Kinh Đời

Tàn nhẫn trong cơn lũ

Miền Trung Việt Nam lại chìm trong nước lũ. Cách đây hai năm báo đài cũng đưa tin miền Trung bị lũ lịch sử, và năm nay không chỉ báo đài Việt Nam mà báo chí quốc tế cũng đư




Miền Trung Việt Nam lại chìm trong nước lũ. Cách đây hai năm báo đài cũng đưa tin miền Trung bị lũ lịch sử, và năm nay không chỉ báo đài Việt Nam mà báo chí quốc tế cũng đưa tin tương tự. Những mái nhà, trường học... chìm trong dòng nước đục ngầu. Không khí tang thương làm người ta ngán ngẫm chẳng còn muốn bật tivi lên để rồi xót xa.

Những mạnh thường quân, kiều bào mỗi người một tiếng nói giúp gây quỹ góp nhằm xoa dịu nỗi đau của miền Trung ruột thịt. Hằng năm, mỗi khi lũ về thì miền Trung lại bị thiệt hại ghê gớm. Thế nhưng trong khi người ta đu trên mái nhà chờ nước rút trong vô vọng, trong khi gia súc chết trương nổi lềnh bềnh, trong khi lòng người vừa thương vừa tức thì trên mạng xã hội lại xuất hiện không ít những luận điểm khiến ai nghe cũng đỏ mặt tía tai.

Luận điểm đầu tiên chính là luận điểm “đúng quy trình” được lặp lại. Trong cơn lũ năm 2014, người ta cũng bảo đúng quy trình xả lũ của hồ thủy điện. Thật ra từ năm 2011 – 2012, các vụ bê bối về Thủy điện Sông Tranh 2 và hàng loạt các vụ vỡ đập thủy điện, đã làm nảy sinh cái cụm từ “đúng quy trình” có giá trị còn hơn cả những chiếc bia chống đạn, mà phía sau đó là câu hỏi nhức nhối: “Đúng quy trình, nhưng quy trình đó có đúng hay không?” thì chưa thấy ai mạnh dạn lên tiếng giải đáp, để người dân tin rằng họ bị thiên tai chứ không phải gánh chịu hậu quả của cái quy trình đó. Lần này, vẫn là “đúng quy trình” và đổi lại là mạng người và tài sản, đạp đổ luôn cả niềm tin và khẳng định sự hoài nghi về tính đúng đắn của quy trình quản lý thủy điện hiện nay là có vấn đề.

Xin thưa với tất cả các ngài quản lý thủy điện, tôi thấu hiểu nhu cầu của hàng triệu người dân vùng khó cần đến ánh sáng của điện. Tôi hiểu một đất nước thiếu điện sẽ là một đất nước nghèo nàn và không thể phát triển. Nhưng xin các ngài hãy xem xét và chấn chỉnh cái quy trình mà cứ hễ mưa lớn kéo về là có hàng trăm ngàn người dân bị khốn khổ vì lũ như đã xảy ra trong nhiều năm qua. Các ngài có thể mang điện đến để người dân sinh hoạt, sản xuất, xây dựng hạ tầng trong 11 tháng, nhưng để rồi cũng chính các hồ thủy điện góp sức nhận chìm tất cả những thành quả của người dân, thậm chí cuốn luôn đời sống vốn đã đói rách với niềm hy vọng mong manh về sự ấm no, sung túc. Thế có công bằng cho nhân dân không thưa các ngài quản lý? Tôi lại phải định nghĩa lại cho các ngài rằng nếu làm sai một quy trình đúng là tội không thể tha thứ, và nếu làm đúng một quy trình sai thì tội này càng phải truy cứu đến cùng. Nhiệm vụ của các ngài khi phục vụ nhân dân là phải làm đúng một quy trình chuẩn mực

Thế nào là làm đúng một quy trình chuẩn mực? Trong câu chuyện thủy điện, việc xây hồ tích nước là vô cùng quan trọng. Các dự án thủy điện có trữ nước yêu cầu phải đảm bảo lượng nước về hạ nguồn đảm bảo vào mùa khô phục vụ tưới tiêu. Đó là nghĩa vụ, chứ không phải sự ban phát nước, vì nếu không có thủy điện thì không ai ngăn dòng nước về với hạ nguồn. Trong mùa mưa, không phải chờ lũ về các hồ thủy điện mới xả nước. Thế chẳng khác nào tiếp tay với ông trời nhận chìm nhân dân ở hạ nguồn. Hồ thủy điện phải tính toán lượng nước dựa trên dự báo khí tượng thủy văn, có kế hoạch xả nước ngay khi mùa mưa bão chưa đến để hồ có thời gian chứa nước và xả nước chậm rãi khi mưa lớn kéo về.

Một điều quan trọng nhất, trong những trường hợp bất khả kháng trong việc ngăn lũ, thì việc xả lũ của hồ thủy điện phải được cảnh báo từ rất sớm dựa vào các thông tin dự báo khí tượng thủy văn. Cảnh báo sớm để dân biết mà di chuyển đến các vùng an toàn, đảm bảo người và tài sản không bị thiệt hại đến mức cao nhất. Nói một cách ngắn gọn, lũ do thủy điện sẽ không là vấn đề nếu các ngài quản lý có quy trình tiếp nhận thông tin về mưa bão, thông báo, cảnh báo kịp thời để người dân không bị động trong việc tránh lũ, chứ không phải báo xả lũ trước... 1 tiếng để rồi cả người cả vật đều chìm nghỉm. Hãy nhìn bức ảnh châm biếm trên Tuổi Trẻ Cười sẽ thấm thía hoàn cảnh nước ngập lên tới mái nhà thì thông báo xả lũ của hồ thủy điện mới đến tai dân, và mọi thứ cũng đã bị nhận chìm.

Chuyện tàn nhẫn thứ hai mà tôi thấy là không ít người dân Việt Nam trên mạng xã hội lên tiếng cho rằng không có thủy điện thì vẫn có lũ, trong khi đó thiếu thủy điện thì dân sẽ không có điện để xài. Họ lập luận theo cái kiểu có điện thì có lũ, dân chọn điện thì phải học cách sống chung với lũ. Trên thực tế, trường phái duy lý này không phải hiếm. Thậm chí họ còn thản nhiên cho rằng chuyện một vài người chết vì lũ hay thiệt hại tài sản vì lũ cũng là bình thường vì chọn lấy ánh sáng điện luôn tốn kém và phải trả giá.

Tôi không cho như vậy, với tôi một mạng người chết vì thủy điện cũng không đáng đừng nói chi miền Trung bị nhận chìm. Tôi không phủ nhận vai trò quan trọng của thủy điện, và càng không nhắm vào cái hồ thủy điện kia để chỉ trích. Tôi nhấn mạnh vai trò của người quản lý thủy điện và cái quy trình mà họ thực hiện. Vị bí thư huyện hỏi rất hay: “13MW thủy điện hơn sinh mạng dân?” Đừng bảo xả lũ cứu nhà máy, mà dù một mạng người đổi lấy cả nhà máy cũng phải đổi huống chi cả miền Trung. Con người có thể làm nên hàng triệu nhà máy nhưng ngược lại thì không. Đừng cho rằng nhà máy thủy điện đóng vai trò ban phát ánh sáng văn minh cho người dân, mà phải nghĩ đây là một công việc có nhận có trả: các ngài thủy điện nhận lợi nhuận từ việc mua bán điện, thì đổi lại các ngài phải đảm bảo lợi ích và sự sống còn của người dân trong vùng bị ảnh hưởng. Cứ ngỡ trong cơn lũ người ta tìm thấy tình yêu thương, nhưng rồi lại thấy không ít sự tàn nhẫn, nó kéo dài và gặm nhấm đạo đức của hàng tá người Việt.

* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Bàn ra tán vào (1)

quang dinh
CỐNG CHÍNH PHỤ TÌNH * Ba đồng mớ cá chết ngư ông Chân Dung Quyền Lực nhốt trong lồng Vũng Áng Cát Bà quần Đảo Mắt Áo M.C giáng Mao Trạch Đông * Võ Nguyên Giáp lỡ đại đồng Điện Biên Phủ bạt má hồng lá diêu bông Gạc Ma băng quỷ chất chồng Vợ không con khống thuận lòng chia nợ công Ba Đình tư Phạm Văn Đồng Bạc Liêu nước mắm song còng Hiến Dak Nông * Hồ Quang gióng gánh cứt lợn bông Trung Nam Hải huyết trận Up lồng Phùng Quang Thanh tướng anh hùng Núp Côn an Down tấn dưới mưa hồng * Thăng Long đại bảo trời trồng cắp ô nắng sớm chiều trông trộm động phòng Đầu têu Tễu Nguyễn Như Phong Huy Hoàng Vũ Đức Thuận lòng Phan Đăng Lưu Thoát ly thối đảng con từu Nguyễn Đình Cống chính sổ hưu non phụ tình * TÂM THANH

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Tàn nhẫn trong cơn lũ

Miền Trung Việt Nam lại chìm trong nước lũ. Cách đây hai năm báo đài cũng đưa tin miền Trung bị lũ lịch sử, và năm nay không chỉ báo đài Việt Nam mà báo chí quốc tế cũng đư




Miền Trung Việt Nam lại chìm trong nước lũ. Cách đây hai năm báo đài cũng đưa tin miền Trung bị lũ lịch sử, và năm nay không chỉ báo đài Việt Nam mà báo chí quốc tế cũng đưa tin tương tự. Những mái nhà, trường học... chìm trong dòng nước đục ngầu. Không khí tang thương làm người ta ngán ngẫm chẳng còn muốn bật tivi lên để rồi xót xa.

Những mạnh thường quân, kiều bào mỗi người một tiếng nói giúp gây quỹ góp nhằm xoa dịu nỗi đau của miền Trung ruột thịt. Hằng năm, mỗi khi lũ về thì miền Trung lại bị thiệt hại ghê gớm. Thế nhưng trong khi người ta đu trên mái nhà chờ nước rút trong vô vọng, trong khi gia súc chết trương nổi lềnh bềnh, trong khi lòng người vừa thương vừa tức thì trên mạng xã hội lại xuất hiện không ít những luận điểm khiến ai nghe cũng đỏ mặt tía tai.

Luận điểm đầu tiên chính là luận điểm “đúng quy trình” được lặp lại. Trong cơn lũ năm 2014, người ta cũng bảo đúng quy trình xả lũ của hồ thủy điện. Thật ra từ năm 2011 – 2012, các vụ bê bối về Thủy điện Sông Tranh 2 và hàng loạt các vụ vỡ đập thủy điện, đã làm nảy sinh cái cụm từ “đúng quy trình” có giá trị còn hơn cả những chiếc bia chống đạn, mà phía sau đó là câu hỏi nhức nhối: “Đúng quy trình, nhưng quy trình đó có đúng hay không?” thì chưa thấy ai mạnh dạn lên tiếng giải đáp, để người dân tin rằng họ bị thiên tai chứ không phải gánh chịu hậu quả của cái quy trình đó. Lần này, vẫn là “đúng quy trình” và đổi lại là mạng người và tài sản, đạp đổ luôn cả niềm tin và khẳng định sự hoài nghi về tính đúng đắn của quy trình quản lý thủy điện hiện nay là có vấn đề.

Xin thưa với tất cả các ngài quản lý thủy điện, tôi thấu hiểu nhu cầu của hàng triệu người dân vùng khó cần đến ánh sáng của điện. Tôi hiểu một đất nước thiếu điện sẽ là một đất nước nghèo nàn và không thể phát triển. Nhưng xin các ngài hãy xem xét và chấn chỉnh cái quy trình mà cứ hễ mưa lớn kéo về là có hàng trăm ngàn người dân bị khốn khổ vì lũ như đã xảy ra trong nhiều năm qua. Các ngài có thể mang điện đến để người dân sinh hoạt, sản xuất, xây dựng hạ tầng trong 11 tháng, nhưng để rồi cũng chính các hồ thủy điện góp sức nhận chìm tất cả những thành quả của người dân, thậm chí cuốn luôn đời sống vốn đã đói rách với niềm hy vọng mong manh về sự ấm no, sung túc. Thế có công bằng cho nhân dân không thưa các ngài quản lý? Tôi lại phải định nghĩa lại cho các ngài rằng nếu làm sai một quy trình đúng là tội không thể tha thứ, và nếu làm đúng một quy trình sai thì tội này càng phải truy cứu đến cùng. Nhiệm vụ của các ngài khi phục vụ nhân dân là phải làm đúng một quy trình chuẩn mực

Thế nào là làm đúng một quy trình chuẩn mực? Trong câu chuyện thủy điện, việc xây hồ tích nước là vô cùng quan trọng. Các dự án thủy điện có trữ nước yêu cầu phải đảm bảo lượng nước về hạ nguồn đảm bảo vào mùa khô phục vụ tưới tiêu. Đó là nghĩa vụ, chứ không phải sự ban phát nước, vì nếu không có thủy điện thì không ai ngăn dòng nước về với hạ nguồn. Trong mùa mưa, không phải chờ lũ về các hồ thủy điện mới xả nước. Thế chẳng khác nào tiếp tay với ông trời nhận chìm nhân dân ở hạ nguồn. Hồ thủy điện phải tính toán lượng nước dựa trên dự báo khí tượng thủy văn, có kế hoạch xả nước ngay khi mùa mưa bão chưa đến để hồ có thời gian chứa nước và xả nước chậm rãi khi mưa lớn kéo về.

Một điều quan trọng nhất, trong những trường hợp bất khả kháng trong việc ngăn lũ, thì việc xả lũ của hồ thủy điện phải được cảnh báo từ rất sớm dựa vào các thông tin dự báo khí tượng thủy văn. Cảnh báo sớm để dân biết mà di chuyển đến các vùng an toàn, đảm bảo người và tài sản không bị thiệt hại đến mức cao nhất. Nói một cách ngắn gọn, lũ do thủy điện sẽ không là vấn đề nếu các ngài quản lý có quy trình tiếp nhận thông tin về mưa bão, thông báo, cảnh báo kịp thời để người dân không bị động trong việc tránh lũ, chứ không phải báo xả lũ trước... 1 tiếng để rồi cả người cả vật đều chìm nghỉm. Hãy nhìn bức ảnh châm biếm trên Tuổi Trẻ Cười sẽ thấm thía hoàn cảnh nước ngập lên tới mái nhà thì thông báo xả lũ của hồ thủy điện mới đến tai dân, và mọi thứ cũng đã bị nhận chìm.

Chuyện tàn nhẫn thứ hai mà tôi thấy là không ít người dân Việt Nam trên mạng xã hội lên tiếng cho rằng không có thủy điện thì vẫn có lũ, trong khi đó thiếu thủy điện thì dân sẽ không có điện để xài. Họ lập luận theo cái kiểu có điện thì có lũ, dân chọn điện thì phải học cách sống chung với lũ. Trên thực tế, trường phái duy lý này không phải hiếm. Thậm chí họ còn thản nhiên cho rằng chuyện một vài người chết vì lũ hay thiệt hại tài sản vì lũ cũng là bình thường vì chọn lấy ánh sáng điện luôn tốn kém và phải trả giá.

Tôi không cho như vậy, với tôi một mạng người chết vì thủy điện cũng không đáng đừng nói chi miền Trung bị nhận chìm. Tôi không phủ nhận vai trò quan trọng của thủy điện, và càng không nhắm vào cái hồ thủy điện kia để chỉ trích. Tôi nhấn mạnh vai trò của người quản lý thủy điện và cái quy trình mà họ thực hiện. Vị bí thư huyện hỏi rất hay: “13MW thủy điện hơn sinh mạng dân?” Đừng bảo xả lũ cứu nhà máy, mà dù một mạng người đổi lấy cả nhà máy cũng phải đổi huống chi cả miền Trung. Con người có thể làm nên hàng triệu nhà máy nhưng ngược lại thì không. Đừng cho rằng nhà máy thủy điện đóng vai trò ban phát ánh sáng văn minh cho người dân, mà phải nghĩ đây là một công việc có nhận có trả: các ngài thủy điện nhận lợi nhuận từ việc mua bán điện, thì đổi lại các ngài phải đảm bảo lợi ích và sự sống còn của người dân trong vùng bị ảnh hưởng. Cứ ngỡ trong cơn lũ người ta tìm thấy tình yêu thương, nhưng rồi lại thấy không ít sự tàn nhẫn, nó kéo dài và gặm nhấm đạo đức của hàng tá người Việt.

* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm