Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Nha Kỹ Thuật
Vào năm 1964 Phòng E được tách rời khỏi Lực Lượng Đặc Biệt, được tổ chức thành Sở Khai Thác, sau đó sở Khai Thác được cải danh là Sở Kỹ Thuật . Vào năm 1965 Sở Kỹ Thuật được nâng lên thành Nha Kỹ Thuật cho phù hợp với tổ chức và nhiệm vụ.
Orlando, Florida.- Nha Kỹ Thuật là một cơ quan tình báo chiến lược của QLVNCH. Đây không phải là một đơn vị tình báo thuần túy như Quân báo hay Phòng 2/TTM. Danh từ Nha Kỹ Thuật thật ra chỉ là cái tên, cái võ bề ngoài để che dấu nhiệm vụ hoạt động bí mật (underground-activities) không những đối Cộng Sản mà còn đối với các đơn vị bạn. Chính danh của Nha Kỹ Thuật/TTM là “Bộ Tư Lệnh Chiến Tranh Ngoại Lệ” (Unconventional Warfare). Bộ này được giao phó trách nhiệm thi hành những công tác đặc biệt, ngoại lệ hay bất quy ước, hoạt động song song với MACVSOG của Hoa Kỳ.
Vì “bí mật” nên khó có một ai tự nhận mình hiểu rõ cơ cấu tổ chức này. Theo tài liệu, cơ quan này được chính thức thành lập kể từ đầu năm 1964 và tiếp tục hoạt động cho đến cuối tháng Tư năm 1975. Sự thực thì công tác điệp báo quan trọng tại miền Bắc đã khởi sự thực hiện vào đầu năm 1961. Nhân viên điệp báo hoạt động dưới hình thức cá nhân hay từng nhóm nhỏ và được tổ chức dưới trách nhiệm của Sở Khai Thác Địa Hình/Phòng E để việc phối hợp và yểm trợ được dễ dàng và hữu hiệu hơn.
Vào năm 1964 Phòng E được tách rời khỏi Lực Lượng Đặc Biệt, được tổ chức thành Sở Khai Thác, sau đó sở Khai Thác được cải danh là Sở Kỹ Thuật . Vào năm 1965 Sở Kỹ Thuật được nâng lên thành Nha Kỹ Thuật cho phù hợp với tổ chức và nhiệm vụ.
Về tổ chức, ngoài Bộ Chỉ Huy, Nha Kỹ Thuật có chín sở, gồm hai Sở Tác Chiến (Sở Liên Lạc và Sở Công Tác) còn các sở còn lại là yểm trợ hay chuyên môn. Ngoài ra Sở Tâm Lý chiến tuy là một cơ cấu tham mưu nhưng được giao phó nhiều kế hoạch tâm lý chiến đặc biệt như điều hành các hệ thống phát thanh mật. Trung Tâm Huấn Luyện Quyết Thắng tại Long Thành đảm trách việc huấn luyện cho nhân viên công tác.
Tổ chức và nhiệm vụ của Nha Kỹ Thuật/TTM được thay đổi theo nhu cầu tình báo cũng như tình hình quân sự và chính trị, đặc biệt là đường lối của Hoa Kỳ đối với cuộc chiến tại VN. SOG (Studies Operation Group) thuộc MACV được thành lập để thay thế cho cơ quan tình báo Combined Studies , có nhiệm vụ cố vấn, huấn luyện và yểm trợ cho Nha Kỹ Thuật trong mọi nhu cầu cần thiết để thi hành các cuộc hành quân đặc biệt.
Cơ quan MACV/SOG cũng tổ chức các toán hành quân riêng, do quân nhân thuộc Lực Lượng Đặc Biệt HK chỉ huy công tác vượt biên. Hai cơ quan MACVSOG và Nha Kỹ Thuật đã hợp tác mật thiết tại Bộ Chỉ Huy Nha cũng như tại các đơn vị trực thuộc trong suốt thời gian từ 1964 đến 1972, như chương trình OPLAN 34 (Nhảy Bắc, trước năm 1964) và OPLAN 35 (sau năm 1964). Sau đây là một vài công tác đặc biệt quan trọng của Nha Kỹ Thuật/TTM được MACVSOG yểm trợ và phối hợp hoạt động.
1.Công tác Không Vận Dài Hạn tại Miền Bắc: MACVSOG phối hợp với Nha Kỹ Thuật tiếp tục các hoạt động tình báo xâm nhập miền Bắc. Ngoài nhiệm vụ thu thập và báo cáo tin tức tình báo, các toán sẽ được giao phó công tác phá hoại và đánh phá các mục tiêu quân sự. Nhiều toán đã mất liên lạc ngay sau khi xâm nhập hoặc chỉ liên lạc với TrungƯơng trong một thời gian ngắn. Một số đã bị bắt nhưng vẫn duy trì liên lạc trong một thời gian dưới sự điều động và kiểm soát của CS.
Các toán nhỏ đã xâm nhập hoạt động tại miền Bắc trong kế hoạch tình báo đặc biệt dài hạn. Biệt kích miền Nam đã xâm nhập nhiều khu vực quan trọng tại vùng Đông Bắc như Cao Bằng, Sơn La, Lai Châu… Kế hoạch, đã gây nhiều xáo trộn và lo lắng cho CS Bắc Việt.
2.Công Tác Không Vận Ngắn Hạn tại miền Bắc: Năm 1967 Nha Kỹ Thuật/SOG đặt kế hoạch tổ chức các toán hành quân ngắn hạn. Mục tiêu được ấn định là từ vĩ tuyền 17 đến vĩ tuyến 20, khoảng 120 dậm. Tùy nhiệm vụ, toán có thể 4-8 nhân viên để dễ dàng xâm nhập và triệt xuất. Thời gian hành quân có thể kéo dài từ 15 đến 30 ngày. Nhiệm vụ chính là quan sát và báo cáo mọi tin tức liên quan đến hoạt động của các đơn vị CS. Nhiệm vụ phụ là đặt mìn cá nhân, bắt cóc tù binh để khai thác tin tức và rải tài liệu tâm lý chiến trong vùng hành quân. Phương tiện xâm nhập và triệt xuất là trực thăng CH3 do các phi hành đoàn HK đảm trách. Đa số các phi vụ yểm trợ đặt tại Thái Lan.
3.Công tác Vượt Biên - Vào những năm 1964-1965 Bắc Việt ồ ạt đổ quân vào miền Nam theo đường mòn Hồ Chí Minh, dọc theo hành lang biên giới Lào-Việt và Miên-Việt. Do đó Bộ TTM và MACV quyết định tổ chức những cuộc hành quân vượt biên để quan sát và chỉ điểm mục tiêu giúp các cuộc oanh kích của Không lực HK, đặc biệt B52 được thực hiện chính xác hơn.
4. Công tác đặc biệt ngắn hạn, công tác này đựơc giao phó với nhiệm vụ tổ chức các cuộc hành quân thám sát và phá rối hậu tuyến địch. Mặc dầu thường xuyên đụng độ địch sau khi xâm nhập, các toán công tác đã thâu lượm và báo cáo nhiều tin tức tình báo có giá trị.
5.Công tác Hải Vận - Sở Phòng Vệ Duyên Hải: Được chính thức thành lập năm 1964, ngoài công tác không vận, cơ quan tình báo HK còn phối hợp và yểm trợ kế hoạch xâm nhập nhân viên điệp báo, hoạt động nằm vùng tại Bắc Việt bằng đường biển. Lúc đầu phương tiện hải vận xâm nhập vào khu vực mục tiêu bằng thuyền máy. Sau đó thuyền máy được thay thế bằng những chiến đỉnh .
6. Công tác Tâm lý chiến. Sở Tâm Ly chiến là một tổ chức rộng lớn và quan trọng, có trách nhiệm điều động một hệ thống tâm lý chiến và phát thanh mật. Kế hoạch bao gồm nhiều công tác yểm trợ trực tiếp cho phong trào “Gươm Thiêng Ái Quốc”, là một mặt trận “giả tưởng”, xuất phát từ miền Bắc. Đài Gương Thiêng Ái Quốc là một trong nhiều đài thuộc hệ thống phát thanh mật. Đài “Tiếng Nói Tự Do” là một hệ thống phát thanh hướng về Miền Bắc. Hai đài được thiết lập ở Vùng I Chiến Thuật. Đàì phát tuyến ở Thanh Lam, Huế và Cồn Tre ở Quảng Trị, gần vĩ tuyến 17. Hai đài có tầm hoạt động rộng lớn bao gồm toàn lãnh thổ miền Bắc, vượt khỏi vùng biên giới Hoa -Việt.
Sau Tết Mậu Thân, HK muốn xúc tiến hòa đàm với CS Bằc Việt nên toàn bộ công tác đặc biệt ở miền Bắc phải chấm dứt cuối Tháng 3, 1968, ngay sau khi HK quyềt định ngưng oanh tạc Bắc Việt..
Tinh thần anh dũng cũng như sự hy sinh cao cả của những chiến sĩ Nha Kỹ Thuật thực sự không thể diễn tả được bằng lời nói hay bằng ngòi bút. Họ là những người đã âm thầm hoạt động trong bóng tối, âm thầm bảo vệ đất nước, quê hương VN bằng những việc làm phi thường, ngoài sự hiểu biết của mọi người. Nhân dân Việt Nam không mấy ai biết rõ về công lao đóng góp xương máu của họ, cũng chưa một ai, có một lời nhắc nhở hay vinh danh họ. Họ thực sự là NHỮNG ANH HÙNG VÔ DANH:
“ Họ là những anh hùng không tên tuổi
Sống âm thầm trong bóng tối mênh mông
Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh
Nhưng can đảm và tận tình giúp nước…”
lichsunhakythuat.blogspot.com.au
Sinh Tồn chuyển
Orlando, Florida.- Nha Kỹ Thuật là một cơ quan tình báo chiến lược của QLVNCH. Đây không phải là một đơn vị tình báo thuần túy như Quân báo hay Phòng 2/TTM. Danh từ Nha Kỹ Thuật thật ra chỉ là cái tên, cái võ bề ngoài để che dấu nhiệm vụ hoạt động bí mật (underground-activities) không những đối Cộng Sản mà còn đối với các đơn vị bạn. Chính danh của Nha Kỹ Thuật/TTM là “Bộ Tư Lệnh Chiến Tranh Ngoại Lệ” (Unconventional Warfare). Bộ này được giao phó trách nhiệm thi hành những công tác đặc biệt, ngoại lệ hay bất quy ước, hoạt động song song với MACVSOG của Hoa Kỳ.
Vì “bí mật” nên khó có một ai tự nhận mình hiểu rõ cơ cấu tổ chức này. Theo tài liệu, cơ quan này được chính thức thành lập kể từ đầu năm 1964 và tiếp tục hoạt động cho đến cuối tháng Tư năm 1975. Sự thực thì công tác điệp báo quan trọng tại miền Bắc đã khởi sự thực hiện vào đầu năm 1961. Nhân viên điệp báo hoạt động dưới hình thức cá nhân hay từng nhóm nhỏ và được tổ chức dưới trách nhiệm của Sở Khai Thác Địa Hình/Phòng E để việc phối hợp và yểm trợ được dễ dàng và hữu hiệu hơn.
Vào năm 1964 Phòng E được tách rời khỏi Lực Lượng Đặc Biệt, được tổ chức thành Sở Khai Thác, sau đó sở Khai Thác được cải danh là Sở Kỹ Thuật . Vào năm 1965 Sở Kỹ Thuật được nâng lên thành Nha Kỹ Thuật cho phù hợp với tổ chức và nhiệm vụ.
Về tổ chức, ngoài Bộ Chỉ Huy, Nha Kỹ Thuật có chín sở, gồm hai Sở Tác Chiến (Sở Liên Lạc và Sở Công Tác) còn các sở còn lại là yểm trợ hay chuyên môn. Ngoài ra Sở Tâm Lý chiến tuy là một cơ cấu tham mưu nhưng được giao phó nhiều kế hoạch tâm lý chiến đặc biệt như điều hành các hệ thống phát thanh mật. Trung Tâm Huấn Luyện Quyết Thắng tại Long Thành đảm trách việc huấn luyện cho nhân viên công tác.
Tổ chức và nhiệm vụ của Nha Kỹ Thuật/TTM được thay đổi theo nhu cầu tình báo cũng như tình hình quân sự và chính trị, đặc biệt là đường lối của Hoa Kỳ đối với cuộc chiến tại VN. SOG (Studies Operation Group) thuộc MACV được thành lập để thay thế cho cơ quan tình báo Combined Studies , có nhiệm vụ cố vấn, huấn luyện và yểm trợ cho Nha Kỹ Thuật trong mọi nhu cầu cần thiết để thi hành các cuộc hành quân đặc biệt.
Cơ quan MACV/SOG cũng tổ chức các toán hành quân riêng, do quân nhân thuộc Lực Lượng Đặc Biệt HK chỉ huy công tác vượt biên. Hai cơ quan MACVSOG và Nha Kỹ Thuật đã hợp tác mật thiết tại Bộ Chỉ Huy Nha cũng như tại các đơn vị trực thuộc trong suốt thời gian từ 1964 đến 1972, như chương trình OPLAN 34 (Nhảy Bắc, trước năm 1964) và OPLAN 35 (sau năm 1964). Sau đây là một vài công tác đặc biệt quan trọng của Nha Kỹ Thuật/TTM được MACVSOG yểm trợ và phối hợp hoạt động.
1.Công tác Không Vận Dài Hạn tại Miền Bắc: MACVSOG phối hợp với Nha Kỹ Thuật tiếp tục các hoạt động tình báo xâm nhập miền Bắc. Ngoài nhiệm vụ thu thập và báo cáo tin tức tình báo, các toán sẽ được giao phó công tác phá hoại và đánh phá các mục tiêu quân sự. Nhiều toán đã mất liên lạc ngay sau khi xâm nhập hoặc chỉ liên lạc với TrungƯơng trong một thời gian ngắn. Một số đã bị bắt nhưng vẫn duy trì liên lạc trong một thời gian dưới sự điều động và kiểm soát của CS.
Các toán nhỏ đã xâm nhập hoạt động tại miền Bắc trong kế hoạch tình báo đặc biệt dài hạn. Biệt kích miền Nam đã xâm nhập nhiều khu vực quan trọng tại vùng Đông Bắc như Cao Bằng, Sơn La, Lai Châu… Kế hoạch, đã gây nhiều xáo trộn và lo lắng cho CS Bắc Việt.
2.Công Tác Không Vận Ngắn Hạn tại miền Bắc: Năm 1967 Nha Kỹ Thuật/SOG đặt kế hoạch tổ chức các toán hành quân ngắn hạn. Mục tiêu được ấn định là từ vĩ tuyền 17 đến vĩ tuyến 20, khoảng 120 dậm. Tùy nhiệm vụ, toán có thể 4-8 nhân viên để dễ dàng xâm nhập và triệt xuất. Thời gian hành quân có thể kéo dài từ 15 đến 30 ngày. Nhiệm vụ chính là quan sát và báo cáo mọi tin tức liên quan đến hoạt động của các đơn vị CS. Nhiệm vụ phụ là đặt mìn cá nhân, bắt cóc tù binh để khai thác tin tức và rải tài liệu tâm lý chiến trong vùng hành quân. Phương tiện xâm nhập và triệt xuất là trực thăng CH3 do các phi hành đoàn HK đảm trách. Đa số các phi vụ yểm trợ đặt tại Thái Lan.
3.Công tác Vượt Biên - Vào những năm 1964-1965 Bắc Việt ồ ạt đổ quân vào miền Nam theo đường mòn Hồ Chí Minh, dọc theo hành lang biên giới Lào-Việt và Miên-Việt. Do đó Bộ TTM và MACV quyết định tổ chức những cuộc hành quân vượt biên để quan sát và chỉ điểm mục tiêu giúp các cuộc oanh kích của Không lực HK, đặc biệt B52 được thực hiện chính xác hơn.
4. Công tác đặc biệt ngắn hạn, công tác này đựơc giao phó với nhiệm vụ tổ chức các cuộc hành quân thám sát và phá rối hậu tuyến địch. Mặc dầu thường xuyên đụng độ địch sau khi xâm nhập, các toán công tác đã thâu lượm và báo cáo nhiều tin tức tình báo có giá trị.
5.Công tác Hải Vận - Sở Phòng Vệ Duyên Hải: Được chính thức thành lập năm 1964, ngoài công tác không vận, cơ quan tình báo HK còn phối hợp và yểm trợ kế hoạch xâm nhập nhân viên điệp báo, hoạt động nằm vùng tại Bắc Việt bằng đường biển. Lúc đầu phương tiện hải vận xâm nhập vào khu vực mục tiêu bằng thuyền máy. Sau đó thuyền máy được thay thế bằng những chiến đỉnh .
6. Công tác Tâm lý chiến. Sở Tâm Ly chiến là một tổ chức rộng lớn và quan trọng, có trách nhiệm điều động một hệ thống tâm lý chiến và phát thanh mật. Kế hoạch bao gồm nhiều công tác yểm trợ trực tiếp cho phong trào “Gươm Thiêng Ái Quốc”, là một mặt trận “giả tưởng”, xuất phát từ miền Bắc. Đài Gương Thiêng Ái Quốc là một trong nhiều đài thuộc hệ thống phát thanh mật. Đài “Tiếng Nói Tự Do” là một hệ thống phát thanh hướng về Miền Bắc. Hai đài được thiết lập ở Vùng I Chiến Thuật. Đàì phát tuyến ở Thanh Lam, Huế và Cồn Tre ở Quảng Trị, gần vĩ tuyến 17. Hai đài có tầm hoạt động rộng lớn bao gồm toàn lãnh thổ miền Bắc, vượt khỏi vùng biên giới Hoa -Việt.
Sau Tết Mậu Thân, HK muốn xúc tiến hòa đàm với CS Bằc Việt nên toàn bộ công tác đặc biệt ở miền Bắc phải chấm dứt cuối Tháng 3, 1968, ngay sau khi HK quyềt định ngưng oanh tạc Bắc Việt..
Tinh thần anh dũng cũng như sự hy sinh cao cả của những chiến sĩ Nha Kỹ Thuật thực sự không thể diễn tả được bằng lời nói hay bằng ngòi bút. Họ là những người đã âm thầm hoạt động trong bóng tối, âm thầm bảo vệ đất nước, quê hương VN bằng những việc làm phi thường, ngoài sự hiểu biết của mọi người. Nhân dân Việt Nam không mấy ai biết rõ về công lao đóng góp xương máu của họ, cũng chưa một ai, có một lời nhắc nhở hay vinh danh họ. Họ thực sự là NHỮNG ANH HÙNG VÔ DANH:
“ Họ là những anh hùng không tên tuổi
Sống âm thầm trong bóng tối mênh mông
Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh
Nhưng can đảm và tận tình giúp nước…”
lichsunhakythuat.blogspot.com.au
Sinh Tồn chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Nha Kỹ Thuật
Vào năm 1964 Phòng E được tách rời khỏi Lực Lượng Đặc Biệt, được tổ chức thành Sở Khai Thác, sau đó sở Khai Thác được cải danh là Sở Kỹ Thuật . Vào năm 1965 Sở Kỹ Thuật được nâng lên thành Nha Kỹ Thuật cho phù hợp với tổ chức và nhiệm vụ.
Orlando, Florida.- Nha Kỹ Thuật là một cơ quan tình báo chiến lược của QLVNCH. Đây không phải là một đơn vị tình báo thuần túy như Quân báo hay Phòng 2/TTM. Danh từ Nha Kỹ Thuật thật ra chỉ là cái tên, cái võ bề ngoài để che dấu nhiệm vụ hoạt động bí mật (underground-activities) không những đối Cộng Sản mà còn đối với các đơn vị bạn. Chính danh của Nha Kỹ Thuật/TTM là “Bộ Tư Lệnh Chiến Tranh Ngoại Lệ” (Unconventional Warfare). Bộ này được giao phó trách nhiệm thi hành những công tác đặc biệt, ngoại lệ hay bất quy ước, hoạt động song song với MACVSOG của Hoa Kỳ.
Vì “bí mật” nên khó có một ai tự nhận mình hiểu rõ cơ cấu tổ chức này. Theo tài liệu, cơ quan này được chính thức thành lập kể từ đầu năm 1964 và tiếp tục hoạt động cho đến cuối tháng Tư năm 1975. Sự thực thì công tác điệp báo quan trọng tại miền Bắc đã khởi sự thực hiện vào đầu năm 1961. Nhân viên điệp báo hoạt động dưới hình thức cá nhân hay từng nhóm nhỏ và được tổ chức dưới trách nhiệm của Sở Khai Thác Địa Hình/Phòng E để việc phối hợp và yểm trợ được dễ dàng và hữu hiệu hơn.
Vào năm 1964 Phòng E được tách rời khỏi Lực Lượng Đặc Biệt, được tổ chức thành Sở Khai Thác, sau đó sở Khai Thác được cải danh là Sở Kỹ Thuật . Vào năm 1965 Sở Kỹ Thuật được nâng lên thành Nha Kỹ Thuật cho phù hợp với tổ chức và nhiệm vụ.
Về tổ chức, ngoài Bộ Chỉ Huy, Nha Kỹ Thuật có chín sở, gồm hai Sở Tác Chiến (Sở Liên Lạc và Sở Công Tác) còn các sở còn lại là yểm trợ hay chuyên môn. Ngoài ra Sở Tâm Lý chiến tuy là một cơ cấu tham mưu nhưng được giao phó nhiều kế hoạch tâm lý chiến đặc biệt như điều hành các hệ thống phát thanh mật. Trung Tâm Huấn Luyện Quyết Thắng tại Long Thành đảm trách việc huấn luyện cho nhân viên công tác.
Tổ chức và nhiệm vụ của Nha Kỹ Thuật/TTM được thay đổi theo nhu cầu tình báo cũng như tình hình quân sự và chính trị, đặc biệt là đường lối của Hoa Kỳ đối với cuộc chiến tại VN. SOG (Studies Operation Group) thuộc MACV được thành lập để thay thế cho cơ quan tình báo Combined Studies , có nhiệm vụ cố vấn, huấn luyện và yểm trợ cho Nha Kỹ Thuật trong mọi nhu cầu cần thiết để thi hành các cuộc hành quân đặc biệt.
Cơ quan MACV/SOG cũng tổ chức các toán hành quân riêng, do quân nhân thuộc Lực Lượng Đặc Biệt HK chỉ huy công tác vượt biên. Hai cơ quan MACVSOG và Nha Kỹ Thuật đã hợp tác mật thiết tại Bộ Chỉ Huy Nha cũng như tại các đơn vị trực thuộc trong suốt thời gian từ 1964 đến 1972, như chương trình OPLAN 34 (Nhảy Bắc, trước năm 1964) và OPLAN 35 (sau năm 1964). Sau đây là một vài công tác đặc biệt quan trọng của Nha Kỹ Thuật/TTM được MACVSOG yểm trợ và phối hợp hoạt động.
1.Công tác Không Vận Dài Hạn tại Miền Bắc: MACVSOG phối hợp với Nha Kỹ Thuật tiếp tục các hoạt động tình báo xâm nhập miền Bắc. Ngoài nhiệm vụ thu thập và báo cáo tin tức tình báo, các toán sẽ được giao phó công tác phá hoại và đánh phá các mục tiêu quân sự. Nhiều toán đã mất liên lạc ngay sau khi xâm nhập hoặc chỉ liên lạc với TrungƯơng trong một thời gian ngắn. Một số đã bị bắt nhưng vẫn duy trì liên lạc trong một thời gian dưới sự điều động và kiểm soát của CS.
Các toán nhỏ đã xâm nhập hoạt động tại miền Bắc trong kế hoạch tình báo đặc biệt dài hạn. Biệt kích miền Nam đã xâm nhập nhiều khu vực quan trọng tại vùng Đông Bắc như Cao Bằng, Sơn La, Lai Châu… Kế hoạch, đã gây nhiều xáo trộn và lo lắng cho CS Bắc Việt.
2.Công Tác Không Vận Ngắn Hạn tại miền Bắc: Năm 1967 Nha Kỹ Thuật/SOG đặt kế hoạch tổ chức các toán hành quân ngắn hạn. Mục tiêu được ấn định là từ vĩ tuyền 17 đến vĩ tuyến 20, khoảng 120 dậm. Tùy nhiệm vụ, toán có thể 4-8 nhân viên để dễ dàng xâm nhập và triệt xuất. Thời gian hành quân có thể kéo dài từ 15 đến 30 ngày. Nhiệm vụ chính là quan sát và báo cáo mọi tin tức liên quan đến hoạt động của các đơn vị CS. Nhiệm vụ phụ là đặt mìn cá nhân, bắt cóc tù binh để khai thác tin tức và rải tài liệu tâm lý chiến trong vùng hành quân. Phương tiện xâm nhập và triệt xuất là trực thăng CH3 do các phi hành đoàn HK đảm trách. Đa số các phi vụ yểm trợ đặt tại Thái Lan.
3.Công tác Vượt Biên - Vào những năm 1964-1965 Bắc Việt ồ ạt đổ quân vào miền Nam theo đường mòn Hồ Chí Minh, dọc theo hành lang biên giới Lào-Việt và Miên-Việt. Do đó Bộ TTM và MACV quyết định tổ chức những cuộc hành quân vượt biên để quan sát và chỉ điểm mục tiêu giúp các cuộc oanh kích của Không lực HK, đặc biệt B52 được thực hiện chính xác hơn.
4. Công tác đặc biệt ngắn hạn, công tác này đựơc giao phó với nhiệm vụ tổ chức các cuộc hành quân thám sát và phá rối hậu tuyến địch. Mặc dầu thường xuyên đụng độ địch sau khi xâm nhập, các toán công tác đã thâu lượm và báo cáo nhiều tin tức tình báo có giá trị.
5.Công tác Hải Vận - Sở Phòng Vệ Duyên Hải: Được chính thức thành lập năm 1964, ngoài công tác không vận, cơ quan tình báo HK còn phối hợp và yểm trợ kế hoạch xâm nhập nhân viên điệp báo, hoạt động nằm vùng tại Bắc Việt bằng đường biển. Lúc đầu phương tiện hải vận xâm nhập vào khu vực mục tiêu bằng thuyền máy. Sau đó thuyền máy được thay thế bằng những chiến đỉnh .
6. Công tác Tâm lý chiến. Sở Tâm Ly chiến là một tổ chức rộng lớn và quan trọng, có trách nhiệm điều động một hệ thống tâm lý chiến và phát thanh mật. Kế hoạch bao gồm nhiều công tác yểm trợ trực tiếp cho phong trào “Gươm Thiêng Ái Quốc”, là một mặt trận “giả tưởng”, xuất phát từ miền Bắc. Đài Gương Thiêng Ái Quốc là một trong nhiều đài thuộc hệ thống phát thanh mật. Đài “Tiếng Nói Tự Do” là một hệ thống phát thanh hướng về Miền Bắc. Hai đài được thiết lập ở Vùng I Chiến Thuật. Đàì phát tuyến ở Thanh Lam, Huế và Cồn Tre ở Quảng Trị, gần vĩ tuyến 17. Hai đài có tầm hoạt động rộng lớn bao gồm toàn lãnh thổ miền Bắc, vượt khỏi vùng biên giới Hoa -Việt.
Sau Tết Mậu Thân, HK muốn xúc tiến hòa đàm với CS Bằc Việt nên toàn bộ công tác đặc biệt ở miền Bắc phải chấm dứt cuối Tháng 3, 1968, ngay sau khi HK quyềt định ngưng oanh tạc Bắc Việt..
Tinh thần anh dũng cũng như sự hy sinh cao cả của những chiến sĩ Nha Kỹ Thuật thực sự không thể diễn tả được bằng lời nói hay bằng ngòi bút. Họ là những người đã âm thầm hoạt động trong bóng tối, âm thầm bảo vệ đất nước, quê hương VN bằng những việc làm phi thường, ngoài sự hiểu biết của mọi người. Nhân dân Việt Nam không mấy ai biết rõ về công lao đóng góp xương máu của họ, cũng chưa một ai, có một lời nhắc nhở hay vinh danh họ. Họ thực sự là NHỮNG ANH HÙNG VÔ DANH:
“ Họ là những anh hùng không tên tuổi
Sống âm thầm trong bóng tối mênh mông
Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh
Nhưng can đảm và tận tình giúp nước…”
lichsunhakythuat.blogspot.com.au
Sinh Tồn chuyển