những cái vẫy tay chào từ giã.

Đi càng nhiều, người làm báo càng học được nhiều từ người này, người nọ. Tôi có nhiều kỷ niệm đẹp với hai trường Võ Bị Đà Lạt và Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt. Nếu không đi làm báo thì làm sao có cơhội hiểu được đời sống của sinh viên Võ Bị bị đọa đày. Chính trong khoảng thời gian huấn nhục, có người đã chết vì không chịu được sự gian khổ, hành hạ về thể xác. Sinh viên Võ Bị bị đọa đày chín tầng mây. Nhiều người bỏ cuộc vì không thể chịu được sự hành hạ trong thời kỳ huấn nhục.

Nhưng khi qua khỏi thời kỳ này thì ra phố ăn mặc rất đẹp, ngẩng mặt nhìn Trời. Sinh viên Võ Bị ra đường không bao giờ cúi đầu, cổ ngẩng cao 3 ngấn. Thời kỳ đẹp nhất là lúc ra trường. Thủ khoa cầm cung tên bắn ra bốn phương trời, bắn vào trái tim của con gái Đà Lạt. Chắc người dân Đà Lạt và sinh viên Võ Bị Đà Lạt không quên chuyện tình bi thương của cô gái Đà Lạt và chàng trai Võ Bị. Kết quả đau thương ở hồ Than Thở, Đà Lạt. Yêu mà đem cái mạng của mình ra thách đố thì còn gì bằng? Ngày xưa, khi còn là nữ sinh Trưng Vương, chúng tôi say mê chuyện "Một thời để yêu và một thời để chết." Chuyện tình yêu thời đệ nhị thế chiến ở ÂuChâu.

Đẹp nhất của sinh viên Võ Bị Đà Lạt là lúc mặc lễ phục ra phố, lúc ra trường, thủ khoa mang cung kiếm, bắn tứ phương bốn hướng, hồ thủy tan bồng từ đây. Nếu quý vị gặp sinh viên Võ bị lúc ở trường, và gặp ở chiến trường, khác nhau một trời một vực. Ở chiến trường là chiến sĩ hào hùng gan dạ đối mặt với kẻ thù không hề sợ hãi. Nhiều người kể cho chúng tôi nghe, người sinh viên võ bị ở tù cũng không hổ mặt là người đã được đào luyện bốn năm ở trường Võ Bị Đà Lạt, trong lúc ở tù dưới chế độ cộng sản cũng thế.

Sau một tuần lễ thăm trường Võ Bị, chúng tôi được ăn tối ở nhà của Đề Đốc Trần Văn Chơn, có sự hiện diện của thầy chúng tôi là bộ trưởng Thông Tin Chiêu Hồi, giáo sư Nguyễn Ngọc An. Thầy tôi giới thiệu:

- Anh Chơn, đây là học trò của tôi.

Bác Trần Văn Chơn hiền lành, rất lịch sự, cởi mở. Được biết bác là Tướng Hải quân, chúng tôi tha hồ hỏi về binh chủng này. Ngày xưa, hai binh chủng bay bướm nhất là Không Quân và Hải Quân. Chúng tôi kể cho bác Chơn nghe về chuyến đi của chúng tôi từ Sài Gòn ra Nha Trang tham dự lễ mãn khóa 13 Hải Quân. Tàu đi gần tới Cam Ranh thì bão cấp 4 phải ngừng lại. Trời mưa, gió lạnh, vậy mà khi tàu đậu vào bến, nhìn lên bờ, thấp thoáng có những tà áo trắng nữ sinh đứng đợi những chàng Hải Quân trên bờ. Một chiếc Mecerdes bóng loáng vừa đậu, hạm trưởng và phó hạm trưởng nhìn nhau không biết giai nhân nào đợi để thăm sĩ quan của tàu? Lúc đó, một người lính Hải Quân xin hạm trưởng lên bờ gặp người đẹp. Người lính Hải quân rất bay bướm, và lính Không quân cũng vậy. Có lần, trực thăng vừa đáp xuống đất để đổ xăng, Ban Mê Thuột xung quanh là rừng, thì cũng thấy bóng dáng giai nhân mặc áo dài trắng ôm cặp đứng đợi các chàng Không Quân. Tôi hỏi bác Chơn.

- Bác ơi bác, sao cầu thang trên tàu dành riêng cho sĩ quan thì chỉ có khách của sĩ quan mới được đi cầu thang này, còn lính thì đi cầu thang của lính.

Đã mấy chục năm rồi, tôi còn nhớ man mác, bác Chơn trả lời:

- Hải Quân Việt Nam theo truyền thống của Hải Quân Anh.

Bác giải thích nhiều lắm về Hải Quân Việt Nam, khi định cư ở Hoa Kỳ, tôi gặp lại bác Chơn. Bác vẫn thong dong như xưa, vẫn lịch sự, tế nhị. Mỗi lần có Đại Nhạc Hội Cảm Ơn Anh, Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa, đều có sự hiện diện của bác, ở Orange County hoặc ở San Jose.

Bây giờ thì Đô Đốc Trần Văn Chơn, giáo sư Nguyễn Ngọc An đã đi rồi nhưng hình ảnh của nhị vị vẫn còn đây  Bác Trần Văn Chơn tị nạn, thầy Nguyễn Ngọc An tìm đường về Tây Ninh để chiến đấu chống lại Cộng Sản thì bị bắt ở tù. Sau này, bác định cư theo diện H.O. Đặc biệt ở gia đình của giáo sư Nguyễn Ngọc An, bố làm tổng trưởng, con là bác sĩ tình nguyện ra chiến trường, sau này định cư ở Pháp. Bác sĩ Hoàn cũng tốt nghiệp và bác đã từ trần vì bệnh tim.

Viết về trường Võ Bị Đà Lạt nhiều đề tài để viết.  Trường này đã đào tạo nhiều anh hùng của các binh chủng Hải, Lục, Không Quân v.v. Người sinh viên Võ Bị có mặt ở khắp chiến trường, cũng có mặt ở các nghĩa trang quân đội và ở nhà tù Cộng Sản.

Mời quý đồng hương đọc: "Chàng từ khi vào nơi gió cát" - trong Chinh Chiến Điêu Linh của Kiều Mỹ Duyên. Nhiều độc giả hỏi chàng ra đi có trở lại không? Được trả lời tùy theo người đọc.

Orange County, 18/9/2020

 

Trường Võ Bị Sĩ Quan Đà Lạt của QLVNCH 

Trường Võ Bị Sĩ Quan Đà Lạt của QLVNCH

 

Sinh viên sĩ quan tại trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, trong bộ quân phục đại lễ tuyệt vời. Họ là những sĩ quan tương lai ưu tú, can trường, văn võ song toàn của quân lực VNCH,..."Đa năng. Đa hiệu " là châm ngôn của các khóa sinh sĩ quan VBĐL.

Lính duyệt binh tại trường Võ Bị Quốc Gia. 

Bộ quân phục lễ.

Giã từ học đường bước để vào trường đào tạo những Sĩ Quan ưu tú của QLVNCH. 

Khóa Huấn nhục tân binh 

Khóa Huấn nhục tân binh 

Khóa Huấn nhục tân binh 

Lễ mãn khóa 

Quốc Trưởng Bảo Đại trao gươm cho SV Thủ khoa Dương Hiếu Nghĩa

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Nghề làm truyền thông......."Kiều mỹ Duyên"

Phóng viên Kiều Mỹ Duyên, mùa hè đỏ lửa.


 

 Bài KIỀU MỸ DUYÊN
Tôi rất thích nghề làm báo, sau này làm radio và tivi. Nghề truyền thông vui lắm, được gặp gỡ nhiều người. Khi tôi còn học tiểu học, lớp 3, tôi viết bài, cô giáo gửi báo, báo đăng và tôi được nhuận bút. Từ đó, tôi tiếp tục viết báo. Viết báo vui lắm. Tôi cũng viết bài về đá banh, đặc biệt tường thuật đá banh, hay ping- pong gửi cho báo Khỏe. Ngày xưa, hễ báo nào đăng bài thì báo đó trả tiền nhuận bút cho đến khi tôi viết cho báo Công Luận và báo Hòa Bình thì lương rất cao so với công chức hay tư chức lúc bấy giờ.Tôi rất say mê làm báo. Tôi đam mê viết từ nhỏ, thấy việc gì cũng có thể viết thành đề tài. Nhìn cô giáo mặc áo dài, mỗi ngày một áo khác nhau, tôi cũng có thể viết thành một bài. Lúc nào tôi cũng quan sát, lắng nghe người khác đối thoại, tôi cũng có thể viết được một bài, họp ở chùa, ở nhà thờ, tôi cũng có thể viết báo.
<!>

Tôi không viết truyền thông mơ mộng lên cung trăng, tôi viết về người thật việc thật, viết hoài không hết, cần gì bay lên Trời, hay bay lên cung Trăng thăm chị Hằng. Tôi sống thật, thương thì nói là thương, ghét ai thì im, không nói ghét, vì người nào cũng có điểm dễ thương của họ. Họ không thích mình tại vì mình không khéo léo, thế thôi. Tôi học trung học Lý Thường Kiệt. Thầy hiệu trưởng là người Bắc (từ lúc tôi học cho đến khi lên trường Trưng Vương, trường Lý Thường Kiệt vẫn chưa có cô giáo). Các thầy giáo và học trò đa số là người Bắc, lên trườngTrưng Vương cũng vậy, thầy giáo là người Bắc, học trò là người Bắc. Người Bắc khéo léo nói năng tế nhị, giọng nói ngọt ngào như tiếng nhạc. Mỗi lớp học cũng có một hoặc hai học trò là người Nam. Tôi không nói giỏi như người Bắc, nhưng tôi học giỏi. Tháng nào đứng hạng nhì là tôi buồn lắm. Tôi chơi bóng bàn giỏi, viết bích báo treo trên tường, học đệ lục mà tôi làm chủ nhiệm tờ báo tường. Lúc đó, trường Lý Thường Kiệt có từ lớp đệ thất đến đệ tứ. Tôi học đệ lục nhưng được làm chủ nhiệm tờ báo của toàn trường. Các học trò toàn trường gửi bài cho tôi. Tôi thấy bài nào không được, tôi tham khảo với thầy hiệu trưởng, rồi không đăng bài đó. Đến bây giờ, tôi cũng không hiểu tại sao tôi được làm chủ nhiệm bích báo của trường?

Nghề là cái nghiệp. Bất cứ đam mê với nghề nào từ nhỏ thì lớn lên cũng vậy, vẫn đam mê, vẫn say mê với nghề đó. Từ nhỏ, tôi làm phóng viên cho báo Khoẻ, tường thuật về những trận đá banh ở vận động trường Hóc Môn. Khi lớn lên, tôi lên học luật khoa và văn khoa. Tôi vẫn làm báo, vẫn viết báo về người thật, việc thật. Tôi viết như nói chuyện, không văn hoa, có lẽ Trời cho như thế là như thế, không thể hơn được.

Giã từ trường trung học Lý Thường Kiệt, Quang Trung, Hóc Môn, tôi chuyển lên trường Trưng Vương. Từ trường tỉnh mà chuyển lên trường công ở Sài Gòn thì phải tốt nghiệp ưu hạng, bình hoặc bình thứ. Nếu học trung bình thì không được các trường công nhận vào. Học trường tư phải đóng tiền. Ở Mỹ, học trường tư phải là học giỏi và giàu, vì học trường tư phải đóng tiền học phí. Ở Việt Nam, học trường công phải là học trò ưu tú, xuất sắc mới được chọn. Ngày xưa, bốn trường công nổi tiếng là trường Trưng Vương và Chu Văn An. Hai trường này, học trò toàn là người Bắc di cư, thỉnh thoảng cũng có vài học trò người Nam được chọn vào các trường này. Trường Gia Long, Petrus Ký là trường của người Nam.

Tôi chọn vào trường Trưng Vương vì trường gần nhà, có lần, bác sĩ Phạm Gia Cổn nói với chúng tôi:
- Tôi là Bắc Kỳ, vào học Petrus Ký, nhưng đâu nói được tiếng Nam. Và bây giờ lưu vong ở hải ngoại này chục năm cũng không nói được tiếng Nam.

Tôi có một chút máu người miền Trung, vì ông của tôi từ miền Trung vào Nam. Tôi hãnh diện về vua Quang Trung. Những biến cố trong cuộc đời của mỗi người chúng ta, không ai biết được. Việc gì đến sẽ đến, không ai biết được. Ngày còn nhỏ, xem phim Ben Hur, chúng tôi thấy nơi đấu bò rừng ở Ý. Tôi mơ ước có một ngày, mình đến nước Ý xem nơi đấu bò rừng. Thế rồi, mấy chục năm sau, chúng tôi đã đến phi trường của Ý và vào thành phố đi ngang qua chỗ đấu bò rừng. Trong phim, một chàng hiệp sĩ yêu công chúa, vua tức giận bắt chàng hiệp sĩ đấu với bò rừng, hết còn bò này đến con bò khác. Cuối cùng, hiệp sĩ vì tình yêu mà tan thây nát thịt. Công chúa bắt buộc phải ngồi trên khán đài để chứng kiến người yêu của mình bị một đàn bò rừng phân thây xẻ thịt, còn đau đớn nào bằng? Công chúa ngất xỉu, không biết nàng có chết hay không thì kết thúc phim không đề cập đến. Tôi vô cùng xúc động khi xe đi ngang qua chỗ đấu bò rừng, và rất ngưỡng mộ mối tình đẹp này. Trái tim có lý lẽ riêng của nó. Chết vì yêu cũng là một tấm gương đẹp để lại hậu thế.

Làm truyền thông đi đâu cũng viết được. Lên rừng, xuống biển, đi đâu tôi cũng viết được, nhưng phải biết quan sát tỉ mỉ. Độc giả đọc bài vì những dữ kiện trong bài, chứ không phải vì người viết. Làm việc xã hội, cũng có cơ hội để viết. Nếu không làm Đại Bồi Thẩm Đoàn, làm việc với Cảnh Sát, với tòa án, với chánh án, thì làm sao có cơ hội đi thăm những cơ sở của chánh phủ như: chữa lửa, nhà tù, bốt Cảnh Sát. Không làm truyền thông, làm sao có cơ hội đi thăm trường Võ Bị Đà Lạt, trường đại học chính trị Đà Lạt. Tôi còn nhớ, tôi đi thăm hai trường đại học quân sự nổi tiếng này trước khi đi Pháp. Hai tuần lễ ở Đà Lạt, sau khi bị xe Mỹ đụng bể đầu, tôi trở lại vùng đất lạnh, một tuần lễ thăm trường Võ Bị, một tuần thăm trường Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt. Chúng tôi (tôi và cô Thiên Thanh, tập sự cho báo Hòa Bình) đi thăm bãi tập, phòng học, phòng ăn, phòng ngủ,… Nơi nào cũng tươm tất, sạch sẽ, ngăn nắp không thể tưởng tượng được. Nhiều sinh viên kể cho tôi nghe:

- Các cô biết không, giường nệm thẳng băng. Buổi tối, chúng tôi ngủ dưới đất để khi thức dậy cho nhanh. Đi lính thời gian huấn nhục không gì khổ bằng. Nhiều khi nửa đêm, 2-3 giờ sáng, trời rét căm căm, sinh viên bị dựng đầu dậy chạy bộ, không được mặc áo ấm chạy vào rừng. Hành xác người trẻ không còn là người. Cha me sinh con, thương con như ngọc ngà châu báu. Học xong tú tài lúc 18 tuổi, tình nguyện vào trường võ bị, trong thời gian huấn nhục, bị hành hạ tận cùng, còn hơn là xuống chín tầng địa ngục. Thắng kẻ địch đâu chưa thấy, chưa thắng mình đã có người chết. Sinh viên võ bị phải văn võ song toàn. Ra đường mua hàng không được trả giá. Đánh võ, múa gươm, múa kiếm, cưỡi ngựa, xuống ngựa nhẹ nhàng như chiếc lá vàng rơi, khiêu vũ đẹp như rồng bay phượng múa, viết văn, làm thơ, sáng tác nhạc,... Người sinh viên võ bị là như thế.

Chúng tôi thăm vấn phòng văn hóa vụ, bạn tôi học luật là giáo sư trường này, luật sư Nguyễn Kế Nghiệp, hồi còn học ở trường luật khoa Sài Gòn, Nghiệp nghịch ngợm bậc nhất. Nghiệp hay in bài và phát bài cho sinh viên. Ông bà mình thường nói: “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò.” Học trò ở đây kể cả học trò tiểu học, trung học và đại học, cũng vẫn nghịch ngợm không kém.Có nhiều giáo sư dạy trường Võ Bị, lại tốt nghiệp từ trường Thủ Đức, bốn phương tám hướng về đây hội tụ. Có những mối tình lãng mạn, người đến rồi đi cũng từ thị trấn Đà Lạt, núi rừng Đà Lạt, nước mắt và nước mắt, những cái vẫy tay chào từ giã.

Đi càng nhiều, người làm báo càng học được nhiều từ người này, người nọ. Tôi có nhiều kỷ niệm đẹp với hai trường Võ Bị Đà Lạt và Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt. Nếu không đi làm báo thì làm sao có cơhội hiểu được đời sống của sinh viên Võ Bị bị đọa đày. Chính trong khoảng thời gian huấn nhục, có người đã chết vì không chịu được sự gian khổ, hành hạ về thể xác. Sinh viên Võ Bị bị đọa đày chín tầng mây. Nhiều người bỏ cuộc vì không thể chịu được sự hành hạ trong thời kỳ huấn nhục.

Nhưng khi qua khỏi thời kỳ này thì ra phố ăn mặc rất đẹp, ngẩng mặt nhìn Trời. Sinh viên Võ Bị ra đường không bao giờ cúi đầu, cổ ngẩng cao 3 ngấn. Thời kỳ đẹp nhất là lúc ra trường. Thủ khoa cầm cung tên bắn ra bốn phương trời, bắn vào trái tim của con gái Đà Lạt. Chắc người dân Đà Lạt và sinh viên Võ Bị Đà Lạt không quên chuyện tình bi thương của cô gái Đà Lạt và chàng trai Võ Bị. Kết quả đau thương ở hồ Than Thở, Đà Lạt. Yêu mà đem cái mạng của mình ra thách đố thì còn gì bằng? Ngày xưa, khi còn là nữ sinh Trưng Vương, chúng tôi say mê chuyện "Một thời để yêu và một thời để chết." Chuyện tình yêu thời đệ nhị thế chiến ở ÂuChâu.

Đẹp nhất của sinh viên Võ Bị Đà Lạt là lúc mặc lễ phục ra phố, lúc ra trường, thủ khoa mang cung kiếm, bắn tứ phương bốn hướng, hồ thủy tan bồng từ đây. Nếu quý vị gặp sinh viên Võ bị lúc ở trường, và gặp ở chiến trường, khác nhau một trời một vực. Ở chiến trường là chiến sĩ hào hùng gan dạ đối mặt với kẻ thù không hề sợ hãi. Nhiều người kể cho chúng tôi nghe, người sinh viên võ bị ở tù cũng không hổ mặt là người đã được đào luyện bốn năm ở trường Võ Bị Đà Lạt, trong lúc ở tù dưới chế độ cộng sản cũng thế.

Sau một tuần lễ thăm trường Võ Bị, chúng tôi được ăn tối ở nhà của Đề Đốc Trần Văn Chơn, có sự hiện diện của thầy chúng tôi là bộ trưởng Thông Tin Chiêu Hồi, giáo sư Nguyễn Ngọc An. Thầy tôi giới thiệu:

- Anh Chơn, đây là học trò của tôi.

Bác Trần Văn Chơn hiền lành, rất lịch sự, cởi mở. Được biết bác là Tướng Hải quân, chúng tôi tha hồ hỏi về binh chủng này. Ngày xưa, hai binh chủng bay bướm nhất là Không Quân và Hải Quân. Chúng tôi kể cho bác Chơn nghe về chuyến đi của chúng tôi từ Sài Gòn ra Nha Trang tham dự lễ mãn khóa 13 Hải Quân. Tàu đi gần tới Cam Ranh thì bão cấp 4 phải ngừng lại. Trời mưa, gió lạnh, vậy mà khi tàu đậu vào bến, nhìn lên bờ, thấp thoáng có những tà áo trắng nữ sinh đứng đợi những chàng Hải Quân trên bờ. Một chiếc Mecerdes bóng loáng vừa đậu, hạm trưởng và phó hạm trưởng nhìn nhau không biết giai nhân nào đợi để thăm sĩ quan của tàu? Lúc đó, một người lính Hải Quân xin hạm trưởng lên bờ gặp người đẹp. Người lính Hải quân rất bay bướm, và lính Không quân cũng vậy. Có lần, trực thăng vừa đáp xuống đất để đổ xăng, Ban Mê Thuột xung quanh là rừng, thì cũng thấy bóng dáng giai nhân mặc áo dài trắng ôm cặp đứng đợi các chàng Không Quân. Tôi hỏi bác Chơn.

- Bác ơi bác, sao cầu thang trên tàu dành riêng cho sĩ quan thì chỉ có khách của sĩ quan mới được đi cầu thang này, còn lính thì đi cầu thang của lính.

Đã mấy chục năm rồi, tôi còn nhớ man mác, bác Chơn trả lời:

- Hải Quân Việt Nam theo truyền thống của Hải Quân Anh.

Bác giải thích nhiều lắm về Hải Quân Việt Nam, khi định cư ở Hoa Kỳ, tôi gặp lại bác Chơn. Bác vẫn thong dong như xưa, vẫn lịch sự, tế nhị. Mỗi lần có Đại Nhạc Hội Cảm Ơn Anh, Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa, đều có sự hiện diện của bác, ở Orange County hoặc ở San Jose.

Bây giờ thì Đô Đốc Trần Văn Chơn, giáo sư Nguyễn Ngọc An đã đi rồi nhưng hình ảnh của nhị vị vẫn còn đây  Bác Trần Văn Chơn tị nạn, thầy Nguyễn Ngọc An tìm đường về Tây Ninh để chiến đấu chống lại Cộng Sản thì bị bắt ở tù. Sau này, bác định cư theo diện H.O. Đặc biệt ở gia đình của giáo sư Nguyễn Ngọc An, bố làm tổng trưởng, con là bác sĩ tình nguyện ra chiến trường, sau này định cư ở Pháp. Bác sĩ Hoàn cũng tốt nghiệp và bác đã từ trần vì bệnh tim.

Viết về trường Võ Bị Đà Lạt nhiều đề tài để viết.  Trường này đã đào tạo nhiều anh hùng của các binh chủng Hải, Lục, Không Quân v.v. Người sinh viên Võ Bị có mặt ở khắp chiến trường, cũng có mặt ở các nghĩa trang quân đội và ở nhà tù Cộng Sản.

Mời quý đồng hương đọc: "Chàng từ khi vào nơi gió cát" - trong Chinh Chiến Điêu Linh của Kiều Mỹ Duyên. Nhiều độc giả hỏi chàng ra đi có trở lại không? Được trả lời tùy theo người đọc.

Orange County, 18/9/2020

 

Trường Võ Bị Sĩ Quan Đà Lạt của QLVNCH 

Trường Võ Bị Sĩ Quan Đà Lạt của QLVNCH

 

Sinh viên sĩ quan tại trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, trong bộ quân phục đại lễ tuyệt vời. Họ là những sĩ quan tương lai ưu tú, can trường, văn võ song toàn của quân lực VNCH,..."Đa năng. Đa hiệu " là châm ngôn của các khóa sinh sĩ quan VBĐL.

Lính duyệt binh tại trường Võ Bị Quốc Gia. 

Bộ quân phục lễ.

Giã từ học đường bước để vào trường đào tạo những Sĩ Quan ưu tú của QLVNCH. 

Khóa Huấn nhục tân binh 

Khóa Huấn nhục tân binh 

Khóa Huấn nhục tân binh 

Lễ mãn khóa 

Quốc Trưởng Bảo Đại trao gươm cho SV Thủ khoa Dương Hiếu Nghĩa

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm