Kinh Đời

Tết Giáp Ngọ, kể chuyện tướng số... ngựa

Nhân dịp Tân Xuân Giáp Ngọ, bản báo và Hà Nhân Văn quí chúc quí độc giả, đồng hương một năm mới may mắn, an khang sức khỏe, mọi sự như ý sở cầu

MÙA XUÂN TUNG VÓ NGỰA ĐẠI THẮNG BẮC XÂM

Hà Nhân Văn


Nhân dịp Tân Xuân Giáp Ngọ, bản báo và Hà Nhân Văn quí chúc quí độc giả, đồng hương một năm mới may mắn, an khang sức khỏe, mọi sự như ý sở cầu.

Số đầu năm, xin đổi thể tài để được "xả hơi" hướng về chân trời mới đón mừng năm chú Ngựa, nói về chuyện Ngựa. Bình minh đã lóe hiện trên đất nước VN, báo trước một vận hội mới.

Đại anh hùng dân tộc Quang Trung thời đại sẽ xuất hiện, sẽ đánh tan Bắc xâm như mùa Xuân đại thắng năm Kỷ Dậu 1789. Quang Trung thời đại sẽ đưa đất nước VN qua kỷ nguyên Đông A hưng thịnh lần thứ 3 (lần thứ nhất, vua Hùng Vương nước Văn Lang. Đông A lần thứ 2, đại thịnh từ đời Lý, Trần đến đời Lê Thánh Tông). Đức Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tiên tri, suốt một quá khứ gần 500 năm không sai mảy may, tương lai chắc sẽ không sai. Trạng ca ngợi một Việt Nam vinh quang đang tới:

Bắc hữu khuynh thành tráng!
Nam tạc ngọc bích thành!

Và rằng, "có Thầy Nhân Thập đi về" tức nhân tài hải ngoại kéo nhau về nước.

ĐẠI THẮNG XUÂN KỶ DẬU

Cuối năm Mậu Thân (1786), Phú Xuân được tin cấp báo Tôn Sỹ Nghị thống lĩnh hơn 200,000 quân Thanh vượt Nam Quan, Chi Lăng, với 6,000 kỵ binh hộ tống ào ạt tiến xuống Thăng Long.

Theo sử nhà Nguyễn "Huệ được tin báo cả mừng: con cháu Ngô (tức quân Thanh) là hạng gì lại dám ngông cuồng như vậy? Tức thì hạ lệnh cử binh." (Đại Nam Chính biên liệt truyện, Q.30 "Truyện chép về ngụy Tây Sơn - Nguyễn Huệ, t. 548).
Sau Tết Ông Công, tháng Chạp, vua Quang Trung đã có mặt ở đèo Tam Điệp, Ninh Bình, vua duyệt binh, tự vua sáng tác ca khúc quân hành, lệnh cho tướng sĩ và ba quân phải tập hát và thuộc lòng để vừa tiến quân vừa hát. Bài quân hành chỉ một chữ Đánh! Vua xướng nhịp trước:

Đánh! Đánh! Đánh cho để dài tóc!
Đánh! Đánh! Đánh cho để răng đen!
(nghĩa là đánh để bảo toàn văn hóa và căn cước dân tộc Việt, khác Tàu: đàn bà để tóc dài, ăn trầu nhuộm răng đen).

Đánh cho nó chích luân bất phản!
Đánh cho nó phiên giáp bất hoàn!
(nghĩa là: Đánh cho nó gãy bánh xe ngựa, không về được nước! Đánh cho nó mảnh giáp không còn!)

Đánh! Đánh! Đánh cho sư tri
Nam quốc anh hùng chi hữu chủ!
(nghĩa là: Đánh cho linh sử biết rằng, nước Nam anh hùng có quyền làm chủ nước Nam)

Đoàn quân Bắc tiến diệt giặc hát vang, theo nhịp trống võ quân hành từ ngàn xưa thời vua Đinh Tiên Hoàng. Quân Nam tiến như gió bão.

Chinh! Chinh! Chinh tùng chinh!
Nào ta đi diệt giặc!
Chinh! Chinh tùng chinh! Bất diệt thù hề, bất ly nguyên sinh!
(Chinh! Chinh! Chinh! Chinh tùng chinh! Không diệt được giặc ta không mong sống).


Đây là nhạc trống quân hành do bà Huyền nữ Phạm Thị Trân (926-976), người Hồng Châu (Hải Dương) sáng tác. Bà là Thánh tổ cầm ca và hát chèo, được vua Đinh cho vời vào Hoa Lư, dạy quân nhạc cho Thập đạo quân. Bà lập ra phép đánh trống, in thành sách Đả Cổ Lục (sử dụng cho đến nay). Bà được vua Đinh phong là Ưu Bà, đệ nhất phẩm triều đình ngành nữ (xem: Chân dung phụ nữ VN trong văn hóa sử, nxb Tiếng Mẹ 1990, tt. 20-21).

Trống trận hòa quyện với nhạc võ Tây Sơn. Quang Trung tiến lên tuyến đầu, vua đứng trên mình voi, tháo khăn vàng trên đầu quấn quanh cổ, thúc quân xung phong. Như thác lũ, Nam quân tràn vào kinh thành. Sử nhà Nguyễn chép: "Ngày hôm ấy, Huệ dong quân vào thành, áo chiến bào của Huệ mặc đều bị hơi thuốc súng làm cho biến thành sắc đen sạm". Quân Thanh khắp các mặt tan vỡ: "Nghị ở bãi cát nghe tin báo, một mình cỡi ngựa chạy về Bắc, tướng sĩ tranh cầu để sang sông, cầu gãy, ôm lấy nhau, xô nhau lăn xuống sông, chết đuối kể đến hàng vạn, nước sông Nhị Hà vì thế chảy không được". Quân Thanh tan tác: "Huệ sai quân đuổi theo đến cửa ải Lạng Sơn (...) Người nước Thanh cả sợ, từ cửa quan về mạn Bắc, người già, trẻ con bồng bế nhau chạy, vài trăm dặm tuyệt không có người ở" (ĐN Liệt truyệt, sđd, Q. 30, t. 550).

Các giáo sĩ Pháp bấy giờ đang có mặt trong vùng Thăng Long từ Gia Lâm đến Phượng Nhãn, Khương Thượng, Thái Hà, Phùng Khoang... là những nhân chứng tận mắt, các ông gọi Quang Trung là vua ta "Notre Roi". Đặc biệt vua Quang Trung và Thái phó Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân không cấm đạo, cho giáo dân được tự do theo Đạo, các Thừa sai Pháp được thong dong đi lại truyền giáo (xem: Cao Thế Dung, VN Công giáo sử - Tân biên (Toàn thư), Q. II, Dân Chúa xb, Giáo sĩ dòng Phan Xi Cô VN phát hành, xem chương XXIV, tt. 1198-1225, "Công giáo Thuận Hóa và Bắc Hà dưới triều Quang Trung".

Do chứng kiến tận mắt, các Thừa sai Pháp đã viết lại trận đánh "kinh thiên động địa" này, được in trong Sử ký Đại Nam Việt, bộ sử đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ (do nhà Dòng Tân Định, Sàigòn MEP xuất bản năm 1874). Sử Nam Việt thuật lại: "Quân Tàu bỏ lại khí giới vàng bạc chừng 70 con ngựa mới chở hết (...) Quân Tàu mất hết tàu bè mà quân Tây Sơn chiếm được để chở khí giới và chiến lợi phẩm về Đàng Trong" (sđd, tr. 43).

CÁC HẬU CỨ VĨ ĐẠI - CHIẾN THẮNG LAM SƠN: XUÂN THĂNG LONG 586 NĂM TRƯỚC

Xưa, 3 lần Đại Việt đánh tan quân Mông Cổ, với hậu tuyến Thanh Hóa, vua Trần Nhân Tông chỉ tay về phương Nam bảo triều đình và tướng lãnh: "Thanh Hóa là phên dậu của ta". Quả nhiên, đại binh Mông Cổ do Đại tướng Toa Đô chỉ huy từ Chiêm Thành đánh thốc lên, quân Mông bị ta phá tan, ta cắt đầu Toa Đô dâng vua Lam Sơn khởi nghĩa. Nghe lời bàn của tướng Nguyễn Chích, Bình Định Vương Lê Lợi bảo các văn thần tướng lãnh: "Thuận Hóa là lòng dạ của ta". Quả nhiên, không bao lâu, ta đóng được 70 thuyền vận tải. Lam Sơn mở cuộc tổng tấn công, binh lương vũ khí chở ra Bắc. Nghĩa quân vây chặt thành Đông Quan (Thăng Long). Dân nô nức theo Chúa Lam Sơn, vang vang lời cao "Nhoong nhoong ngựa Ông đã về! Giặc đến Bồ Đề rồi giặc lại tan!" (Nhoong nhong ngựa Ông đã về cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa Ông ăn!).

Vua Lê lập tổng hành dinh ở Bồ Đề là cả một ý nghĩa: Phật tổ sẽ độ trì dân Nam dựng lại cơ đồ. Di tích lịch sử này hiện nay vẫn còn (xem: Đặng Kim Ngọc, Chùa Bồ Đề và dinh Bồ Đề trong lịch sử, Nghiên cứu lịch sử số 246&247, HN, 1989, tt. 84-90).

Trong khuôn viên chùa, dựng lầu cao, từ Gia Lâm, ngoại thành, vua điều binh khiển tướng, vây chặt vạn quân của Tổng binh Vương Thông, mưu thần Nguyễn Trãi ngồi tầng lầu dưới định lại luật lệ, cũng ở đây Nguyễn Trãi soạn quốc sách "quân điền", phân chia ruộng đất cho quân và dân sau ngày giải phóng. Năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn chém đầu danh tướng Liễu Thăng ở ải Chi Lăng, đánh tan đạo quân viện binh, chỉ còn một tên Chủ sự Phạm Hậu chạy thoát về Tàu, thuật lại: "Giặc (!) hô to: hàng thì sống, không hàng thì chết" (theo Minh sử, Liễu Thăng truyện, Q. 154, t. 10a - Minh sử ký sự bản mạt, Q. 22). Sau này, Bắc sử chép lại câu dân ca ở biên giới: "Quỷ môn quan! Quỷ môn quan! Thập nhân khứ! Nhất quân hoàn! (nghĩa là: "Cửa ải quỷ! Cửa ải quỷ! Mười người ra đi! Một người trở lại!" (xem: Lê Tư Lành, "Chi Lăng, mồ chôn quân xâm lược", tc Văn hóa - Nghệ thuật số 11 - Hà Nội, 1978, tr.1, 24). Ta lấy lại cửa ải Nam Quan (từ thời nhà Lý, tên là ải Pha Lũy).

Cuối thu, 1427, quân Minh ở thế cùng quẫn, vòng vây càng ngày càng chặt, ngóng trông Thiên triều thượng quốc, vô vọng, không còn cứu được nhau, Vương Thông xin hòa, mở hội thề Đông Quan, một hình thức đầu hàng trong danh dự.

Nhớ lại 10 năm trước (1417), ngày 28 Tết năm Mậu Tuất, Thiên triều binh theo Nguyên soái Trương Phụ cực kỳ tàn bạo, tung vó ngựa tiến vào Thăng Long, đổi tên là Đông Quan. Vua Minh Thành Tổ xóa tên nước Đại Việt, sát nhập vào nước Tàu, đổi là tỉnh Giao Chỉ (xem: Cương mục, Chính biên, Q. XII, t. 20). Trương Phụ cho lập một khu phố dành riêng cho người Hán cư ngụ và mở chợ buôn bán gọi là "Đông Quan đại phố" (có sách gọi là Đông Đô đại phố. Ngày nay, TC làm sống lại thời Giao Chỉ tỉnh cho mở Đông Đô đại phố ở tỉnh Bình Dương, tô giới của Hoa Hán mới).

Mầu nhiệm thay, ngày 28 Tết, 10 năm sau, mùa Đông năm Đinh Mùi (1427), quân Điếu phạt Lam Sơn (giải phóng quân), tiến vào thành Đông Quan, sau khi cánh quân cuối cùng của Tổng binh Vương Thông xuống thuyền (do ta cung cấp) rút hết về Tàu. Mùa Xuân năm ấy, cả nước vang rền tiếng pháo Tết. Bình Định Vương từ chùa Bồ Đề cưỡi ngựa hồng tiến vào Thăng Long, xóa bỏ tàn tích Giao Chỉ tỉnh, lấy lại nước cũ Đại Việt. Lại một mùa Xuân đại thắng "mở nền thái bình muôn thuở, rửa nỗi thẹn ngàn thu" (Thơ Nguyễn Trãi trong Toàn tập, tr. 82). Ta trả cho Minh đế 280 tướng sĩ, 137 văn quan, 13,587 tù binh, 13,180 kỵ mã và 1200 ngựa chiến (số liệu theo Minh sử, Hoàng Minh thực lục).

Ngày nay, gần 5 thế kỷ sau, VN đang dưới ách đô hộ trá hình của Đại Hán Đỏ bành trướng CHND Trung quốc nhưng trong họa vốn có phúc, đó là qui luật Dịch lý VN: Ngày 30-4-1975 là đại họa cho cả dân tộc VN nhưng từ ngày ấy đã thành hình VN ở nước ngoài, không biên cương nhưng là một thực thể văn hóa và truyền thống của dân tộc Việt: CĐ Việt Nam Hải Ngoại trên khắp các châu lục toàn cầu: Đây là hậu cứ vĩ đại của VN hôm nay và mãi mãi, một "Thuận Hóa" mới của một "Lam Sơn" mới, trong và ngoài đồng lòng nhất trí sẽ vùng dậy! Hoàng Sa của VN những nghìn xưa, nghìn sau! Đánh! Đánh! Như tiếng quân hành trận Rồng Lửa, mùa Xuân xưa, năm Kỷ Dậu Quang Trung đại phá quân Thanh.

CHUYỆN NGỰA VÀ TỬ VI NGỰA

Ngựa là vật linh trong lịch sử VN. Do vậy, không mấy người VN ăn thịt ngựa. Trong Lĩnh Nam bản thảo, Y tổ Lãn Ông chỉ dùng vài dòng viết về thịt ngựa, gọi là mã nhục, có tác dụng làm "lớn mạnh gân xương và xương sống lưng, làm cho tóc bớt hói" (Y Tông Tâm Lĩnh Q. 12-13 (gộp lại), loại gia súc, Mục 15, tr. 450). Dân sành ăn Paris, Pháp quốc, mê món thịt ngựa cho là thượng hảo hạng. Đền, miếu VN, tường ngoài cổng, bên cộng đồng trụ đắp đôi ngưạ chiến. Trong đền thường có đôi ngựa bạch hay hồng chầu hai bên bàn thờ thần.

Thời còn là lính QĐI đóng tại Đà Nẵng, HNV tôi "hanh thông" được ăn nhậu đã, do nhờ có "ba món ăn chơi" tử vi tướng số lõm bõm. Đại cương biết được rằng, người Việt ta và Tàu tin tử vi lắm, các bà sinh con trai hay gái vào năm Ngọ coi như hên! Dân dao có câu: "Người ta tuổi Ngọ, tuổi Mùi, tôi nay ngậm ngùi chuốc lấy tuổi Thân"!

Hoàng đế Lưu Bang tức Hán Cao Tổ (206-194 trước CN) đầu tiên dựng lên nhà Hán, sinh năm Giáp Ngọ, cả đời ông may mắn, hanh thông cho đến lúc nhắm mắt đầy đủ Phúc, Lộc, Thọ. Cung nô bộc của ông thật tuyệt vời. Sau khi lên ngôi hoàng đế, ông hỏi các cận thần tại sao ông thắng Hạng Võ, lên ngôi báu, các cận thần mặc sức tán tụng, ông lắc đầu: "Sai bét!", ông nói: "Ta lấy được thiên hạ, nhờ ta biết dùng cái trí của Trương Lương, cái tài của Hàn Tín, cái khả năng kinh bang của Tiêu Hà, Trần Bình (tướng quốc)". Tiêu Hà và Trần Bình đều là người Việt tôn phò Lưu Bang. Thuở còn làm Trưởng phu trạm (Đình trưởng) ai cũng coi trẻ Lưu Bang còn gọi là Lưu Quý, vô học lại ham mê sắc dục, rượu chè be bét. Một lần Quý đến chơi nhà phú gia Lữ Văn gặp Tiêu Hà, Quý trổ tài ba hoa, dóc lác, Tiêu Hà bảo Quý: "Cái ông Quý này chỉ nói khoác! Chẳng làm nên việc gì!" (xem: Sử ký Tư Mã Thiên, Cao Tổ bản kỷ, bản dịch của Phan Ngọc, nxb VHSG, tt. 118-161). Thế mà sau Tiêu Hà bỏ Hạng Vũ theo phò Lưu Quý. Lữ Ông có trưởng nữ rất đảm đang lại được học hành năm ba chữ, đã hứa gả cho quan Huyện Bái, gặp Lưu Quý, xem tướng Quý, liền cho từ hôn, gả cho Quý; bà vợ phản đối, Lữ Ông nói: "Bà làm sao biết được, tướng nó chưa gặp thời đấy thôi, sau này sẽ phú quý phi thường không biết đâu mà nói" (xem: Tây Hán diễn nghĩa, hồi "Hán Sở tranh hùng"). Về tướng diện, Lưu Bang thuộc Long tướng, thân hình vạm vỡ, đầu to, trán nở phình ra, mũi cao (loại mũi Thạch sư hay Thảo sư, Huyền đảm). Với tuổi già ngũ tuần, Lưu Bang phương phi một cách lạ thường, râu ria như văn vết, trang điểm đẹp như rồng cuốn! Xem tử vi của Lưu Bang (sau này Thánh tổ Tử vi Trần Đoàn chấm lại lá số Hán Cao Tổ), vua sinh năm Giáp Ngọ, giờ Ngọ, ngày 13 tháng Chạp, "Dương nam, kinh mệnh - Thổ ngũ cục", lại mệnh thân, tử vi (chính mệnh) có sao Thái tuế, Tướng quân. Thật tuyệt vời: Mệnh Thân đồng cung, "Tử vi hội Tướng quân - song lộc phụng nghinh cách". Cung Thế của Hán Cao Tổ có Thất Sát! Lại só sao Văn Xương, Thanh Long, Phượng Các. Đem so với tử vi của vợ là Lữ Hậu thì quá đúng. Nhà danh tướng và Tử vi Cao Hảo Dị, lấy Lục nghiệp của Phật giáo bổ túc cho tử vi của Trần Đoàn, trong đó vợ chồng là cộng nghiệp. Số mệnh của hai vợ chồng tương quan chặt chẽ với nhau. Xem lá số tử vi của Lữ Hậu (hay Lã Hậu) thì rõ rệt bà ta phải là hoàng hậu. Ta thường cho đàn bà buổi Dần cao số, vất vả nếu lại có đôi chân khẳng khiu (không có bắp thịt đùi) như chân cò thì thôi "long đong vô kể", ta có câu "Chân ống đồng sát chồng cũng sát con". Trường hợp Lữ Hậu tức Lữ Trĩ lại hoàn toàn khác. Lữ Hậu sinh năm Giáp Dần (với chồng là Giáp Ngọ), ngày 7 tháng 3 giờ Dần! "Dương nữ - Thủy mệnh - Hỏa lục cục. Cung phu (chồng) ở Ngọ có sao Thất sát (chính tinh) và các sao Thanh long, Đẩu, Điếu, Thai... Toàn bộ tử vi của Lữ Hậu là "Tử, phủ, triều viên, Giáp sinh nhân song lộc trùng phùng, hội Thái tuế, chuyên quyền chi cách"! Tử vi Hậu quá đúng! Hán Cao Tổ còn sống, Lữ Hậu đã lấn át cả quyền của chồng, một tay bà ta đã giết Hàn Tín ở cung Vi Vương. Cao Tổ chết, Lữ Hậu đoạt cả quyền hoàng đế của con là Huệ đế, Huệ đế chết yểu do trác táng quá độ. Bà đoạt ngôi đế của cháu đích tôn duy nhất của bà, giết cả cháu. Lữ Hậu nổi cơn ghen với quý phi Thích Cơ được Cao Tổ rất sủng ái. Cao Tổ chết, bà ra tay trả thù Thích Cơ (xem: Sử ký Tư Mã Thiên, Lữu Hậu bản kỷ, tt. 162-181). Lữ Hậu tự lên ngôi hoàng đế, bà sai thọc mắt Thích Cơ cho mù, lại cắt 2 tai, mắt mũi, thả vào chuồng xí cho sống với heo. Viện Thái y điều chế liều thuốc hồi xuân dâng nữ hoàng, bà trở lại thời son trẻ rất cường mạnh, hoang dâm vô độ vào loại "đêm bảy ngày ba vào ra bất kể". Thái giám đi lùng các trai tơ dâng bà, giả dạng cung nữ. Bà cầm quyền được 7 năm thì đột ngột lăn ra chết do đang giao tình cực độ. Bà âm mưu đoạt ngôi nhà Hán cho họ Lữ. Các quyền thần họ Lữ bị tru di, triều đình đưa Hán Văn đế lên ngôi.

Nhà Hán trong hơn 400 (-206 trước CN+189), tất cả khởi nguồn từ một người vô học sinh vào giờ Ngọ, năm Giáp Ngọ Lưu Bang. Và bà vợ tàn ác hoang dâm Lữ Hậu sinh năm Giáp Dần, giờ Dần!
Ngựa là biểu tượng của sự cường mạnh, sở trường của phương Bắc, cổ ngữ Tàu có câu "Nam chi chu - Bắc chi mã" (Thuyền là phương Nam, ngựa là phương Bắc).

NGỰA QUÈ BẮC TRIỀU

Trịnh Thiết Trường sớm mồ côi cha, mẹ góa làm thuê cuốc mướn nuôi con ăn học. Thiết Trường đậu Hương cống tức Cử nhân, nhà có mấy sào ruộng, mẹ bán hết cho con lên kinh đô học tiếp. Thiết Trường đậu thi Hội, thi Đình, lấy Tiến sĩ, nhắn tin mời mẹ lên kinh đô cùng con "vinh qui bái tổ". Vì chưa có vợ nên theo lệ "võng con đi trước, võng mẹ theo sau", khi về đến làng, qua cổng làng thì võng mẹ đi lên trước, võng con theo sau. Mẹ Tiến sĩ tân khoa được dân làng rất trọng vọng, dù là bần cố nông vẫn được tôn lên hàng bà cố. Bà cố mẹ quan Nghè Thiết Trường nhắn tin lên kinh đô rằng: "Tôi tưởng nó đậu ông Trạng, ông Bảng, ông Thám" (tức đậu Tam Khôi lấy Trạng Nguyên, Bản Nhãn, Thám Hoa rời mới đến Tiến sĩ). Thiết Trường rất có hiếu, biết mẹ không vừa lòng, ông ở lại kinh đô học tiếp, chờ ân khoa. Ông thi lại đậu Hoàng giáp (đậu đầu), bà mẹ mới lên kinh đô đón con, bà được triều kiến vua Lê Nhân Tông, vua khen thưởng ban cho 4 chữ mạ vàng "Tiết hạnh khả phong".

Thiết Trường được bổ làm quan Hàn lâm viện Thị giảng. Năm Đinh Sửu (1457), vua sai Tiến sĩ Lê Hy Cát làm Chánh sứ đi sứ Bắc Kinh, Thiết Trường làm Phó sứ (Cương mục, Chính biên, Q. XVIII, t. 34, phần chú ghi Thiết Trường đỗ đồng Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất (1442). Đến Bắc Kinh vào đúng dịp triều Minh Chính Thống thứ 13 tổ chức thi Đình, Chánh, Phó sứ ta xin dự thi, hy vọng đậu Lưỡng quốc Trạng nguyên như Trạng Mạc Đĩnh Chi. Đề thi vua ra "Nam chi chu, Bắc chi mã". Thiết Trường tin rằng ông sẽ đậu Lưỡng quốc Trạng nguyên cho sáng danh "văn hiến chi bang" nhưng ông chợt nghĩ ra, "Vậy còn chánh sứ của mình thì sao? không lẽ mình là đàn em trong làng khoa bảng, lại là Phó sứ, nếu đậu trên tôn trưởng họ Lê thì thật khó coi mà còn thiếu lễ nghĩa của con nhà Nho nước Việt". Thế rồi, Thiết Trường cứ thản nhiên làm văn bài Đình đối (như bảo vệ luận án tiến sĩ ngày nay). Để không thể đậu cao hơn Lê Hy Cát, ông nghĩ ra một diệu kế, các chữ mã trong văn bài, thay vì chấm 4 nét ở dưới, tượng hình 4 chân con ngựa, ông chỉ chấm có 3 chấm tức ngựa què. Ông bị đánh rớt lại còn phạm tội hình "khinh nhờn Thiên triều", chê ngựa Thượng quốc là ngựa què. Đáng lý bị tống ngục ngay, Minh đế Chính Thống xem lại bài thi "Đình đối" thấy quá lỗi lạc, đáng được chấm đậu Lưỡng quốc Trạng nguyên, Minh đế chỉ quở về sự khinh nhờn, tha tội cho Thiết Trường.

NGỰA CÁI VIỆT PHÁ VỠ NGỰA CHIẾN MÔNG CỔ

Ngựa đen hay ngựa chiến phải canh giữ rất cẩn trọng, không cho chàng lọt chuồng "đi tơ" với các nàng. Nếu lỡ dù chỉ một lần sẽ bị loại ngay cho làm ngựa thồ, ngựa kéo xe.

Mùa Đông năm Bính Thìn (1256) tháng 11, "vua Thái Tông truyền cho cả nước sắm sửa vũ khí chống quân Mông Cổ xâm phạm vùng Bình Lệ Nguyên (gần sông Cà Lồ, nay là huyện Tam Đảo, tỉnh. Vĩnh Phúc)". Vua sai quân thủy, bộ ra ngăn biên giới theo sự Tiết chế (tức Tư lệnh) của Quốc Tuấn" (xem Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký - Toàn thư, Q. V, kỷ nhà Trần, t. 22a).

Đây là lần thứ nhất (trong 3 lần), Đại Việt dàn trận chống quân Mông do tướng giặc Ngột Lương Hợp Đãi thống lĩnh, tiến quân như gió lướt. Toàn thư chép vua Thái Tông "thân hành đốc chiến, xông pha tên đạn". Vua rất lo, Tể tướng Trần Thủ Độ nói: "Đầu thần chưa rơi xuống đất, bệ hạ đừng lo gì khác". Ngày 24 tháng Chạp (sau Tết Táo quân), vua và thái tử ra tuyến đầu "tiến quân đến Đông Bộ Đầu, đón đánh cả phá được quân giặc. Quân Nguyên (Mông Cổ thống trị Trung Hoa) chạy trốn về, đến trại Quy Hóa, chủ trại là Hà Bỗng chiêu tập người Man ra tập kích, lại cả phá bọn chúng" (Toàn thư, sđd, t. 23a, bản chữ Hán hiện lưu trữ tại Thư viện The Yenching, ĐH Harvard, Mass. Hoa Kỳ, ký hiệu số 3545/2643). Toàn thư và Cương mục chép về trận Đông Bộ Đầu và Quy Hóa, Hà Bỗng đồng bào Tày, dân thiểu số bấy giờ gọi chung là Man. Hai bộ sử này không chép cánh quân Mông ở bên kia sông Cà Lồ (tức sông Lô).
Đây là trận dân quân "bất chiến tự nhiên thành" được truyền tụng và được chép trong Thần phả ở các miếu, đền thờ bà Công chúa Đại Vương ở các làng ven sông Lô, sông Thao. Thu Thần phả, quân kỵ mã Mông Cổ dừng quân bên kia sông đợi cánh quân của chủ soái Ngột Lương Hợp, chúng cho thả quân, tràn vào các làng cướp phá, lùng kiếm phụ nữ nhưng dân đã bỏ làng xóm trốn hết lên miền rừng núi theo chiến thuật thanh dã của Tiết chế Trần Quốc Tuấn, Hưng Đạo Vương, nghĩa là "vườn không nhà trống" kháng địch. Đoàn ngựa chiến, hầu hết là ngựa Vân Nam rất cường mạnh được tháo yên, cương thả ra đồng tán phá hoa mầu, lúa non đang độ mơn mởn. Trong quân "có người dâng kế diệt đoàn quân kỵ, như thế, như thế". Lập tức, ta đi tìm ngựa cái, tập trung lại rồi kéo đến bên đây sông.

Giống ngựa đánh hơi "cái đực" rất nhạy cảm. Ngựa cái "động tình" hý vang... Thế là, đoàn ngựa chiến đang "lòng xuân phơi phới", ngừng ăn, kéo nhau ra bên bờ sông. Ham quá mà! Mấy chú lao xuống bơi qua sông, cả đoàn chạy theo. Quân ta đã chuẩn bị chu đáo đón địch. Mỗi nàng đều có dân quân hộ tống, chặn không cho anh chị đang quá cao hứng làm đại! Ta dẫn đoàn ngựa cái lui về hậu tuyến, các chú chiến mã Mông Cổ lẽo đẽo bám sát sau các nàng... Ta canh phòng rất nghiêm ngặt, đưa được hết đoàn ngựa chiến về hậu phương. Trong khi đoàn quân kỵ binh Mông Cổ bất lực, vô phương, đành chịu mất ngựa, đánh trường thương, từ trên mình ngựa. Mất ngựa, chúng lâm nguy, kéo nhau bỏ chạy. Một bà công chuá chỉ huy dân binh đuổi theo đánh tập hậu. Trên đường chạy chết về Tàu, quân Mông dắt díu nhau, hiền như nhà tu, dân ta gọi là "giặc Bụt", tức hiền như Bụt (Phật). Bất chiến tự nhiên thành, bà công chúa trở về Thăng Long, triều kiến phụ hoàng, vua Thái Tông khen ngợi, nói: "Con gái ta mà cũng đánh giặc giỏi", vua phong công chúa làm Đại Vương. Sau khi bà qua đời, các làng ven sông Lô lập miếu thờ Nữ Đại Vương. Thăng Long và cả nước đón Tết Mậu Ngọ (1258) ăn mừng đại thắng Nguyên Mông lần đầu. Toàn thư chép: "Mùa Xuân tháng Giêng, ngày mồng Một, vua ngự ở chính điện, cho trăm quan vào chầu. Trăm họ yên nghiệp như cũ." (Toàn thư, sđd, Q.V, t. 23b).

HÀ NHÂN VĂN
(19/1/2014)
Mai Luong chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tết Giáp Ngọ, kể chuyện tướng số... ngựa

Nhân dịp Tân Xuân Giáp Ngọ, bản báo và Hà Nhân Văn quí chúc quí độc giả, đồng hương một năm mới may mắn, an khang sức khỏe, mọi sự như ý sở cầu

MÙA XUÂN TUNG VÓ NGỰA ĐẠI THẮNG BẮC XÂM

Hà Nhân Văn


Nhân dịp Tân Xuân Giáp Ngọ, bản báo và Hà Nhân Văn quí chúc quí độc giả, đồng hương một năm mới may mắn, an khang sức khỏe, mọi sự như ý sở cầu.

Số đầu năm, xin đổi thể tài để được "xả hơi" hướng về chân trời mới đón mừng năm chú Ngựa, nói về chuyện Ngựa. Bình minh đã lóe hiện trên đất nước VN, báo trước một vận hội mới.

Đại anh hùng dân tộc Quang Trung thời đại sẽ xuất hiện, sẽ đánh tan Bắc xâm như mùa Xuân đại thắng năm Kỷ Dậu 1789. Quang Trung thời đại sẽ đưa đất nước VN qua kỷ nguyên Đông A hưng thịnh lần thứ 3 (lần thứ nhất, vua Hùng Vương nước Văn Lang. Đông A lần thứ 2, đại thịnh từ đời Lý, Trần đến đời Lê Thánh Tông). Đức Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tiên tri, suốt một quá khứ gần 500 năm không sai mảy may, tương lai chắc sẽ không sai. Trạng ca ngợi một Việt Nam vinh quang đang tới:

Bắc hữu khuynh thành tráng!
Nam tạc ngọc bích thành!

Và rằng, "có Thầy Nhân Thập đi về" tức nhân tài hải ngoại kéo nhau về nước.

ĐẠI THẮNG XUÂN KỶ DẬU

Cuối năm Mậu Thân (1786), Phú Xuân được tin cấp báo Tôn Sỹ Nghị thống lĩnh hơn 200,000 quân Thanh vượt Nam Quan, Chi Lăng, với 6,000 kỵ binh hộ tống ào ạt tiến xuống Thăng Long.

Theo sử nhà Nguyễn "Huệ được tin báo cả mừng: con cháu Ngô (tức quân Thanh) là hạng gì lại dám ngông cuồng như vậy? Tức thì hạ lệnh cử binh." (Đại Nam Chính biên liệt truyện, Q.30 "Truyện chép về ngụy Tây Sơn - Nguyễn Huệ, t. 548).
Sau Tết Ông Công, tháng Chạp, vua Quang Trung đã có mặt ở đèo Tam Điệp, Ninh Bình, vua duyệt binh, tự vua sáng tác ca khúc quân hành, lệnh cho tướng sĩ và ba quân phải tập hát và thuộc lòng để vừa tiến quân vừa hát. Bài quân hành chỉ một chữ Đánh! Vua xướng nhịp trước:

Đánh! Đánh! Đánh cho để dài tóc!
Đánh! Đánh! Đánh cho để răng đen!
(nghĩa là đánh để bảo toàn văn hóa và căn cước dân tộc Việt, khác Tàu: đàn bà để tóc dài, ăn trầu nhuộm răng đen).

Đánh cho nó chích luân bất phản!
Đánh cho nó phiên giáp bất hoàn!
(nghĩa là: Đánh cho nó gãy bánh xe ngựa, không về được nước! Đánh cho nó mảnh giáp không còn!)

Đánh! Đánh! Đánh cho sư tri
Nam quốc anh hùng chi hữu chủ!
(nghĩa là: Đánh cho linh sử biết rằng, nước Nam anh hùng có quyền làm chủ nước Nam)

Đoàn quân Bắc tiến diệt giặc hát vang, theo nhịp trống võ quân hành từ ngàn xưa thời vua Đinh Tiên Hoàng. Quân Nam tiến như gió bão.

Chinh! Chinh! Chinh tùng chinh!
Nào ta đi diệt giặc!
Chinh! Chinh tùng chinh! Bất diệt thù hề, bất ly nguyên sinh!
(Chinh! Chinh! Chinh! Chinh tùng chinh! Không diệt được giặc ta không mong sống).


Đây là nhạc trống quân hành do bà Huyền nữ Phạm Thị Trân (926-976), người Hồng Châu (Hải Dương) sáng tác. Bà là Thánh tổ cầm ca và hát chèo, được vua Đinh cho vời vào Hoa Lư, dạy quân nhạc cho Thập đạo quân. Bà lập ra phép đánh trống, in thành sách Đả Cổ Lục (sử dụng cho đến nay). Bà được vua Đinh phong là Ưu Bà, đệ nhất phẩm triều đình ngành nữ (xem: Chân dung phụ nữ VN trong văn hóa sử, nxb Tiếng Mẹ 1990, tt. 20-21).

Trống trận hòa quyện với nhạc võ Tây Sơn. Quang Trung tiến lên tuyến đầu, vua đứng trên mình voi, tháo khăn vàng trên đầu quấn quanh cổ, thúc quân xung phong. Như thác lũ, Nam quân tràn vào kinh thành. Sử nhà Nguyễn chép: "Ngày hôm ấy, Huệ dong quân vào thành, áo chiến bào của Huệ mặc đều bị hơi thuốc súng làm cho biến thành sắc đen sạm". Quân Thanh khắp các mặt tan vỡ: "Nghị ở bãi cát nghe tin báo, một mình cỡi ngựa chạy về Bắc, tướng sĩ tranh cầu để sang sông, cầu gãy, ôm lấy nhau, xô nhau lăn xuống sông, chết đuối kể đến hàng vạn, nước sông Nhị Hà vì thế chảy không được". Quân Thanh tan tác: "Huệ sai quân đuổi theo đến cửa ải Lạng Sơn (...) Người nước Thanh cả sợ, từ cửa quan về mạn Bắc, người già, trẻ con bồng bế nhau chạy, vài trăm dặm tuyệt không có người ở" (ĐN Liệt truyệt, sđd, Q. 30, t. 550).

Các giáo sĩ Pháp bấy giờ đang có mặt trong vùng Thăng Long từ Gia Lâm đến Phượng Nhãn, Khương Thượng, Thái Hà, Phùng Khoang... là những nhân chứng tận mắt, các ông gọi Quang Trung là vua ta "Notre Roi". Đặc biệt vua Quang Trung và Thái phó Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân không cấm đạo, cho giáo dân được tự do theo Đạo, các Thừa sai Pháp được thong dong đi lại truyền giáo (xem: Cao Thế Dung, VN Công giáo sử - Tân biên (Toàn thư), Q. II, Dân Chúa xb, Giáo sĩ dòng Phan Xi Cô VN phát hành, xem chương XXIV, tt. 1198-1225, "Công giáo Thuận Hóa và Bắc Hà dưới triều Quang Trung".

Do chứng kiến tận mắt, các Thừa sai Pháp đã viết lại trận đánh "kinh thiên động địa" này, được in trong Sử ký Đại Nam Việt, bộ sử đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ (do nhà Dòng Tân Định, Sàigòn MEP xuất bản năm 1874). Sử Nam Việt thuật lại: "Quân Tàu bỏ lại khí giới vàng bạc chừng 70 con ngựa mới chở hết (...) Quân Tàu mất hết tàu bè mà quân Tây Sơn chiếm được để chở khí giới và chiến lợi phẩm về Đàng Trong" (sđd, tr. 43).

CÁC HẬU CỨ VĨ ĐẠI - CHIẾN THẮNG LAM SƠN: XUÂN THĂNG LONG 586 NĂM TRƯỚC

Xưa, 3 lần Đại Việt đánh tan quân Mông Cổ, với hậu tuyến Thanh Hóa, vua Trần Nhân Tông chỉ tay về phương Nam bảo triều đình và tướng lãnh: "Thanh Hóa là phên dậu của ta". Quả nhiên, đại binh Mông Cổ do Đại tướng Toa Đô chỉ huy từ Chiêm Thành đánh thốc lên, quân Mông bị ta phá tan, ta cắt đầu Toa Đô dâng vua Lam Sơn khởi nghĩa. Nghe lời bàn của tướng Nguyễn Chích, Bình Định Vương Lê Lợi bảo các văn thần tướng lãnh: "Thuận Hóa là lòng dạ của ta". Quả nhiên, không bao lâu, ta đóng được 70 thuyền vận tải. Lam Sơn mở cuộc tổng tấn công, binh lương vũ khí chở ra Bắc. Nghĩa quân vây chặt thành Đông Quan (Thăng Long). Dân nô nức theo Chúa Lam Sơn, vang vang lời cao "Nhoong nhoong ngựa Ông đã về! Giặc đến Bồ Đề rồi giặc lại tan!" (Nhoong nhong ngựa Ông đã về cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa Ông ăn!).

Vua Lê lập tổng hành dinh ở Bồ Đề là cả một ý nghĩa: Phật tổ sẽ độ trì dân Nam dựng lại cơ đồ. Di tích lịch sử này hiện nay vẫn còn (xem: Đặng Kim Ngọc, Chùa Bồ Đề và dinh Bồ Đề trong lịch sử, Nghiên cứu lịch sử số 246&247, HN, 1989, tt. 84-90).

Trong khuôn viên chùa, dựng lầu cao, từ Gia Lâm, ngoại thành, vua điều binh khiển tướng, vây chặt vạn quân của Tổng binh Vương Thông, mưu thần Nguyễn Trãi ngồi tầng lầu dưới định lại luật lệ, cũng ở đây Nguyễn Trãi soạn quốc sách "quân điền", phân chia ruộng đất cho quân và dân sau ngày giải phóng. Năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn chém đầu danh tướng Liễu Thăng ở ải Chi Lăng, đánh tan đạo quân viện binh, chỉ còn một tên Chủ sự Phạm Hậu chạy thoát về Tàu, thuật lại: "Giặc (!) hô to: hàng thì sống, không hàng thì chết" (theo Minh sử, Liễu Thăng truyện, Q. 154, t. 10a - Minh sử ký sự bản mạt, Q. 22). Sau này, Bắc sử chép lại câu dân ca ở biên giới: "Quỷ môn quan! Quỷ môn quan! Thập nhân khứ! Nhất quân hoàn! (nghĩa là: "Cửa ải quỷ! Cửa ải quỷ! Mười người ra đi! Một người trở lại!" (xem: Lê Tư Lành, "Chi Lăng, mồ chôn quân xâm lược", tc Văn hóa - Nghệ thuật số 11 - Hà Nội, 1978, tr.1, 24). Ta lấy lại cửa ải Nam Quan (từ thời nhà Lý, tên là ải Pha Lũy).

Cuối thu, 1427, quân Minh ở thế cùng quẫn, vòng vây càng ngày càng chặt, ngóng trông Thiên triều thượng quốc, vô vọng, không còn cứu được nhau, Vương Thông xin hòa, mở hội thề Đông Quan, một hình thức đầu hàng trong danh dự.

Nhớ lại 10 năm trước (1417), ngày 28 Tết năm Mậu Tuất, Thiên triều binh theo Nguyên soái Trương Phụ cực kỳ tàn bạo, tung vó ngựa tiến vào Thăng Long, đổi tên là Đông Quan. Vua Minh Thành Tổ xóa tên nước Đại Việt, sát nhập vào nước Tàu, đổi là tỉnh Giao Chỉ (xem: Cương mục, Chính biên, Q. XII, t. 20). Trương Phụ cho lập một khu phố dành riêng cho người Hán cư ngụ và mở chợ buôn bán gọi là "Đông Quan đại phố" (có sách gọi là Đông Đô đại phố. Ngày nay, TC làm sống lại thời Giao Chỉ tỉnh cho mở Đông Đô đại phố ở tỉnh Bình Dương, tô giới của Hoa Hán mới).

Mầu nhiệm thay, ngày 28 Tết, 10 năm sau, mùa Đông năm Đinh Mùi (1427), quân Điếu phạt Lam Sơn (giải phóng quân), tiến vào thành Đông Quan, sau khi cánh quân cuối cùng của Tổng binh Vương Thông xuống thuyền (do ta cung cấp) rút hết về Tàu. Mùa Xuân năm ấy, cả nước vang rền tiếng pháo Tết. Bình Định Vương từ chùa Bồ Đề cưỡi ngựa hồng tiến vào Thăng Long, xóa bỏ tàn tích Giao Chỉ tỉnh, lấy lại nước cũ Đại Việt. Lại một mùa Xuân đại thắng "mở nền thái bình muôn thuở, rửa nỗi thẹn ngàn thu" (Thơ Nguyễn Trãi trong Toàn tập, tr. 82). Ta trả cho Minh đế 280 tướng sĩ, 137 văn quan, 13,587 tù binh, 13,180 kỵ mã và 1200 ngựa chiến (số liệu theo Minh sử, Hoàng Minh thực lục).

Ngày nay, gần 5 thế kỷ sau, VN đang dưới ách đô hộ trá hình của Đại Hán Đỏ bành trướng CHND Trung quốc nhưng trong họa vốn có phúc, đó là qui luật Dịch lý VN: Ngày 30-4-1975 là đại họa cho cả dân tộc VN nhưng từ ngày ấy đã thành hình VN ở nước ngoài, không biên cương nhưng là một thực thể văn hóa và truyền thống của dân tộc Việt: CĐ Việt Nam Hải Ngoại trên khắp các châu lục toàn cầu: Đây là hậu cứ vĩ đại của VN hôm nay và mãi mãi, một "Thuận Hóa" mới của một "Lam Sơn" mới, trong và ngoài đồng lòng nhất trí sẽ vùng dậy! Hoàng Sa của VN những nghìn xưa, nghìn sau! Đánh! Đánh! Như tiếng quân hành trận Rồng Lửa, mùa Xuân xưa, năm Kỷ Dậu Quang Trung đại phá quân Thanh.

CHUYỆN NGỰA VÀ TỬ VI NGỰA

Ngựa là vật linh trong lịch sử VN. Do vậy, không mấy người VN ăn thịt ngựa. Trong Lĩnh Nam bản thảo, Y tổ Lãn Ông chỉ dùng vài dòng viết về thịt ngựa, gọi là mã nhục, có tác dụng làm "lớn mạnh gân xương và xương sống lưng, làm cho tóc bớt hói" (Y Tông Tâm Lĩnh Q. 12-13 (gộp lại), loại gia súc, Mục 15, tr. 450). Dân sành ăn Paris, Pháp quốc, mê món thịt ngựa cho là thượng hảo hạng. Đền, miếu VN, tường ngoài cổng, bên cộng đồng trụ đắp đôi ngưạ chiến. Trong đền thường có đôi ngựa bạch hay hồng chầu hai bên bàn thờ thần.

Thời còn là lính QĐI đóng tại Đà Nẵng, HNV tôi "hanh thông" được ăn nhậu đã, do nhờ có "ba món ăn chơi" tử vi tướng số lõm bõm. Đại cương biết được rằng, người Việt ta và Tàu tin tử vi lắm, các bà sinh con trai hay gái vào năm Ngọ coi như hên! Dân dao có câu: "Người ta tuổi Ngọ, tuổi Mùi, tôi nay ngậm ngùi chuốc lấy tuổi Thân"!

Hoàng đế Lưu Bang tức Hán Cao Tổ (206-194 trước CN) đầu tiên dựng lên nhà Hán, sinh năm Giáp Ngọ, cả đời ông may mắn, hanh thông cho đến lúc nhắm mắt đầy đủ Phúc, Lộc, Thọ. Cung nô bộc của ông thật tuyệt vời. Sau khi lên ngôi hoàng đế, ông hỏi các cận thần tại sao ông thắng Hạng Võ, lên ngôi báu, các cận thần mặc sức tán tụng, ông lắc đầu: "Sai bét!", ông nói: "Ta lấy được thiên hạ, nhờ ta biết dùng cái trí của Trương Lương, cái tài của Hàn Tín, cái khả năng kinh bang của Tiêu Hà, Trần Bình (tướng quốc)". Tiêu Hà và Trần Bình đều là người Việt tôn phò Lưu Bang. Thuở còn làm Trưởng phu trạm (Đình trưởng) ai cũng coi trẻ Lưu Bang còn gọi là Lưu Quý, vô học lại ham mê sắc dục, rượu chè be bét. Một lần Quý đến chơi nhà phú gia Lữ Văn gặp Tiêu Hà, Quý trổ tài ba hoa, dóc lác, Tiêu Hà bảo Quý: "Cái ông Quý này chỉ nói khoác! Chẳng làm nên việc gì!" (xem: Sử ký Tư Mã Thiên, Cao Tổ bản kỷ, bản dịch của Phan Ngọc, nxb VHSG, tt. 118-161). Thế mà sau Tiêu Hà bỏ Hạng Vũ theo phò Lưu Quý. Lữ Ông có trưởng nữ rất đảm đang lại được học hành năm ba chữ, đã hứa gả cho quan Huyện Bái, gặp Lưu Quý, xem tướng Quý, liền cho từ hôn, gả cho Quý; bà vợ phản đối, Lữ Ông nói: "Bà làm sao biết được, tướng nó chưa gặp thời đấy thôi, sau này sẽ phú quý phi thường không biết đâu mà nói" (xem: Tây Hán diễn nghĩa, hồi "Hán Sở tranh hùng"). Về tướng diện, Lưu Bang thuộc Long tướng, thân hình vạm vỡ, đầu to, trán nở phình ra, mũi cao (loại mũi Thạch sư hay Thảo sư, Huyền đảm). Với tuổi già ngũ tuần, Lưu Bang phương phi một cách lạ thường, râu ria như văn vết, trang điểm đẹp như rồng cuốn! Xem tử vi của Lưu Bang (sau này Thánh tổ Tử vi Trần Đoàn chấm lại lá số Hán Cao Tổ), vua sinh năm Giáp Ngọ, giờ Ngọ, ngày 13 tháng Chạp, "Dương nam, kinh mệnh - Thổ ngũ cục", lại mệnh thân, tử vi (chính mệnh) có sao Thái tuế, Tướng quân. Thật tuyệt vời: Mệnh Thân đồng cung, "Tử vi hội Tướng quân - song lộc phụng nghinh cách". Cung Thế của Hán Cao Tổ có Thất Sát! Lại só sao Văn Xương, Thanh Long, Phượng Các. Đem so với tử vi của vợ là Lữ Hậu thì quá đúng. Nhà danh tướng và Tử vi Cao Hảo Dị, lấy Lục nghiệp của Phật giáo bổ túc cho tử vi của Trần Đoàn, trong đó vợ chồng là cộng nghiệp. Số mệnh của hai vợ chồng tương quan chặt chẽ với nhau. Xem lá số tử vi của Lữ Hậu (hay Lã Hậu) thì rõ rệt bà ta phải là hoàng hậu. Ta thường cho đàn bà buổi Dần cao số, vất vả nếu lại có đôi chân khẳng khiu (không có bắp thịt đùi) như chân cò thì thôi "long đong vô kể", ta có câu "Chân ống đồng sát chồng cũng sát con". Trường hợp Lữ Hậu tức Lữ Trĩ lại hoàn toàn khác. Lữ Hậu sinh năm Giáp Dần (với chồng là Giáp Ngọ), ngày 7 tháng 3 giờ Dần! "Dương nữ - Thủy mệnh - Hỏa lục cục. Cung phu (chồng) ở Ngọ có sao Thất sát (chính tinh) và các sao Thanh long, Đẩu, Điếu, Thai... Toàn bộ tử vi của Lữ Hậu là "Tử, phủ, triều viên, Giáp sinh nhân song lộc trùng phùng, hội Thái tuế, chuyên quyền chi cách"! Tử vi Hậu quá đúng! Hán Cao Tổ còn sống, Lữ Hậu đã lấn át cả quyền của chồng, một tay bà ta đã giết Hàn Tín ở cung Vi Vương. Cao Tổ chết, Lữ Hậu đoạt cả quyền hoàng đế của con là Huệ đế, Huệ đế chết yểu do trác táng quá độ. Bà đoạt ngôi đế của cháu đích tôn duy nhất của bà, giết cả cháu. Lữ Hậu nổi cơn ghen với quý phi Thích Cơ được Cao Tổ rất sủng ái. Cao Tổ chết, bà ra tay trả thù Thích Cơ (xem: Sử ký Tư Mã Thiên, Lữu Hậu bản kỷ, tt. 162-181). Lữ Hậu tự lên ngôi hoàng đế, bà sai thọc mắt Thích Cơ cho mù, lại cắt 2 tai, mắt mũi, thả vào chuồng xí cho sống với heo. Viện Thái y điều chế liều thuốc hồi xuân dâng nữ hoàng, bà trở lại thời son trẻ rất cường mạnh, hoang dâm vô độ vào loại "đêm bảy ngày ba vào ra bất kể". Thái giám đi lùng các trai tơ dâng bà, giả dạng cung nữ. Bà cầm quyền được 7 năm thì đột ngột lăn ra chết do đang giao tình cực độ. Bà âm mưu đoạt ngôi nhà Hán cho họ Lữ. Các quyền thần họ Lữ bị tru di, triều đình đưa Hán Văn đế lên ngôi.

Nhà Hán trong hơn 400 (-206 trước CN+189), tất cả khởi nguồn từ một người vô học sinh vào giờ Ngọ, năm Giáp Ngọ Lưu Bang. Và bà vợ tàn ác hoang dâm Lữ Hậu sinh năm Giáp Dần, giờ Dần!
Ngựa là biểu tượng của sự cường mạnh, sở trường của phương Bắc, cổ ngữ Tàu có câu "Nam chi chu - Bắc chi mã" (Thuyền là phương Nam, ngựa là phương Bắc).

NGỰA QUÈ BẮC TRIỀU

Trịnh Thiết Trường sớm mồ côi cha, mẹ góa làm thuê cuốc mướn nuôi con ăn học. Thiết Trường đậu Hương cống tức Cử nhân, nhà có mấy sào ruộng, mẹ bán hết cho con lên kinh đô học tiếp. Thiết Trường đậu thi Hội, thi Đình, lấy Tiến sĩ, nhắn tin mời mẹ lên kinh đô cùng con "vinh qui bái tổ". Vì chưa có vợ nên theo lệ "võng con đi trước, võng mẹ theo sau", khi về đến làng, qua cổng làng thì võng mẹ đi lên trước, võng con theo sau. Mẹ Tiến sĩ tân khoa được dân làng rất trọng vọng, dù là bần cố nông vẫn được tôn lên hàng bà cố. Bà cố mẹ quan Nghè Thiết Trường nhắn tin lên kinh đô rằng: "Tôi tưởng nó đậu ông Trạng, ông Bảng, ông Thám" (tức đậu Tam Khôi lấy Trạng Nguyên, Bản Nhãn, Thám Hoa rời mới đến Tiến sĩ). Thiết Trường rất có hiếu, biết mẹ không vừa lòng, ông ở lại kinh đô học tiếp, chờ ân khoa. Ông thi lại đậu Hoàng giáp (đậu đầu), bà mẹ mới lên kinh đô đón con, bà được triều kiến vua Lê Nhân Tông, vua khen thưởng ban cho 4 chữ mạ vàng "Tiết hạnh khả phong".

Thiết Trường được bổ làm quan Hàn lâm viện Thị giảng. Năm Đinh Sửu (1457), vua sai Tiến sĩ Lê Hy Cát làm Chánh sứ đi sứ Bắc Kinh, Thiết Trường làm Phó sứ (Cương mục, Chính biên, Q. XVIII, t. 34, phần chú ghi Thiết Trường đỗ đồng Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất (1442). Đến Bắc Kinh vào đúng dịp triều Minh Chính Thống thứ 13 tổ chức thi Đình, Chánh, Phó sứ ta xin dự thi, hy vọng đậu Lưỡng quốc Trạng nguyên như Trạng Mạc Đĩnh Chi. Đề thi vua ra "Nam chi chu, Bắc chi mã". Thiết Trường tin rằng ông sẽ đậu Lưỡng quốc Trạng nguyên cho sáng danh "văn hiến chi bang" nhưng ông chợt nghĩ ra, "Vậy còn chánh sứ của mình thì sao? không lẽ mình là đàn em trong làng khoa bảng, lại là Phó sứ, nếu đậu trên tôn trưởng họ Lê thì thật khó coi mà còn thiếu lễ nghĩa của con nhà Nho nước Việt". Thế rồi, Thiết Trường cứ thản nhiên làm văn bài Đình đối (như bảo vệ luận án tiến sĩ ngày nay). Để không thể đậu cao hơn Lê Hy Cát, ông nghĩ ra một diệu kế, các chữ mã trong văn bài, thay vì chấm 4 nét ở dưới, tượng hình 4 chân con ngựa, ông chỉ chấm có 3 chấm tức ngựa què. Ông bị đánh rớt lại còn phạm tội hình "khinh nhờn Thiên triều", chê ngựa Thượng quốc là ngựa què. Đáng lý bị tống ngục ngay, Minh đế Chính Thống xem lại bài thi "Đình đối" thấy quá lỗi lạc, đáng được chấm đậu Lưỡng quốc Trạng nguyên, Minh đế chỉ quở về sự khinh nhờn, tha tội cho Thiết Trường.

NGỰA CÁI VIỆT PHÁ VỠ NGỰA CHIẾN MÔNG CỔ

Ngựa đen hay ngựa chiến phải canh giữ rất cẩn trọng, không cho chàng lọt chuồng "đi tơ" với các nàng. Nếu lỡ dù chỉ một lần sẽ bị loại ngay cho làm ngựa thồ, ngựa kéo xe.

Mùa Đông năm Bính Thìn (1256) tháng 11, "vua Thái Tông truyền cho cả nước sắm sửa vũ khí chống quân Mông Cổ xâm phạm vùng Bình Lệ Nguyên (gần sông Cà Lồ, nay là huyện Tam Đảo, tỉnh. Vĩnh Phúc)". Vua sai quân thủy, bộ ra ngăn biên giới theo sự Tiết chế (tức Tư lệnh) của Quốc Tuấn" (xem Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký - Toàn thư, Q. V, kỷ nhà Trần, t. 22a).

Đây là lần thứ nhất (trong 3 lần), Đại Việt dàn trận chống quân Mông do tướng giặc Ngột Lương Hợp Đãi thống lĩnh, tiến quân như gió lướt. Toàn thư chép vua Thái Tông "thân hành đốc chiến, xông pha tên đạn". Vua rất lo, Tể tướng Trần Thủ Độ nói: "Đầu thần chưa rơi xuống đất, bệ hạ đừng lo gì khác". Ngày 24 tháng Chạp (sau Tết Táo quân), vua và thái tử ra tuyến đầu "tiến quân đến Đông Bộ Đầu, đón đánh cả phá được quân giặc. Quân Nguyên (Mông Cổ thống trị Trung Hoa) chạy trốn về, đến trại Quy Hóa, chủ trại là Hà Bỗng chiêu tập người Man ra tập kích, lại cả phá bọn chúng" (Toàn thư, sđd, t. 23a, bản chữ Hán hiện lưu trữ tại Thư viện The Yenching, ĐH Harvard, Mass. Hoa Kỳ, ký hiệu số 3545/2643). Toàn thư và Cương mục chép về trận Đông Bộ Đầu và Quy Hóa, Hà Bỗng đồng bào Tày, dân thiểu số bấy giờ gọi chung là Man. Hai bộ sử này không chép cánh quân Mông ở bên kia sông Cà Lồ (tức sông Lô).
Đây là trận dân quân "bất chiến tự nhiên thành" được truyền tụng và được chép trong Thần phả ở các miếu, đền thờ bà Công chúa Đại Vương ở các làng ven sông Lô, sông Thao. Thu Thần phả, quân kỵ mã Mông Cổ dừng quân bên kia sông đợi cánh quân của chủ soái Ngột Lương Hợp, chúng cho thả quân, tràn vào các làng cướp phá, lùng kiếm phụ nữ nhưng dân đã bỏ làng xóm trốn hết lên miền rừng núi theo chiến thuật thanh dã của Tiết chế Trần Quốc Tuấn, Hưng Đạo Vương, nghĩa là "vườn không nhà trống" kháng địch. Đoàn ngựa chiến, hầu hết là ngựa Vân Nam rất cường mạnh được tháo yên, cương thả ra đồng tán phá hoa mầu, lúa non đang độ mơn mởn. Trong quân "có người dâng kế diệt đoàn quân kỵ, như thế, như thế". Lập tức, ta đi tìm ngựa cái, tập trung lại rồi kéo đến bên đây sông.

Giống ngựa đánh hơi "cái đực" rất nhạy cảm. Ngựa cái "động tình" hý vang... Thế là, đoàn ngựa chiến đang "lòng xuân phơi phới", ngừng ăn, kéo nhau ra bên bờ sông. Ham quá mà! Mấy chú lao xuống bơi qua sông, cả đoàn chạy theo. Quân ta đã chuẩn bị chu đáo đón địch. Mỗi nàng đều có dân quân hộ tống, chặn không cho anh chị đang quá cao hứng làm đại! Ta dẫn đoàn ngựa cái lui về hậu tuyến, các chú chiến mã Mông Cổ lẽo đẽo bám sát sau các nàng... Ta canh phòng rất nghiêm ngặt, đưa được hết đoàn ngựa chiến về hậu phương. Trong khi đoàn quân kỵ binh Mông Cổ bất lực, vô phương, đành chịu mất ngựa, đánh trường thương, từ trên mình ngựa. Mất ngựa, chúng lâm nguy, kéo nhau bỏ chạy. Một bà công chuá chỉ huy dân binh đuổi theo đánh tập hậu. Trên đường chạy chết về Tàu, quân Mông dắt díu nhau, hiền như nhà tu, dân ta gọi là "giặc Bụt", tức hiền như Bụt (Phật). Bất chiến tự nhiên thành, bà công chúa trở về Thăng Long, triều kiến phụ hoàng, vua Thái Tông khen ngợi, nói: "Con gái ta mà cũng đánh giặc giỏi", vua phong công chúa làm Đại Vương. Sau khi bà qua đời, các làng ven sông Lô lập miếu thờ Nữ Đại Vương. Thăng Long và cả nước đón Tết Mậu Ngọ (1258) ăn mừng đại thắng Nguyên Mông lần đầu. Toàn thư chép: "Mùa Xuân tháng Giêng, ngày mồng Một, vua ngự ở chính điện, cho trăm quan vào chầu. Trăm họ yên nghiệp như cũ." (Toàn thư, sđd, Q.V, t. 23b).

HÀ NHÂN VĂN
(19/1/2014)
Mai Luong chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm