Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Phan Rang, Nỗi Hờn Di Tản

Đã ba mươi mấy năm rồi, nỗi hờn di tản tưởng đã phôi phai. Nhưng không, cứ mỗi “tháng tư đen” về, vết đau lại nứt ra. Chuyện ngày xưa vẫn lảng vảng

Phan Rang, Nỗi Hờn Di Tản
http://vnafmamn.com/decals/patch20.jpg

Thân tặng tất cả các chiến hữu Lạc Long, để ngậm ngùi tưởng nhớ một thời oai hùng lẫn cay đắng.
Lạc Long Huỳnh Quốc Phú.

LỜI NÓI ĐẦU:

Đã ba mươi mấy năm rồi, nỗi hờn di tản tưởng đã phôi phai. Nhưng không, cứ mỗi “tháng tư đen” về, vết đau lại nứt ra. Chuyện ngày xưa vẫn lảng vảng trong đầu những người đã từng đóng góp xương máu trong cuộc chiến. Càng già niềm đau càng âm ỉ. Tôi muốn ghi lại những gì đã xảy ra, nhưng đã bao nhiêu lần ngồi trước keyboard mà chẳng viết được gì. Đánh được vài ba chữ, cổ họng thấy mặn đắng.
Cho đến bây giờ, lịch sử đã mở ra: trong khi đồng minh bỏ chạy, súng đạn của ta cạn dần, bọn VC lại bán nước để lấy thêm vũ khí. Vết đau tuy thuyên giảm vì có lý do xoa dịu mặc cảm người thua trận, tuy nhiên nó vẫn không lành hẳn.
Đôi lúc tôi lẩm cẩm nghĩ rằng: phải chi quân dân miền nam bán Hoàng Sa và Trường Sa cho “Đế Quốc Mỹ,” thì kẻ được giải phóng phải là miền bắc chứ không phải miền nam. Dù sao “Đế Quốc Mỹ” cũng không đến nỗi giết hại ngư dân mình nếu họ đi lạc vào những hòn đảo này, nghĩ tiếc thay!!!
Mỗi người một câu chuyện, nhưng cùng một niềm đau…
Ngày 10 tháng 3 năm 1975, chỉ trong một đêm, Ban Mê Thuột mất vào tay việt cộng. Những người lính trấn thủ miền cao nguyên lại phải vất vả đánh đuổi quân thù để chiếm lại vùng đất đã mất.
Trung Đoàn 44 và 45 thuộc Sư Đoàn 23 bộ binh được di chuyển cấp tốc từ Pleiku về Ban Mê Thuột để giải cứu bản doanh của họ. Chiến trường tây nguyên bùng nổ lớn, tuy nhiên, đối với những người lính tác chiến, chuyện đánh giặc là chuyện xảy ra hàng ngày, suốt bao nhiêu năm trời, chiến tranh có bao giờ ngừng đâu mà phải hốt hoảng, giặc tới thì ta đánh thế thôi.
Mặt trận Ban Mê Thuột hứa hẹn gay go, những người lính Sư Đoàn 23 và Biệt Động Quân sẵn sàng tiến vào chiếm lại thành phố này. Nhưng rồi một cái lệnh quái đản từ Quân Đoàn 2 ban ra: “Pleiku di tản chiến thuật.”
Ô lạ chưa, Pleiku có bị đánh đâu mà phải di tản? Chẳng lẽ chỉ vì một vài trái đạn pháo kích mà cả một Quân Đoàn lại bỏ chạy?
Cũng vì cái lệnh quái đản đó mà hàng trăm ngàn quân dân nhốn nháo đổ xô về Qui Nhơn, Tuy Hòa và Nha Trang. Cuộc hành trình đã gây nên bao nỗi đau thương và uất hận cho mọi người. Chiến tranh quả thật là tàn khốc. Hàng vạn người tranh nhau để tìm đường sống, đã gây nên bao cảnh tượng tang thương mà lần đầu tiên trong đời tôi nhìn thấy. Tôi không thể tưởng tượng được mạng người sao lại rẻ mạt như đám bèo trôi giữa giòng sông!
Cũng như những đơn vị khác của Sư Đoàn 6 Không Quân, Phi Đoàn Trực Thăng 229 của tôi được lệnh di tản về Nha Trang.
Pleiku, thành phố buồn nằm trên cao nguyên, xứ của lính và những người liên hệ đến lính. “Đi dăm bước trở về chốn cũ”, bài thơ được phổ nhạc đã diễn tả chính xác cái phố núi này. Ngày thuyên chuyển ra đây, tôi cứ tưởng rằng đã đến một nơi tận cùng bằng số, nhưng không ngờ trong những giây phút cuối cùng tại đây, từ trên cao độ một ngàn bộ nhìn xuống, một niềm cảm xúc lưu luyến dạt dào dâng lên mà chính tôi cũng không ngờ nó đã làm mắt mình ươn ướt. Tôi có linh cảm là sẽ không còn dịp trở về nơi nắng bụi mưa bùn, nơi của những con người vì chiến tranh gặp nhau ở đây. Một năm qua, chỉ ở đây mới có một năm thôi mà cảm tình của tôi đối với cái thành phố cao nguyên này đã nẩy nở một cách sâu đậm. Pleiku thân thương, thành phố mang nhiều kỷ niệm những ngày cuối cùng trong cuộc đời binh nghiệp của tôi.
Đơn vị của tôi về đến Nha Trang, nhưng vì căn cứ này quá chật hẹp, nên một tuần sau lại có lệnh di chuyển xuống Phan Rang. Ngày rời Pleiku, tôi đã cố gắng đem được hầu hết vật dụng về Nha Trang, nhưng ngày rời Nha Trang xuống Phan Rang tôi đành bỏ lại tất cả những bàn ghế bằng gỗ quý đã tậu được ở Pleiku. Tiếc lắm, nhưng làm thế nào được, vả lại của cải là vật ngoại thân, bỏ đi để cho nhẹ gánh, mình còn nhiều việc quan trọng hơn phải lo.
http://farm9.staticflickr.com/8360/8374151274_020d637c2e_c.jpg

 Phi trường Phan Rang.

Phan Rang, quê hương của Tổng Thống Thiệu. Một thành phố hiền hòa nằm cạnh bờ biển. Phi trường Phan Rang rộng lớn. Sau vài ngày sống tạm trong một cư xá chật hẹp, chúng tôi được cấp phát cho một cư xá khang trang hơn. Sau khi rời Pleiku, đây là lần đầu tiên chúng tôi có được một chỗ ở riêng biệt, chả bù cho những ngày còn ở Nha Trang, tất cả nhân viên Phi Đoàn 229 đều sống lăn lóc với những tiện nghi rất eo hẹp. Mọi người hăm hở sửa soạn chỗ ở và chấp nhận Phan Rang làm quê hương mới cho mình…
Tình hình chiến sự từ các mặt trận thay đổi nhanh chóng. Những thành phố từ Quảng Trị trở vào lần lần mất vào tay quân địch. Nói đúng ra là tất cả những đơn vị chiến đấu đều được lệnh rút lui một cách vội vã trong khi địch quân chưa tới. Hơn nữa, có nhiều thành phố việt cộng không có ý định tấn công, mình lại tự động rút lui bỏ ngỏ.
Tôi là một người lính chuyên nghiệp, mặc dù với một cấp bậc nhỏ bé, nhiệm vụ của tôi chỉ biết thi hành mệnh lệnh chứ không có nhiều thắc mắc. Nhưng vì cứ lui binh mãi, lòng tự ái của người lính tác chiến bị xúc phạm. Sự tức tối vì cứ phải lui binh, cộng với những hình ảnh đau thương của người di tản đã nhiều lúc làm tôi như một người điên. Hôm Đại, người cơ phi của tôi bị thương vì việt cộng bắn trong lúc đang cứu người di tản, việc này làm tôi không còn bình tĩnh nữa. Tôi đã xách khẩu súng lục P38 định bắn vào ổ khóa của nhà tắm khi về đến căn cứ. Nhà tắm này nằm trong cư xá của một số nhân viên cơ hửu đóng tại Phan Rang. Họ đã khóa cửa nhà tắm lại chỉ vì sợ không còn đủ nước khi đơn vị của tôi đến chia xẻ. Đứng trước cửa nhà tắm, tôi giận dữ chửi thề:
“ Đ..M. tại sao lại đóng cửa? Có người nào mở ra không?”
Tôi la lớn để mọi người đều nghe. Rất nhiều binh sĩ trong cư xá đó theo dõi hành động của tôi nhưng tất cả đều im lặng. Tôi tức tối nói lớn hơn:
“ Được rồi, nếu không ai mở ra, thì tôi sẽ mở.”
Quay vào trong cư xá, tôi lấy khẩu súng lục P38 trở ra. Lần này với một giọng hằn học hơn tôi cảnh cáo:
“ Đ.M có thằng nào chịu mở không?”
Nhiều cặp mắt nhìn tôi chầm chầm, nhưng tất cả vẫn hoàn toàn im lặng. Tôi dí họng súng vào ngay ổ khóa định bóp cò, thì thình lình có người vội vã lên tiếng:
“ Anh đừng có bắn, để tôi mở, tại mấy thằng kia nó khóa lại đó.”
Thế rồi anh này vội vã mở cửa nhà tắm ra sau khi đổ thừa là tại một vài người nào đó ích kỷ khóa lại. Lúc đó, tôi thật sự rất cần những gầu nước thật lạnh để gột rửa những tức tối trong lòng mình. Di tản, chết chóc, khổ đau, đói khát.v.v…và sau cùng là đồng đội của tôi đã đổ máu, tôi đã không còn là tôi nữa…
Sau Pleiku, Ban Mê Thuột, rồi đến Quân Đoàn 1 vội vã rút lui. Bây giờ cái lệnh di tản chiến thuật quái đản này thật sự gây hoang mang cho cả mọi người. Làn sóng người hớt hải xuôi nam như một bệnh dịch lan truyền nhanh chóng. Dân và quân không còn niềm tin vào lệnh lạc nữa. Theo tôi nghĩ, mọi người chỉ sợ mình là kẻ bị bỏ rơi, chứ không hẳn là sợ đánh với việt cộng.
http://vnafmamn.com/BlackApril/Back_April13.jpg
Tôi cứ tưởng là lệnh sẽ cho dừng lại tại đây để đánh một trận sống chết với quân thù, nhưng rồi, Qui Nhơn lại được lệnh di tản! Để rồi kể từ đó, Khánh Dương, Tuy Hòa, Nha Trang sụp đổ theo làn sóng người bỏ chạy, trong khi đó Bảo Lộc lại bị áp lực nặng nề và Đà Lạt không còn quân bảo vệ. Tất cả mọi người đều lo di tản về Sài Gòn. Lòng quân và dân hoàn toàn rối loạn. Tin chiến sự thay đổi từng giờ từng phút, ai cũng lo lắng cho gia đình bị bỏ rơi. Phi trường Phan Rang chỉ còn lại những quân nhân thật sự cần thiết để tác chiến. Tất cả gia đình binh sĩ và những phần sở không trực tiếp chiến đấu đều di tản về Sài Gòn. Chiến tranh đã thật sự hiện ra rõ ràng nơi tôi vừa định cư mà thoạt đầu tôi cứ tưởng sẽ là quê hương lâu dài của đơn vị.
Trong một đêm của những ngày cuối cùng tại Phan Rang, tôi đã thao thức và hồi hộp suốt đêm. Tôi sợ rằng, đến sáng hôm sau Đà Lạt sẽ bị mất. Tôi sợ gia đình chị tôi và mấy đứa em đang sống tại thành phố này phải chịu cảnh lầm than như những người di tản trên liên tỉnh lộ 7. Tôi không theo đạo Chúa hay Phật, nhưng tôi đã cám ơn Chúa Phật rất nhiều vì đến ngày hôm sau, Đà Lạt vẫn chưa lọt vào tay việt cộng. Nhờ chuyến bay của một đơn vị bạn, tôi lên Đà Lạt ngày hôm đó, với ý định: đuổi gia đình bà chị về Sài Gòn bằng mọi giá. Tôi sợ rằng bà chị của tôi không chịu đi vì tiếc rẻ cái tài sản to lớn mà vợ chồng bà khổ công tạo dựng. Tôi sợ lắm vì cảnh đau thương của những người di tản đã hằn sâu vào đầu tôi trong mấy tuần qua. Càng sợ hơn nữa, trước đó vài ngày, lợi dụng một phi vụ lấy tàu từ Nha Trang về Phan Rang, tôi đã lén bay lên Đà Lạt và đáp trên nóc nhà bà chị để báo tin di tản. Cứ tưởng rằng bà chị của tôi hiểu được sự khẩn cấp mà về Sài Gòn, nhưng không ngờ mấy ngày sau, tôi được tin cả gia đình bà ấy vẫn còn ở tại Đà Lạt, chẳng ai đi đâu hết…
Vừa xuống phi trường Cam Ly, tôi tức tốc đến ngay nhà bà chị với quyết định: nếu chị ấy tiếc rẻ cái gì thì tôi sẽ rút súng bắn bỏ cái đó. May mắn thay, ngày hôm đó cũng là ngày bà ấy rời Đà Lạt. Còn lại một người em gái, tôi định đem em về Phan Rang để tìm phương tiện di chuyển, nhưng khi ra đến phi trường Cam Ly, gặp một chuyến C-130 chở người di tản, tôi đã gửi em về thẳng Sài Gòn. Nhìn chiếc C-130 nặng nề cất cánh mang theo người em của mình, tâm tư tôi cảm thấy nhẹ nhõm. Nhẹ gánh lo gia đình, tôi yên tâm trở về Phan Rang và tự nhủ rằng, dù có phải tử thủ đến giờ phút cuối cùng, tôi cũng không sợ.
Sau cùng, việc đáp phi cơ trên nóc nhà bà chị, đã làm cho chị tôi gặp nhiều rắc rối sau khi việt cộng lên nắm chính quyền. Thật ra tôi cũng không muốn làm vậy, nhưng đâu còn cách nào khác, bởi vì tình hình lúc đó rất hỗn loạn, phương tiện truyền thông rất giới hạn, trong khi chiến sự lại thay đổi từng giờ từng phút !
Rồi thì việc phải đến đã đến, sau khi Khánh Dương mất vào tay việt cộng, Nha Trang bỏ ngỏ, bây giờ Phan Rang là tiền đồn của cuộc chiến. Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi được cử ra từ Sài Gòn cùng Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang Tư Lệnh Sư Đoàn 6 Không Quân là hai người chỉ huy bộ tư lệnh tiền phương chống giữ Phan Rang.
Thành phần chống giữ phi trường Phan Rang gồm có Địa Phương Quân, Sư Đoàn 2 Bộ Binh, Biệt Động Quân. Nhưng thành phần chủ lực thật sự chỉ có Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù. Những đơn vị khác chỉ là những đơn vị được tập họp lại một cách vội vã sau khi di tản từ những nơi khác về.
Không khí chiến tranh càng lúc càng nặng nề. Mọi người chỉ mong rằng mình có thể giữ vững phi trường Phan Rang hầu cản bước tiến của địch quân. Những tin đồn như là: “Ông Thiệu sẽ không bỏ quê hương của ông ta” đã được nhiều người nhắc nhở hầu lấy đó làm niềm tin để sống chết với quân thù.
Phi trường Phan Rang vắng lặng, không một hàng quán mở cửa, không một bóng dáng của gia đình binh sĩ, không khí chiến tranh bao trùm lên mọi cảnh vật. Lác đác một vài chiếc xe cam nhông hối hả chạy qua, một vài binh sĩ gò lưng trên chiếc Honda trong trạng thái vội vã. Tình trạng tiếp liệu cho Phan Rang càng ngày càng eo hẹp. Những đàn bò nuôi trong phi trường lần lượt bị giết để làm lương thực cho quân đồn trú. Tình trạng giết bò này lại không được tổ chức một cách hiệu quả, cho nên nhiều con bò bị giết một cách dư thừa, những con còn lại sợ hãi bỏ chạy tán loạn mỗi khi thấy bóng dáng của người. Tôi đã chứng kiến một con bị giết ngay trước cư xá mình, trong tích tắc, cả một con bò to lớn chỉ còn lại một đống xương và một vũng máu bầy hầy, mùi hôi thối nồng nặc xông lên trong cái nóng hừng hực của Phan Rang đã làm mọi người lo lắng.
Trong nhiều tuần liên tục, chúng tôi sống nương tựa vào gạo sấy thịt hộp, không có đồ ăn tươi. Một vài cái mương trồng rau muống quanh khu gia binh đã bị ngắt ăn hết, ban đầu còn ăn lá, sau đó những cọng già cũng bị ngắt ăn luôn.
Vào một buổi ăn với lương khô, tôi vất vả nuốt từng miếng cơm gạo sấy, người xạ thủ của tôi móc trong túi áo bay ra một trái cà chua đưa cho tôi:
“Ông thầy, tôi có cái này nè”
Tôi sáng mắt lên cầm lấy quả cà chua non nhỏ xíu, không do dự, bỏ vào miệng nhai ngấu nghiến. Thú thật là tôi chưa bao giờ ăn một trái cà mà ngon như vậy. Sau khi nuốt mất trái cà quý báu đó, tôi bèn hỏi:
“ Ở đâu mà có vậy?”
“ Ở trong khu gia binh đó ông ơi. Tôi tìm thấy một luống cà, nhưng tất cả đều còn non.”
“ Bây giờ còn không?” Tôi hỏi.
“ Không biết nữa, Ngày hôm qua tôi thấy có mấy người đến hái.”
Sau khi ăn xong, tôi vội vã xách Honda chở Một, tên của người xạ thủ, trở lại khu gia binh kiếm thêm. Khi đến nơi, tất cả những trái cà dù lớn hay bé đều không còn. Cả hai chúng tôi chỉ đành hái lá cà về nấu canh. Ngày hôm sau, tôi và Một trở lại lần nữa, nhưng lần này cả hai đều thất vọng, bởi vì cả luống cà đều trụi lủi, một cái lá cũng không còn.
Vì ăn uống không có chất tươi, tôi đã bị nổi một cái nhọt to tướng ở ngay thắt lưng. Trong lúc tình hình nguy ngập như vậy, cái nhọt trên lưng quả là một điều đáng ngại. Đứng không thẳng, chạy không được, đã làm tôi lo lắng. Tuy nhiên, Một mới chính là người lo lắng nhiều hơn về cái nhọt của tôi. Một đã trông chờ từng giờ từng phút để ra tay tận diệt cái nhọt ấy. Ngày mà trên đỉnh cái nhọt vừa có một đốm trắng nhỏ xíu, là ngay lập tức, Một bắt tôi ngồi lên ghế với lưng quay về phía trước. Hắn ta đã xử dụng hết mười thành công lực để ép cho bằng được cái cùi nhọt ra. Tôi cắn răng chịu đựng sự đau đớn với hai hàng nước mắt tuôn rơi. Xong việc, tôi cảm thấy nhẹ nhõm như không còn cục đá ngàn cân đè ngang thắt lưng. Vận động chân tay để đo lường sự bình phục của mình, nhìn nét mặt lo lắng của Một, tôi cười nói:
“Chắc được rồi, không còn thấy khó chịu nữa.”
Nét mặt của Một lộ vẻ vui mừng:
“Ông thầy mà chạy không được thì phiền lắm đó.”
Một là người cùng quê, học cùng trường với tôi và sau tôi hai lớp. Không ngờ hai đứa lại gặp nhau ở một cái xứ cao nguyên xa lắc xa lơ, để rồi với tình chiến hữu, nghĩa đồng hương, hai chúng tôi đã cùng sống chết bên nhau trong những giờ phút cuối cùng của cuộc chiến.
Đã mấy ngày liên tục, tụi việt cộng cứ pháo kích ra rả vào phi trường, mọi người đều sống trong tình trạng cảnh giác. Sáng sớm ngày 16 tháng 4 năm 1975, đạn pháo của địch càng lúc càng dồn dập. Tất cả nhân viên của Phi Đoàn 229 đều túc trực ứng chiến tại phi cơ của mình.
Bầu trời ngày hôm đó quang đãng, có thể nhìn xa đến mười cây số. Ngay từ 7 giờ sáng, tiếng súng đạn đã vang dội từ xa. Địch quân đang dàn quân tiến chiếm phi trường. Mấy ngày hôm trước ba chiếc khu trục A1 biệt phái từ Sài Gòn ra yểm trợ Phan Rang, hôm nay chỉ còn lại hai, một chiếc đã anh dũng hy sinh trong trận chiến ngày hôm qua. Hai chiếc còn lại đang quần thảo với địch quân trên bầu trời hướng đông bắc. Tôi say sưa nhìn từng chiếc A1 nghiêng cánh sà xuống như những con đại bàng đang bắt mồi, rồi từng chiếc lại chậm rãi ngóc lên, theo sau là một cột khói dựng lên và sau cùng một tiếng nổ vang rền rung chuyển mặt đất.
Cùng lúc hai chiếc A1 đánh bom, bốn chiếc trực thăng võ trang của Phi Đoàn 229 và Phi Đoàn 235 thay phiên nhau nhả từng loạt đạn và rocket ngăn chận sự tiến quân của việt cộng. Tiếng rống vang lên từ mấy khẩu mini gun của trực thăng võ trang càng lúc nghe càng gần. Khi vỏ đạn từ những khẩu súng này rớt trên phi đạo tạo thành những tiếng kêu rổn rảng thì thình lình tôi nghe một âm thanh xì xèo xé gió. Kinh nghiệm chiến trường cho biết là một trái đạn pháo kích của địch đang rớt vào vị trí của tôi. Mọi người nhanh nhẹn nằm xuống để tránh sự tàn phá. Một tiếng nổ long trời cách tôi chừng ba mươi thước, quả đạn này trúng vào ụ đổ xăng của trực thăng, đồng thời làm cho Tuấn, người Trưởng Phi Cơ của chiếc trực thăng đậu trước mặt tôi bị thương nặng.
Cũng xin nói qua một ít về người phi công với nhiều đặc điểm khác người này: Th/Úy Nguyễn BửuTuấn.
Tuấn là đàn em của tôi ở quân trường Thủ Đức, nhưng là đàn anh của tôi ở trường bay. Cả hai chúng tôi phục vụ cùng một đơn vị ở Cần Thơ khi về nước và cùng đổi ra Phi Đoàn 229 Pleiku năm 1974.
Hắn ta rất đẹp trai, trắng trẻo như con gái, ăn nói nhỏ nhẹ nên nhiều người tưởng Tuấn là một người nhút nhát. Lầm, ngược lại Tuấn là một hoa tiêu rất bình tĩnh và lỳ lợm.
Năm 1971, trong lúc Phi Đoàn 219 chuyển sang bay UH, tôi và Tuấn biệt phái thay thế đơn vị này để đổ Lôi Hổ ở Lộc Ninh. Tuấn là Hoa Tiêu Chánh, tôi là Hoa Tiêu Phó. Mặc dù mặt mũi non choẹt, nhưng Th/Úy Tuấn đã chứng tỏ đầy đủ bản lãnh với phi công của hai chiếc trực thăng Cobra khi những chiến sĩ đồng minh này yểm trợ chúng tôi vào tận mật khu việt cộng ở tỉnh Kratie bên xứ Chùa Tháp. Mặc dù có tài, nhưng cuộc đời binh nghiệp của Tuấn không may mắn: từ ngày về nước mang lon Th/Úy, cho đến tàn cuộc chiến, Th/Úy Tuấn vẫn là Th/Úy Tuấn, không lên một cấp nào cả!
Đối với Tuấn, súng đạn không phải là thứ làm hắn ta hoảng hốt. Trong lúc mọi người tìm chỗ trú ẩn vì đạn pháo kích của địch, hắn ta vẫn bình thản ngồi khảy đàn trên sàn phi cơ của mình, chỉ tiếc rằng, lần này súng đạn không tránh hắn nữa!
Sau tiếng nổ kinh hồn và lửa bốc lên vì trúng ụ xăng, tiếng ồn ào phát ra từ phi cơ của Tuấn, một mảnh đạn pháo kích đã đâm vào lưng làm Tuấn gục xuống, máu tuôn ra ướt đẫm áo bay. Cây đàn đã rời tay Tuấn nằm nghiêng ngửa trên mặt đất…Vì vết thương của Tuấn quá nặng, Tr/Úy Xủi, người Trưởng Phi Cơ của chiếc trực thăng đậu bên cạnh vội vã cất cánh mang Tuấn về Phan Thiết cứu cấp…
Cũng may, người hoa tiêu tài hoa, lỳ lợm, nhưng thiếu may mắn này chỉ gục một lần, không chết, vẫn đứng dậy hiên ngang cất tiếng hát: “Anh không chết đâu em, anh chỉ vừa ngủ gục đêm qua…” Sau cuộc chiến, Th/Úy Tuấn một lần nữa thoát khỏi ngục tù cộng sản và định cư ở cái xứ “Down Under,” để rồi trong lúc trà dư tửu hậu, chàng có dịp kể lại những oai hùng đời lính cho con cháu mình nghe: chuyện của Tuấn, một chàng trai nước Việt…
Sau khi trái đạn làm cháy ụ đổ xăng, địch quân càng pháo kích nhiều hơn. Súng đạn nổ vang trời, địch quân quá đông và tràn ngập phi trường. Những con chim sắt của Phi Đoàn 229 đành đoạn lìa tổ để tránh xa vùng lửa đạn.
http://vnafmamn.com/aircraft/UH1_VNAF28.jpg
Phan Rang đã mất!
Tôi bàng hoàng!
Vẫn không tin là sự thật!
Tôi nghĩ là mình có thể giữ được Phan Rang, nhưng tôi đã lầm, trận chiến đã quyết định kể từ khi cái lệnh di tản chiến thuật quái đản ban ra! Một cái lệnh đã làm tan rã ý chí chiến đấu của những người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa !!!
Tôi không hèn đến nỗi phải bỏ chạy.
Đồng đội của tôi cũng không hèn đến nỗi phải bỏ chạỵ
Chiến tranh đã bao nhiêu năm rồi, người lính miền nam có bỏ chạy đâu? Tại sao bỗng dưng lại bỏ chạy?
Tới bây giờ tôi vẫn không có câu trả lời một cách xác đáng. Tuy nhiên tôi biết là những người lính như tôi không hèn nhát buông súng trước kẻ thù. Bằng chứng:
Trong một chuyến bốc quân và dân di tản từ Ban Mê Thuột về Khánh Dương, tôi đã chửi thề khi thấy một Ông Đại úy Biệt Động Quân trong đó:
“Đ.M mấy cha đánh giặc gì mà cứ bỏ chạy?”
Tôi đã gặp phải phản ứng giận dữ của Ông Đại Úy này:
“Đ.M tụi này đang chiếm lại Ban Mê Thuột thì có lệnh rút lui”
Lúc đó tôi ngạc nhiên, linh cảm một việc trọng đại sắp xảy ra. Nhưng sau đó tôi mới hiểu được những uất hận của một người lính cầm súng mà không được quyền chống trả. Tôi nợ một lời xin lỗi với Ông Đại Úy Biệt Động Quân này.
Than ôi!
Vận nước bấp bênh từ đây!
Mùa quốc hận 2011
Lạc Long Huỳnh Quốc Phú.
(Hiền nội edit.)
 
Biên Hùng chuyển

 

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Phan Rang, Nỗi Hờn Di Tản

Đã ba mươi mấy năm rồi, nỗi hờn di tản tưởng đã phôi phai. Nhưng không, cứ mỗi “tháng tư đen” về, vết đau lại nứt ra. Chuyện ngày xưa vẫn lảng vảng

Phan Rang, Nỗi Hờn Di Tản
http://vnafmamn.com/decals/patch20.jpg

Thân tặng tất cả các chiến hữu Lạc Long, để ngậm ngùi tưởng nhớ một thời oai hùng lẫn cay đắng.
Lạc Long Huỳnh Quốc Phú.

LỜI NÓI ĐẦU:

Đã ba mươi mấy năm rồi, nỗi hờn di tản tưởng đã phôi phai. Nhưng không, cứ mỗi “tháng tư đen” về, vết đau lại nứt ra. Chuyện ngày xưa vẫn lảng vảng trong đầu những người đã từng đóng góp xương máu trong cuộc chiến. Càng già niềm đau càng âm ỉ. Tôi muốn ghi lại những gì đã xảy ra, nhưng đã bao nhiêu lần ngồi trước keyboard mà chẳng viết được gì. Đánh được vài ba chữ, cổ họng thấy mặn đắng.
Cho đến bây giờ, lịch sử đã mở ra: trong khi đồng minh bỏ chạy, súng đạn của ta cạn dần, bọn VC lại bán nước để lấy thêm vũ khí. Vết đau tuy thuyên giảm vì có lý do xoa dịu mặc cảm người thua trận, tuy nhiên nó vẫn không lành hẳn.
Đôi lúc tôi lẩm cẩm nghĩ rằng: phải chi quân dân miền nam bán Hoàng Sa và Trường Sa cho “Đế Quốc Mỹ,” thì kẻ được giải phóng phải là miền bắc chứ không phải miền nam. Dù sao “Đế Quốc Mỹ” cũng không đến nỗi giết hại ngư dân mình nếu họ đi lạc vào những hòn đảo này, nghĩ tiếc thay!!!
Mỗi người một câu chuyện, nhưng cùng một niềm đau…
Ngày 10 tháng 3 năm 1975, chỉ trong một đêm, Ban Mê Thuột mất vào tay việt cộng. Những người lính trấn thủ miền cao nguyên lại phải vất vả đánh đuổi quân thù để chiếm lại vùng đất đã mất.
Trung Đoàn 44 và 45 thuộc Sư Đoàn 23 bộ binh được di chuyển cấp tốc từ Pleiku về Ban Mê Thuột để giải cứu bản doanh của họ. Chiến trường tây nguyên bùng nổ lớn, tuy nhiên, đối với những người lính tác chiến, chuyện đánh giặc là chuyện xảy ra hàng ngày, suốt bao nhiêu năm trời, chiến tranh có bao giờ ngừng đâu mà phải hốt hoảng, giặc tới thì ta đánh thế thôi.
Mặt trận Ban Mê Thuột hứa hẹn gay go, những người lính Sư Đoàn 23 và Biệt Động Quân sẵn sàng tiến vào chiếm lại thành phố này. Nhưng rồi một cái lệnh quái đản từ Quân Đoàn 2 ban ra: “Pleiku di tản chiến thuật.”
Ô lạ chưa, Pleiku có bị đánh đâu mà phải di tản? Chẳng lẽ chỉ vì một vài trái đạn pháo kích mà cả một Quân Đoàn lại bỏ chạy?
Cũng vì cái lệnh quái đản đó mà hàng trăm ngàn quân dân nhốn nháo đổ xô về Qui Nhơn, Tuy Hòa và Nha Trang. Cuộc hành trình đã gây nên bao nỗi đau thương và uất hận cho mọi người. Chiến tranh quả thật là tàn khốc. Hàng vạn người tranh nhau để tìm đường sống, đã gây nên bao cảnh tượng tang thương mà lần đầu tiên trong đời tôi nhìn thấy. Tôi không thể tưởng tượng được mạng người sao lại rẻ mạt như đám bèo trôi giữa giòng sông!
Cũng như những đơn vị khác của Sư Đoàn 6 Không Quân, Phi Đoàn Trực Thăng 229 của tôi được lệnh di tản về Nha Trang.
Pleiku, thành phố buồn nằm trên cao nguyên, xứ của lính và những người liên hệ đến lính. “Đi dăm bước trở về chốn cũ”, bài thơ được phổ nhạc đã diễn tả chính xác cái phố núi này. Ngày thuyên chuyển ra đây, tôi cứ tưởng rằng đã đến một nơi tận cùng bằng số, nhưng không ngờ trong những giây phút cuối cùng tại đây, từ trên cao độ một ngàn bộ nhìn xuống, một niềm cảm xúc lưu luyến dạt dào dâng lên mà chính tôi cũng không ngờ nó đã làm mắt mình ươn ướt. Tôi có linh cảm là sẽ không còn dịp trở về nơi nắng bụi mưa bùn, nơi của những con người vì chiến tranh gặp nhau ở đây. Một năm qua, chỉ ở đây mới có một năm thôi mà cảm tình của tôi đối với cái thành phố cao nguyên này đã nẩy nở một cách sâu đậm. Pleiku thân thương, thành phố mang nhiều kỷ niệm những ngày cuối cùng trong cuộc đời binh nghiệp của tôi.
Đơn vị của tôi về đến Nha Trang, nhưng vì căn cứ này quá chật hẹp, nên một tuần sau lại có lệnh di chuyển xuống Phan Rang. Ngày rời Pleiku, tôi đã cố gắng đem được hầu hết vật dụng về Nha Trang, nhưng ngày rời Nha Trang xuống Phan Rang tôi đành bỏ lại tất cả những bàn ghế bằng gỗ quý đã tậu được ở Pleiku. Tiếc lắm, nhưng làm thế nào được, vả lại của cải là vật ngoại thân, bỏ đi để cho nhẹ gánh, mình còn nhiều việc quan trọng hơn phải lo.
http://farm9.staticflickr.com/8360/8374151274_020d637c2e_c.jpg

 Phi trường Phan Rang.

Phan Rang, quê hương của Tổng Thống Thiệu. Một thành phố hiền hòa nằm cạnh bờ biển. Phi trường Phan Rang rộng lớn. Sau vài ngày sống tạm trong một cư xá chật hẹp, chúng tôi được cấp phát cho một cư xá khang trang hơn. Sau khi rời Pleiku, đây là lần đầu tiên chúng tôi có được một chỗ ở riêng biệt, chả bù cho những ngày còn ở Nha Trang, tất cả nhân viên Phi Đoàn 229 đều sống lăn lóc với những tiện nghi rất eo hẹp. Mọi người hăm hở sửa soạn chỗ ở và chấp nhận Phan Rang làm quê hương mới cho mình…
Tình hình chiến sự từ các mặt trận thay đổi nhanh chóng. Những thành phố từ Quảng Trị trở vào lần lần mất vào tay quân địch. Nói đúng ra là tất cả những đơn vị chiến đấu đều được lệnh rút lui một cách vội vã trong khi địch quân chưa tới. Hơn nữa, có nhiều thành phố việt cộng không có ý định tấn công, mình lại tự động rút lui bỏ ngỏ.
Tôi là một người lính chuyên nghiệp, mặc dù với một cấp bậc nhỏ bé, nhiệm vụ của tôi chỉ biết thi hành mệnh lệnh chứ không có nhiều thắc mắc. Nhưng vì cứ lui binh mãi, lòng tự ái của người lính tác chiến bị xúc phạm. Sự tức tối vì cứ phải lui binh, cộng với những hình ảnh đau thương của người di tản đã nhiều lúc làm tôi như một người điên. Hôm Đại, người cơ phi của tôi bị thương vì việt cộng bắn trong lúc đang cứu người di tản, việc này làm tôi không còn bình tĩnh nữa. Tôi đã xách khẩu súng lục P38 định bắn vào ổ khóa của nhà tắm khi về đến căn cứ. Nhà tắm này nằm trong cư xá của một số nhân viên cơ hửu đóng tại Phan Rang. Họ đã khóa cửa nhà tắm lại chỉ vì sợ không còn đủ nước khi đơn vị của tôi đến chia xẻ. Đứng trước cửa nhà tắm, tôi giận dữ chửi thề:
“ Đ..M. tại sao lại đóng cửa? Có người nào mở ra không?”
Tôi la lớn để mọi người đều nghe. Rất nhiều binh sĩ trong cư xá đó theo dõi hành động của tôi nhưng tất cả đều im lặng. Tôi tức tối nói lớn hơn:
“ Được rồi, nếu không ai mở ra, thì tôi sẽ mở.”
Quay vào trong cư xá, tôi lấy khẩu súng lục P38 trở ra. Lần này với một giọng hằn học hơn tôi cảnh cáo:
“ Đ.M có thằng nào chịu mở không?”
Nhiều cặp mắt nhìn tôi chầm chầm, nhưng tất cả vẫn hoàn toàn im lặng. Tôi dí họng súng vào ngay ổ khóa định bóp cò, thì thình lình có người vội vã lên tiếng:
“ Anh đừng có bắn, để tôi mở, tại mấy thằng kia nó khóa lại đó.”
Thế rồi anh này vội vã mở cửa nhà tắm ra sau khi đổ thừa là tại một vài người nào đó ích kỷ khóa lại. Lúc đó, tôi thật sự rất cần những gầu nước thật lạnh để gột rửa những tức tối trong lòng mình. Di tản, chết chóc, khổ đau, đói khát.v.v…và sau cùng là đồng đội của tôi đã đổ máu, tôi đã không còn là tôi nữa…
Sau Pleiku, Ban Mê Thuột, rồi đến Quân Đoàn 1 vội vã rút lui. Bây giờ cái lệnh di tản chiến thuật quái đản này thật sự gây hoang mang cho cả mọi người. Làn sóng người hớt hải xuôi nam như một bệnh dịch lan truyền nhanh chóng. Dân và quân không còn niềm tin vào lệnh lạc nữa. Theo tôi nghĩ, mọi người chỉ sợ mình là kẻ bị bỏ rơi, chứ không hẳn là sợ đánh với việt cộng.
http://vnafmamn.com/BlackApril/Back_April13.jpg
Tôi cứ tưởng là lệnh sẽ cho dừng lại tại đây để đánh một trận sống chết với quân thù, nhưng rồi, Qui Nhơn lại được lệnh di tản! Để rồi kể từ đó, Khánh Dương, Tuy Hòa, Nha Trang sụp đổ theo làn sóng người bỏ chạy, trong khi đó Bảo Lộc lại bị áp lực nặng nề và Đà Lạt không còn quân bảo vệ. Tất cả mọi người đều lo di tản về Sài Gòn. Lòng quân và dân hoàn toàn rối loạn. Tin chiến sự thay đổi từng giờ từng phút, ai cũng lo lắng cho gia đình bị bỏ rơi. Phi trường Phan Rang chỉ còn lại những quân nhân thật sự cần thiết để tác chiến. Tất cả gia đình binh sĩ và những phần sở không trực tiếp chiến đấu đều di tản về Sài Gòn. Chiến tranh đã thật sự hiện ra rõ ràng nơi tôi vừa định cư mà thoạt đầu tôi cứ tưởng sẽ là quê hương lâu dài của đơn vị.
Trong một đêm của những ngày cuối cùng tại Phan Rang, tôi đã thao thức và hồi hộp suốt đêm. Tôi sợ rằng, đến sáng hôm sau Đà Lạt sẽ bị mất. Tôi sợ gia đình chị tôi và mấy đứa em đang sống tại thành phố này phải chịu cảnh lầm than như những người di tản trên liên tỉnh lộ 7. Tôi không theo đạo Chúa hay Phật, nhưng tôi đã cám ơn Chúa Phật rất nhiều vì đến ngày hôm sau, Đà Lạt vẫn chưa lọt vào tay việt cộng. Nhờ chuyến bay của một đơn vị bạn, tôi lên Đà Lạt ngày hôm đó, với ý định: đuổi gia đình bà chị về Sài Gòn bằng mọi giá. Tôi sợ rằng bà chị của tôi không chịu đi vì tiếc rẻ cái tài sản to lớn mà vợ chồng bà khổ công tạo dựng. Tôi sợ lắm vì cảnh đau thương của những người di tản đã hằn sâu vào đầu tôi trong mấy tuần qua. Càng sợ hơn nữa, trước đó vài ngày, lợi dụng một phi vụ lấy tàu từ Nha Trang về Phan Rang, tôi đã lén bay lên Đà Lạt và đáp trên nóc nhà bà chị để báo tin di tản. Cứ tưởng rằng bà chị của tôi hiểu được sự khẩn cấp mà về Sài Gòn, nhưng không ngờ mấy ngày sau, tôi được tin cả gia đình bà ấy vẫn còn ở tại Đà Lạt, chẳng ai đi đâu hết…
Vừa xuống phi trường Cam Ly, tôi tức tốc đến ngay nhà bà chị với quyết định: nếu chị ấy tiếc rẻ cái gì thì tôi sẽ rút súng bắn bỏ cái đó. May mắn thay, ngày hôm đó cũng là ngày bà ấy rời Đà Lạt. Còn lại một người em gái, tôi định đem em về Phan Rang để tìm phương tiện di chuyển, nhưng khi ra đến phi trường Cam Ly, gặp một chuyến C-130 chở người di tản, tôi đã gửi em về thẳng Sài Gòn. Nhìn chiếc C-130 nặng nề cất cánh mang theo người em của mình, tâm tư tôi cảm thấy nhẹ nhõm. Nhẹ gánh lo gia đình, tôi yên tâm trở về Phan Rang và tự nhủ rằng, dù có phải tử thủ đến giờ phút cuối cùng, tôi cũng không sợ.
Sau cùng, việc đáp phi cơ trên nóc nhà bà chị, đã làm cho chị tôi gặp nhiều rắc rối sau khi việt cộng lên nắm chính quyền. Thật ra tôi cũng không muốn làm vậy, nhưng đâu còn cách nào khác, bởi vì tình hình lúc đó rất hỗn loạn, phương tiện truyền thông rất giới hạn, trong khi chiến sự lại thay đổi từng giờ từng phút !
Rồi thì việc phải đến đã đến, sau khi Khánh Dương mất vào tay việt cộng, Nha Trang bỏ ngỏ, bây giờ Phan Rang là tiền đồn của cuộc chiến. Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi được cử ra từ Sài Gòn cùng Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang Tư Lệnh Sư Đoàn 6 Không Quân là hai người chỉ huy bộ tư lệnh tiền phương chống giữ Phan Rang.
Thành phần chống giữ phi trường Phan Rang gồm có Địa Phương Quân, Sư Đoàn 2 Bộ Binh, Biệt Động Quân. Nhưng thành phần chủ lực thật sự chỉ có Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù. Những đơn vị khác chỉ là những đơn vị được tập họp lại một cách vội vã sau khi di tản từ những nơi khác về.
Không khí chiến tranh càng lúc càng nặng nề. Mọi người chỉ mong rằng mình có thể giữ vững phi trường Phan Rang hầu cản bước tiến của địch quân. Những tin đồn như là: “Ông Thiệu sẽ không bỏ quê hương của ông ta” đã được nhiều người nhắc nhở hầu lấy đó làm niềm tin để sống chết với quân thù.
Phi trường Phan Rang vắng lặng, không một hàng quán mở cửa, không một bóng dáng của gia đình binh sĩ, không khí chiến tranh bao trùm lên mọi cảnh vật. Lác đác một vài chiếc xe cam nhông hối hả chạy qua, một vài binh sĩ gò lưng trên chiếc Honda trong trạng thái vội vã. Tình trạng tiếp liệu cho Phan Rang càng ngày càng eo hẹp. Những đàn bò nuôi trong phi trường lần lượt bị giết để làm lương thực cho quân đồn trú. Tình trạng giết bò này lại không được tổ chức một cách hiệu quả, cho nên nhiều con bò bị giết một cách dư thừa, những con còn lại sợ hãi bỏ chạy tán loạn mỗi khi thấy bóng dáng của người. Tôi đã chứng kiến một con bị giết ngay trước cư xá mình, trong tích tắc, cả một con bò to lớn chỉ còn lại một đống xương và một vũng máu bầy hầy, mùi hôi thối nồng nặc xông lên trong cái nóng hừng hực của Phan Rang đã làm mọi người lo lắng.
Trong nhiều tuần liên tục, chúng tôi sống nương tựa vào gạo sấy thịt hộp, không có đồ ăn tươi. Một vài cái mương trồng rau muống quanh khu gia binh đã bị ngắt ăn hết, ban đầu còn ăn lá, sau đó những cọng già cũng bị ngắt ăn luôn.
Vào một buổi ăn với lương khô, tôi vất vả nuốt từng miếng cơm gạo sấy, người xạ thủ của tôi móc trong túi áo bay ra một trái cà chua đưa cho tôi:
“Ông thầy, tôi có cái này nè”
Tôi sáng mắt lên cầm lấy quả cà chua non nhỏ xíu, không do dự, bỏ vào miệng nhai ngấu nghiến. Thú thật là tôi chưa bao giờ ăn một trái cà mà ngon như vậy. Sau khi nuốt mất trái cà quý báu đó, tôi bèn hỏi:
“ Ở đâu mà có vậy?”
“ Ở trong khu gia binh đó ông ơi. Tôi tìm thấy một luống cà, nhưng tất cả đều còn non.”
“ Bây giờ còn không?” Tôi hỏi.
“ Không biết nữa, Ngày hôm qua tôi thấy có mấy người đến hái.”
Sau khi ăn xong, tôi vội vã xách Honda chở Một, tên của người xạ thủ, trở lại khu gia binh kiếm thêm. Khi đến nơi, tất cả những trái cà dù lớn hay bé đều không còn. Cả hai chúng tôi chỉ đành hái lá cà về nấu canh. Ngày hôm sau, tôi và Một trở lại lần nữa, nhưng lần này cả hai đều thất vọng, bởi vì cả luống cà đều trụi lủi, một cái lá cũng không còn.
Vì ăn uống không có chất tươi, tôi đã bị nổi một cái nhọt to tướng ở ngay thắt lưng. Trong lúc tình hình nguy ngập như vậy, cái nhọt trên lưng quả là một điều đáng ngại. Đứng không thẳng, chạy không được, đã làm tôi lo lắng. Tuy nhiên, Một mới chính là người lo lắng nhiều hơn về cái nhọt của tôi. Một đã trông chờ từng giờ từng phút để ra tay tận diệt cái nhọt ấy. Ngày mà trên đỉnh cái nhọt vừa có một đốm trắng nhỏ xíu, là ngay lập tức, Một bắt tôi ngồi lên ghế với lưng quay về phía trước. Hắn ta đã xử dụng hết mười thành công lực để ép cho bằng được cái cùi nhọt ra. Tôi cắn răng chịu đựng sự đau đớn với hai hàng nước mắt tuôn rơi. Xong việc, tôi cảm thấy nhẹ nhõm như không còn cục đá ngàn cân đè ngang thắt lưng. Vận động chân tay để đo lường sự bình phục của mình, nhìn nét mặt lo lắng của Một, tôi cười nói:
“Chắc được rồi, không còn thấy khó chịu nữa.”
Nét mặt của Một lộ vẻ vui mừng:
“Ông thầy mà chạy không được thì phiền lắm đó.”
Một là người cùng quê, học cùng trường với tôi và sau tôi hai lớp. Không ngờ hai đứa lại gặp nhau ở một cái xứ cao nguyên xa lắc xa lơ, để rồi với tình chiến hữu, nghĩa đồng hương, hai chúng tôi đã cùng sống chết bên nhau trong những giờ phút cuối cùng của cuộc chiến.
Đã mấy ngày liên tục, tụi việt cộng cứ pháo kích ra rả vào phi trường, mọi người đều sống trong tình trạng cảnh giác. Sáng sớm ngày 16 tháng 4 năm 1975, đạn pháo của địch càng lúc càng dồn dập. Tất cả nhân viên của Phi Đoàn 229 đều túc trực ứng chiến tại phi cơ của mình.
Bầu trời ngày hôm đó quang đãng, có thể nhìn xa đến mười cây số. Ngay từ 7 giờ sáng, tiếng súng đạn đã vang dội từ xa. Địch quân đang dàn quân tiến chiếm phi trường. Mấy ngày hôm trước ba chiếc khu trục A1 biệt phái từ Sài Gòn ra yểm trợ Phan Rang, hôm nay chỉ còn lại hai, một chiếc đã anh dũng hy sinh trong trận chiến ngày hôm qua. Hai chiếc còn lại đang quần thảo với địch quân trên bầu trời hướng đông bắc. Tôi say sưa nhìn từng chiếc A1 nghiêng cánh sà xuống như những con đại bàng đang bắt mồi, rồi từng chiếc lại chậm rãi ngóc lên, theo sau là một cột khói dựng lên và sau cùng một tiếng nổ vang rền rung chuyển mặt đất.
Cùng lúc hai chiếc A1 đánh bom, bốn chiếc trực thăng võ trang của Phi Đoàn 229 và Phi Đoàn 235 thay phiên nhau nhả từng loạt đạn và rocket ngăn chận sự tiến quân của việt cộng. Tiếng rống vang lên từ mấy khẩu mini gun của trực thăng võ trang càng lúc nghe càng gần. Khi vỏ đạn từ những khẩu súng này rớt trên phi đạo tạo thành những tiếng kêu rổn rảng thì thình lình tôi nghe một âm thanh xì xèo xé gió. Kinh nghiệm chiến trường cho biết là một trái đạn pháo kích của địch đang rớt vào vị trí của tôi. Mọi người nhanh nhẹn nằm xuống để tránh sự tàn phá. Một tiếng nổ long trời cách tôi chừng ba mươi thước, quả đạn này trúng vào ụ đổ xăng của trực thăng, đồng thời làm cho Tuấn, người Trưởng Phi Cơ của chiếc trực thăng đậu trước mặt tôi bị thương nặng.
Cũng xin nói qua một ít về người phi công với nhiều đặc điểm khác người này: Th/Úy Nguyễn BửuTuấn.
Tuấn là đàn em của tôi ở quân trường Thủ Đức, nhưng là đàn anh của tôi ở trường bay. Cả hai chúng tôi phục vụ cùng một đơn vị ở Cần Thơ khi về nước và cùng đổi ra Phi Đoàn 229 Pleiku năm 1974.
Hắn ta rất đẹp trai, trắng trẻo như con gái, ăn nói nhỏ nhẹ nên nhiều người tưởng Tuấn là một người nhút nhát. Lầm, ngược lại Tuấn là một hoa tiêu rất bình tĩnh và lỳ lợm.
Năm 1971, trong lúc Phi Đoàn 219 chuyển sang bay UH, tôi và Tuấn biệt phái thay thế đơn vị này để đổ Lôi Hổ ở Lộc Ninh. Tuấn là Hoa Tiêu Chánh, tôi là Hoa Tiêu Phó. Mặc dù mặt mũi non choẹt, nhưng Th/Úy Tuấn đã chứng tỏ đầy đủ bản lãnh với phi công của hai chiếc trực thăng Cobra khi những chiến sĩ đồng minh này yểm trợ chúng tôi vào tận mật khu việt cộng ở tỉnh Kratie bên xứ Chùa Tháp. Mặc dù có tài, nhưng cuộc đời binh nghiệp của Tuấn không may mắn: từ ngày về nước mang lon Th/Úy, cho đến tàn cuộc chiến, Th/Úy Tuấn vẫn là Th/Úy Tuấn, không lên một cấp nào cả!
Đối với Tuấn, súng đạn không phải là thứ làm hắn ta hoảng hốt. Trong lúc mọi người tìm chỗ trú ẩn vì đạn pháo kích của địch, hắn ta vẫn bình thản ngồi khảy đàn trên sàn phi cơ của mình, chỉ tiếc rằng, lần này súng đạn không tránh hắn nữa!
Sau tiếng nổ kinh hồn và lửa bốc lên vì trúng ụ xăng, tiếng ồn ào phát ra từ phi cơ của Tuấn, một mảnh đạn pháo kích đã đâm vào lưng làm Tuấn gục xuống, máu tuôn ra ướt đẫm áo bay. Cây đàn đã rời tay Tuấn nằm nghiêng ngửa trên mặt đất…Vì vết thương của Tuấn quá nặng, Tr/Úy Xủi, người Trưởng Phi Cơ của chiếc trực thăng đậu bên cạnh vội vã cất cánh mang Tuấn về Phan Thiết cứu cấp…
Cũng may, người hoa tiêu tài hoa, lỳ lợm, nhưng thiếu may mắn này chỉ gục một lần, không chết, vẫn đứng dậy hiên ngang cất tiếng hát: “Anh không chết đâu em, anh chỉ vừa ngủ gục đêm qua…” Sau cuộc chiến, Th/Úy Tuấn một lần nữa thoát khỏi ngục tù cộng sản và định cư ở cái xứ “Down Under,” để rồi trong lúc trà dư tửu hậu, chàng có dịp kể lại những oai hùng đời lính cho con cháu mình nghe: chuyện của Tuấn, một chàng trai nước Việt…
Sau khi trái đạn làm cháy ụ đổ xăng, địch quân càng pháo kích nhiều hơn. Súng đạn nổ vang trời, địch quân quá đông và tràn ngập phi trường. Những con chim sắt của Phi Đoàn 229 đành đoạn lìa tổ để tránh xa vùng lửa đạn.
http://vnafmamn.com/aircraft/UH1_VNAF28.jpg
Phan Rang đã mất!
Tôi bàng hoàng!
Vẫn không tin là sự thật!
Tôi nghĩ là mình có thể giữ được Phan Rang, nhưng tôi đã lầm, trận chiến đã quyết định kể từ khi cái lệnh di tản chiến thuật quái đản ban ra! Một cái lệnh đã làm tan rã ý chí chiến đấu của những người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa !!!
Tôi không hèn đến nỗi phải bỏ chạy.
Đồng đội của tôi cũng không hèn đến nỗi phải bỏ chạỵ
Chiến tranh đã bao nhiêu năm rồi, người lính miền nam có bỏ chạy đâu? Tại sao bỗng dưng lại bỏ chạy?
Tới bây giờ tôi vẫn không có câu trả lời một cách xác đáng. Tuy nhiên tôi biết là những người lính như tôi không hèn nhát buông súng trước kẻ thù. Bằng chứng:
Trong một chuyến bốc quân và dân di tản từ Ban Mê Thuột về Khánh Dương, tôi đã chửi thề khi thấy một Ông Đại úy Biệt Động Quân trong đó:
“Đ.M mấy cha đánh giặc gì mà cứ bỏ chạy?”
Tôi đã gặp phải phản ứng giận dữ của Ông Đại Úy này:
“Đ.M tụi này đang chiếm lại Ban Mê Thuột thì có lệnh rút lui”
Lúc đó tôi ngạc nhiên, linh cảm một việc trọng đại sắp xảy ra. Nhưng sau đó tôi mới hiểu được những uất hận của một người lính cầm súng mà không được quyền chống trả. Tôi nợ một lời xin lỗi với Ông Đại Úy Biệt Động Quân này.
Than ôi!
Vận nước bấp bênh từ đây!
Mùa quốc hận 2011
Lạc Long Huỳnh Quốc Phú.
(Hiền nội edit.)
 
Biên Hùng chuyển

 

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm