Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
Những ngày tháng Tư - Việt Nhân
(HNPĐ) Tháng Ba cuối, nó gắn liền với những mất dần lãnh thổ của Quân Khu I và hầu hết của Quân Khu II, nếu nhìn theo bờ biển cong chữ S, ngày cuối 31/03/1975 nó rơi đúng vào thành phố biển đẹp nhất nước ta.
(HNPĐ) Tháng Ba cuối, nó gắn liền với những mất dần lãnh thổ của Quân Khu I và hầu hết của Quân Khu II, nếu nhìn theo bờ biển cong chữ S, ngày cuối 31/03/1975 nó rơi đúng vào thành phố biển đẹp nhất nước ta. Những ai có mặt ở Nha Trang ngày tháng đó còn nhớ, từng đoàn người từ phía bắc Huế, Đà nẵng, hay miền cao Kontum, Pleiku các ngã đổ về Nha Trang, dân thì tìm đường vào Sàigòn, lính tráng thì kéo về Quân Đoàn.2 để tái phối trí.
Và Nha Trang mất! Mở đầu cho tháng Tư nối tiếp, tôi cũng như mọi ngườii, không thể nào gột xóa khỏi ký ức, một mốc thời gian đầy những chia ly, tan tác cùng đắng cay. Nay thân trôi dạt tha hương nhớ về tháng Tư xưa trong niềm đau, và những bài viết này, cũng chỉ là để nhớ lại những sự kiện, của những ngày tháng Tư không thể nào quên…
Ngày 25-03 tin Khánh Dương mất, bần thần ngẫn ngơ như kẻ mất hồn, thẫn thờ tự hỏi có quyết định gì khác hơn cho Nha Trang, sao toàn là những chuyện quay lưng, mà không một lần vung tay gươm, tay súng, dẫu có chết cũng mát lòng. Để rồi cảm được cái mong manh của Nha Trang, phải chăng có những quyết định đến từ cái giận lẫy thiếu sáng suốt, đi đến rút quân hay bỏ ngõ, và tin lực lượng Dù cùng Biệt Động, có cả SĐ23 rút từ BMT về, cũng đang rút dần xuống phía nam vào những ngày cuối tháng Ba.
Cảm giác mất mát nghe lớn dần trong lòng, khi nghĩ tới lúc phải bỏ Nha Trang mà đi! Trên đường bộ xuôi nam, bọn du kích địa phương bắn vãi đạn vào dân, để ngăn chận những ai trốn chạy chúng, nhưng chúng cũng không giữ được người dân, từng đoàn di tản tiếp nối nhau men dọc theo mé biển tìm đường thoát. Nha Trang hấp hối từ đêm cuối 31/03 - Cầu Đá đầy những dân cùng tàu bè từ các tỉnh ngoài chạy vào, khu xóm Chutt mọi nhà đóng kín cửa, nơi đây trước vốn thường bình lặng, nay con đường phố nhỏ đầy những dân chạy loạn, họ táo tác kéo nhau đi trong cơn hốt hoảng.
Một ước ao chợt thèm! Nhiều thành phố đã bỏ trống, QĐ.I rồi II liên tiếp triệt thoái, sao không cho những thằng lính chúng tôi một lần được vung tay, còn gì chua chát hơn khi chưa một trận đánh, mà sao cảnh vật lại mang cái ảm đạm của của chiến trường lúc tan cuộc. Sau này được nghe chuyện Tướng Lê Minh Đảo, cùng SĐ18 của ông với mặt trận Long Khánh, trong những ngày cuối tháng Tư đen, không ít người lính ngày nào, từ ray rức đi đến tiếc nuối sao không một lần làm điều mình mong muốn, “nhân sinh tự cổ thùy vô tử, lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh”.
Cầu Đá có vài chiếc tàu HQ nhổ neo rời bến, con tàu với những người dân đặc kín trên đó, chúng cũng đang ra khơi, nhưng lần này hình ảnh không còn là những con tàu ngày nào cày trên sóng vẫy vùng, mà là một cái gì luộm thuộm như những người thương binh đang dìu nhau sau trận chiến. Nhìn quanh Nha Trang, bước chân cộng quân còn đâu mãi Dục Mỹ, Lam Sơn, mà thành phố đã mang cái nét cam phận buông xuôi! Một nỗi trống vắng lớn lao xâm chiếm, theo linh cảm mà đảo mắt nhìn quanh cho cái nhìn lần cuối, cảnh vật mờ mờ như trong làn khói sương. Mắt ướt và cay!
Cho tới ngay cả lúc đó vẫn không nghĩ rằng ra đi là vĩnh biệt… Trại cuối khi tôi được tha là trại Gia Trung, ngay chân đèo Mang Giang, Pleiku, trên đường về cứ ngỡ rằng sẽ lại được ghé Nha Trang… Nhưng chuyện hội ngộ dù chỉ một thoáng chốc, thì sự tương phùng cũng cần một cái duyên, cái mệnh biệt ly đã định thì dù chỉ trong gang tấc, cũng không thể đến được với nhau… Anh lái xe, một lính cũ pháo binh miền nam, tỏ ra tiếc cho tôi không thể về lại Nha Trang, vì xe chỉ chạy đường ngoài không vào thành phố, và tôi cũng không còn tiền xe để mà đi Nha Trang.
Ban đầu cứ muốn ghé bừa Nha Trang rồi sau đó tìm cách về lại Sài gòn sau, nhưng cái khó về tiền bạc không cho phép, tiền trại phát chỉ vừa đủ vé xe cùng vài bửa ăn khoai sắn, bán đi cái chăn nhà binh cũ cũng không hơn được mấy, chỉ giúp cho bửa ăn được khá thêm đôi chút. Và một cái gì đó như duyên định chia lìa đã khiến xui, mà mọi việc xảy ra đã không theo ý, vả lại đã chục năm hơn biết có còn cảnh cũ, đành thôi cứ về Sài gòn đi rồi sẽ tính sau.
Cuộc bể dâu nào mà không mang theo đổi thay cùng mất mát? Sau cuộc chiến là tù đày, tan tác, với chia ly, chỉ toàn là nhọc nhằn bủa vây khiến cuộc sống không chút niềm vui, dẫu chỉ là đơn giản tầm thường… Những khó khăn ngay sau khi được phóng thích, mà không một cơ hội trở lại Nha Trang, thành phố biển nơi có người con gái thương tôi, không biết bây giờ em ở đâu, phiêu bạt phương nào.
Thời gian gió thoảng, có hơn bốn mươi năm rồi kể từ lần cuối đó, cái hoảng loạn của Nha Trang trong tôi chưa thể nào quên, và cũng chưa một lần về lại Nha Trang, để tìm lại cái an bình của những buổi hoàng hôn ngày nào, hai đứa bên nhau lặng nghe sóng biển, hay từ Bình Tân đưa nhau về Chutt mà nghe ly cà phê đậm ấm hơn trong gió đêm.
Tháng tư lại về, người ta đua nhau nhắc nhở đến cái khoảng thời gian đau buồn của đất nước, lại càng khơi gợi trong tôi vết thương cũ, cái đau càng nhói buốt bao nhiêu thì lại càng nhớ đến người mình thương bấy nhiêu, như trong cái bỏng lửa ta thèm cái dịu mát của làn nước.
Nha Trang vẫn mãi mãi in sâu trong ký ức, cùng hình ảnh của người con gái tôi thương, mà từ sau ngày cuối tháng Ba đó đến nay chưa được một lần gặp lại. Nhớ quá Nha Trang… Nhớ biển… Nhớ nụ cười người con gái với mái tóc demi-garçon.
VIỆT NHÂN (HNPĐ)
(HNPĐ) Tháng Ba cuối, nó gắn liền với những mất dần lãnh thổ của Quân Khu I và hầu hết của Quân Khu II, nếu nhìn theo bờ biển cong chữ S, ngày cuối 31/03/1975 nó rơi đúng vào thành phố biển đẹp nhất nước ta. Những ai có mặt ở Nha Trang ngày tháng đó còn nhớ, từng đoàn người từ phía bắc Huế, Đà nẵng, hay miền cao Kontum, Pleiku các ngã đổ về Nha Trang, dân thì tìm đường vào Sàigòn, lính tráng thì kéo về Quân Đoàn.2 để tái phối trí.
Và Nha Trang mất! Mở đầu cho tháng Tư nối tiếp, tôi cũng như mọi ngườii, không thể nào gột xóa khỏi ký ức, một mốc thời gian đầy những chia ly, tan tác cùng đắng cay. Nay thân trôi dạt tha hương nhớ về tháng Tư xưa trong niềm đau, và những bài viết này, cũng chỉ là để nhớ lại những sự kiện, của những ngày tháng Tư không thể nào quên…
Ngày 25-03 tin Khánh Dương mất, bần thần ngẫn ngơ như kẻ mất hồn, thẫn thờ tự hỏi có quyết định gì khác hơn cho Nha Trang, sao toàn là những chuyện quay lưng, mà không một lần vung tay gươm, tay súng, dẫu có chết cũng mát lòng. Để rồi cảm được cái mong manh của Nha Trang, phải chăng có những quyết định đến từ cái giận lẫy thiếu sáng suốt, đi đến rút quân hay bỏ ngõ, và tin lực lượng Dù cùng Biệt Động, có cả SĐ23 rút từ BMT về, cũng đang rút dần xuống phía nam vào những ngày cuối tháng Ba.
Cảm giác mất mát nghe lớn dần trong lòng, khi nghĩ tới lúc phải bỏ Nha Trang mà đi! Trên đường bộ xuôi nam, bọn du kích địa phương bắn vãi đạn vào dân, để ngăn chận những ai trốn chạy chúng, nhưng chúng cũng không giữ được người dân, từng đoàn di tản tiếp nối nhau men dọc theo mé biển tìm đường thoát. Nha Trang hấp hối từ đêm cuối 31/03 - Cầu Đá đầy những dân cùng tàu bè từ các tỉnh ngoài chạy vào, khu xóm Chutt mọi nhà đóng kín cửa, nơi đây trước vốn thường bình lặng, nay con đường phố nhỏ đầy những dân chạy loạn, họ táo tác kéo nhau đi trong cơn hốt hoảng.
Một ước ao chợt thèm! Nhiều thành phố đã bỏ trống, QĐ.I rồi II liên tiếp triệt thoái, sao không cho những thằng lính chúng tôi một lần được vung tay, còn gì chua chát hơn khi chưa một trận đánh, mà sao cảnh vật lại mang cái ảm đạm của của chiến trường lúc tan cuộc. Sau này được nghe chuyện Tướng Lê Minh Đảo, cùng SĐ18 của ông với mặt trận Long Khánh, trong những ngày cuối tháng Tư đen, không ít người lính ngày nào, từ ray rức đi đến tiếc nuối sao không một lần làm điều mình mong muốn, “nhân sinh tự cổ thùy vô tử, lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh”.
Cầu Đá có vài chiếc tàu HQ nhổ neo rời bến, con tàu với những người dân đặc kín trên đó, chúng cũng đang ra khơi, nhưng lần này hình ảnh không còn là những con tàu ngày nào cày trên sóng vẫy vùng, mà là một cái gì luộm thuộm như những người thương binh đang dìu nhau sau trận chiến. Nhìn quanh Nha Trang, bước chân cộng quân còn đâu mãi Dục Mỹ, Lam Sơn, mà thành phố đã mang cái nét cam phận buông xuôi! Một nỗi trống vắng lớn lao xâm chiếm, theo linh cảm mà đảo mắt nhìn quanh cho cái nhìn lần cuối, cảnh vật mờ mờ như trong làn khói sương. Mắt ướt và cay!
Cho tới ngay cả lúc đó vẫn không nghĩ rằng ra đi là vĩnh biệt… Trại cuối khi tôi được tha là trại Gia Trung, ngay chân đèo Mang Giang, Pleiku, trên đường về cứ ngỡ rằng sẽ lại được ghé Nha Trang… Nhưng chuyện hội ngộ dù chỉ một thoáng chốc, thì sự tương phùng cũng cần một cái duyên, cái mệnh biệt ly đã định thì dù chỉ trong gang tấc, cũng không thể đến được với nhau… Anh lái xe, một lính cũ pháo binh miền nam, tỏ ra tiếc cho tôi không thể về lại Nha Trang, vì xe chỉ chạy đường ngoài không vào thành phố, và tôi cũng không còn tiền xe để mà đi Nha Trang.
Ban đầu cứ muốn ghé bừa Nha Trang rồi sau đó tìm cách về lại Sài gòn sau, nhưng cái khó về tiền bạc không cho phép, tiền trại phát chỉ vừa đủ vé xe cùng vài bửa ăn khoai sắn, bán đi cái chăn nhà binh cũ cũng không hơn được mấy, chỉ giúp cho bửa ăn được khá thêm đôi chút. Và một cái gì đó như duyên định chia lìa đã khiến xui, mà mọi việc xảy ra đã không theo ý, vả lại đã chục năm hơn biết có còn cảnh cũ, đành thôi cứ về Sài gòn đi rồi sẽ tính sau.
Cuộc bể dâu nào mà không mang theo đổi thay cùng mất mát? Sau cuộc chiến là tù đày, tan tác, với chia ly, chỉ toàn là nhọc nhằn bủa vây khiến cuộc sống không chút niềm vui, dẫu chỉ là đơn giản tầm thường… Những khó khăn ngay sau khi được phóng thích, mà không một cơ hội trở lại Nha Trang, thành phố biển nơi có người con gái thương tôi, không biết bây giờ em ở đâu, phiêu bạt phương nào.
Thời gian gió thoảng, có hơn bốn mươi năm rồi kể từ lần cuối đó, cái hoảng loạn của Nha Trang trong tôi chưa thể nào quên, và cũng chưa một lần về lại Nha Trang, để tìm lại cái an bình của những buổi hoàng hôn ngày nào, hai đứa bên nhau lặng nghe sóng biển, hay từ Bình Tân đưa nhau về Chutt mà nghe ly cà phê đậm ấm hơn trong gió đêm.
Tháng tư lại về, người ta đua nhau nhắc nhở đến cái khoảng thời gian đau buồn của đất nước, lại càng khơi gợi trong tôi vết thương cũ, cái đau càng nhói buốt bao nhiêu thì lại càng nhớ đến người mình thương bấy nhiêu, như trong cái bỏng lửa ta thèm cái dịu mát của làn nước.
Nha Trang vẫn mãi mãi in sâu trong ký ức, cùng hình ảnh của người con gái tôi thương, mà từ sau ngày cuối tháng Ba đó đến nay chưa được một lần gặp lại. Nhớ quá Nha Trang… Nhớ biển… Nhớ nụ cười người con gái với mái tóc demi-garçon.
VIỆT NHÂN (HNPĐ)
Bàn ra tán vào (1)
quang dinh
SÀI GÒN HÒN DÁI PHỎNG
*
Xe hất chó Việt Kông lõa lồ ngang mức cống
Linh khuyển còn chống phản động đứng dòm
Lỗ đen mắt đỏ lòm lòm
Trung ương còn cấm Like com Share đồng trào
*
Huống hồ chống củ tịt Mao trong đồn thẩm vấn hỗn hào Hồ Chí Minh
Gái thời thăm khám cửa mình
Trai thì bóp dái còn trinh cái củ nào
Tự do dân chủ tào lao dây giầy chèo bẻo chết treo trên cửa cầu
*
Võ Kim Cự cư cứ đoạn đầu
Kim Ngân Phú Trọng nỗi sầu đâu
Kim Tiến tử an Tòng Thị Phóng
Phòng Gaz hơi ngạt Tố Cô Thầu= nhiều quá đầu
*
Cùng loài gặm nhấm Big sâu Củ Chi Ôn Ké giăng câu tử cấm thành
Phùng Quang Thanh Nguyễn Bá Thanh
Bích câu kì ngộ Trấn Thành Hari Won
Bom Vươn súng Viết mỏi mòn Thưa Thiên Hà Nội Sài Gòn hòn dái đau
*
TÂM THANH
----------------------------------------------------------------------------------
Những ngày tháng Tư - Việt Nhân
(HNPĐ) Tháng Ba cuối, nó gắn liền với những mất dần lãnh thổ của Quân Khu I và hầu hết của Quân Khu II, nếu nhìn theo bờ biển cong chữ S, ngày cuối 31/03/1975 nó rơi đúng vào thành phố biển đẹp nhất nước ta.
(HNPĐ) Tháng Ba cuối, nó gắn liền với những mất dần lãnh thổ của Quân Khu I và hầu hết của Quân Khu II, nếu nhìn theo bờ biển cong chữ S, ngày cuối 31/03/1975 nó rơi đúng vào thành phố biển đẹp nhất nước ta. Những ai có mặt ở Nha Trang ngày tháng đó còn nhớ, từng đoàn người từ phía bắc Huế, Đà nẵng, hay miền cao Kontum, Pleiku các ngã đổ về Nha Trang, dân thì tìm đường vào Sàigòn, lính tráng thì kéo về Quân Đoàn.2 để tái phối trí.
Và Nha Trang mất! Mở đầu cho tháng Tư nối tiếp, tôi cũng như mọi ngườii, không thể nào gột xóa khỏi ký ức, một mốc thời gian đầy những chia ly, tan tác cùng đắng cay. Nay thân trôi dạt tha hương nhớ về tháng Tư xưa trong niềm đau, và những bài viết này, cũng chỉ là để nhớ lại những sự kiện, của những ngày tháng Tư không thể nào quên…
Ngày 25-03 tin Khánh Dương mất, bần thần ngẫn ngơ như kẻ mất hồn, thẫn thờ tự hỏi có quyết định gì khác hơn cho Nha Trang, sao toàn là những chuyện quay lưng, mà không một lần vung tay gươm, tay súng, dẫu có chết cũng mát lòng. Để rồi cảm được cái mong manh của Nha Trang, phải chăng có những quyết định đến từ cái giận lẫy thiếu sáng suốt, đi đến rút quân hay bỏ ngõ, và tin lực lượng Dù cùng Biệt Động, có cả SĐ23 rút từ BMT về, cũng đang rút dần xuống phía nam vào những ngày cuối tháng Ba.
Cảm giác mất mát nghe lớn dần trong lòng, khi nghĩ tới lúc phải bỏ Nha Trang mà đi! Trên đường bộ xuôi nam, bọn du kích địa phương bắn vãi đạn vào dân, để ngăn chận những ai trốn chạy chúng, nhưng chúng cũng không giữ được người dân, từng đoàn di tản tiếp nối nhau men dọc theo mé biển tìm đường thoát. Nha Trang hấp hối từ đêm cuối 31/03 - Cầu Đá đầy những dân cùng tàu bè từ các tỉnh ngoài chạy vào, khu xóm Chutt mọi nhà đóng kín cửa, nơi đây trước vốn thường bình lặng, nay con đường phố nhỏ đầy những dân chạy loạn, họ táo tác kéo nhau đi trong cơn hốt hoảng.
Một ước ao chợt thèm! Nhiều thành phố đã bỏ trống, QĐ.I rồi II liên tiếp triệt thoái, sao không cho những thằng lính chúng tôi một lần được vung tay, còn gì chua chát hơn khi chưa một trận đánh, mà sao cảnh vật lại mang cái ảm đạm của của chiến trường lúc tan cuộc. Sau này được nghe chuyện Tướng Lê Minh Đảo, cùng SĐ18 của ông với mặt trận Long Khánh, trong những ngày cuối tháng Tư đen, không ít người lính ngày nào, từ ray rức đi đến tiếc nuối sao không một lần làm điều mình mong muốn, “nhân sinh tự cổ thùy vô tử, lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh”.
Cầu Đá có vài chiếc tàu HQ nhổ neo rời bến, con tàu với những người dân đặc kín trên đó, chúng cũng đang ra khơi, nhưng lần này hình ảnh không còn là những con tàu ngày nào cày trên sóng vẫy vùng, mà là một cái gì luộm thuộm như những người thương binh đang dìu nhau sau trận chiến. Nhìn quanh Nha Trang, bước chân cộng quân còn đâu mãi Dục Mỹ, Lam Sơn, mà thành phố đã mang cái nét cam phận buông xuôi! Một nỗi trống vắng lớn lao xâm chiếm, theo linh cảm mà đảo mắt nhìn quanh cho cái nhìn lần cuối, cảnh vật mờ mờ như trong làn khói sương. Mắt ướt và cay!
Cho tới ngay cả lúc đó vẫn không nghĩ rằng ra đi là vĩnh biệt… Trại cuối khi tôi được tha là trại Gia Trung, ngay chân đèo Mang Giang, Pleiku, trên đường về cứ ngỡ rằng sẽ lại được ghé Nha Trang… Nhưng chuyện hội ngộ dù chỉ một thoáng chốc, thì sự tương phùng cũng cần một cái duyên, cái mệnh biệt ly đã định thì dù chỉ trong gang tấc, cũng không thể đến được với nhau… Anh lái xe, một lính cũ pháo binh miền nam, tỏ ra tiếc cho tôi không thể về lại Nha Trang, vì xe chỉ chạy đường ngoài không vào thành phố, và tôi cũng không còn tiền xe để mà đi Nha Trang.
Ban đầu cứ muốn ghé bừa Nha Trang rồi sau đó tìm cách về lại Sài gòn sau, nhưng cái khó về tiền bạc không cho phép, tiền trại phát chỉ vừa đủ vé xe cùng vài bửa ăn khoai sắn, bán đi cái chăn nhà binh cũ cũng không hơn được mấy, chỉ giúp cho bửa ăn được khá thêm đôi chút. Và một cái gì đó như duyên định chia lìa đã khiến xui, mà mọi việc xảy ra đã không theo ý, vả lại đã chục năm hơn biết có còn cảnh cũ, đành thôi cứ về Sài gòn đi rồi sẽ tính sau.
Cuộc bể dâu nào mà không mang theo đổi thay cùng mất mát? Sau cuộc chiến là tù đày, tan tác, với chia ly, chỉ toàn là nhọc nhằn bủa vây khiến cuộc sống không chút niềm vui, dẫu chỉ là đơn giản tầm thường… Những khó khăn ngay sau khi được phóng thích, mà không một cơ hội trở lại Nha Trang, thành phố biển nơi có người con gái thương tôi, không biết bây giờ em ở đâu, phiêu bạt phương nào.
Thời gian gió thoảng, có hơn bốn mươi năm rồi kể từ lần cuối đó, cái hoảng loạn của Nha Trang trong tôi chưa thể nào quên, và cũng chưa một lần về lại Nha Trang, để tìm lại cái an bình của những buổi hoàng hôn ngày nào, hai đứa bên nhau lặng nghe sóng biển, hay từ Bình Tân đưa nhau về Chutt mà nghe ly cà phê đậm ấm hơn trong gió đêm.
Tháng tư lại về, người ta đua nhau nhắc nhở đến cái khoảng thời gian đau buồn của đất nước, lại càng khơi gợi trong tôi vết thương cũ, cái đau càng nhói buốt bao nhiêu thì lại càng nhớ đến người mình thương bấy nhiêu, như trong cái bỏng lửa ta thèm cái dịu mát của làn nước.
Nha Trang vẫn mãi mãi in sâu trong ký ức, cùng hình ảnh của người con gái tôi thương, mà từ sau ngày cuối tháng Ba đó đến nay chưa được một lần gặp lại. Nhớ quá Nha Trang… Nhớ biển… Nhớ nụ cười người con gái với mái tóc demi-garçon.
VIỆT NHÂN (HNPĐ)