Kinh Đời
Tại sao Thụy Sĩ giàu có và phát triển?
Sau Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Israel.... trí thức Việt bắt đầu tham chiếu đến cách thức phát triển và thành công của Thụy Sĩ - quốc gia nổi tiếng với sự ổn định, an toàn và thịnh vượng.
Sau Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Singapore , Israel.... trí thức
Việt bắt đầu tham chiếu đến cách thức phát triển và thành công của Thụy
Sĩ - quốc gia nổi tiếng với sự ổn định, an toàn và thịnh vượng.
Con người & Lối sống
- Cuốn sách phải đọc về 'trí khôn con trẻ"
- 11 cuốn sách hay năm 2013
- Những cuộc đụng độ nảy lửa của làng Sách Việt 2013
Thụy
Sĩ có tỷ lệ bằng sáng chế, tỷ lệ số người đoạt giải Nobel trên đầu
người cao nhất thế giới, được xếp hạng là quốc gia cạnh tranh nhất thế
giới, và hệ thống giáo dục cũng thuộc loại tốt nhất thế giới. Đất nước
này cũng chiếm mật độ cao nhất trong danh sách 500 công ty lớn nhất thế
giới do tạp chí Fortune bình chọn.
Cổ động viên Thụy Sĩ |
Không
một đất nước nào khác với diện tích nhỏ bé như thế lại đạt được thu
nhập bình quân vượt trội, trong khi vẫn đảm bảo mang lại những lợi ích
công bằng và hợp lý. Không một quốc gia láng giềng nào với cùng diện
tích lãnh thổ, hoặc tương đương có thể nắm giữ vị trí dẫn đầu trong
nhiều ngành công nghiệp như thế, mà không phải gánh chịu sức ép từ làn
sóng toàn cầu hóa.
Không một quốc gia phát
triển nào có thể cất bỏ gánh nặng trên vai thế hệ tương lai từ những
khoản nợ khổng lồ hay ảo tưởng kích thích tăng trưởng đang lớn dần trong
cộng đồng, phát sinh từ an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe. Và tại mọi
quốc gia khác, tiếng nói của mỗi công dân cũng không thể tạo được sức
mạnh và tiếng vang lớn như tại Thụy Sĩ.
Vì sao?
"Swiss
Made: Chuyện chưa từng được kể về những thành công phi thường của đất
nước Thụy Sĩ" là tác phẩm do cựu phóng viên tờ The Economist - James
Breiding thực hiện. James sở hữu một khối tài liệu đồ sộ bao gồm tiểu sử
của những công ty lớn nhất Thụy Sĩ trong các ngành công nghiệp cốt yếu
của đất nước này: Sữa và sô cô la (nền công nghiệp thực phẩm dinh dưỡng
và ăn liền), Đồng hồ, Du lịch, Ngân hàng, Công nghệ y khoa, Công nghiệp
xây dựng và Kiến trúc... Đặc biệt, khả năng phân tích và tóm lược của
ông cũng rất ấn tượng. James đã nêu bật được các nguyên nhân chính yếu
sau đây:
"Swiss Made: Chuyện chưa từng được kể về những thành công phi thường của đất nước Thụy Sĩ", ra mắt tháng 1/2014 |
Chính trị & Luật pháp
Cơ
cấu chính quyền tại Thụy Sĩ luôn tuân theo ba nguyên tắc chủ chốt: hoài
nghi các tập đoàn lớn (“càng nhỏ càng tốt”); tích cực trợ cấp (chi phí
quản lý và thuế suất đều được cắt giảm đến mức thấp nhất); và tôn trọng
quyền tự do của công dân.
Chính phủ Thụy Sĩ
luôn đứng về phía thiểu số – phản ánh tinh thần của “khế ước xã hội” đã
được xác lập từ lâu; theo đó, chính phủ sẽ đảm bảo an ninh, trật tự và
công lý trên toàn lãnh thổ, nhằm đổi lấy sự ủng hộ của quần chúng. Ông
ví von: Người Thụy Sĩ là những nông dân nghèo đến một khu chợ để tìm mua
một “bản khế ước xã hội”, như cách họ cố trả giá cho một mớ bắp cải. Họ
chỉ chấp nhận mức độ quản thúc nhỏ nhất và từ bỏ ít quyền tự do nhất.
Yếu
tố quan trọng thứ hai chính là kết cấu liên bang. Các tiểu bang tại
Thụy Sĩ được trao quyền tự trị lớn hơn hẳn các tiểu bang Hoa Kỳ và các
địa phương tại Canada. Và ngay tại từng tiểu bang, các khu đô thị cũng
có quyền tự trị riêng. Quyền ra quyết sách cũng được thi hành từ cấp
hành chính nhỏ nhất. Chi phí công được quyết định hầu hết ở cấp tiểu
bang và trong các cộng đồng nhỏ, đồng thời chính sách thuế cũng được
thiết lập tại từng địa phương thông qua biểu quyết.
Đường lối này
thể hiện rõ nhất ở chính sách thuế và cơ chế hành chính mang tính phân
quyền cao. Người Thụy Sĩ tin rằng kết cấu này sẽ giúp mỗi cấp bậc hành
chính trong chính phủ có khả năng tự kiểm soát và tuân thủ luật lệ. Nếu
thuế suất lại Zurich quá cao, doanh nghiệp có thể tìm đến Zug hay
Schwyz. Nếu một nhà cầm quyền trong sở quy hoạch không muốn thông qua
quyết định xây dựng nhà máy, họ có thể tìm kiếm cơ hội tại một địa
phương khác.
Thành phố Zurich |
Luật
pháp Thụy Sĩ đòi hỏi chính phủ liên bang phải duy trì thế cân bằng
trong ngân sách quốc gia, và mọi quyết định tăng thuế đều phải thông qua
trưng cầu dân ý. Khoảng 70% doanh thu từ thuế đã được định sẵn sẽ chi
tiêu trong phạm vi địa phương và cộng đồng, do đó, hoạt động của chính
quyền trung ương cũng mặc nhiên được tinh gọn. Đây chính là công thức
cho phép Thụy Sĩ thông qua những quyết định ít được hưởng ứng nhưng cần
thiết, đồng thời đem lại một môi trường thúc đẩy tinh thần doanh nhân và
sản sinh ra của cải vật chất, cũng như khiến người dân cảm thấy thoải
mái và được động viên.
Yếu tố thứ ba là ý thức chủ quyền
của mỗi cá nhân. Điều này đã được thể hiện một cách hùng hồn trong các
cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức thường xuyên, và trực tiếp phản ánh
tinh thần dân chủ của quốc gia này. Các cuộc trưng cầu dân ý có thể diễn
ra dưới nhiều hình thức, với tần suất dày đặc đến kinh ngạc và bao gồm
vô số vấn đề – từ phù phiếm nhất cho đến hệ trọng nhất, điển hình như
lấy ý kiến về thời gian làm việc, hoạt động nghiên cứu gen di truyền,
các vấn đề địa phận tôn giáo và liên minh châu Âu.
Trụ sở của Google tại Zurich (Thụy Sĩ) |
Con người & Lối sống
Những yếu
tố then chốt góp phần làm nên sự ưu việt của đất nước Thụy Sĩ – bao gồm
tinh thần tự lực, tính kỷ luật, thái độ hoài nghi đối với quyền lực tập
quyền và xu thế nhất thời, tinh thần đoàn kết trong xã hội, và sự hào
phóng đối với những ý tưởng và con người đến từ bên kia biên giới. Tuy
nhiên, những tố chất này cũng được thể hiện trong thành tựu của những
quốc gia khác. Và có lẽ chính điều kiện địa lý và lịch sử đã khiến họ
không thể phát huy hiệu quả tiềm năng của chúng như tại Thụy Sĩ.
Người
Thụy Sĩ đã chấp nhận đà suy thoái mà không có lấy một lời ca thán,
trong khi các quốc gia có nền công nghiệp mạnh khác lại tìm cách chối bỏ
thực trạng, và tốn công cứu vớt một ngành công nghiệp đáng lẽ nên được
chôn cất tử tế.
Nhưng liệu ai có thể phản bác
lại quy luật đạo đức hết sức đơn giản của người Thụy Sĩ – khi họ tin
rằng nỗ lực và khả năng chuyên môn sẽ đem lại thành quả, còn dục vọng và
sự lười biếng là những thói xấu cần tránh xa?
Người
Thụy Sĩ sở hữu lối tư duy của kẻ sống sót, một di sản có lẽ đã được kế
thừa từ nguồn gốc biệt lập của xã hội Thụy Sĩ với những ngọn núi vây
quanh; những quốc gia nhỏ bé bao giờ cũng yếu thế hơn những cường quốc
rộng lớn, nên tính đa nghi có thể đã phần nào trở thành nét đặc trưng
trong suy nghĩ của người Thụy Sĩ. Steve Jobs từng nói rằng, “chỉ có kẻ
đa nghi mới tồn tại,” với hàm ý giải thích về khả năng “chuyển bại thành
thắng” của người Thụy Sĩ.
Vân Sam
(VNN)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Tại sao Thụy Sĩ giàu có và phát triển?
Sau Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Israel.... trí thức Việt bắt đầu tham chiếu đến cách thức phát triển và thành công của Thụy Sĩ - quốc gia nổi tiếng với sự ổn định, an toàn và thịnh vượng.
- Cuốn sách phải đọc về 'trí khôn con trẻ"
- 11 cuốn sách hay năm 2013
- Những cuộc đụng độ nảy lửa của làng Sách Việt 2013
Thụy
Sĩ có tỷ lệ bằng sáng chế, tỷ lệ số người đoạt giải Nobel trên đầu
người cao nhất thế giới, được xếp hạng là quốc gia cạnh tranh nhất thế
giới, và hệ thống giáo dục cũng thuộc loại tốt nhất thế giới. Đất nước
này cũng chiếm mật độ cao nhất trong danh sách 500 công ty lớn nhất thế
giới do tạp chí Fortune bình chọn.
Cổ động viên Thụy Sĩ |
Không
một đất nước nào khác với diện tích nhỏ bé như thế lại đạt được thu
nhập bình quân vượt trội, trong khi vẫn đảm bảo mang lại những lợi ích
công bằng và hợp lý. Không một quốc gia láng giềng nào với cùng diện
tích lãnh thổ, hoặc tương đương có thể nắm giữ vị trí dẫn đầu trong
nhiều ngành công nghiệp như thế, mà không phải gánh chịu sức ép từ làn
sóng toàn cầu hóa.
Không một quốc gia phát
triển nào có thể cất bỏ gánh nặng trên vai thế hệ tương lai từ những
khoản nợ khổng lồ hay ảo tưởng kích thích tăng trưởng đang lớn dần trong
cộng đồng, phát sinh từ an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe. Và tại mọi
quốc gia khác, tiếng nói của mỗi công dân cũng không thể tạo được sức
mạnh và tiếng vang lớn như tại Thụy Sĩ.
Vì sao?
"Swiss
Made: Chuyện chưa từng được kể về những thành công phi thường của đất
nước Thụy Sĩ" là tác phẩm do cựu phóng viên tờ The Economist - James
Breiding thực hiện. James sở hữu một khối tài liệu đồ sộ bao gồm tiểu sử
của những công ty lớn nhất Thụy Sĩ trong các ngành công nghiệp cốt yếu
của đất nước này: Sữa và sô cô la (nền công nghiệp thực phẩm dinh dưỡng
và ăn liền), Đồng hồ, Du lịch, Ngân hàng, Công nghệ y khoa, Công nghiệp
xây dựng và Kiến trúc... Đặc biệt, khả năng phân tích và tóm lược của
ông cũng rất ấn tượng. James đã nêu bật được các nguyên nhân chính yếu
sau đây:
"Swiss Made: Chuyện chưa từng được kể về những thành công phi thường của đất nước Thụy Sĩ", ra mắt tháng 1/2014 |
Chính trị & Luật pháp
Cơ
cấu chính quyền tại Thụy Sĩ luôn tuân theo ba nguyên tắc chủ chốt: hoài
nghi các tập đoàn lớn (“càng nhỏ càng tốt”); tích cực trợ cấp (chi phí
quản lý và thuế suất đều được cắt giảm đến mức thấp nhất); và tôn trọng
quyền tự do của công dân.
Chính phủ Thụy Sĩ
luôn đứng về phía thiểu số – phản ánh tinh thần của “khế ước xã hội” đã
được xác lập từ lâu; theo đó, chính phủ sẽ đảm bảo an ninh, trật tự và
công lý trên toàn lãnh thổ, nhằm đổi lấy sự ủng hộ của quần chúng. Ông
ví von: Người Thụy Sĩ là những nông dân nghèo đến một khu chợ để tìm mua
một “bản khế ước xã hội”, như cách họ cố trả giá cho một mớ bắp cải. Họ
chỉ chấp nhận mức độ quản thúc nhỏ nhất và từ bỏ ít quyền tự do nhất.
Yếu
tố quan trọng thứ hai chính là kết cấu liên bang. Các tiểu bang tại
Thụy Sĩ được trao quyền tự trị lớn hơn hẳn các tiểu bang Hoa Kỳ và các
địa phương tại Canada. Và ngay tại từng tiểu bang, các khu đô thị cũng
có quyền tự trị riêng. Quyền ra quyết sách cũng được thi hành từ cấp
hành chính nhỏ nhất. Chi phí công được quyết định hầu hết ở cấp tiểu
bang và trong các cộng đồng nhỏ, đồng thời chính sách thuế cũng được
thiết lập tại từng địa phương thông qua biểu quyết.
Đường lối này
thể hiện rõ nhất ở chính sách thuế và cơ chế hành chính mang tính phân
quyền cao. Người Thụy Sĩ tin rằng kết cấu này sẽ giúp mỗi cấp bậc hành
chính trong chính phủ có khả năng tự kiểm soát và tuân thủ luật lệ. Nếu
thuế suất lại Zurich quá cao, doanh nghiệp có thể tìm đến Zug hay
Schwyz. Nếu một nhà cầm quyền trong sở quy hoạch không muốn thông qua
quyết định xây dựng nhà máy, họ có thể tìm kiếm cơ hội tại một địa
phương khác.
Thành phố Zurich |
Luật
pháp Thụy Sĩ đòi hỏi chính phủ liên bang phải duy trì thế cân bằng
trong ngân sách quốc gia, và mọi quyết định tăng thuế đều phải thông qua
trưng cầu dân ý. Khoảng 70% doanh thu từ thuế đã được định sẵn sẽ chi
tiêu trong phạm vi địa phương và cộng đồng, do đó, hoạt động của chính
quyền trung ương cũng mặc nhiên được tinh gọn. Đây chính là công thức
cho phép Thụy Sĩ thông qua những quyết định ít được hưởng ứng nhưng cần
thiết, đồng thời đem lại một môi trường thúc đẩy tinh thần doanh nhân và
sản sinh ra của cải vật chất, cũng như khiến người dân cảm thấy thoải
mái và được động viên.
Yếu tố thứ ba là ý thức chủ quyền
của mỗi cá nhân. Điều này đã được thể hiện một cách hùng hồn trong các
cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức thường xuyên, và trực tiếp phản ánh
tinh thần dân chủ của quốc gia này. Các cuộc trưng cầu dân ý có thể diễn
ra dưới nhiều hình thức, với tần suất dày đặc đến kinh ngạc và bao gồm
vô số vấn đề – từ phù phiếm nhất cho đến hệ trọng nhất, điển hình như
lấy ý kiến về thời gian làm việc, hoạt động nghiên cứu gen di truyền,
các vấn đề địa phận tôn giáo và liên minh châu Âu.
Trụ sở của Google tại Zurich (Thụy Sĩ) |
Con người & Lối sống
Những yếu
tố then chốt góp phần làm nên sự ưu việt của đất nước Thụy Sĩ – bao gồm
tinh thần tự lực, tính kỷ luật, thái độ hoài nghi đối với quyền lực tập
quyền và xu thế nhất thời, tinh thần đoàn kết trong xã hội, và sự hào
phóng đối với những ý tưởng và con người đến từ bên kia biên giới. Tuy
nhiên, những tố chất này cũng được thể hiện trong thành tựu của những
quốc gia khác. Và có lẽ chính điều kiện địa lý và lịch sử đã khiến họ
không thể phát huy hiệu quả tiềm năng của chúng như tại Thụy Sĩ.
Người
Thụy Sĩ đã chấp nhận đà suy thoái mà không có lấy một lời ca thán,
trong khi các quốc gia có nền công nghiệp mạnh khác lại tìm cách chối bỏ
thực trạng, và tốn công cứu vớt một ngành công nghiệp đáng lẽ nên được
chôn cất tử tế.
Nhưng liệu ai có thể phản bác
lại quy luật đạo đức hết sức đơn giản của người Thụy Sĩ – khi họ tin
rằng nỗ lực và khả năng chuyên môn sẽ đem lại thành quả, còn dục vọng và
sự lười biếng là những thói xấu cần tránh xa?
Người
Thụy Sĩ sở hữu lối tư duy của kẻ sống sót, một di sản có lẽ đã được kế
thừa từ nguồn gốc biệt lập của xã hội Thụy Sĩ với những ngọn núi vây
quanh; những quốc gia nhỏ bé bao giờ cũng yếu thế hơn những cường quốc
rộng lớn, nên tính đa nghi có thể đã phần nào trở thành nét đặc trưng
trong suy nghĩ của người Thụy Sĩ. Steve Jobs từng nói rằng, “chỉ có kẻ
đa nghi mới tồn tại,” với hàm ý giải thích về khả năng “chuyển bại thành
thắng” của người Thụy Sĩ.
Vân Sam
(VNN)