Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Sài gòn ven đô

Sài Gòn ngày ấy có số dân từ thôn quê lên thành thị mỗi ngày một gia tăng để tránh chiến tranh. Chiến tranh càng lan rộng, dân cư càng bỏ ruộng đồng làng mạc tìm cách về Sài Gòn sinh sống mỗi ngày một nhiều

Sài Gòn ngày ấy có số dân từ thôn quê lên thành thị mỗi ngày một gia tăng để tránh chiến tranh. Chiến tranh càng lan rộng, dân cư càng bỏ ruộng đồng làng mạc tìm cách về Sài Gòn sinh sống mỗi ngày một nhiều; không chỉ là  từ các tỉnh, quận lân cận như Đức Hòa, Đức Huệ, Cai Lậy, Bến Tre… mà còn cả các tỉnh xa xôi như Quảng Trị, Thừa Thiên hay các tỉnh dọc miền Trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên… nữa. Chính quyền không có ngân sách để ổn định chỗ ở hay công việc làm ăn cho người chạy nạn cộng sản, mà gần như họ phải tự xoay xở lấy. 

sai-gon-ven-do3
Nhà tạm bợ lấn chiếm bên kênh Nhiêu Lộc trung tâm Sài Gòn năm 1967 Ảnh: Allen McKenzie

Trước đó nữa, từ đầu thập niên 1950, Sài Gòn  đã bắt đầu chấp nhận làn sóng di cư từ khắp nơi đổ về “Hòn ngọc Viễn Ðông”. Những khu nhà ở tạm bợ ven đô mọc lên. Các bờ kênh Tàu Hủ, kênh Tẻ, kênh Ðôi, bờ sông lớn nhỏ bị lấn chiếm. Các thương hồ cất lên những mái lều hay sống trên ghe xuồng mà ông Sơn Nam gọi là “nhà bồng bềnh”. Thật sự hình ảnh Sài Gòn chỉ còn đẹp ở khu trung tâm đã có từ thời Pháp với những hàng me xanh trên các con đường trải nhựa phẳng phiu. Trong khi đó, ven đô nhiều đường sá vẫn còn trải đất đá, mưa xuống hình thành các ổ gà ổ trâu lầy lội.

Anh bạn của tôi kể gia đình anh từ Long An về Sài Gòn sống khoảng năm 1955 tại một con đường bây giờ mang tên Lãnh Binh Thăng Q.11. Hồi đó, khu vực này còn hoang sơ, nhà cửa mái tôn vách lá, nhiều chỗ là ao vũng trồng rau muống. Ba anh mua một mảnh đất ruộng rẻ tiền gần Nhị tỳ Quảng Ðông để cất nhà, lần hồi được chính quyền cho hợp thức hóa. Cuộc sống của dân lao động nghèo vất vả lắm mới kiếm được miếng ăn.

sai-gon-ven-do2
Kênh Hàng Bàng Chợ Lớn năm 1961 nhếch nhác nhà lá. Ảnh: Allen McKenzie

Những hình ảnh tài liệu xưa còn lưu lại, thì khu trung tâm Q.1, Q.3 êm đềm như một góc tỉnh lẻ bên châu Âu nhờ một số kiến trúc công sở, nhà ở đặc thù kiểu Pháp. Q.4, Q. 8, Bình Chánh, Thủ Thiêm khi đó chỉ toàn đầm lầy ít có người dân sinh sống. Người dân di cư về Sài Gòn, tìm kiếm những chỗ đông đúc dân cư để dễ mua bán làm ăn. Người không tiền lận lưng thì lấn chiếm kênh rạch làm nơi trú ngụ. Một tờ báo ngày trước, dựa vào các thống kê cho biết, Sài Gòn giữa thập niên 1960 có đến 40% dân số sống trong các khu ổ chuột lấn chiếm kênh rạch.

Nhà văn Sơn Nam miêu tả trong “Bến Nghé xưa” thì khi Chợ Bến Thành hoàn thành năm 1914, “trước mặt còn là ao vũng sình lầy. Giữa Sài Gòn và Chợ Lớn phía đất thấp (…), còn ruộng lúa với người cày, ao nuôi vịt, ngọn rạch cạn. Giữa Sài Gòn và ở phần đất cao còn nhiều chòm tre, cây da, mồ mả to xen vào những đám rẫy trồng rau cải và bông hoa, những xóm nhà ổ chuột; bầy bò dê đi lang thang ăn cỏ”. Khu Hòa Hưng (Q.10 hiện nay) cho đến ngã tư Bảy Hiền có vô số nghĩa trang, mồ mả. Khu Nguyễn Thiện Thuật, Lý Thái Tổ, Nguyễn Ðình Chiểu (Q.3 hiện nay) toàn nhà lá nền đất xây dựng tạm bợ không theo quy hoạch nào. Khu quận 4, quận 7, khu Cầu Ông Lãnh, Cầu Kho… sát cạnh chợ Bến Thành đa số là nhà tranh vách lá tạm bợ.

Chuyện nhà văn Sơn Nam nói là chuyện ngày xửa ngày xưa nhưng tôi có thể hình dung ra được chút ít, bởi ba má tôi lên Sài Gòn sống ở khu Hòa Hưng hồi đầu thập niên 1960. Rất nhiều khu đất dọc đường Tô Hiến Thành, Bắc Hải còn là ao vũng, cỏ mọc cao đến đầu người dùng làm khu quân sự, một vài chỗ cất trại gia binh dành cho vợ con binh lính sĩ quan cư ngụ. Q. 10 thì không thấy nhà ổ chuột. Mà hầu hết những nhà trong hẻm của dân lao động diện tích không lớn cũng không nhỏ, cất theo chia lô, cột gỗ vách gạch mái tôn, vài nơi còn mồ mả không biết của ai nằm trơ trước cửa hay bên hông nhà. Người dựng nhà ở không dám bốc mả, sợ chạm hương hồn người quá cố. Những khu ổ chuột mà ông Sơn Nam nhắc đến là ở Q. 4, Q.8, dọc kênh Nhiêu Lộc (Q.3) hay Cầu Ông Lãnh, Cầu Kho, tức là những khu nhà sàn lấn chiếm các bờ kênh rạch.

sai-gon-ven-do
Một khu vực trên đường Hùng Vương bị thương phế binh cắm dùi năm 1970. Ảnh: Allen McKenzie

Nhớ hồi còn đi học ghé nhà thằng bạn chơi ở kênh Nhiêu Lộc nằm sâu trong con hẻm nhỏ trên đường Kỳ Ðồng. Ði tìm nhà mà không kiếm ra chỉ vì nhà không có số. Thằng bạn bảo “cứ đến đầu hẻm có xe nước mía hỏi nhà ông Năm Kèn, người ta chỉ cho”. Ðến nơi, chị bán nước mía hỏi lại: “Kèn nào? Ở đây có đến ba Năm Kèn. Kèn đám ma, Kèn đồng nhà thờ Cứu Thế, Kèn thợ mộc?”. Tôi chợt nhớ, có lần thằng bạn bảo ba nó làm nghề thợ mộc. Thế là đúng rồi, ông Năm Kèn thợ mộc nhà tận ngoài bờ kênh. Ði vào con hẻm teo dần, qua mấy căn nhà sàn nhỏ bé chen chúc, cửa sổ nhà này mở ra chạm cánh cửa sổ nhà kia, bên dưới là mặt nước đen ngòm hôi hám, nhà thằng bạn ló mặt ra gần giữa dòng kênh. Tôi nghĩ bụng, “lấn chiếm như thế này thì thật là quá đáng”.

Thằng bạn cười sượng sùng khen: “Mày tìm ra được nhà trong cái khu ổ chuột này thì đúng là giỏi”. Không biết thằng bạn thật lòng hay tự ái mà nói đến khu ổ chuột của mình đang ở.

Hồi năm 1970, phong trào “thương phế binh cắm dùi” nở rộ, khởi phát từ những cuộc biểu tình đòi chính phủ cấp đất cho họ. Nhiều nhóm thương binh đóng cọc, giăng dây chiếm những mảnh đất hai bên lề đường, dựng lều trước một số nhà ở mặt tiền làm mất vẻ mỹ quan một số con đường đẹp của thành phố. Sau đó chánh quyền giải tỏa và xây cất các làng thương phế binh khang trang cho họ ở.

Nhiều khu ổ chuột mọc lên, cuộc sống nhếch nhác, phá vỡ dự kiến quy hoạch mở rộng thành phố Sài Gòn, trong khi đó nhà ổ chuột hiện thời lúc đó lấn chiếm các kênh rạch tại Sài Gòn-Chợ Lớn lên đến hơn một trăm ngàn căn. Ðể chỉnh trang đô thị, Sài Gòn phải nhanh chóng xây các khu chung cư nhưng suốt cả một thời gian dài đến năm 1975 chỉ mới giải quyết được chưa tới một phần ba nhu cầu nhà ở cho số dân dự kiến di dời.

sai-gon-ven-do1
Nhà sàn ở bán đảo Thủ Thiêm thập niên 1960. Ảnh: Manhhaiflick

Hồi làm nhân viên ở Viện Quy hoạch thành phố, tôi có dịp xem qua những bản đồ dự kiến phát triển thành phố Sài Gòn mở rộng sang bán đảo Thủ Thiêm. Tất cả bản đồ quy hoạch đều sử dụng tiếng Anh do cơ quan Phát triển quốc tế của Hoa Kỳ giúp đỡ thiết lập dự án. Cũng như một tập tài liệu về thổ nhưỡng, cốt nền toàn bộ bán đảo Thủ Thiêm. Thấy tôi quỡn việc, ông sếp kỹ sư công chánh nhờ tôi dịch tập tài liệu ra tiếng Việt để in làm tư liệu nghiên cứu san nền. Nhờ đó mà tôi biết cốt nền bán đảo Thủ Thiêm rất thấp, dễ ngập khi gặp mưa kéo dài và triều cường lên của sông Sài Gòn. Nền đất yếu xây nhà cao tầng cần nhiều giải pháp kỹ thuật tốn kém. Do đó, dự án phát triển mở rộng đô thị hồi năm 1972 vẫn nằm trong bàn giấy.

Ngày nay, bán đảo Thủ Thiêm đã trở thành vùng đất vàng. Nhiều dự án phát triển đô thị đang được tiến hành, chưa biết bao giờ mới hình thành rõ nét. Tuy nhiên, hàng chục ngàn căn nhà ổ chuột bao quanh kênh Nhiêu Lộc kéo dài từ Bình Thạnh đến Q.3 đã được giải tỏa, xây cất lại khang trang, mặt nước đen ngòm ngày xưa nay đã xanh dòng. Nhiều khu vực ổ chuột khác bên dòng kênh Tàu Hủ, kênh Tẻ đang được giải tỏa, xây dựng cầu đường rộng thoáng. Sài Gòn bây giờ trông hiện đại hơn, nhưng để theo kịp các đô thị của các nước Á châu lân cận khác thì cũng còn hơi lâu.

TN

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Sài gòn ven đô

Sài Gòn ngày ấy có số dân từ thôn quê lên thành thị mỗi ngày một gia tăng để tránh chiến tranh. Chiến tranh càng lan rộng, dân cư càng bỏ ruộng đồng làng mạc tìm cách về Sài Gòn sinh sống mỗi ngày một nhiều

Sài Gòn ngày ấy có số dân từ thôn quê lên thành thị mỗi ngày một gia tăng để tránh chiến tranh. Chiến tranh càng lan rộng, dân cư càng bỏ ruộng đồng làng mạc tìm cách về Sài Gòn sinh sống mỗi ngày một nhiều; không chỉ là  từ các tỉnh, quận lân cận như Đức Hòa, Đức Huệ, Cai Lậy, Bến Tre… mà còn cả các tỉnh xa xôi như Quảng Trị, Thừa Thiên hay các tỉnh dọc miền Trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên… nữa. Chính quyền không có ngân sách để ổn định chỗ ở hay công việc làm ăn cho người chạy nạn cộng sản, mà gần như họ phải tự xoay xở lấy. 

sai-gon-ven-do3
Nhà tạm bợ lấn chiếm bên kênh Nhiêu Lộc trung tâm Sài Gòn năm 1967 Ảnh: Allen McKenzie

Trước đó nữa, từ đầu thập niên 1950, Sài Gòn  đã bắt đầu chấp nhận làn sóng di cư từ khắp nơi đổ về “Hòn ngọc Viễn Ðông”. Những khu nhà ở tạm bợ ven đô mọc lên. Các bờ kênh Tàu Hủ, kênh Tẻ, kênh Ðôi, bờ sông lớn nhỏ bị lấn chiếm. Các thương hồ cất lên những mái lều hay sống trên ghe xuồng mà ông Sơn Nam gọi là “nhà bồng bềnh”. Thật sự hình ảnh Sài Gòn chỉ còn đẹp ở khu trung tâm đã có từ thời Pháp với những hàng me xanh trên các con đường trải nhựa phẳng phiu. Trong khi đó, ven đô nhiều đường sá vẫn còn trải đất đá, mưa xuống hình thành các ổ gà ổ trâu lầy lội.

Anh bạn của tôi kể gia đình anh từ Long An về Sài Gòn sống khoảng năm 1955 tại một con đường bây giờ mang tên Lãnh Binh Thăng Q.11. Hồi đó, khu vực này còn hoang sơ, nhà cửa mái tôn vách lá, nhiều chỗ là ao vũng trồng rau muống. Ba anh mua một mảnh đất ruộng rẻ tiền gần Nhị tỳ Quảng Ðông để cất nhà, lần hồi được chính quyền cho hợp thức hóa. Cuộc sống của dân lao động nghèo vất vả lắm mới kiếm được miếng ăn.

sai-gon-ven-do2
Kênh Hàng Bàng Chợ Lớn năm 1961 nhếch nhác nhà lá. Ảnh: Allen McKenzie

Những hình ảnh tài liệu xưa còn lưu lại, thì khu trung tâm Q.1, Q.3 êm đềm như một góc tỉnh lẻ bên châu Âu nhờ một số kiến trúc công sở, nhà ở đặc thù kiểu Pháp. Q.4, Q. 8, Bình Chánh, Thủ Thiêm khi đó chỉ toàn đầm lầy ít có người dân sinh sống. Người dân di cư về Sài Gòn, tìm kiếm những chỗ đông đúc dân cư để dễ mua bán làm ăn. Người không tiền lận lưng thì lấn chiếm kênh rạch làm nơi trú ngụ. Một tờ báo ngày trước, dựa vào các thống kê cho biết, Sài Gòn giữa thập niên 1960 có đến 40% dân số sống trong các khu ổ chuột lấn chiếm kênh rạch.

Nhà văn Sơn Nam miêu tả trong “Bến Nghé xưa” thì khi Chợ Bến Thành hoàn thành năm 1914, “trước mặt còn là ao vũng sình lầy. Giữa Sài Gòn và Chợ Lớn phía đất thấp (…), còn ruộng lúa với người cày, ao nuôi vịt, ngọn rạch cạn. Giữa Sài Gòn và ở phần đất cao còn nhiều chòm tre, cây da, mồ mả to xen vào những đám rẫy trồng rau cải và bông hoa, những xóm nhà ổ chuột; bầy bò dê đi lang thang ăn cỏ”. Khu Hòa Hưng (Q.10 hiện nay) cho đến ngã tư Bảy Hiền có vô số nghĩa trang, mồ mả. Khu Nguyễn Thiện Thuật, Lý Thái Tổ, Nguyễn Ðình Chiểu (Q.3 hiện nay) toàn nhà lá nền đất xây dựng tạm bợ không theo quy hoạch nào. Khu quận 4, quận 7, khu Cầu Ông Lãnh, Cầu Kho… sát cạnh chợ Bến Thành đa số là nhà tranh vách lá tạm bợ.

Chuyện nhà văn Sơn Nam nói là chuyện ngày xửa ngày xưa nhưng tôi có thể hình dung ra được chút ít, bởi ba má tôi lên Sài Gòn sống ở khu Hòa Hưng hồi đầu thập niên 1960. Rất nhiều khu đất dọc đường Tô Hiến Thành, Bắc Hải còn là ao vũng, cỏ mọc cao đến đầu người dùng làm khu quân sự, một vài chỗ cất trại gia binh dành cho vợ con binh lính sĩ quan cư ngụ. Q. 10 thì không thấy nhà ổ chuột. Mà hầu hết những nhà trong hẻm của dân lao động diện tích không lớn cũng không nhỏ, cất theo chia lô, cột gỗ vách gạch mái tôn, vài nơi còn mồ mả không biết của ai nằm trơ trước cửa hay bên hông nhà. Người dựng nhà ở không dám bốc mả, sợ chạm hương hồn người quá cố. Những khu ổ chuột mà ông Sơn Nam nhắc đến là ở Q. 4, Q.8, dọc kênh Nhiêu Lộc (Q.3) hay Cầu Ông Lãnh, Cầu Kho, tức là những khu nhà sàn lấn chiếm các bờ kênh rạch.

sai-gon-ven-do
Một khu vực trên đường Hùng Vương bị thương phế binh cắm dùi năm 1970. Ảnh: Allen McKenzie

Nhớ hồi còn đi học ghé nhà thằng bạn chơi ở kênh Nhiêu Lộc nằm sâu trong con hẻm nhỏ trên đường Kỳ Ðồng. Ði tìm nhà mà không kiếm ra chỉ vì nhà không có số. Thằng bạn bảo “cứ đến đầu hẻm có xe nước mía hỏi nhà ông Năm Kèn, người ta chỉ cho”. Ðến nơi, chị bán nước mía hỏi lại: “Kèn nào? Ở đây có đến ba Năm Kèn. Kèn đám ma, Kèn đồng nhà thờ Cứu Thế, Kèn thợ mộc?”. Tôi chợt nhớ, có lần thằng bạn bảo ba nó làm nghề thợ mộc. Thế là đúng rồi, ông Năm Kèn thợ mộc nhà tận ngoài bờ kênh. Ði vào con hẻm teo dần, qua mấy căn nhà sàn nhỏ bé chen chúc, cửa sổ nhà này mở ra chạm cánh cửa sổ nhà kia, bên dưới là mặt nước đen ngòm hôi hám, nhà thằng bạn ló mặt ra gần giữa dòng kênh. Tôi nghĩ bụng, “lấn chiếm như thế này thì thật là quá đáng”.

Thằng bạn cười sượng sùng khen: “Mày tìm ra được nhà trong cái khu ổ chuột này thì đúng là giỏi”. Không biết thằng bạn thật lòng hay tự ái mà nói đến khu ổ chuột của mình đang ở.

Hồi năm 1970, phong trào “thương phế binh cắm dùi” nở rộ, khởi phát từ những cuộc biểu tình đòi chính phủ cấp đất cho họ. Nhiều nhóm thương binh đóng cọc, giăng dây chiếm những mảnh đất hai bên lề đường, dựng lều trước một số nhà ở mặt tiền làm mất vẻ mỹ quan một số con đường đẹp của thành phố. Sau đó chánh quyền giải tỏa và xây cất các làng thương phế binh khang trang cho họ ở.

Nhiều khu ổ chuột mọc lên, cuộc sống nhếch nhác, phá vỡ dự kiến quy hoạch mở rộng thành phố Sài Gòn, trong khi đó nhà ổ chuột hiện thời lúc đó lấn chiếm các kênh rạch tại Sài Gòn-Chợ Lớn lên đến hơn một trăm ngàn căn. Ðể chỉnh trang đô thị, Sài Gòn phải nhanh chóng xây các khu chung cư nhưng suốt cả một thời gian dài đến năm 1975 chỉ mới giải quyết được chưa tới một phần ba nhu cầu nhà ở cho số dân dự kiến di dời.

sai-gon-ven-do1
Nhà sàn ở bán đảo Thủ Thiêm thập niên 1960. Ảnh: Manhhaiflick

Hồi làm nhân viên ở Viện Quy hoạch thành phố, tôi có dịp xem qua những bản đồ dự kiến phát triển thành phố Sài Gòn mở rộng sang bán đảo Thủ Thiêm. Tất cả bản đồ quy hoạch đều sử dụng tiếng Anh do cơ quan Phát triển quốc tế của Hoa Kỳ giúp đỡ thiết lập dự án. Cũng như một tập tài liệu về thổ nhưỡng, cốt nền toàn bộ bán đảo Thủ Thiêm. Thấy tôi quỡn việc, ông sếp kỹ sư công chánh nhờ tôi dịch tập tài liệu ra tiếng Việt để in làm tư liệu nghiên cứu san nền. Nhờ đó mà tôi biết cốt nền bán đảo Thủ Thiêm rất thấp, dễ ngập khi gặp mưa kéo dài và triều cường lên của sông Sài Gòn. Nền đất yếu xây nhà cao tầng cần nhiều giải pháp kỹ thuật tốn kém. Do đó, dự án phát triển mở rộng đô thị hồi năm 1972 vẫn nằm trong bàn giấy.

Ngày nay, bán đảo Thủ Thiêm đã trở thành vùng đất vàng. Nhiều dự án phát triển đô thị đang được tiến hành, chưa biết bao giờ mới hình thành rõ nét. Tuy nhiên, hàng chục ngàn căn nhà ổ chuột bao quanh kênh Nhiêu Lộc kéo dài từ Bình Thạnh đến Q.3 đã được giải tỏa, xây cất lại khang trang, mặt nước đen ngòm ngày xưa nay đã xanh dòng. Nhiều khu vực ổ chuột khác bên dòng kênh Tàu Hủ, kênh Tẻ đang được giải tỏa, xây dựng cầu đường rộng thoáng. Sài Gòn bây giờ trông hiện đại hơn, nhưng để theo kịp các đô thị của các nước Á châu lân cận khác thì cũng còn hơi lâu.

TN

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm