Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Nhìn Lại Phi trường Phú Bài
Vùng Phú Bài của tỉnh Thừa Huế nhìn lại chính là một vùng ký ức khó phai.
Địa danh Phú Bài gợi cho ta nhiều kỷ niệm đặc biệt tùy theo góc cạnh nhìn :
_ Phú Bài như là một ga hàng không, một phi cảng
_ Phú Bài như là một căn cứ quân sự của Hoa kỳ trong thời chiến tranh VN
_ Phú Bài như là một vùng quê phụ cận của cố đô Huế
Trong bài này trên tập san Nhớ Huế, tôi chỉ ghi lại vài ký ức về Phi Cảng Phú Bài qua những thăng trầm thế cuộc và nhắc lại chút kỷ niệm cá nhân.
Trước hết, Phú Bài là một ga hàng không hay nói trịnh trọng là một phi cảng của đô thị Huế-Thừa Thiên như tấm hình tôi lấy từ Internet với những chữ đúc xi-măng trên mặt tiền của ngôi nhà hai tầng với đài kiểm sóat không-lưu và ngọn cờ ngạo nghễ tung bay trên đỉnh cột. Hình chụp vào năm 1972.
Theo ký ức của tôi, vào ngày 30 tháng 6, năm 1953, lần đầu tiên tôi cùng vài người bạn đáp máy bay từ Huế vào Saigon thi Tập dự Dược khoa thì ngôi nhà trên chưa xây, mà chúng tôi chỉ đến một căn nhà lớn lợp mái tôn làm phòng đợi và đón khách và một sân đáp máy bay ngắn. Vị trí của nó nằm cách thị xã Huế 14 cây số về phía Nam, nằm gần sát Quốc Lộ I bên trái nếu đi từ Huế xuống. Trong những năm cuối thập niên 40 và đầu thập niên 50, dân Huế mỗi khi muốn ra Hànội hay vào Saigòn phải di máy bay vì tầu hỏa không có, còn đường xe hơi thì tắc nghẽn và hiểm nghèo vì chạy qua vùng Việt Minh kiểm sóat. Sân bay Phú Bài trở thành một cái cầu không vận hay một cái lỗ mũi cho nền kinh tế địa phương hô hấp, những món “hàng ngọai “ tân kỳ tiêu dùng đặc biệt của người dân như những vải vóc kaki, gabardine, áo mưa nhựa, bút nguyên tử, bút máy Pilot, những chiếc radio đèn Philips, những dàn và phụ tùng xe đạp, cho đến những tờ báo Paris-Match, dầu thơm, bơ sữa v.v… đều đến Huế qua ga hàng không Phú Bài để được bày bán tại những hiệu Bazar ở đường Trần Hưng Đạo, Phan Bội Châu như An Phú, Mỹ Thắng… và những tiệm buôn phụ tùng xe đạp như Lộc Lợi, Rồng Vàng, Năm Châu ( Thời đó, trè em thường nghêu ngao câu hát ngộ nghĩnh sau: Phanh Lộc Lợi, chuông Rồng vàng, dàn Năm Châu ráp vô đi liền).
Hãng hàng không mà chúng tôi đi Saigon trong thời gian này là hãng Cosara do ông Lê văn Hiệp làm đại lý bán vé ở Huế, văn phòng đưa đón khách nằm trên đường Trân Hưng Đạo, gần góc đường Phan Bội Châu. Ngoài ra, ở Huế, còn có hãng Aigle d’Azur nằm cùng đường, đối diện xê xế với sân banh “xép” của thành phố Huế và trạm bán vé và xe buýt đưa đón khách đi Phú Bài của hãng Air France nằm kế sau hãng Chaffangeon bên Phố Tây. Nghe nói giữa 3 hãng trên, có một sự cạnh tranh giành khách rất găng, và hãng Cosara chỉ họat động bay những vùng Huế, Đà Nẵng, Nha Trang và Saigòn. Lọai máy bay thời đó chỉ là loại Dakota 2 hay 4 cánh quạt. (DC 3, DC4). Chúng tôi còn nhớ giá vé bay từ Huế vào Saigon khoảng chừng 1 ngàn ba hay 1 ngàn tư, nhưng để nâng đỡ học sinh từ Huế du học xa, nên xin tòa Thủ Hiến Trung Phần thời Phan văn Giáo trả cho phân nửa thôi. Như vậy, người ta có thề nói sân bay Phú Bài chỉ bắt đầu trở thành ga hàng không dân sự vào khoảng những năm 48- 50 sau thời gian khởi sự chiến tranh Việt Pháp trong những năm 46- 48.
Sân bay Phú Bài có từ bao lâu, chúng ta không biết nhưng cũng đoán rằng nó đã được người Pháp xây cất nó cùng một lượt với những sân bay Gia Lâm của Hà nội và Tân Sơn Nhất của Sài gòn, chỉ dùng cho mục đích quân sự và công vụ hành chánh cùng là đón đưa những quan khách của chính quyền trên những máy bay cánh quạt. Dân sự di chuyển thường sử dụng đường hỏa xa xuyên Đông Dương cho đến những năm Nhật chiếm đóng trong những năm đầu thập niên 40 thì đường sắt bị máy bay Đồng Minh oanh tạc khiến vài nơi cầu sắt như ở Ga Gôi ( Ninh Binh) bị gẫy, hành khách phải lâm vào cảnh “tăng bo” (transbordement) – chuyển bờ qua sông rất khổ sở.
Phi cơ vào thời Pháp là lọai gì?
Hình trên là hình “Vua Bảo Đại duyệt đội tầu bay ở sân bay Phú Bài trước 1945”. Ta thấy dãy máy bay Morane mà người dân Việt Nam quen gọi là “ máy bay bà già” vì vừa bay chậm vừa phát ra những tiếng bành bạch của cánh quạt như một bà già vậy. (Cũng kể như một kỷ niệm đặc biệt, vua Bảo Đại trước 1945 có một sân bay riêng tại khu Canh Nông ( trước nguyên là bãi Trường Thi cho sĩ tử ) nằm bên ngòai cửa Hòa Bình của Nội Thành, Huế. Lâu lâu người dân thành phố Huế thấy Ngài lái chiếc máy bay hai chỗ ngồi nhào lượn dọc theo sông Hương.)
Tôi lại nhớ vào khoảng năm 1949, có văn hào Georges Duhamel của viện Hàn Lâm Pháp tới Huế được nhân sĩ Huế đón rước long trọng tại hội Quảng Tri và ông Thái văn Kiểm là người đứng giới thiệu. Ngoài ra, trong thời Pháp trước , đất Huế còn đón nhiều quan khách ngọai quốc hay tài tử điện ảnh, đương nhiên chỉ trú ngụ tại khách sạn sang trọng duy nhất là Morin. Vào năm 1952, Hòang đế Bào Đại hồi loan về Huế đương nhiên phải đến bằng sân bay Phú Bài cổ lỗ này.
Dưới thời VNCH, dưới hình thức là một phi cảng, Phú Bài được xây cất, chỉnh trang và phát triền cho nhu cầu hàng không dân sự và quân sự. Nơi đây, đương nhiên chứng kiến nhiều cảnh đón đưa nhộn nhịp, những giọt lệ chia ly, nhiều tâm tình bịn rịn: “ lòng của người đi réo kẻ về” và “kẻ về không nói bước vưong vương”( Tế Hanh- bài Vu vơ trong tậpNghẹn ngào). Nơi đây cũng là nơi du khách hay giáo sư đến chấm thi lần đầu tới thăm Cố Đô Huế mang những tâm tình háo hức và lúc về mang lủ khủ những chiếc nón bài thơ hay gói nem chua, mè xửng và biết đâu trong đáy lòng vẫn ấp ủ hình dáng một nữ sinh mới quen… Trong thời tranh đấu Phật giáo và Phật xuống đường, bãi đáp quân sự của Phú Bài từng đón những chuyến bay C130 chở hàng trăm Cảnh Sát Dã Chiến… Và những ngày mùa xuân 75 tiền -thất thủ của cố đô, khung cành phi càng Phú Bài lại càng hoang mang xao xác với những người muốn đào thoát.
Hiện nay, trong vài năm trở lại, Phi Cảng Phú Bài theo thông tin Internet đang bắt buộc phải nâng cấp với nhiều sự chỉnh trang và cải tiến trong hạ tầng kiến tạo cho những dịp Huế Festival như phi đạo với chiều dài 2700 thước với hệ thống đèn rọi cực kỳ sáng, 3 bãi đậu cho phi cơ A 320, hệ thống không lưu VOR/DME, trạm đáp ILS vào giữa năm 2002. Những trang bị trên đã khiến phi cảng Phú Bài họat động ngày, dù là thời tiết mưa bão. Nói thế là nói trên dự tính, vào năm 2002, một người bạn tôi về VN đi máy bay từ SG ra Huế, nhưng không biết sân bay Phú Bài bị chuyện gì mà tất cả hành khách phải xuống Đà Nẵng đi xe ca ra Huế. Đúng là chuyện dài “XHCN”!
Từ hình thức một bãi đáp thô sơ cho những chiếc phi cơ “bà già” lạc hậu cùng những máy bay cánh quạt Dakota, phi trường Phú Bài nay đang muốn chuyển mình thành một phi cảng quốc tế với những thiết kế và trang bị hiện đại. Thời gian diễn ra ngoái nhìn lại cũng đã hơn nửa thế kỷ rồi. Người ta đang kỳ vọng một giấc mộng là biến phi trường này thành phi cảng quốc tê và toàn khu Phú Bài thành một đô thị-phi cảng như ở Âu Tây. Nhưng liệu cái tài tổ chức và quản lý của chính quyền đương cuộc lạc hậu và ngoan cố ở Việt Nam có đủ tài điều động để giấc mơ trên thành tựu không? Đất nước Việt Nam dưới sự điều khiển của những tài công Xã Hội Chủ Nghĩa hiện nay mong rằng không giống như:
…………..… những chiếc tàu
Ngàn đời không đủ sức đi mau;
Có gì vương víu trong hơi máy,
Mấy chiếc toa đầy nặng khổ đau.
Tế Hanh ( Vu vơ trong tập Nghẹn ngào)
Một tấm ảnh cũ thời 53
Tôi cũng mạo muội gửi quí bạn một chút riêng tư của tôi qua một tấm ảnh chụp vào mùa hè 1953 trên đường Catinat ở Saigon trước cửa Nhà Hát Lớn ( sau trở thành tòa nhà Quốc Hội thời VNCH trước 1975). Vào năm 1953, chúng tôi là năm tên học trò của trường Khải Định – Huế khóa 1945- 1952, lần đầu tiên rời đất Huế bằng phi cơ tại phi trường Phú Bài để vô Saigon thi cuối năm Tập sự Dược Khoa ( Stagiaires en Pharmacie) tại Bệnh viện Grall Saigon. ( Hình người kể từ phía trái là Lưu Sơn, Hùynh văn Chỉnh, Trần Ngọc Du hùng dũng đi hàng đầu .Đi thụt lại một bước vào hàng sau là Lê văn Lân, và Võ Đăng Đài . Quang cảnh của phố Catinat thời đó còn có bóng dáng những chiếc xe Jeep nhà binh Pháp, xe hơi Reynault, chiếc xích lô máy… Để ý kiểu mặc áo sơ mi sắn tay của dân Huế và chiếc nón cối kiểu Huế ( còn gọi là “mũ cối Bảo Đại”) mà một mình Võ Đăng Đải đội do nhà chế tạo Quốc Thuận Ngã giữa Huế một thời đã sản xuất. Ảnh chụp vào thời này, trước cừa Nhà Hát Lớn là do những người chụp ảnh dạo dùng máy hình Rolleiflex hình vuông, ảnh chụp lấy liền.)
Kết quả kỳ thi Dược năm 1953 thì trong số 5 tên học trò Huế vô thi 4 tên đã đậu, chỉ riêng rớt một người , đó là Lê văn Lân tôi.
Dấu vết thời gian , chẳng xóa nhòa
Ngóai nhìn ảnh cũ thuở “năm ba”
Năm tên trò Huế, vô thi Dược
Bốn tên đều đậu, rớt mình ta.
Âu đây chính là một sự chuyển nghiệp, nhờ rớt Tập sự Dược nên tôi kịp thời chuyển qua học PCB ( Physique- Chimie- Biologie) mà thời đó dân Saigon thường gọi tếu là Phải Chơi Bời. Nói là “chơi bời” chứ học vào những năm sau cũng trần ai gian khổ mới ra ngành Y để làm một thứ “hàn lang”. Chung qui, chuyện đời đều do nghiệp số quyết định mà thôi. Nhìn lại ảnh xưa, ta thấy ba tên đi hàng đầu là Lưu Sơn ( quen gọi là “Lưu Soong “), Hùynh văn Chỉnh và Trần đại Du vì cao lớn chân dài nên sải bước đi trước, bỏ lại hàng sau là Lê văn Lân và Võ Đăng Đài ( còn gọi là Đài loa) ốm ròm. Qua Mỹ, tôi thấy vóc người cao thì trông mới đẹp. Nhìn lại quá trình, bốn Dược sĩ tốt nghiệp đều “khẳm tiền” và danh vọng: Lưu Soong ( quá cố cách đây vài năm) trước 75 có tiệm thuốc tây lớn trên đường Trần Hưng Đạo Huế , Hùynh văn Chỉnh cũng phát đạt với tiệm thuốc của mình ở Huế, lại một thời còn làm Dân Biểu ngon lành, hiện vui sống tuổi già ở Houston. Trần đại Du “đẹp giai” tóc chải Tango thì khỏi nói tiền bạc nhiều phải mở ngân hàng cho thiên hạ vay và về già còn lấy tiền đem “giặt “ cho sạch nữa, chỉ riêng Võ Đăng Đài, còn mở Pharmacy ở Hoa Ký, đừng khinh hắn nhỏ con.. cũng nhiều đời vợ lắm ( còn 4 tên kia tuy to con nhưng một vợ mà thôi, đừng coi mặt mà bắt hình dung).
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Nhìn Lại Phi trường Phú Bài
Vùng Phú Bài của tỉnh Thừa Huế nhìn lại chính là một vùng ký ức khó phai.
Địa danh Phú Bài gợi cho ta nhiều kỷ niệm đặc biệt tùy theo góc cạnh nhìn :
_ Phú Bài như là một ga hàng không, một phi cảng
_ Phú Bài như là một căn cứ quân sự của Hoa kỳ trong thời chiến tranh VN
_ Phú Bài như là một vùng quê phụ cận của cố đô Huế
Trong bài này trên tập san Nhớ Huế, tôi chỉ ghi lại vài ký ức về Phi Cảng Phú Bài qua những thăng trầm thế cuộc và nhắc lại chút kỷ niệm cá nhân.
Trước hết, Phú Bài là một ga hàng không hay nói trịnh trọng là một phi cảng của đô thị Huế-Thừa Thiên như tấm hình tôi lấy từ Internet với những chữ đúc xi-măng trên mặt tiền của ngôi nhà hai tầng với đài kiểm sóat không-lưu và ngọn cờ ngạo nghễ tung bay trên đỉnh cột. Hình chụp vào năm 1972.
Theo ký ức của tôi, vào ngày 30 tháng 6, năm 1953, lần đầu tiên tôi cùng vài người bạn đáp máy bay từ Huế vào Saigon thi Tập dự Dược khoa thì ngôi nhà trên chưa xây, mà chúng tôi chỉ đến một căn nhà lớn lợp mái tôn làm phòng đợi và đón khách và một sân đáp máy bay ngắn. Vị trí của nó nằm cách thị xã Huế 14 cây số về phía Nam, nằm gần sát Quốc Lộ I bên trái nếu đi từ Huế xuống. Trong những năm cuối thập niên 40 và đầu thập niên 50, dân Huế mỗi khi muốn ra Hànội hay vào Saigòn phải di máy bay vì tầu hỏa không có, còn đường xe hơi thì tắc nghẽn và hiểm nghèo vì chạy qua vùng Việt Minh kiểm sóat. Sân bay Phú Bài trở thành một cái cầu không vận hay một cái lỗ mũi cho nền kinh tế địa phương hô hấp, những món “hàng ngọai “ tân kỳ tiêu dùng đặc biệt của người dân như những vải vóc kaki, gabardine, áo mưa nhựa, bút nguyên tử, bút máy Pilot, những chiếc radio đèn Philips, những dàn và phụ tùng xe đạp, cho đến những tờ báo Paris-Match, dầu thơm, bơ sữa v.v… đều đến Huế qua ga hàng không Phú Bài để được bày bán tại những hiệu Bazar ở đường Trần Hưng Đạo, Phan Bội Châu như An Phú, Mỹ Thắng… và những tiệm buôn phụ tùng xe đạp như Lộc Lợi, Rồng Vàng, Năm Châu ( Thời đó, trè em thường nghêu ngao câu hát ngộ nghĩnh sau: Phanh Lộc Lợi, chuông Rồng vàng, dàn Năm Châu ráp vô đi liền).
Hãng hàng không mà chúng tôi đi Saigon trong thời gian này là hãng Cosara do ông Lê văn Hiệp làm đại lý bán vé ở Huế, văn phòng đưa đón khách nằm trên đường Trân Hưng Đạo, gần góc đường Phan Bội Châu. Ngoài ra, ở Huế, còn có hãng Aigle d’Azur nằm cùng đường, đối diện xê xế với sân banh “xép” của thành phố Huế và trạm bán vé và xe buýt đưa đón khách đi Phú Bài của hãng Air France nằm kế sau hãng Chaffangeon bên Phố Tây. Nghe nói giữa 3 hãng trên, có một sự cạnh tranh giành khách rất găng, và hãng Cosara chỉ họat động bay những vùng Huế, Đà Nẵng, Nha Trang và Saigòn. Lọai máy bay thời đó chỉ là loại Dakota 2 hay 4 cánh quạt. (DC 3, DC4). Chúng tôi còn nhớ giá vé bay từ Huế vào Saigon khoảng chừng 1 ngàn ba hay 1 ngàn tư, nhưng để nâng đỡ học sinh từ Huế du học xa, nên xin tòa Thủ Hiến Trung Phần thời Phan văn Giáo trả cho phân nửa thôi. Như vậy, người ta có thề nói sân bay Phú Bài chỉ bắt đầu trở thành ga hàng không dân sự vào khoảng những năm 48- 50 sau thời gian khởi sự chiến tranh Việt Pháp trong những năm 46- 48.
Sân bay Phú Bài có từ bao lâu, chúng ta không biết nhưng cũng đoán rằng nó đã được người Pháp xây cất nó cùng một lượt với những sân bay Gia Lâm của Hà nội và Tân Sơn Nhất của Sài gòn, chỉ dùng cho mục đích quân sự và công vụ hành chánh cùng là đón đưa những quan khách của chính quyền trên những máy bay cánh quạt. Dân sự di chuyển thường sử dụng đường hỏa xa xuyên Đông Dương cho đến những năm Nhật chiếm đóng trong những năm đầu thập niên 40 thì đường sắt bị máy bay Đồng Minh oanh tạc khiến vài nơi cầu sắt như ở Ga Gôi ( Ninh Binh) bị gẫy, hành khách phải lâm vào cảnh “tăng bo” (transbordement) – chuyển bờ qua sông rất khổ sở.
Phi cơ vào thời Pháp là lọai gì?
Hình trên là hình “Vua Bảo Đại duyệt đội tầu bay ở sân bay Phú Bài trước 1945”. Ta thấy dãy máy bay Morane mà người dân Việt Nam quen gọi là “ máy bay bà già” vì vừa bay chậm vừa phát ra những tiếng bành bạch của cánh quạt như một bà già vậy. (Cũng kể như một kỷ niệm đặc biệt, vua Bảo Đại trước 1945 có một sân bay riêng tại khu Canh Nông ( trước nguyên là bãi Trường Thi cho sĩ tử ) nằm bên ngòai cửa Hòa Bình của Nội Thành, Huế. Lâu lâu người dân thành phố Huế thấy Ngài lái chiếc máy bay hai chỗ ngồi nhào lượn dọc theo sông Hương.)
Tôi lại nhớ vào khoảng năm 1949, có văn hào Georges Duhamel của viện Hàn Lâm Pháp tới Huế được nhân sĩ Huế đón rước long trọng tại hội Quảng Tri và ông Thái văn Kiểm là người đứng giới thiệu. Ngoài ra, trong thời Pháp trước , đất Huế còn đón nhiều quan khách ngọai quốc hay tài tử điện ảnh, đương nhiên chỉ trú ngụ tại khách sạn sang trọng duy nhất là Morin. Vào năm 1952, Hòang đế Bào Đại hồi loan về Huế đương nhiên phải đến bằng sân bay Phú Bài cổ lỗ này.
Dưới thời VNCH, dưới hình thức là một phi cảng, Phú Bài được xây cất, chỉnh trang và phát triền cho nhu cầu hàng không dân sự và quân sự. Nơi đây, đương nhiên chứng kiến nhiều cảnh đón đưa nhộn nhịp, những giọt lệ chia ly, nhiều tâm tình bịn rịn: “ lòng của người đi réo kẻ về” và “kẻ về không nói bước vưong vương”( Tế Hanh- bài Vu vơ trong tậpNghẹn ngào). Nơi đây cũng là nơi du khách hay giáo sư đến chấm thi lần đầu tới thăm Cố Đô Huế mang những tâm tình háo hức và lúc về mang lủ khủ những chiếc nón bài thơ hay gói nem chua, mè xửng và biết đâu trong đáy lòng vẫn ấp ủ hình dáng một nữ sinh mới quen… Trong thời tranh đấu Phật giáo và Phật xuống đường, bãi đáp quân sự của Phú Bài từng đón những chuyến bay C130 chở hàng trăm Cảnh Sát Dã Chiến… Và những ngày mùa xuân 75 tiền -thất thủ của cố đô, khung cành phi càng Phú Bài lại càng hoang mang xao xác với những người muốn đào thoát.
Hiện nay, trong vài năm trở lại, Phi Cảng Phú Bài theo thông tin Internet đang bắt buộc phải nâng cấp với nhiều sự chỉnh trang và cải tiến trong hạ tầng kiến tạo cho những dịp Huế Festival như phi đạo với chiều dài 2700 thước với hệ thống đèn rọi cực kỳ sáng, 3 bãi đậu cho phi cơ A 320, hệ thống không lưu VOR/DME, trạm đáp ILS vào giữa năm 2002. Những trang bị trên đã khiến phi cảng Phú Bài họat động ngày, dù là thời tiết mưa bão. Nói thế là nói trên dự tính, vào năm 2002, một người bạn tôi về VN đi máy bay từ SG ra Huế, nhưng không biết sân bay Phú Bài bị chuyện gì mà tất cả hành khách phải xuống Đà Nẵng đi xe ca ra Huế. Đúng là chuyện dài “XHCN”!
Từ hình thức một bãi đáp thô sơ cho những chiếc phi cơ “bà già” lạc hậu cùng những máy bay cánh quạt Dakota, phi trường Phú Bài nay đang muốn chuyển mình thành một phi cảng quốc tế với những thiết kế và trang bị hiện đại. Thời gian diễn ra ngoái nhìn lại cũng đã hơn nửa thế kỷ rồi. Người ta đang kỳ vọng một giấc mộng là biến phi trường này thành phi cảng quốc tê và toàn khu Phú Bài thành một đô thị-phi cảng như ở Âu Tây. Nhưng liệu cái tài tổ chức và quản lý của chính quyền đương cuộc lạc hậu và ngoan cố ở Việt Nam có đủ tài điều động để giấc mơ trên thành tựu không? Đất nước Việt Nam dưới sự điều khiển của những tài công Xã Hội Chủ Nghĩa hiện nay mong rằng không giống như:
…………..… những chiếc tàu
Ngàn đời không đủ sức đi mau;
Có gì vương víu trong hơi máy,
Mấy chiếc toa đầy nặng khổ đau.
Tế Hanh ( Vu vơ trong tập Nghẹn ngào)
Một tấm ảnh cũ thời 53
Tôi cũng mạo muội gửi quí bạn một chút riêng tư của tôi qua một tấm ảnh chụp vào mùa hè 1953 trên đường Catinat ở Saigon trước cửa Nhà Hát Lớn ( sau trở thành tòa nhà Quốc Hội thời VNCH trước 1975). Vào năm 1953, chúng tôi là năm tên học trò của trường Khải Định – Huế khóa 1945- 1952, lần đầu tiên rời đất Huế bằng phi cơ tại phi trường Phú Bài để vô Saigon thi cuối năm Tập sự Dược Khoa ( Stagiaires en Pharmacie) tại Bệnh viện Grall Saigon. ( Hình người kể từ phía trái là Lưu Sơn, Hùynh văn Chỉnh, Trần Ngọc Du hùng dũng đi hàng đầu .Đi thụt lại một bước vào hàng sau là Lê văn Lân, và Võ Đăng Đài . Quang cảnh của phố Catinat thời đó còn có bóng dáng những chiếc xe Jeep nhà binh Pháp, xe hơi Reynault, chiếc xích lô máy… Để ý kiểu mặc áo sơ mi sắn tay của dân Huế và chiếc nón cối kiểu Huế ( còn gọi là “mũ cối Bảo Đại”) mà một mình Võ Đăng Đải đội do nhà chế tạo Quốc Thuận Ngã giữa Huế một thời đã sản xuất. Ảnh chụp vào thời này, trước cừa Nhà Hát Lớn là do những người chụp ảnh dạo dùng máy hình Rolleiflex hình vuông, ảnh chụp lấy liền.)
Kết quả kỳ thi Dược năm 1953 thì trong số 5 tên học trò Huế vô thi 4 tên đã đậu, chỉ riêng rớt một người , đó là Lê văn Lân tôi.
Dấu vết thời gian , chẳng xóa nhòa
Ngóai nhìn ảnh cũ thuở “năm ba”
Năm tên trò Huế, vô thi Dược
Bốn tên đều đậu, rớt mình ta.
Âu đây chính là một sự chuyển nghiệp, nhờ rớt Tập sự Dược nên tôi kịp thời chuyển qua học PCB ( Physique- Chimie- Biologie) mà thời đó dân Saigon thường gọi tếu là Phải Chơi Bời. Nói là “chơi bời” chứ học vào những năm sau cũng trần ai gian khổ mới ra ngành Y để làm một thứ “hàn lang”. Chung qui, chuyện đời đều do nghiệp số quyết định mà thôi. Nhìn lại ảnh xưa, ta thấy ba tên đi hàng đầu là Lưu Sơn ( quen gọi là “Lưu Soong “), Hùynh văn Chỉnh và Trần đại Du vì cao lớn chân dài nên sải bước đi trước, bỏ lại hàng sau là Lê văn Lân và Võ Đăng Đài ( còn gọi là Đài loa) ốm ròm. Qua Mỹ, tôi thấy vóc người cao thì trông mới đẹp. Nhìn lại quá trình, bốn Dược sĩ tốt nghiệp đều “khẳm tiền” và danh vọng: Lưu Soong ( quá cố cách đây vài năm) trước 75 có tiệm thuốc tây lớn trên đường Trần Hưng Đạo Huế , Hùynh văn Chỉnh cũng phát đạt với tiệm thuốc của mình ở Huế, lại một thời còn làm Dân Biểu ngon lành, hiện vui sống tuổi già ở Houston. Trần đại Du “đẹp giai” tóc chải Tango thì khỏi nói tiền bạc nhiều phải mở ngân hàng cho thiên hạ vay và về già còn lấy tiền đem “giặt “ cho sạch nữa, chỉ riêng Võ Đăng Đài, còn mở Pharmacy ở Hoa Ký, đừng khinh hắn nhỏ con.. cũng nhiều đời vợ lắm ( còn 4 tên kia tuy to con nhưng một vợ mà thôi, đừng coi mặt mà bắt hình dung).