Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

TT NIXON VÀ CHƯƠNG TRÌNH "VIỆT NAM HOÁ"

Như đã trình bày, ngay sau khi nhậm chức nguyên thủ Hoa Kỳ, Tổng thống Nixon đã lập tức đảo ngược phương sách can thiệp của vị Tổng thống tiền nhiệm



Đại tướng Cao Văn Viên kể về các cuộc hội đàm ngưng bắn.

Như đã trình bày, ngay sau khi nhậm chức nguyên thủ Hoa Kỳ, Tổng thống Nixon đã lập tức đảo ngược phương sách can thiệp của vị Tổng thống tiền nhiệm Johnson bằng kế hoạch Việt Nam hóa. Thay vì phải trực tiếp đối đầu với Cộng quân, Tổng thống Nixon chủ trương thương thuyết và chiến lược mưu tìm hòa bình của ông được đặt trên "ba cây cột: thiện chí, sức mạnh và tình tương nhiệm". Đó là cách Tổng thống Nixon thường nói. Một điểm khác biệt chính yếu duy nhất giữa Tổng thống Nixon và chính sách Hoa Kỳ tại VN từ năm 1954 cho đến trước khi Tổng thống cầm quyền vào tháng 1/1969 dó là ở điểm Tổng thống Nixon "muốn phía tương nhiệm gánh vác việc phòng thủ".

Theo kế hoạch Việt Nam Hóa của Tổng thống Nixon, trong các năm 1969, 1970, 1971, 1972, Lực lượng Hoa Kỳ lần lượt rút khỏi Việt Nam. Các đơn vị Hoa Kỳ còn lại tiếp tục phối hợp nhịp nhàng với các đơn vị Việt Nam Cộng Hòa. Sự kết hợp giữa bộ Chỉ huy Yểm trợ Quân sự Hoa Kỳ tại VN (gọi tắt là USMACV) cùng bộ Tổng Tham mưu Quân lực VNCH diễn ra tốt đẹp.

Sau khi Hiệp định Paris được ký kết vào ngày 27-1-1973 và có hiệu lực vào 8 giờ sáng ngày 28-1-1973, mức quân viện của Hoa Kỳ bị giảm lần. Suốt trong những tháng đầu năm 1973, Bộ Tổng Tham mưu QL.VNCH và Văn phòng Tùy viên Quân sự Hoa Kỳ (gọi tắt là DAO) đưa ra đề nghị số tiền quân viện là 1,600 triệu Mỹ kim. Tổng thống Nixon chuyển sang Quốc hội đề nghị này nhưng với con số sửa đổi là 1,474 triệu Mỹ kim, nhưng Tổng thống Nixon xin thêm 1 khoản 474 triệu đô phụ cho tài khóa 1974 để trang trải các khoản kinh phí về hành quân mở rộng và thay thế các quân cụ bị hư hỏng cùng với 266 triệu Mỹ kim khác để đắp vào khoản thâm hụt do tài khóa năm trước còn thiếu.

Tháng Tư năm 1974, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cử Đại tướng Cao Văn Viên với tư cách Tổng Tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham mưu sang Hoa Kỳ để vận động sự ủng hộ đề nghị viện trợ vừa nói. Tại Ngũ Giác Đài, Đại tướng Viên trình bày về tình hình quân sự tại VNCH với đầy đủ bằng chứng và hình ảnh về sự vi phạm hiệp định của địch cũng như cuộc chuyển quân và chiến cụ ồ ạt của CSBV vào miền Nam. Các viên chức của bộ Quốc phòng Mỹ bày tỏ một lòng hậu thuẫn Đại tướng Viên hết mình nhưng chẳng may Quốc hội Hoa Kỳ lại bác bỏ yêu cầu viện trợ phụ trội mà chỉ cho phép tối đa cho năm 1975 là 1 tỉ Mỹ kim và trong đó 700 triệu Mỹ kim sẽ bao gồm mọi phí khoản. Trong số này thì tiền chi tiêu cho hoạt động của cơ quan DAO chiếm hết 46 triệu đô. Con số này làm cho quân và dân VNCH sững sờ. Dĩ nhiên ai cũng nhìn thấy một khoảng cách giữa nhu cầu và số cung rộng lớn như thế nào. Sự cắt giảm quân viện của Hoa Kỳ đã ảnh hưởng đến hoạt động của các đơn vị VNCH, nhất là Không quân và Hải quân. Sau đây là tình hình hoạt động của Không quân VNCH trong giai đoạn cuối của kế hoạch "Việt Nam hóa" do Tổng thống Nixon đề ra. Phần này được biên soạn dựa theo Hồi ký của Đại tướng Cao Văn Viên do Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ xuất bản.



* Những khó khăn của Không quân VNCH từ 1973 đến 1975

-Ngưng hoạt động hơn 200 phi cơ, trong đó có các phi cơ ném bom A-1, phi cơ thám thính 0-1 và các loại phi cơ vận tải loại C-7, C-119, và C-47. Chấm dứt việc thay thế F 5A bằng F-5E. 36 chiếc được đặt mua nay phải giao lại cho Không quân Hoa Kỳ, và số tiền hoàn trả chỉ dùng vào công việc bảo trì và hoạt động của các phi cơ hiện hữu.

-400 sinh viên sĩ quan phi công đang thụ huấn tại Hoa Kỳ phải bỏ ngang khóa học trở về nước. Hơn 1,000 khóa sinh Không quân vừa phi hành vừa không phi hành đang theo học đang theo học các khóa Anh ngữ để chuẩn bị đi học chuyên môn phải chuyển sang học Bộ binh tác chiến. Điều này tạo một ảnh hưởng tâm lý tai hại cho Không quân Việt Nam.

- Cắt bớt số giờ bay cho các phi vụ huấn luyện và yểm trợ mà trong đó các phi vụ yểm trợ bị cắt xuống còn một nửa so với mức độ của hai năm 1973-1974, các phi vụ thám thính bị cắt 58% Như vậy vấn đề phát giác và theo dõi các cuộc chuyển quân của địch bị trở ngại và công tác bảo vệ đoàn tiếp tế cũng bị hạn chế rất nhiều. Trực thăng vận bị cắt giảm 70%. Điều này làm ảnh hưởng nặng nề trong công tác tải thương hay đổ quân tăng cường và tiếp tế, nhất là trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long với hệ thống kênh đào chằng chịt như bái quái trận đồ. Nơi đây nhờ chiến thuật trực thăng vận mà rất nhiều binh sĩ bị thương được kịp thời cứu sống và nhiều đồn bị vây hãm được giải tỏa kịp thời. Nay thiếu vắng các trực thăng này buộc Quân đội phải dùng đến thuyền tam bản và ghe để tải thương, việc tiếp tế đạn dược trở nên vô cùng khó khăn. Thêm vào đó, vấn đề tâm lý rất khó nguôi.

Các chuyến chuyên chở bằng đường hàng không cũng bị cắt một nửa. Sự kiện này có ảnh hưởng nặng đến khả năng di quân của các đơn vị Tổng trừ bị. Vì Nhảy Dù và Thủy quân Lục chiến là hai lực lượng tổng trừ bị nên cần phải có mặt tại bất cứ nơi nào cần đến trên toàn lãnh thổ, do đó khả năng cơ động của hai lực lượng này vô cùng quan trọng. Suốt trong năm 1972, khi Cộng quân tấn công, Sư đoàn Nhảy Dù phải di chuyển từ Sài Gòn lên Pleiku rồi từ Pleiku ra Vùng 1 chỉ trong vòng 48 giờ. Việc di chuyển này vẫn do phi cơ của chính phủ hay của Hoa Kỳ nhưng vẫn không làm ảnh hưởng đến các hoạt động không vận khác. Thế nhưng qua năm 1975 cũng với hoạt động như vậy thì phải mất 7 ngày và phải cắt bớt các chuyến bay khác để lấy phi cơ chuyển quân. Các loại phi cơ C-130A là phương tiện không vận chính, đã phải thi hành một số phi vụ ném bom vào các tháng đầu năm 1975. Nhưng vì yếu tố kỹ thuật cũng như cánh phi cơ nứt, bình xăng rỉ cộng với sự cắt giảm các chuyến bay nên mỗi ngày chỉ có 8 trong 32 chiếc C-130 A được sử dụng.

Suốt trong vài tháng cuối của cuộc chiến, vì lâm vào tình trạng khó khăn, nên bộ Tổng Tham Mưu đã dùng phi cơ C-130 A vận tải để thi hành các phi vụ yểm trợ chiến thuật, tăng cường hỏa lực và để giảm thiểu thiệt hại về số phản lực cơ chiến thuật gây ra bởi hỏa lực phòng không hùng hậu của địch. Mỗi chiếc C-130 mang theo 8 bành thùng đựng JP-4 chứa đầy dầu phế thải. Phi cơ bay trên cao độ từ 15 đến 20 ngàn feet. Mỗi lần phi cơ bay qua và bom nổ, binh sĩ dưới đất lấy làm vui mừng. Được hướng dẫn bằng vô tuyến từ dưới đất lên nên rất chính xác nên mỗi đợt thả chỉ cách nhau từ 150 đến 450 mét.Mỗi phi cơ C-130 có thể chở 8 bành bom loại thùng GP 81-82 (tương đương với 250-500 cân Anh) hay ba bành loại GP-117 tương đương với 750 cân Anh. Binh sĩ đặt tên cho các phi vụ này là tiểu B 52, hay B 52 Việt Nam. Lần đầu tiên khi loại bom này được thả tại Tây Ninh, dân chúng tưởng B 52 của Mỹ. Vậy là tin đồn rằng Không quân Hoa Kỳ can thiệp được loan đi rất nhanh.

Trong năm 1972, các hậu cứ có những loại C-141 và C-130 của Không quân Hoa Kỳ giúp chuyên chở quân dụng vũ khí bất kể ngày đêm nên việc tái thành lập các đơn vị VNCH rất dể dàng và nhanh chóng. Vào lúc đó, hầu như không thiếu thứ gì, từ tiền bạc cho đến quân trang quân dụng. Quân đội VNCH không lo đến chuyện thiếu hụt mà chỉ lo làm sao hoạt động cho ứng hợp với mức độ vũ khí và quân cụ được cung cấp. Tình hình lúc này thì ngược lại, thay cho B-52, quân đội được cung cấp loại bom 15 ngàn cân Anh nhưng các thứ khác đều phải tự chế. Ghi nhận chung là từ 1973 đến 1975, Không quân VNCH đã chiến đấu trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn.

Tác giả bài viết: Đặng Quang

Nguồn tin: Vietstaronline.com

Sinh Tồn chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

TT NIXON VÀ CHƯƠNG TRÌNH "VIỆT NAM HOÁ"

Như đã trình bày, ngay sau khi nhậm chức nguyên thủ Hoa Kỳ, Tổng thống Nixon đã lập tức đảo ngược phương sách can thiệp của vị Tổng thống tiền nhiệm



Đại tướng Cao Văn Viên kể về các cuộc hội đàm ngưng bắn.

Như đã trình bày, ngay sau khi nhậm chức nguyên thủ Hoa Kỳ, Tổng thống Nixon đã lập tức đảo ngược phương sách can thiệp của vị Tổng thống tiền nhiệm Johnson bằng kế hoạch Việt Nam hóa. Thay vì phải trực tiếp đối đầu với Cộng quân, Tổng thống Nixon chủ trương thương thuyết và chiến lược mưu tìm hòa bình của ông được đặt trên "ba cây cột: thiện chí, sức mạnh và tình tương nhiệm". Đó là cách Tổng thống Nixon thường nói. Một điểm khác biệt chính yếu duy nhất giữa Tổng thống Nixon và chính sách Hoa Kỳ tại VN từ năm 1954 cho đến trước khi Tổng thống cầm quyền vào tháng 1/1969 dó là ở điểm Tổng thống Nixon "muốn phía tương nhiệm gánh vác việc phòng thủ".

Theo kế hoạch Việt Nam Hóa của Tổng thống Nixon, trong các năm 1969, 1970, 1971, 1972, Lực lượng Hoa Kỳ lần lượt rút khỏi Việt Nam. Các đơn vị Hoa Kỳ còn lại tiếp tục phối hợp nhịp nhàng với các đơn vị Việt Nam Cộng Hòa. Sự kết hợp giữa bộ Chỉ huy Yểm trợ Quân sự Hoa Kỳ tại VN (gọi tắt là USMACV) cùng bộ Tổng Tham mưu Quân lực VNCH diễn ra tốt đẹp.

Sau khi Hiệp định Paris được ký kết vào ngày 27-1-1973 và có hiệu lực vào 8 giờ sáng ngày 28-1-1973, mức quân viện của Hoa Kỳ bị giảm lần. Suốt trong những tháng đầu năm 1973, Bộ Tổng Tham mưu QL.VNCH và Văn phòng Tùy viên Quân sự Hoa Kỳ (gọi tắt là DAO) đưa ra đề nghị số tiền quân viện là 1,600 triệu Mỹ kim. Tổng thống Nixon chuyển sang Quốc hội đề nghị này nhưng với con số sửa đổi là 1,474 triệu Mỹ kim, nhưng Tổng thống Nixon xin thêm 1 khoản 474 triệu đô phụ cho tài khóa 1974 để trang trải các khoản kinh phí về hành quân mở rộng và thay thế các quân cụ bị hư hỏng cùng với 266 triệu Mỹ kim khác để đắp vào khoản thâm hụt do tài khóa năm trước còn thiếu.

Tháng Tư năm 1974, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cử Đại tướng Cao Văn Viên với tư cách Tổng Tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham mưu sang Hoa Kỳ để vận động sự ủng hộ đề nghị viện trợ vừa nói. Tại Ngũ Giác Đài, Đại tướng Viên trình bày về tình hình quân sự tại VNCH với đầy đủ bằng chứng và hình ảnh về sự vi phạm hiệp định của địch cũng như cuộc chuyển quân và chiến cụ ồ ạt của CSBV vào miền Nam. Các viên chức của bộ Quốc phòng Mỹ bày tỏ một lòng hậu thuẫn Đại tướng Viên hết mình nhưng chẳng may Quốc hội Hoa Kỳ lại bác bỏ yêu cầu viện trợ phụ trội mà chỉ cho phép tối đa cho năm 1975 là 1 tỉ Mỹ kim và trong đó 700 triệu Mỹ kim sẽ bao gồm mọi phí khoản. Trong số này thì tiền chi tiêu cho hoạt động của cơ quan DAO chiếm hết 46 triệu đô. Con số này làm cho quân và dân VNCH sững sờ. Dĩ nhiên ai cũng nhìn thấy một khoảng cách giữa nhu cầu và số cung rộng lớn như thế nào. Sự cắt giảm quân viện của Hoa Kỳ đã ảnh hưởng đến hoạt động của các đơn vị VNCH, nhất là Không quân và Hải quân. Sau đây là tình hình hoạt động của Không quân VNCH trong giai đoạn cuối của kế hoạch "Việt Nam hóa" do Tổng thống Nixon đề ra. Phần này được biên soạn dựa theo Hồi ký của Đại tướng Cao Văn Viên do Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ xuất bản.



* Những khó khăn của Không quân VNCH từ 1973 đến 1975

-Ngưng hoạt động hơn 200 phi cơ, trong đó có các phi cơ ném bom A-1, phi cơ thám thính 0-1 và các loại phi cơ vận tải loại C-7, C-119, và C-47. Chấm dứt việc thay thế F 5A bằng F-5E. 36 chiếc được đặt mua nay phải giao lại cho Không quân Hoa Kỳ, và số tiền hoàn trả chỉ dùng vào công việc bảo trì và hoạt động của các phi cơ hiện hữu.

-400 sinh viên sĩ quan phi công đang thụ huấn tại Hoa Kỳ phải bỏ ngang khóa học trở về nước. Hơn 1,000 khóa sinh Không quân vừa phi hành vừa không phi hành đang theo học đang theo học các khóa Anh ngữ để chuẩn bị đi học chuyên môn phải chuyển sang học Bộ binh tác chiến. Điều này tạo một ảnh hưởng tâm lý tai hại cho Không quân Việt Nam.

- Cắt bớt số giờ bay cho các phi vụ huấn luyện và yểm trợ mà trong đó các phi vụ yểm trợ bị cắt xuống còn một nửa so với mức độ của hai năm 1973-1974, các phi vụ thám thính bị cắt 58% Như vậy vấn đề phát giác và theo dõi các cuộc chuyển quân của địch bị trở ngại và công tác bảo vệ đoàn tiếp tế cũng bị hạn chế rất nhiều. Trực thăng vận bị cắt giảm 70%. Điều này làm ảnh hưởng nặng nề trong công tác tải thương hay đổ quân tăng cường và tiếp tế, nhất là trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long với hệ thống kênh đào chằng chịt như bái quái trận đồ. Nơi đây nhờ chiến thuật trực thăng vận mà rất nhiều binh sĩ bị thương được kịp thời cứu sống và nhiều đồn bị vây hãm được giải tỏa kịp thời. Nay thiếu vắng các trực thăng này buộc Quân đội phải dùng đến thuyền tam bản và ghe để tải thương, việc tiếp tế đạn dược trở nên vô cùng khó khăn. Thêm vào đó, vấn đề tâm lý rất khó nguôi.

Các chuyến chuyên chở bằng đường hàng không cũng bị cắt một nửa. Sự kiện này có ảnh hưởng nặng đến khả năng di quân của các đơn vị Tổng trừ bị. Vì Nhảy Dù và Thủy quân Lục chiến là hai lực lượng tổng trừ bị nên cần phải có mặt tại bất cứ nơi nào cần đến trên toàn lãnh thổ, do đó khả năng cơ động của hai lực lượng này vô cùng quan trọng. Suốt trong năm 1972, khi Cộng quân tấn công, Sư đoàn Nhảy Dù phải di chuyển từ Sài Gòn lên Pleiku rồi từ Pleiku ra Vùng 1 chỉ trong vòng 48 giờ. Việc di chuyển này vẫn do phi cơ của chính phủ hay của Hoa Kỳ nhưng vẫn không làm ảnh hưởng đến các hoạt động không vận khác. Thế nhưng qua năm 1975 cũng với hoạt động như vậy thì phải mất 7 ngày và phải cắt bớt các chuyến bay khác để lấy phi cơ chuyển quân. Các loại phi cơ C-130A là phương tiện không vận chính, đã phải thi hành một số phi vụ ném bom vào các tháng đầu năm 1975. Nhưng vì yếu tố kỹ thuật cũng như cánh phi cơ nứt, bình xăng rỉ cộng với sự cắt giảm các chuyến bay nên mỗi ngày chỉ có 8 trong 32 chiếc C-130 A được sử dụng.

Suốt trong vài tháng cuối của cuộc chiến, vì lâm vào tình trạng khó khăn, nên bộ Tổng Tham Mưu đã dùng phi cơ C-130 A vận tải để thi hành các phi vụ yểm trợ chiến thuật, tăng cường hỏa lực và để giảm thiểu thiệt hại về số phản lực cơ chiến thuật gây ra bởi hỏa lực phòng không hùng hậu của địch. Mỗi chiếc C-130 mang theo 8 bành thùng đựng JP-4 chứa đầy dầu phế thải. Phi cơ bay trên cao độ từ 15 đến 20 ngàn feet. Mỗi lần phi cơ bay qua và bom nổ, binh sĩ dưới đất lấy làm vui mừng. Được hướng dẫn bằng vô tuyến từ dưới đất lên nên rất chính xác nên mỗi đợt thả chỉ cách nhau từ 150 đến 450 mét.Mỗi phi cơ C-130 có thể chở 8 bành bom loại thùng GP 81-82 (tương đương với 250-500 cân Anh) hay ba bành loại GP-117 tương đương với 750 cân Anh. Binh sĩ đặt tên cho các phi vụ này là tiểu B 52, hay B 52 Việt Nam. Lần đầu tiên khi loại bom này được thả tại Tây Ninh, dân chúng tưởng B 52 của Mỹ. Vậy là tin đồn rằng Không quân Hoa Kỳ can thiệp được loan đi rất nhanh.

Trong năm 1972, các hậu cứ có những loại C-141 và C-130 của Không quân Hoa Kỳ giúp chuyên chở quân dụng vũ khí bất kể ngày đêm nên việc tái thành lập các đơn vị VNCH rất dể dàng và nhanh chóng. Vào lúc đó, hầu như không thiếu thứ gì, từ tiền bạc cho đến quân trang quân dụng. Quân đội VNCH không lo đến chuyện thiếu hụt mà chỉ lo làm sao hoạt động cho ứng hợp với mức độ vũ khí và quân cụ được cung cấp. Tình hình lúc này thì ngược lại, thay cho B-52, quân đội được cung cấp loại bom 15 ngàn cân Anh nhưng các thứ khác đều phải tự chế. Ghi nhận chung là từ 1973 đến 1975, Không quân VNCH đã chiến đấu trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn.

Tác giả bài viết: Đặng Quang

Nguồn tin: Vietstaronline.com

Sinh Tồn chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm