Tham Khảo
PHẢI CHĂNG, GIỜ TÔI NÊN QUAY LẠI MỸ?
“Một quyết định như thế, về căn bản sẽ chôn vùi sự độc lập của nhà trường, của hoạt động giảng dạy và nghiên cứu, ở mức độ mà lần cuối cùng chúng ta được thấy là trước năm 1989” - một giảng viên Đại học Trung Âu (CEU, Budapest)
Là người làm công tác giảng dạy và nghiên cứu, tôi không có thói quen viết thư và kêu gọi, nhưng giờ đây tôi không thể im lặng.
Một năm rưỡi trước, tôi cùng gia đình từ Mỹ về Hung. Với bằng tiến sĩ tại Đại học Princeton và kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu trong 5 năm tại Đại học Boston, tôi muốn sử dụng kiến thức của mình tại quê hương. Tôi muốn truyền cho các sinh viên Hung và Đông Âu những ấn tượng tyệt vời mà tôi, trên tư cách một sinh viên CEU, trước đây từng có dịp trải qua.
Đó là việc được hấp thụ kiến thức từ những con người đã có được kiến thức từ những nơi xuất sắc nhất.
Là người về căn bản theo thiên hướng bảo thủ và Công giáo, tôi đã có thể giảng dạy và nghiên cứu một cách bình tâm tại CEU, và đây là điều tôi nghĩ rất quan trọng. Để được như thế, tôi đã được nhận mọi sự hỗ trợ về tài chính và đạo đức, những gì mà tại các đại học nhà nước của Hungary chỉ có thể mơ ước.
Chưa bao giờ có ai, kể cả Soros hay hiệu trưởng, hoặc trưởng khoa lại bảo tôi rằng tôi có thể giảng dạy, hay nghiên cứu về cái gì.
Ở Mỹ, nhiều trường đại học đã được thành lập từ đóng góp của các gia đình giàu có và trong đại đa số các trường hợp, những nhà sáng lập không hề đòi phải trao đổi cái gì. Ở CEU cũng vậy. Đây là một truyền thống đáng ngợi khen của Mỹ, mà có thể với tư duy của Hung thì không thể nắm bắt được.
Những bài viết trên mạng origo.hu (mạng tin trực tuyến lớn nhất của Hungary, những năm gần đây được coi như cái loa của chính quyền trong nhiều vấn đề - ND) hàm chứa những xuyên tạc khổng lồ. Thật nực cười là CEU lại bị đặt cùng hàng với những trường rởm chuyên sản xuất bằng giả. Các thầy của chúng tôi đều có bằng tiến sĩ tại các đại học như Harvar, MIT, Princeton, v.v... và những sinh viên giỏi nhất cũng đều qua đó làm luận án tiến sĩ.
Căn cứ vào thành công của những bài báo quốc tế và những nghiên cứu tại EU, Khoa Kinh tế học của CEU được liệt vào hàng những khoa tốt nhất của Châu Âu. Một đại học rởm mà như vậy ư? Những ai biết CEU, thì đều rành câu trả lời. Các bạn đừng để báo chí dắt mũi bởi những thứ vu cáo này nọ. Việc chính quyền Hung muốn vô hiệu hóa CEU bằng cách đặt nó trong chiến dịch được tiến hành để đình chỉ những đại học rởm phản ánh sự kém cỏi đến tận cùng, và/hoặc sự ác ý cũng đến tận cùng.
Một quyết định như thế, về căn bản sẽ chôn vùi sự độc lập của nhà trường, của hoạt động giảng dạy và nghiên cứu, ở mức độ mà lần cuối cùng chúng ta được thấy là trước năm 1989.
Tôi về nước thực sự là để hỗ trợ việc gây dựng một đại học tốt của Hung, và bằng cách ấy, góp phần cho sự phát triển của khoa học kinh tế Hung. Phải chăng, giờ tôi nên quay lại Mỹ?
Tôi viết lá thư này không phải vì sợ mất việc. Bất cứ lúc nào, tôi cũng có thể có một chỗ làm tốt tại một đại học của Mỹ và Tây Âu. Tôi viết vì tôi muốn làm việc ở quê hương, tại CEU. Vì tại Hungary, đáng tiếc là ngoài CEU, không có chỗ nào tốt trên địa hạt giảng dạy và nghiên cứu kinh tế học ở tầm cao.
TS. Zawadowski Ádám, Đại học Trung Âu (Budapest)
(NCTG) “Một quyết định như thế, về căn bản sẽ chôn vùi sự độc lập của nhà trường, của hoạt động giảng dạy và nghiên cứu, ở mức độ mà lần cuối cùng chúng ta được thấy là trước năm 1989” - một giảng viên Đại học Trung Âu (CEU, Budapest) nói về động thái mới nhất của chính quyền Hungary nhằm vào xã hội dân sự và những tiếng nói độc lập trên địa hạt giáo dục đào tạo.
Trụ sở của Đại học Trung Âu tại Budapest, gần Vương cung thánh đường Thánh István - Ảnh: hungarianfreepress.com
Lời giới thiệu: Ngày
28-3-2017, chính phủ Hungary đưa ra một dự thảo sửa đổi Luật Giáo dục
Đại học và Cao đẳng với lý do loại trừ những trường rởm cấp bằng rởm,
hoạt động bất hợp pháp tại Hung, nhưng chủ định thấy rõ là nhằm vào CEU, vốn được coi là một thành lũy của tư duy độc lập và khai phóng trong giáo dục và đào tạo ở nước này.
CEU được thai nghén từ năm 1989 bởi một nhóm trí thức - đa phần là những thành viên xuất chúng và sáng giá của phe đối lập dân chủ, chống độc tài - với mong ước tạo dựng một đại học quốc tế hỗ trợ cho quá trình chuyển biến dân chủ tại khu vực Đông Trung Âu và Liên Xô (cũ). Trong số đó, có tỷ phú Mỹ gốc Hung Soros György (George Soros).
Hai năm sau, chính ông là người sáng lập CEU như một cơ sở giáo dục đặc biệt, thu hút các giảng viên và sinh viên từ khắp nơi trên thế giới, đặt mục tiêu đào tạo những người trẻ sẽ trở thành nhà nghiên cứu, khoa học gia, chính khách hoặc lãnh đạo dân sự, góp phần cho sự thiết lập những xã hội mở và dân chủ, tôn trọng nhân quyền và nhà nước pháp quyền.
Khởi động năm 1991 tại Prague với hơn 100 sinh viên, vào năm 1993, CEU chuyển sang “đóng đô” tại Budapest, và trong số các đại học tại Hungary, CEU trở thành cơ sở giáo dục có thứ hạng quốc tế cao nhất với điều kiện học tập, giảng dạy tốt nhất, cởi mở và tự do nhất. Năm 2009, Khoa Chính trị học của CEU còn được đánh giá là tốt hơn cả của Đại học Oxford.
Hoạt động bởi nguồn tài chính của Quỹ Soros và đào tạo nên những chuyên gia thuộc hàng “tinh hoa”, có óc suy nghĩ độc lập và tư duy phê phán, nên CEU trở thành cái gai trong mắt chính quyền Hungary trong cuộc chiến với các tổ chức dân sự, phi chính phủ “có yếu tố Soros”, mà Budapest luôn coi là “gián điệp nước ngoài”, “tay chân của tư bản quốc tế”, v.v...
Dự luật do nội các Orbán đưa ra được công luận Hung, cũng như đại diện của CEU, Hiệu trưởng Michael Ignatieff cho là nhằm làm khó dễ, thậm chí đóng cửa CEU, đã làm dấy lên một làn sóng bất bình lớn không chỉ trong nội bộ nhà trường và giới giáo dục. Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Budapest cũng đã lập tức bày tỏ sự quan ngại sâu sắc và lên tiếng bảo vệ tự do học thuật.
Nhà toán học nổi tiếng, GS. Lovász László, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Hungary (MTA), cũng đứng về phía CEU, và nói rằng quan điểm của MTA là phải duy trì được CEU, một cơ sở khoa học và giáo dục quốc tế mà theo ông là rất quan trọng. Bản thân ông và MTA sẵn sàng đóng vai trò “môi giới” giữa CEU và chính quyền để đạt được thỏa thuận chung.
Quyết định của chính quyền Hung cũng không nhận được sự ủng hộ của một số trí thức bảo thủ cánh hữu, những người cho rằng thay vì đối thoại và tranh luận, việc dùng những công cụ hành chính và pháp luật để “tận diệt” CEU - một trong những cánh cửa mở ra cho nước Hung vào thế giới - là điều nhục nhã, đi ngược lại tự do lương tâm.
Thông tin mới nhất cho hay, cuộc đàm phán giữa đại diện của CEU và Quốc vụ khanh phụ trách Giáo dục Palkovics László đã diễn ra rất căng thẳng và vừa chấm dứt vào tối muộn ngày 29-3, và Bộ Các nguồn Nhân lực thông báo họ sẽ ko rút lại dự luật theo yêu cầu của phía trường. Trước đó, Vilnius đã bày tỏ mong muốn sẵn sàng tiếp nhận CEU nếu trường bị đóng cửa tại Budapest.
Lá thư sau đây của TS. Zawadowski Ádám, một giảng viên CEU, cho thấy tâm trạng âu lo và bất bình của một nhà giáo, nhà nghiên cứu trước viễn cảnh tự do học thuật có nguy cơ bị xâm phạm. Trân trọng giới thiệu tới bạn đọc!
CEU được thai nghén từ năm 1989 bởi một nhóm trí thức - đa phần là những thành viên xuất chúng và sáng giá của phe đối lập dân chủ, chống độc tài - với mong ước tạo dựng một đại học quốc tế hỗ trợ cho quá trình chuyển biến dân chủ tại khu vực Đông Trung Âu và Liên Xô (cũ). Trong số đó, có tỷ phú Mỹ gốc Hung Soros György (George Soros).
Hai năm sau, chính ông là người sáng lập CEU như một cơ sở giáo dục đặc biệt, thu hút các giảng viên và sinh viên từ khắp nơi trên thế giới, đặt mục tiêu đào tạo những người trẻ sẽ trở thành nhà nghiên cứu, khoa học gia, chính khách hoặc lãnh đạo dân sự, góp phần cho sự thiết lập những xã hội mở và dân chủ, tôn trọng nhân quyền và nhà nước pháp quyền.
Khởi động năm 1991 tại Prague với hơn 100 sinh viên, vào năm 1993, CEU chuyển sang “đóng đô” tại Budapest, và trong số các đại học tại Hungary, CEU trở thành cơ sở giáo dục có thứ hạng quốc tế cao nhất với điều kiện học tập, giảng dạy tốt nhất, cởi mở và tự do nhất. Năm 2009, Khoa Chính trị học của CEU còn được đánh giá là tốt hơn cả của Đại học Oxford.
Hoạt động bởi nguồn tài chính của Quỹ Soros và đào tạo nên những chuyên gia thuộc hàng “tinh hoa”, có óc suy nghĩ độc lập và tư duy phê phán, nên CEU trở thành cái gai trong mắt chính quyền Hungary trong cuộc chiến với các tổ chức dân sự, phi chính phủ “có yếu tố Soros”, mà Budapest luôn coi là “gián điệp nước ngoài”, “tay chân của tư bản quốc tế”, v.v...
Dự luật do nội các Orbán đưa ra được công luận Hung, cũng như đại diện của CEU, Hiệu trưởng Michael Ignatieff cho là nhằm làm khó dễ, thậm chí đóng cửa CEU, đã làm dấy lên một làn sóng bất bình lớn không chỉ trong nội bộ nhà trường và giới giáo dục. Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Budapest cũng đã lập tức bày tỏ sự quan ngại sâu sắc và lên tiếng bảo vệ tự do học thuật.
Nhà toán học nổi tiếng, GS. Lovász László, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Hungary (MTA), cũng đứng về phía CEU, và nói rằng quan điểm của MTA là phải duy trì được CEU, một cơ sở khoa học và giáo dục quốc tế mà theo ông là rất quan trọng. Bản thân ông và MTA sẵn sàng đóng vai trò “môi giới” giữa CEU và chính quyền để đạt được thỏa thuận chung.
Quyết định của chính quyền Hung cũng không nhận được sự ủng hộ của một số trí thức bảo thủ cánh hữu, những người cho rằng thay vì đối thoại và tranh luận, việc dùng những công cụ hành chính và pháp luật để “tận diệt” CEU - một trong những cánh cửa mở ra cho nước Hung vào thế giới - là điều nhục nhã, đi ngược lại tự do lương tâm.
Thông tin mới nhất cho hay, cuộc đàm phán giữa đại diện của CEU và Quốc vụ khanh phụ trách Giáo dục Palkovics László đã diễn ra rất căng thẳng và vừa chấm dứt vào tối muộn ngày 29-3, và Bộ Các nguồn Nhân lực thông báo họ sẽ ko rút lại dự luật theo yêu cầu của phía trường. Trước đó, Vilnius đã bày tỏ mong muốn sẵn sàng tiếp nhận CEU nếu trường bị đóng cửa tại Budapest.
Lá thư sau đây của TS. Zawadowski Ádám, một giảng viên CEU, cho thấy tâm trạng âu lo và bất bình của một nhà giáo, nhà nghiên cứu trước viễn cảnh tự do học thuật có nguy cơ bị xâm phạm. Trân trọng giới thiệu tới bạn đọc!
Là người làm công tác giảng dạy và nghiên cứu, tôi không có thói quen viết thư và kêu gọi, nhưng giờ đây tôi không thể im lặng.
Một năm rưỡi trước, tôi cùng gia đình từ Mỹ về Hung. Với bằng tiến sĩ tại Đại học Princeton và kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu trong 5 năm tại Đại học Boston, tôi muốn sử dụng kiến thức của mình tại quê hương. Tôi muốn truyền cho các sinh viên Hung và Đông Âu những ấn tượng tyệt vời mà tôi, trên tư cách một sinh viên CEU, trước đây từng có dịp trải qua.
Đó là việc được hấp thụ kiến thức từ những con người đã có được kiến thức từ những nơi xuất sắc nhất.
Là người về căn bản theo thiên hướng bảo thủ và Công giáo, tôi đã có thể giảng dạy và nghiên cứu một cách bình tâm tại CEU, và đây là điều tôi nghĩ rất quan trọng. Để được như thế, tôi đã được nhận mọi sự hỗ trợ về tài chính và đạo đức, những gì mà tại các đại học nhà nước của Hungary chỉ có thể mơ ước.
Chưa bao giờ có ai, kể cả Soros hay hiệu trưởng, hoặc trưởng khoa lại bảo tôi rằng tôi có thể giảng dạy, hay nghiên cứu về cái gì.
Ở Mỹ, nhiều trường đại học đã được thành lập từ đóng góp của các gia đình giàu có và trong đại đa số các trường hợp, những nhà sáng lập không hề đòi phải trao đổi cái gì. Ở CEU cũng vậy. Đây là một truyền thống đáng ngợi khen của Mỹ, mà có thể với tư duy của Hung thì không thể nắm bắt được.
Những bài viết trên mạng origo.hu (mạng tin trực tuyến lớn nhất của Hungary, những năm gần đây được coi như cái loa của chính quyền trong nhiều vấn đề - ND) hàm chứa những xuyên tạc khổng lồ. Thật nực cười là CEU lại bị đặt cùng hàng với những trường rởm chuyên sản xuất bằng giả. Các thầy của chúng tôi đều có bằng tiến sĩ tại các đại học như Harvar, MIT, Princeton, v.v... và những sinh viên giỏi nhất cũng đều qua đó làm luận án tiến sĩ.
Căn cứ vào thành công của những bài báo quốc tế và những nghiên cứu tại EU, Khoa Kinh tế học của CEU được liệt vào hàng những khoa tốt nhất của Châu Âu. Một đại học rởm mà như vậy ư? Những ai biết CEU, thì đều rành câu trả lời. Các bạn đừng để báo chí dắt mũi bởi những thứ vu cáo này nọ. Việc chính quyền Hung muốn vô hiệu hóa CEU bằng cách đặt nó trong chiến dịch được tiến hành để đình chỉ những đại học rởm phản ánh sự kém cỏi đến tận cùng, và/hoặc sự ác ý cũng đến tận cùng.
Một quyết định như thế, về căn bản sẽ chôn vùi sự độc lập của nhà trường, của hoạt động giảng dạy và nghiên cứu, ở mức độ mà lần cuối cùng chúng ta được thấy là trước năm 1989.
Tôi về nước thực sự là để hỗ trợ việc gây dựng một đại học tốt của Hung, và bằng cách ấy, góp phần cho sự phát triển của khoa học kinh tế Hung. Phải chăng, giờ tôi nên quay lại Mỹ?
Tôi viết lá thư này không phải vì sợ mất việc. Bất cứ lúc nào, tôi cũng có thể có một chỗ làm tốt tại một đại học của Mỹ và Tây Âu. Tôi viết vì tôi muốn làm việc ở quê hương, tại CEU. Vì tại Hungary, đáng tiếc là ngoài CEU, không có chỗ nào tốt trên địa hạt giảng dạy và nghiên cứu kinh tế học ở tầm cao.
TS. Zawadowski Ádám, Đại học Trung Âu (Budapest)
Nguyễn Hoàng Linh chuyển ngữ và giới thiệu
nhipcauthegioi.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
PHẢI CHĂNG, GIỜ TÔI NÊN QUAY LẠI MỸ?
“Một quyết định như thế, về căn bản sẽ chôn vùi sự độc lập của nhà trường, của hoạt động giảng dạy và nghiên cứu, ở mức độ mà lần cuối cùng chúng ta được thấy là trước năm 1989” - một giảng viên Đại học Trung Âu (CEU, Budapest)
(NCTG) “Một quyết định như thế, về căn bản sẽ chôn vùi sự độc lập của nhà trường, của hoạt động giảng dạy và nghiên cứu, ở mức độ mà lần cuối cùng chúng ta được thấy là trước năm 1989” - một giảng viên Đại học Trung Âu (CEU, Budapest) nói về động thái mới nhất của chính quyền Hungary nhằm vào xã hội dân sự và những tiếng nói độc lập trên địa hạt giáo dục đào tạo.
Trụ sở của Đại học Trung Âu tại Budapest, gần Vương cung thánh đường Thánh István - Ảnh: hungarianfreepress.com
Lời giới thiệu: Ngày
28-3-2017, chính phủ Hungary đưa ra một dự thảo sửa đổi Luật Giáo dục
Đại học và Cao đẳng với lý do loại trừ những trường rởm cấp bằng rởm,
hoạt động bất hợp pháp tại Hung, nhưng chủ định thấy rõ là nhằm vào CEU, vốn được coi là một thành lũy của tư duy độc lập và khai phóng trong giáo dục và đào tạo ở nước này.
CEU được thai nghén từ năm 1989 bởi một nhóm trí thức - đa phần là những thành viên xuất chúng và sáng giá của phe đối lập dân chủ, chống độc tài - với mong ước tạo dựng một đại học quốc tế hỗ trợ cho quá trình chuyển biến dân chủ tại khu vực Đông Trung Âu và Liên Xô (cũ). Trong số đó, có tỷ phú Mỹ gốc Hung Soros György (George Soros).
Hai năm sau, chính ông là người sáng lập CEU như một cơ sở giáo dục đặc biệt, thu hút các giảng viên và sinh viên từ khắp nơi trên thế giới, đặt mục tiêu đào tạo những người trẻ sẽ trở thành nhà nghiên cứu, khoa học gia, chính khách hoặc lãnh đạo dân sự, góp phần cho sự thiết lập những xã hội mở và dân chủ, tôn trọng nhân quyền và nhà nước pháp quyền.
Khởi động năm 1991 tại Prague với hơn 100 sinh viên, vào năm 1993, CEU chuyển sang “đóng đô” tại Budapest, và trong số các đại học tại Hungary, CEU trở thành cơ sở giáo dục có thứ hạng quốc tế cao nhất với điều kiện học tập, giảng dạy tốt nhất, cởi mở và tự do nhất. Năm 2009, Khoa Chính trị học của CEU còn được đánh giá là tốt hơn cả của Đại học Oxford.
Hoạt động bởi nguồn tài chính của Quỹ Soros và đào tạo nên những chuyên gia thuộc hàng “tinh hoa”, có óc suy nghĩ độc lập và tư duy phê phán, nên CEU trở thành cái gai trong mắt chính quyền Hungary trong cuộc chiến với các tổ chức dân sự, phi chính phủ “có yếu tố Soros”, mà Budapest luôn coi là “gián điệp nước ngoài”, “tay chân của tư bản quốc tế”, v.v...
Dự luật do nội các Orbán đưa ra được công luận Hung, cũng như đại diện của CEU, Hiệu trưởng Michael Ignatieff cho là nhằm làm khó dễ, thậm chí đóng cửa CEU, đã làm dấy lên một làn sóng bất bình lớn không chỉ trong nội bộ nhà trường và giới giáo dục. Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Budapest cũng đã lập tức bày tỏ sự quan ngại sâu sắc và lên tiếng bảo vệ tự do học thuật.
Nhà toán học nổi tiếng, GS. Lovász László, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Hungary (MTA), cũng đứng về phía CEU, và nói rằng quan điểm của MTA là phải duy trì được CEU, một cơ sở khoa học và giáo dục quốc tế mà theo ông là rất quan trọng. Bản thân ông và MTA sẵn sàng đóng vai trò “môi giới” giữa CEU và chính quyền để đạt được thỏa thuận chung.
Quyết định của chính quyền Hung cũng không nhận được sự ủng hộ của một số trí thức bảo thủ cánh hữu, những người cho rằng thay vì đối thoại và tranh luận, việc dùng những công cụ hành chính và pháp luật để “tận diệt” CEU - một trong những cánh cửa mở ra cho nước Hung vào thế giới - là điều nhục nhã, đi ngược lại tự do lương tâm.
Thông tin mới nhất cho hay, cuộc đàm phán giữa đại diện của CEU và Quốc vụ khanh phụ trách Giáo dục Palkovics László đã diễn ra rất căng thẳng và vừa chấm dứt vào tối muộn ngày 29-3, và Bộ Các nguồn Nhân lực thông báo họ sẽ ko rút lại dự luật theo yêu cầu của phía trường. Trước đó, Vilnius đã bày tỏ mong muốn sẵn sàng tiếp nhận CEU nếu trường bị đóng cửa tại Budapest.
Lá thư sau đây của TS. Zawadowski Ádám, một giảng viên CEU, cho thấy tâm trạng âu lo và bất bình của một nhà giáo, nhà nghiên cứu trước viễn cảnh tự do học thuật có nguy cơ bị xâm phạm. Trân trọng giới thiệu tới bạn đọc!
CEU được thai nghén từ năm 1989 bởi một nhóm trí thức - đa phần là những thành viên xuất chúng và sáng giá của phe đối lập dân chủ, chống độc tài - với mong ước tạo dựng một đại học quốc tế hỗ trợ cho quá trình chuyển biến dân chủ tại khu vực Đông Trung Âu và Liên Xô (cũ). Trong số đó, có tỷ phú Mỹ gốc Hung Soros György (George Soros).
Hai năm sau, chính ông là người sáng lập CEU như một cơ sở giáo dục đặc biệt, thu hút các giảng viên và sinh viên từ khắp nơi trên thế giới, đặt mục tiêu đào tạo những người trẻ sẽ trở thành nhà nghiên cứu, khoa học gia, chính khách hoặc lãnh đạo dân sự, góp phần cho sự thiết lập những xã hội mở và dân chủ, tôn trọng nhân quyền và nhà nước pháp quyền.
Khởi động năm 1991 tại Prague với hơn 100 sinh viên, vào năm 1993, CEU chuyển sang “đóng đô” tại Budapest, và trong số các đại học tại Hungary, CEU trở thành cơ sở giáo dục có thứ hạng quốc tế cao nhất với điều kiện học tập, giảng dạy tốt nhất, cởi mở và tự do nhất. Năm 2009, Khoa Chính trị học của CEU còn được đánh giá là tốt hơn cả của Đại học Oxford.
Hoạt động bởi nguồn tài chính của Quỹ Soros và đào tạo nên những chuyên gia thuộc hàng “tinh hoa”, có óc suy nghĩ độc lập và tư duy phê phán, nên CEU trở thành cái gai trong mắt chính quyền Hungary trong cuộc chiến với các tổ chức dân sự, phi chính phủ “có yếu tố Soros”, mà Budapest luôn coi là “gián điệp nước ngoài”, “tay chân của tư bản quốc tế”, v.v...
Dự luật do nội các Orbán đưa ra được công luận Hung, cũng như đại diện của CEU, Hiệu trưởng Michael Ignatieff cho là nhằm làm khó dễ, thậm chí đóng cửa CEU, đã làm dấy lên một làn sóng bất bình lớn không chỉ trong nội bộ nhà trường và giới giáo dục. Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Budapest cũng đã lập tức bày tỏ sự quan ngại sâu sắc và lên tiếng bảo vệ tự do học thuật.
Nhà toán học nổi tiếng, GS. Lovász László, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Hungary (MTA), cũng đứng về phía CEU, và nói rằng quan điểm của MTA là phải duy trì được CEU, một cơ sở khoa học và giáo dục quốc tế mà theo ông là rất quan trọng. Bản thân ông và MTA sẵn sàng đóng vai trò “môi giới” giữa CEU và chính quyền để đạt được thỏa thuận chung.
Quyết định của chính quyền Hung cũng không nhận được sự ủng hộ của một số trí thức bảo thủ cánh hữu, những người cho rằng thay vì đối thoại và tranh luận, việc dùng những công cụ hành chính và pháp luật để “tận diệt” CEU - một trong những cánh cửa mở ra cho nước Hung vào thế giới - là điều nhục nhã, đi ngược lại tự do lương tâm.
Thông tin mới nhất cho hay, cuộc đàm phán giữa đại diện của CEU và Quốc vụ khanh phụ trách Giáo dục Palkovics László đã diễn ra rất căng thẳng và vừa chấm dứt vào tối muộn ngày 29-3, và Bộ Các nguồn Nhân lực thông báo họ sẽ ko rút lại dự luật theo yêu cầu của phía trường. Trước đó, Vilnius đã bày tỏ mong muốn sẵn sàng tiếp nhận CEU nếu trường bị đóng cửa tại Budapest.
Lá thư sau đây của TS. Zawadowski Ádám, một giảng viên CEU, cho thấy tâm trạng âu lo và bất bình của một nhà giáo, nhà nghiên cứu trước viễn cảnh tự do học thuật có nguy cơ bị xâm phạm. Trân trọng giới thiệu tới bạn đọc!
Là người làm công tác giảng dạy và nghiên cứu, tôi không có thói quen viết thư và kêu gọi, nhưng giờ đây tôi không thể im lặng.
Một năm rưỡi trước, tôi cùng gia đình từ Mỹ về Hung. Với bằng tiến sĩ tại Đại học Princeton và kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu trong 5 năm tại Đại học Boston, tôi muốn sử dụng kiến thức của mình tại quê hương. Tôi muốn truyền cho các sinh viên Hung và Đông Âu những ấn tượng tyệt vời mà tôi, trên tư cách một sinh viên CEU, trước đây từng có dịp trải qua.
Đó là việc được hấp thụ kiến thức từ những con người đã có được kiến thức từ những nơi xuất sắc nhất.
Là người về căn bản theo thiên hướng bảo thủ và Công giáo, tôi đã có thể giảng dạy và nghiên cứu một cách bình tâm tại CEU, và đây là điều tôi nghĩ rất quan trọng. Để được như thế, tôi đã được nhận mọi sự hỗ trợ về tài chính và đạo đức, những gì mà tại các đại học nhà nước của Hungary chỉ có thể mơ ước.
Chưa bao giờ có ai, kể cả Soros hay hiệu trưởng, hoặc trưởng khoa lại bảo tôi rằng tôi có thể giảng dạy, hay nghiên cứu về cái gì.
Ở Mỹ, nhiều trường đại học đã được thành lập từ đóng góp của các gia đình giàu có và trong đại đa số các trường hợp, những nhà sáng lập không hề đòi phải trao đổi cái gì. Ở CEU cũng vậy. Đây là một truyền thống đáng ngợi khen của Mỹ, mà có thể với tư duy của Hung thì không thể nắm bắt được.
Những bài viết trên mạng origo.hu (mạng tin trực tuyến lớn nhất của Hungary, những năm gần đây được coi như cái loa của chính quyền trong nhiều vấn đề - ND) hàm chứa những xuyên tạc khổng lồ. Thật nực cười là CEU lại bị đặt cùng hàng với những trường rởm chuyên sản xuất bằng giả. Các thầy của chúng tôi đều có bằng tiến sĩ tại các đại học như Harvar, MIT, Princeton, v.v... và những sinh viên giỏi nhất cũng đều qua đó làm luận án tiến sĩ.
Căn cứ vào thành công của những bài báo quốc tế và những nghiên cứu tại EU, Khoa Kinh tế học của CEU được liệt vào hàng những khoa tốt nhất của Châu Âu. Một đại học rởm mà như vậy ư? Những ai biết CEU, thì đều rành câu trả lời. Các bạn đừng để báo chí dắt mũi bởi những thứ vu cáo này nọ. Việc chính quyền Hung muốn vô hiệu hóa CEU bằng cách đặt nó trong chiến dịch được tiến hành để đình chỉ những đại học rởm phản ánh sự kém cỏi đến tận cùng, và/hoặc sự ác ý cũng đến tận cùng.
Một quyết định như thế, về căn bản sẽ chôn vùi sự độc lập của nhà trường, của hoạt động giảng dạy và nghiên cứu, ở mức độ mà lần cuối cùng chúng ta được thấy là trước năm 1989.
Tôi về nước thực sự là để hỗ trợ việc gây dựng một đại học tốt của Hung, và bằng cách ấy, góp phần cho sự phát triển của khoa học kinh tế Hung. Phải chăng, giờ tôi nên quay lại Mỹ?
Tôi viết lá thư này không phải vì sợ mất việc. Bất cứ lúc nào, tôi cũng có thể có một chỗ làm tốt tại một đại học của Mỹ và Tây Âu. Tôi viết vì tôi muốn làm việc ở quê hương, tại CEU. Vì tại Hungary, đáng tiếc là ngoài CEU, không có chỗ nào tốt trên địa hạt giảng dạy và nghiên cứu kinh tế học ở tầm cao.
TS. Zawadowski Ádám, Đại học Trung Âu (Budapest)
Nguyễn Hoàng Linh chuyển ngữ và giới thiệu
nhipcauthegioi.