Truyện Ngắn & Phóng Sự
Những bông hoa mùa xuân
Làng có hai con đường. Một con đường đi vào trong những đồng ruộng thênh thang, đi vào những cánh rừng cũng thênh thang. Vào mùa xuân, những bông hoa dại hững hờ nở bung ven đường, cả cánh rừng cũng ngập tràn các loại hoa.
Những bông hoa mùa xuân –
KHUÊ VIỆT TRƯỜNG
Làng có hai con đường. Một con đường đi vào trong những đồng ruộng thênh thang, đi vào những cánh rừng cũng thênh thang. Vào mùa xuân, những bông hoa dại hững hờ nở bung ven đường, cả cánh rừng cũng ngập tràn các loại hoa. Nhưng mùa xuân chỉ là cách gợi nhớ cho những con người xa quê trở về. Bởi biết bao ngày, con đường ấy đã vẹt mòn các ngọn cỏ xanh vừa mới nhú lên bởi những bàn chân trần dẫm đạp. Cả làng sống nhờ bốn mùa mưa nắng của đất trời để gieo những hạt mầm vào lòng đất, để vào tận rừng sâu lượm củi, hái măng hay nói đúng hơn là tìm bất cứ thứ gì để có thể bán ra thành tiền cho cuộc mưu sinh. Làng còn có một con đường khác, con đường lên phố thị. Đó là con đường nhựa băng qua làng, mà chỗ tiếp giáp với làng là bụi tre vàng tỏa rợp bóng mát cho khách có chỗ ngồi đợi những chuyến xe qua.
Những chuyến xe ấy đôi khi lấy đi của làng những con người, đi biệt. Những chuyến xe đôi khi thả xuống lũy tre um tùm lá ấy dăm người. Họ vào làng để thu mua hàng hóa, để tìm người thân hay để buôn bán.
Làng nghèo, nhất định là thế. Dẫu làng cũng có một cái chợ ven bờ sông ồn ào vào buổi sáng. Chợ cũng bán đủ mọi thứ trên đời, nhưng vui nhất là khi có những chuyến hàng của người buôn bán từ thành phố theo xe đổ về. Chợ khi ấy rộn lên. Nhất là các cô gái trong làng, xôn xao ra chợ để ngắm nhìn những chiếc áo, chiếc quần may theo kiểu thời trang. Hay đôi khi tò mò mua mấy chiếc vòng đá, chiếc túi xách theo mốt để làm duyên.
Miên sinh ra và lớn lên ở làng quê ấy. Vẫn thích thú cùng bạn bè ra chợ dòm ngó những món hàng đem từ phố về. Hay đôi khi theo bạn đi xem ca nhạc do một đoàn diễn nào đó dựng lều ngoài bãi đất trống, gọi mời. Cuộc sống của Miên trôi êm đềm theo bốn mùa mưa nắng. Bốn mùa mưa nắng ấy như các cô gái làng, lớn lên, học dăm ba mặt chữ, lấy chồng rồi sinh con đẻ cái tiếp tục vòng quay cơm áo.
Sau khi học xong lớp 10, Miên được xã cử đi học lớp kế toán. Học kế toán thì phải lên huyện. Dẫu huyện vẫn chưa bằng thành phố, vẫn chỉ dăm ba con đường băng qua, nhưng ở huyện vẫn là nơi chốn của rộn ràng. Ít nhiều Miên đã ảnh hưởng cuộc sống ở nơi đó. Miên luôn khoắc khoải về một sự bức lìa.
Nhưng cuộc sống luôn có ngoại lệ. Từ cái hôm internet về làng, cuộc sống của nhiều thanh niên trong làng trở nên xáo trộn. Và Miên cũng đã thay đổi cái nhìn về cuộc sống của mình. Trong làng quê êm ả với hai con đường đi về hai phía khác nhau ấy, hiếm gia đình nào có một chiếc máy vi tính nối mạng trong nhà. Bởi họ cho rằng như thế là xa xỉ, bởi gạo còn phải đong từng bữa, ra chợ còn phải cân đong đo đếm từng bó rau, con cá thì tiền đâu để trả cho những thứ kiểu thời thượng như thế. Khi bên thông tin huyện quyết định lập Nhà bưu điện văn hóa xã, lắp đặt vào đó 4 chiếc máy vi tính nối mạng, có nhiều thanh niên tìm tới tò mò khám phá, nhưng mấy người biết sử dụng và họ nản lòng. Miên nhờ đã học qua vi tính, nên khi Bưu điện văn hóa xã mở ra, Miên trở thành người quản lý và hướng dẫn cho già trẻ lớn bé trong làng cách sử dụng máy.
Nhưng với làng quê có tên rất đẹp: Thụy Nguyên thì sự hấp dẫn của những máy tính nối mạng không bằng đi vào rừng kiếm rau rừng về bán cho các nhà hàng đặc sản. Bởi không hiểu tại sao bây giờ người thành phố lại chọn ăn rau rừng, loại rau mà ngày xưa chỉ dành cho những người nghèo, không có tiền ra chợ, đi hái về cho có chất xanh trong bữa cơm gia đình. Vì thế mà cả làng đổ nhau đi hái rau rừng.
Miên không vào rừng hái rau, Miên có công việc riêng của mình. Bưu điện văn hóa xã vắng khách, rảnh, Miên vào mạng và trong mênh mông của thế giới ảo ấy, tình cờ Miên và Minh gặp nhau với hai cái nick rất dễ bắt mắt người khác. Nick của Miên là Thủy Tiên. Còn nick của Minh là Mây lang thang.
Cuộc gặp nhau của họ trên mạng khiến cho trái tim Miên rộn ràng. Bao lâu rồi Miên chưa bao giờ cảm thấy cuộc đời của mình đẹp và vui đến thế. Bởi Miên muốn thoát ra khỏi nơi chốn Miên đã sinh ra và lớn lên, thật sự muốn thoát ra như thể một ngày nào đó có một chàng hoàng tử trong câu chuyện cổ tích xuất hiện, với con ngựa trắng xinh đẹp, trong buổi chiều nắng chỉ vừa đủ đẹp như những sợi lụa vàng dát lên trên những hàng cây. Hoàng tử sẽ dừng ngựa trước ngôi nhà Miên đang ở, ngôi nhà phía trước có giàn bầu luôn trĩu trái. Khi đó có thể Miên đang tưới cây hay lặt lá sâu cho những cây cảnh trước nhà. Hoàng tử sẽ hỏi: “Em có đồng ý theo ta về cung điện của ta không? Ở đó em sẽ được hát ca, em sẽ được ngắm mặt trời mọc mỗi ngày. Em sẽ được đi dạo trong vườn hoa với đủ loại kỳ hoa dị thảo”. Miên sẽ gật đầu, gật đầu không phải vì những điều hoàng tử nói. Mà Miên chỉ cần một cái nắm tay của ai đó để đưa Miên ra khỏi chốn này.
Minh bảo: “Anh sẽ đưa em đi. Em tin anh đi. Em sẽ sống tốt hơn cách mà em đang sống”. Ừ, ai lại không thích sống tốt hơn cái mà mình không chấp nhận. Con đường làng có hai nhánh rẽ. Mãi mãi Miên chỉ thích đi về hướng thành phố. Ở nơi đó. Miên biết rồi, người ta có thể ung dung ngồi uống cà phê sáng dưới hàng cây cao râm mát. Buổi sáng Miên sẽ đi làm trên chiếc xe tay ga được lau bóng. Ở phố có nhiều cửa hàng với đầy ắp hàng hóa, mà ta chỉ cần ngắm nhìn cũng đã thỏa thê đôi mắt. Ôi, ở phố còn có Minh.
Một buổi sáng gió xuân về, báo hiệu một mùa đoàn tụ, một mùa xinh tươi sắp tới trong làng. Mọi người đã vào rừng hái nấm, hái trái, lấy củi để bán kiếm tiền lo cho một mùa xuân mới. Miên đã lặng lẽ gói ghém hành trang của mình vào túi xách, rồi đi về nhánh rẽ của con đường ra lộ. Buổi sáng bụi mù tung bay khi chuyến xe qua, bụi mù tung bay che khuất tầm nhìn của Tịnh, bạn trai của Miên, để Tịnh không kịp nhìn thấy mái tóc cột dây chun của Miên đang để hững hờ ngoài ô cửa của chuyến xe. Miên để lại cho Tịnh một lá thư, lá thư từ biệt của một cuộc tình: “Em xin lỗi anh nhá anh Tịnh. Em biết rằng anh rất yêu em, và em cũng không hề không yêu anh. Nhưng anh nghĩ thử dùm em coi. Chúng mình lấy nhau, rồi em lại tối ngày trực ở Bưu điện xã, anh còng lưng trên ruộng, hay vào rừng đi hái lá rừng về bán cho dân thành phố nhậu nhẹt. Rồi em sẽ sinh cho anh những đứa con. Em sẽ giống như những người vợ trong xóm, dắt bầy con ra ao tắm giặt. Em sẽ chẳng biết thế nào là cuộc sống, nếu mãi mãi ở bên anh...”.
Người ta nói rằng sau khi thượng đế đã tạo ra mọi thứ trên thế gian, mà trong đó ông còn tặng cho một thứ quý hơn hết mọi điều: đó là tình yêu. Chính nhờ tình yêu mà con người trở nên yêu đời hơn, rộng lòng hơn và dịu dàng hơn. Rồi sau đó, thượng đế sực nhớ ra rằng phải gieo thêm những hạt giống khác để con người rộn ràng hơn. Bởi khi tạo ra trái đất, ông cứ mải mê tạo ra núi rừng, cây cỏ, sông hồ, muôn thú. Ông quên tạo ra các loài hoa. Hoa là hạt giống cuối cùng phát triển trên trái đất.
Những hạt giống hoa ấy đã bắt đầu trở thành quà tặng quý giá nhất của thượng đế gieo xuống trái đất. Hoa cũng đã được mọi người ưa chuộng, và nghề trồng hoa ngày càng phát triển. Sau khi Miên bỏ làng theo tiếng gọi của tình yêu chẳng bao lâu thì làng Thụy Nguyên bắt đầu trồng hoa. Nhà nhà trồng hoa, hoa rực rỡ và lộng lẫy cả làng. Hoa làng hoa Thụy Nguyên nức tiếng. Hoa đã làm cho bộ mặt làng quê nghèo thay đổi. Người ta cũng quên bẵng mất rằng có một cô gái làng tên Miên đã theo một chuyến xe tư từ sáng tinh sương rời khỏi làng vì muốn thay đổi cuộc sống. Cuộc sống là thế đấy, mọi sự đều kết thúc bằng sự lãng quên. Trong làng, chỉ còn mỗi Tịnh là còn nhớ đến Miên.
Để rồi buổi chiều hôm ấy, khi Tịnh đang lo chăm sóc những luống hoa anh trồng. Hoa hồng, hoa cẩm chướng, hoa lay ơn... bao nhiêu bông hoa đang chớm nở. Lại một mùa xuân đang đến, hứa hẹn một mùa hoa tưng bừng. Từ ngày Miên ra đi, anh lao vào công việc và trở thành một người trồng hoa giỏi, có tiếng. Tịnh vẫn chưa lập gia đình. Anh kiên trì chờ đợi ngày Miên trở lại. Anh trồng riêng một vạt hoa bươm bướm, gọi là để dành cho ngày về của Miên. Bởi ngày xưa Miên rất thích hoa bươm bướm. Trong gió reo, những bông hoa bươm bướm đủ màu cứ lay, như chúng biết hát. Thì Miên về.
Ngày cạn lần, bao nhiêu con người tha phương kiếm sống đã lần lượt trở về quê. Làng hoa trở nên rộn rã tiếng cười, những ngôi nhà cũng ấm hơn vì thêm bóng người. Tịnh chộn lòng mong đợi bước chân quen. Chợt Tịnh nghe có bước chân ai thật khẽ, hình như bước chân ấy sợ lay động cả không gian. Bước chân bỗng dừng lại ngoài hàng rào bằng cây dâm bụt, cách chỗ Tịnh không xa.
Tịnh ngước nhìn như một linh cảm. Và chỉ cần nhìn bóng người đàn bà quay lưng, đi nhanh. Tịnh đã nhận ra là Miên trong mùa đang mới.
Tịnh vội vã lao người chạy theo. Tiếng anh lộng trong gió. “Miên. Miên”. Anh đã chạy theo kịp, và anh ôm trọn thân người Miên vào lòng mình. Những bông hoa mùa xuân đang lao xao theo vòng tay giữ lại
Những bông hoa mùa xuân
Làng có hai con đường. Một con đường đi vào trong những đồng ruộng thênh thang, đi vào những cánh rừng cũng thênh thang. Vào mùa xuân, những bông hoa dại hững hờ nở bung ven đường, cả cánh rừng cũng ngập tràn các loại hoa.
Những bông hoa mùa xuân –
KHUÊ VIỆT TRƯỜNG
Làng có hai con đường. Một con đường đi vào trong những đồng ruộng thênh thang, đi vào những cánh rừng cũng thênh thang. Vào mùa xuân, những bông hoa dại hững hờ nở bung ven đường, cả cánh rừng cũng ngập tràn các loại hoa. Nhưng mùa xuân chỉ là cách gợi nhớ cho những con người xa quê trở về. Bởi biết bao ngày, con đường ấy đã vẹt mòn các ngọn cỏ xanh vừa mới nhú lên bởi những bàn chân trần dẫm đạp. Cả làng sống nhờ bốn mùa mưa nắng của đất trời để gieo những hạt mầm vào lòng đất, để vào tận rừng sâu lượm củi, hái măng hay nói đúng hơn là tìm bất cứ thứ gì để có thể bán ra thành tiền cho cuộc mưu sinh. Làng còn có một con đường khác, con đường lên phố thị. Đó là con đường nhựa băng qua làng, mà chỗ tiếp giáp với làng là bụi tre vàng tỏa rợp bóng mát cho khách có chỗ ngồi đợi những chuyến xe qua.
Những chuyến xe ấy đôi khi lấy đi của làng những con người, đi biệt. Những chuyến xe đôi khi thả xuống lũy tre um tùm lá ấy dăm người. Họ vào làng để thu mua hàng hóa, để tìm người thân hay để buôn bán.
Làng nghèo, nhất định là thế. Dẫu làng cũng có một cái chợ ven bờ sông ồn ào vào buổi sáng. Chợ cũng bán đủ mọi thứ trên đời, nhưng vui nhất là khi có những chuyến hàng của người buôn bán từ thành phố theo xe đổ về. Chợ khi ấy rộn lên. Nhất là các cô gái trong làng, xôn xao ra chợ để ngắm nhìn những chiếc áo, chiếc quần may theo kiểu thời trang. Hay đôi khi tò mò mua mấy chiếc vòng đá, chiếc túi xách theo mốt để làm duyên.
Miên sinh ra và lớn lên ở làng quê ấy. Vẫn thích thú cùng bạn bè ra chợ dòm ngó những món hàng đem từ phố về. Hay đôi khi theo bạn đi xem ca nhạc do một đoàn diễn nào đó dựng lều ngoài bãi đất trống, gọi mời. Cuộc sống của Miên trôi êm đềm theo bốn mùa mưa nắng. Bốn mùa mưa nắng ấy như các cô gái làng, lớn lên, học dăm ba mặt chữ, lấy chồng rồi sinh con đẻ cái tiếp tục vòng quay cơm áo.
Sau khi học xong lớp 10, Miên được xã cử đi học lớp kế toán. Học kế toán thì phải lên huyện. Dẫu huyện vẫn chưa bằng thành phố, vẫn chỉ dăm ba con đường băng qua, nhưng ở huyện vẫn là nơi chốn của rộn ràng. Ít nhiều Miên đã ảnh hưởng cuộc sống ở nơi đó. Miên luôn khoắc khoải về một sự bức lìa.
Nhưng cuộc sống luôn có ngoại lệ. Từ cái hôm internet về làng, cuộc sống của nhiều thanh niên trong làng trở nên xáo trộn. Và Miên cũng đã thay đổi cái nhìn về cuộc sống của mình. Trong làng quê êm ả với hai con đường đi về hai phía khác nhau ấy, hiếm gia đình nào có một chiếc máy vi tính nối mạng trong nhà. Bởi họ cho rằng như thế là xa xỉ, bởi gạo còn phải đong từng bữa, ra chợ còn phải cân đong đo đếm từng bó rau, con cá thì tiền đâu để trả cho những thứ kiểu thời thượng như thế. Khi bên thông tin huyện quyết định lập Nhà bưu điện văn hóa xã, lắp đặt vào đó 4 chiếc máy vi tính nối mạng, có nhiều thanh niên tìm tới tò mò khám phá, nhưng mấy người biết sử dụng và họ nản lòng. Miên nhờ đã học qua vi tính, nên khi Bưu điện văn hóa xã mở ra, Miên trở thành người quản lý và hướng dẫn cho già trẻ lớn bé trong làng cách sử dụng máy.
Nhưng với làng quê có tên rất đẹp: Thụy Nguyên thì sự hấp dẫn của những máy tính nối mạng không bằng đi vào rừng kiếm rau rừng về bán cho các nhà hàng đặc sản. Bởi không hiểu tại sao bây giờ người thành phố lại chọn ăn rau rừng, loại rau mà ngày xưa chỉ dành cho những người nghèo, không có tiền ra chợ, đi hái về cho có chất xanh trong bữa cơm gia đình. Vì thế mà cả làng đổ nhau đi hái rau rừng.
Miên không vào rừng hái rau, Miên có công việc riêng của mình. Bưu điện văn hóa xã vắng khách, rảnh, Miên vào mạng và trong mênh mông của thế giới ảo ấy, tình cờ Miên và Minh gặp nhau với hai cái nick rất dễ bắt mắt người khác. Nick của Miên là Thủy Tiên. Còn nick của Minh là Mây lang thang.
Cuộc gặp nhau của họ trên mạng khiến cho trái tim Miên rộn ràng. Bao lâu rồi Miên chưa bao giờ cảm thấy cuộc đời của mình đẹp và vui đến thế. Bởi Miên muốn thoát ra khỏi nơi chốn Miên đã sinh ra và lớn lên, thật sự muốn thoát ra như thể một ngày nào đó có một chàng hoàng tử trong câu chuyện cổ tích xuất hiện, với con ngựa trắng xinh đẹp, trong buổi chiều nắng chỉ vừa đủ đẹp như những sợi lụa vàng dát lên trên những hàng cây. Hoàng tử sẽ dừng ngựa trước ngôi nhà Miên đang ở, ngôi nhà phía trước có giàn bầu luôn trĩu trái. Khi đó có thể Miên đang tưới cây hay lặt lá sâu cho những cây cảnh trước nhà. Hoàng tử sẽ hỏi: “Em có đồng ý theo ta về cung điện của ta không? Ở đó em sẽ được hát ca, em sẽ được ngắm mặt trời mọc mỗi ngày. Em sẽ được đi dạo trong vườn hoa với đủ loại kỳ hoa dị thảo”. Miên sẽ gật đầu, gật đầu không phải vì những điều hoàng tử nói. Mà Miên chỉ cần một cái nắm tay của ai đó để đưa Miên ra khỏi chốn này.
Minh bảo: “Anh sẽ đưa em đi. Em tin anh đi. Em sẽ sống tốt hơn cách mà em đang sống”. Ừ, ai lại không thích sống tốt hơn cái mà mình không chấp nhận. Con đường làng có hai nhánh rẽ. Mãi mãi Miên chỉ thích đi về hướng thành phố. Ở nơi đó. Miên biết rồi, người ta có thể ung dung ngồi uống cà phê sáng dưới hàng cây cao râm mát. Buổi sáng Miên sẽ đi làm trên chiếc xe tay ga được lau bóng. Ở phố có nhiều cửa hàng với đầy ắp hàng hóa, mà ta chỉ cần ngắm nhìn cũng đã thỏa thê đôi mắt. Ôi, ở phố còn có Minh.
Một buổi sáng gió xuân về, báo hiệu một mùa đoàn tụ, một mùa xinh tươi sắp tới trong làng. Mọi người đã vào rừng hái nấm, hái trái, lấy củi để bán kiếm tiền lo cho một mùa xuân mới. Miên đã lặng lẽ gói ghém hành trang của mình vào túi xách, rồi đi về nhánh rẽ của con đường ra lộ. Buổi sáng bụi mù tung bay khi chuyến xe qua, bụi mù tung bay che khuất tầm nhìn của Tịnh, bạn trai của Miên, để Tịnh không kịp nhìn thấy mái tóc cột dây chun của Miên đang để hững hờ ngoài ô cửa của chuyến xe. Miên để lại cho Tịnh một lá thư, lá thư từ biệt của một cuộc tình: “Em xin lỗi anh nhá anh Tịnh. Em biết rằng anh rất yêu em, và em cũng không hề không yêu anh. Nhưng anh nghĩ thử dùm em coi. Chúng mình lấy nhau, rồi em lại tối ngày trực ở Bưu điện xã, anh còng lưng trên ruộng, hay vào rừng đi hái lá rừng về bán cho dân thành phố nhậu nhẹt. Rồi em sẽ sinh cho anh những đứa con. Em sẽ giống như những người vợ trong xóm, dắt bầy con ra ao tắm giặt. Em sẽ chẳng biết thế nào là cuộc sống, nếu mãi mãi ở bên anh...”.
Người ta nói rằng sau khi thượng đế đã tạo ra mọi thứ trên thế gian, mà trong đó ông còn tặng cho một thứ quý hơn hết mọi điều: đó là tình yêu. Chính nhờ tình yêu mà con người trở nên yêu đời hơn, rộng lòng hơn và dịu dàng hơn. Rồi sau đó, thượng đế sực nhớ ra rằng phải gieo thêm những hạt giống khác để con người rộn ràng hơn. Bởi khi tạo ra trái đất, ông cứ mải mê tạo ra núi rừng, cây cỏ, sông hồ, muôn thú. Ông quên tạo ra các loài hoa. Hoa là hạt giống cuối cùng phát triển trên trái đất.
Những hạt giống hoa ấy đã bắt đầu trở thành quà tặng quý giá nhất của thượng đế gieo xuống trái đất. Hoa cũng đã được mọi người ưa chuộng, và nghề trồng hoa ngày càng phát triển. Sau khi Miên bỏ làng theo tiếng gọi của tình yêu chẳng bao lâu thì làng Thụy Nguyên bắt đầu trồng hoa. Nhà nhà trồng hoa, hoa rực rỡ và lộng lẫy cả làng. Hoa làng hoa Thụy Nguyên nức tiếng. Hoa đã làm cho bộ mặt làng quê nghèo thay đổi. Người ta cũng quên bẵng mất rằng có một cô gái làng tên Miên đã theo một chuyến xe tư từ sáng tinh sương rời khỏi làng vì muốn thay đổi cuộc sống. Cuộc sống là thế đấy, mọi sự đều kết thúc bằng sự lãng quên. Trong làng, chỉ còn mỗi Tịnh là còn nhớ đến Miên.
Để rồi buổi chiều hôm ấy, khi Tịnh đang lo chăm sóc những luống hoa anh trồng. Hoa hồng, hoa cẩm chướng, hoa lay ơn... bao nhiêu bông hoa đang chớm nở. Lại một mùa xuân đang đến, hứa hẹn một mùa hoa tưng bừng. Từ ngày Miên ra đi, anh lao vào công việc và trở thành một người trồng hoa giỏi, có tiếng. Tịnh vẫn chưa lập gia đình. Anh kiên trì chờ đợi ngày Miên trở lại. Anh trồng riêng một vạt hoa bươm bướm, gọi là để dành cho ngày về của Miên. Bởi ngày xưa Miên rất thích hoa bươm bướm. Trong gió reo, những bông hoa bươm bướm đủ màu cứ lay, như chúng biết hát. Thì Miên về.
Ngày cạn lần, bao nhiêu con người tha phương kiếm sống đã lần lượt trở về quê. Làng hoa trở nên rộn rã tiếng cười, những ngôi nhà cũng ấm hơn vì thêm bóng người. Tịnh chộn lòng mong đợi bước chân quen. Chợt Tịnh nghe có bước chân ai thật khẽ, hình như bước chân ấy sợ lay động cả không gian. Bước chân bỗng dừng lại ngoài hàng rào bằng cây dâm bụt, cách chỗ Tịnh không xa.
Tịnh ngước nhìn như một linh cảm. Và chỉ cần nhìn bóng người đàn bà quay lưng, đi nhanh. Tịnh đã nhận ra là Miên trong mùa đang mới.
Tịnh vội vã lao người chạy theo. Tiếng anh lộng trong gió. “Miên. Miên”. Anh đã chạy theo kịp, và anh ôm trọn thân người Miên vào lòng mình. Những bông hoa mùa xuân đang lao xao theo vòng tay giữ lại