Truyện Ngắn & Phóng Sự
Tha Phương – Lập Nghiệp ( Một ) - Nguyên Quân
Tha Phương – Lập Nghiệp ( Một )
Hằng năm, vào cuối tháng năm âm lịch là ngày giỗ kỵ cha tôi. Tất cả các anh chị tôi và gia đình họ quy tụ tại nhà bà mẹ. Vào đúng giờ ngọ thì hai mâm cơm cúng sẵn sàng, một được đặt trước bàn thờ gia tiên để cúng cha, còn mâm nữa đặt ở divan kê sát vách, dường như là để cúng kẻ khuất mặt khuất mày gì đó. Xong xuôi đâu ra đấy, mẹ tôi lên nhang đèn cúng vái trước, kế đến là các bà con thân thuộc tiếp theo nữa là các anh chị cùng con cái của ảnh chỉ, lượt sau cùng là tôi. Đợi đến khi những cây nhang trong ly hương trên bàn thờ cũng như bên mâm cúng ở divan tàn rụi hẵn thì mâm cỗ trước bàn thờ được dọn qua chiếc bàn tròn mười chỗ ngồi bên cạnh đó, dành cho các ông. Còn cái mâm ở divan là để cho quý bà. Bọn trẻ con gần hai mươi đứa cũng có mâm riêng của chúng trên bộ phản gỏ ở nhà giữa. Trong lúc ăn uống, quý chú quý dượng và các anh lớn của tôi thường nhắc đến công đức của cha và dường như ý của họ là muốn cho tôi biết thêm về gia cảnh nhà mình ngày xưa vì tôi là nhỏ nhứt nên không biết nhiều về điều đó, bởi lúc cha tôi mất tôi mới 16 tuổi thôi. Gần như năm nào cũng thế, ngày nầy luôn có mặt chú hai Đán, lạ một điều nữa là các anh chị tôi luôn gọi ông nầy bằng anh, chỉ có tôi hơi khác biệt khi gọi ông ấy bằng chú. Vì sao thế ? Vì chú Đán có một thằng con trai tên nó là Đóa trạc tuổi tôi, nó là bạn thân thiết của tôi lúc nào cũng tao tao, mầy mầy với nhau từ khi còn ở trong vùng sâu tận xã Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng. Thế là ba của nó thì tôi phải gọi bằng chú rồi và mẹ tôi cũng bảo thôi thì cứ gọi như vậy đi. Chú Đán là ai nhỉ ? Chú là con ông Đôn làm quản gia cho ông nội tôi, còn chú Đán cũng có khoảng nửa đời ông coi sóc gia đình chúng tôi. Chú nhỏ hơn cha tôi năm bảy tuổi gì đó.
Trở lại thời gian, vào đầu thế kỷ XX cái xứ nam kỳ nầy thật
là yên bình và trù phú làm sao, được coi như là vùng đất cơ hội, hay
vùng đất hứa cho những người dân ở miền trung hoặc miền bắc ước ao vào
đây lập nghiệp. Trong dòng người tha phương tìm đất sống đó thì có ông
Đôn, quê quán ở Quảng Nam là cái miền “ Đất Quảng Nôm (Nam) chưa mưa thì
đã nắng, rượu hồng đồ (đào) chưa nhấm mà đã say ” nói cho đúng thì nơi
đó là vùng đất khô cằn, cày lên sỏi đá, rất khó cho việc trồng trọt. Thế
cũng chính thiên nhiên khắc nghiệt như vậy đã tạo cho những con người
nơi nầy đầy nghị lực, có mức chịu đựng thật dẻo dai và sức phấn đấu bền
bĩ vô song. Ông Đôn lúc đó tuổi chừng 23, 24 gì đó nhưng vóc dáng nhỏ
người, mảnh khảnh, da đen sậm nắng y như một đứa bé nhà quê độ chừng 15,
16 tuổi thôi. Ông đi đến đâu thì hỏi thăm đến đó, chuyện ông đến nhà
ông nội tôi như là cơ duyên chăng ?
Bước đầu ông Đôn chỉ
xin ông nội tôi : sao có được việc làm cho dù làm bất cứ việc gì, miễn
là có cơm ăn no là đủ rồi. Với giọng nói hơi đả đớt dễ mến của người
miền Trung như gọi con bò là ‘con bồ’, con chó là ‘con chố’ hay phát âm
trài trại những con số: 3,4,7,0,8 nghe giống như là ‘ba bốn bữa không
tém’ làm mọi người nghe thấy đều cười bò lăn, bò càn rồi họ cũng thường
hay lấy đó làm đề tài trêu chọc ông, nhưng được cái là ông không giận
hờn ai cả. Đây cũng là thói xấu của người Việt mình hay lấy chuyện pha
giọng (nhái giọng) miền khác để làm trò vui, trò cười. Chớ kỳ thực thì
bất cứ địa phương nào đều có ít nhiều phát âm sai lệch khác nhau, nghe
ra cũng ngộ nghĩnh lắm. Cụ thể như người dân quê tôi ít khi phát âm được
chữ ‘R’, trừ phi người đó có đi học, thông thường họ phát âm như chữ
‘G’ cho dễ, thí dụ như “ bắc con cá gô, bỏ dô cái gổ, nó dẩy nghe gồn
gột ” (bắt con cá rô, bỏ vô cái rổ, nó vẩy nghe rồn rột). Còn thêm một
cái sai nữa là chữ ‘KH’ đôi khi phát âm thành chữ ‘PH’ trong một vài
trường hợp, thí dụ như “ Phia phia có được củ phai ăn thấy phái dà phẻ
dô cùng ” (khuya khuya có được củ khoai ăn thấy khoái và khỏe vô cùng).
Sau cùng những chữ có đa nguyên âm thì họ thường phát âm ngắn gọn lại
như một nguyên âm, thí dụ : 'Tuấn' phát âm thành 'Tứng', quan 'Tòa'
thành quan 'Tò', 'Tiêu' xài thành 'Tiu' xài v.v... Cho dù phát âm đôi
lúc ngọng nghịu như vậy nghen, nhưng khi ngồi trên chiếc xuồng câu ba lá
hay khi cho đàn vịt trốn nắng dưới rạng cây, rồi khi nổi hứng lên anh
chàng liền bắt chước giọng kép mùi Út Trà Ôn xuống câu xề nghe sao ngọt
xớt.
“ Ôi nhìn trời hiu quạnh, rừng đêm sương gió lạnh.
Chốn quê người lòng thêm chạnh nỗi niềm riêng.
Thâu canh, hồn ngơ ngẩn nhìn bóng trăng khuya soi lặng lẽ
giữa đêm…trường. Cảnh vật mơ màng soi giấc điệp dưới trời sương...” (Sầu
vương biên ải). Ôi sao, nghe nó mùi tận mạng và phát âm quá chuẩn không
cần chỉnh đâu đấy.
Thôi trở lại chuyện ông Đôn, thế rồi
dần dà cái đám người giúp việc được ông nội tôi mướn trước đó bắt đầu nể
phục ông Đôn vì ông ấy rất có nhiều tài vặt như biết võ nghệ, võ Bình
Định ? dám bắt rắn độc như hổ mang, hổ đất đem về nấu cháo đậu xanh và
làm ra món nhậu cho bạn bè, ông cũng biết cách chữa trị khi bị rắn độc
cắn nữa chứ và ông còn có vài toa thuốc Nam trị bá bệnh, rồi ông biết
luôn cách trị bệnh tà ma theo kiểu mấy ông pháp sư miệt vườn. Tuy ông
không biết chữ, nhưng ông có cách tính rợ khá nhanh và chính xác, ngoài
ra ông có “ bí kíp ” khá độc đáo để theo dõi có bao nhiêu gánh lúa mà
nhóm người hàng xáo đã gánh xuống ghe cà-dom (loại ghe lớn của mấy ông
tàu đi thu mua lúa) trong những lần ông nội tôi bán lúa cho họ. Bí kíp
đó là những chiếc que nhỏ như tăm xỉa răng và dài bằng chiếc đũa ăn cơm
mà ông đã cặm cụi chẻ từ một lóng tre khô mấy ngày trước đó. Để khi một
gánh lúa đi ngang qua, ông chỉ việc bẻ cụp một đoạn (khúc) độ chừng 3
centimet, rồi gánh kế tiếp đi ngang nữa thì ông bẻ thêm một khúc
nữa…nghĩa là một que tăm ông bẻ được 9 lần thành 10 đoạn, tượng trưng
cho 10 gánh lúa đã xuống ghe. Cái nầy ông gọi là ‘bẻ cò’, phải chăng là
cách gọi ngộ nghĩnh của người miền trung ? Và khi họ đổ lúa đầy ghe, ông
nội tôi thường hỏi nhỏ ông “vậy chớ được bao nhiêu gánh rồi hả Đôn ?”,
thì bao giờ con số của ông nói ra luôn đúng với con số ông tài phú chủ
chiếc ghe (ông Tàu nầy dùng viết và giấy, cứ mỗi lần gánh lúa đi qua,
ông vẽ một cạnh của hình vuông rồi khi hình vuông được thành hình với
thêm một đường chéo nữa là tượng trưng cho con số 5 nghĩa là có 5 gánh
lúa đã xuống ghe, cách nầy chúng ta thường thấy người Hoa hay sử dụng).
Chính vì thế ông nội tôi rất tin tưởng và quí mến ông vô cùng.
Bởi do cái tính siêng năng, lanh lợi đó nên ông nội tôi mới
cất nhắc ông Đôn lên làm quản gia cho ông, trông coi nhà cửa, cắt đặt
công việc và đôn đốc cho những người khác làm lụng. Ông nội tôi còn gả
cô cháu gái, con của người chị cho ông Đôn vì vậy cha tôi gọi ông bằng
anh (anh rể) kể từ khi đó.
Bây giờ hãy nói về chú Đán là
đứa con trai duy nhất của ông Đôn, cũng nối nghiệp cha để làm quản gia
cho đời cha mẹ tôi. Theo như tôi kể ở đoạn trên thì vai vế của chú Đán
là vai anh (anh em họ 2 đời) của anh em chúng tôi. Chú Đán rất giống cha
từ vóc dáng nhỏ người đến cách nói chuyện khéo léo không làm mích lòng
ai và còn được cụ Đôn truyền tất cả sở đoản sở trường, dạy luôn kinh
nghiệm sống vì vậy mà chú giúp cha mẹ tôi rất được việc. Ở nhà quê,
những gia đình giàu có như điền chủ, luôn có năm sáu tớ trai, đôi ba tớ
gái bởi vì có rất nhiều việc phải làm suốt tháng quanh năm thêm cái nữa
là cũng cần có nhiều người trong nhà như vậy thì bọn cướp, trộm không
dám thăm viếng nhà mình. Những việc phải làm đó là : nếu vào mùa gặt hái
thì họ giúp gia chủ thu gom lúa từ những nhà nông nào thuê mướn ruộng
của mình. Cũng lắm lúc người mướn ruộng rồi nhưng vì đau yếu hay có
chuyện gì đó, họ không thể tiếp tục vụ mùa thì chủ điền phải lấy ruộng
lại giao người nhà của mình tạm thời canh tác, chớ không thể bỏ ruộng
hoang được. Sau mùa lúa thì săn sóc vườn tược, cha mẹ tôi có bốn liếp
vườn trồng cây ăn trái thì có bốn cái mương nước xen kẽ các liếp đó để
lấy nước tưới cây. Gia đình không phải trồng cây trái để bán chác gì cả
mà trồng cho có đủ trái cây cho gia đình ăn, cách trồng cũng rất tài tử,
mỗi loại chỉ trồng vài ba cây thôi như : Vú sữa tím, mít mật, soài,
bưởi, cam, quít, chanh, ổi, mận, măng cầu xiêm, măng cầu ta (na), lựu,
lý, me, chùm duột, đu đủ và nhiều nhất là dừa, dừa xiêm trái nhỏ ngọt
nước và dừa ta cho trái lớn. Nói chung mùa nào, trái nấy trong nhà luôn
có trái cây ăn suốt quanh năm bốn mùa. Rồi thêm một khu vườn trồng rau
cải, cà chua, cà tím, dền, mồng tơi, hành, hẹ, gừng, ớt, sả v.v…và vài
giàn trồng khổ qua, mướp hương, bầu, bí. Kể đến chăn nuôi, gia đình có
một chuồng heo được cất bên trên con lạch nước ở cuối sau nhà, số heo
nuôi đủ để cúng giỗ, Tết nhất hoặc tiệc tùng đãi đằng khách từ phương xa
tới chơi, rồi một chuồng gà cạnh đó nhưng được cất trên mặt đất và một
chuồng vịt nằm kế bên chuồng gà. So với heo hoặc gà thì vịt mình săn sóc
chúng dễ dàng hơn, cứ sáng sớm ta mở cửa cho chúng ra ngoài, rải lúa
cho chúng ăn no một bụng, trong khi đó người nhà có thể vào trong chuồng
nhặt trứng, ăn xong chúng nó bơi theo con vịt đầu đàn ra đồng tìm cua,
ốc, cá nhỏ, tép ăn thêm đến khi chiều tối chúng mới bơi về, người nhà
rải lúa cho chúng ăn thêm một bận nữa rồi tự động chúng biết vào chuồng
ngủ. Ngoài loại thịt do chăn nuôi mà có, nguồn thức ăn chính ở thôn quê
vẫn là cá, tôm trên đồng ruộng, trong mương đìa hay dưới sông rạch. Với
một gia đình đông người như vậy nếu tính luôn người giúp việc nữa là gần
hai mươi người chớ chẳng ít. Cha mẹ tôi có đặt một chiếc vó lớn ở mé
sông phía trước nhà. Vó chỉ để đánh bắt cá trên sông nên ít khi bắt được
loại cá đồng lớn như : lóc, trê, rô nhưng vó bắt được nhiều loại cá
trắng như cá chẽm, mè vinh, dãnh, he, bóng tượng và nhiều nhất vẫn là
tôm xanh, tôm thợ rèn, tép, cua. Chính vì không bắt được loại cá đồng
nên chú Đán cắt đặt hai người cứ cách vài đêm họ bơi xuồng ba lá đi bủa
lưới giăng câu bắt thêm cá đồng và đặt trúm bắt lươn. Khi nào bắt được
nhiều cá, các anh ấy bỏ vào giỏ lớn, ngâm xuống nước để ăn dần dà. Đặc
tính của cá đồng là rất khỏe, sống trong giỏ vài hôm có làm chúng ốm đi,
chớ không chết. Thường thì sau Tết nguyên đán, mùa gặt hái cũng đã xong
lại là mùa khô nữa, tất cả cá đồng trên đồng ruộng đã bươn bả di tản
xuống ao, đìa, mương rạch thì đây là lúc người dân quê tổ chức tát đìa
hầu tóm thu lượng cá lớn để làm mắm, làm khô dự trử thức ăn trong thời
gian gieo mùa tới vì lúc đó họ thật sự bận rộn, ngày ngày bán lưng cho
trời, bán mặt cho đất thì còn thời giờ đâu kiếm cá, kiếm tôm được chứ.
Rồi cũng cần nói thêm một chuyện tương đối nặng nề nữa là giải quyết vấn
đề củi đốt. Mới nghe qua, thấy thật phi lý vì ở miền quê thì có lắm
rừng, nhiều bụi rậm, cây dại mọc um tùm thì làm gì có tình trạng thiếu
củi được ? Vâng, dọc theo bờ sông hay kinh rạch là rừng dừa nước, xen kẽ
là những cây bần, gừa, bình bát, vông đồng hoặc cây tra. Trên bờ thì có
mù u và nhiều nhất là trâm bầu, cây trâm bầu thân cứng có nhiều gai,
người dân nơi đây thường đốn những cây nầy về làm nhà hay sửa chữa lại
chuồng trâu, chuồng lợn. Thường thì người dân quê nấu nướng bằng rơm,
bằng rạ đến khi hết rơm họ quây ra chặt những tàu cây dừa nước ven sông
đem về rọc hết lá rồi chặt cành thành nhiều khúc ngắn, phơi khô làm củi
đốt. Riêng gia đình tôi khá đông người nên nấu nướng nhiều hơn vì vậy
không thể kiếm củi bằng cách đó được. Chuyện nầy phải nhờ chú Đán, mỗi
năm vào khoảng cuối tháng hai âm lịch chú dẫn theo vài ba người, chèo
chống chiếc ghe tam bản lớn vào rừng u minh đốn cây đước, cây mắm về làm
củi. Loại củi nầy nấu, có ít khói làm cho cơm và thức ăn được ngon
miệng hơn. Mỗi chuyến đi như vậy kéo dài khoảng hai ba tuần, thế rồi đám
người nầy mang về một lượng củi lớn đủ cho việc nấu nướng trọn năm và
những mẫu chuyện đường rừng đầy kỳ thú để kể lại các anh chị tôi nghe
chơi, nói chung anh chị tôi rất mê những câu chuyện chú Đán kể, không
biết lúc chú thêm mắm dậm muối gì nữa không, sao nghe thật hấp dẫn thế.
Ôi dòng đời có khác chi là dòng nước, không phải lúc nào
cũng chảy êm xuôi hết đâu. Năm 1945 dông tố lại ập đến với gia đình tôi,
bởi tiêu thổ kháng chiến nên bao nhiêu sự sản đã bị vơ vét sạch, cái
gọi là quyên góp và ngôi nhà gạch ngói hai tầng cũng thì bị đốt cháy rồi
phá sập, gia đình tôi phải chia hai, xẻ ba. Các anh chị lớn thì được
cha mẹ cho tản cư ra thành, hai anh chị nhỏ và tôi theo cha mẹ lánh vào
vùng sâu Mỹ Tú (Chuyện nầy được kể rõ trong truyện ‘Người Nam di cư').
Căn nhà lá cất vội để ở tạm trên mãnh vườn cây trái, lúc đi thì cũng
giao lại cho chú thím Hưng (ba má chị Lựu trong truyện ‘Người chị nuôi’)
và gia đình chú Đán coi sóc giùm. Tính đến thời gian nầy thì chỉ còn
hai người đó là trung tín, thân cận nhất của gia đình tôi và cũng chính
hai người nầy giúp đưa chúng tôi vào nơi ở mới.
Lúc ở nơi
đây, chúng tôi ít khi thấy người thân hay bạn bè lui tới thăm viếng
ngoại trừ hai chú Đán và Hưng. Hai ông nầy lại là bạn thân thíết với
nhau, đi đâu đều có đôi có cặp, họ còn gắn bó trên ‘phương diện nghề
nghiệp’ bởi nghiệp dư của hai ổng là nghề làm pháp sư chữa bệnh tà ma.
Sở dĩ có việc đó là bởi chú Đán được cha truyền cho chút ít nghề, sau đó
có được chú Hưng kéo đàn cò hổ trợ, ôi tiếng đờn nghe thật réo rắt thê
lương lại hòa quyện theo nhịp điệu từng câu rỗi của chú Đán “ Một cò
xanh nhảy quanh hòn đá, chờ nước cạn săn tôm săn cá ; hai cò xanh nhảy
quanh hòn đá, chờ nước cạn kiếm cá kiếm tôm. Nầy hởi âm binh ơi……” Đây
là lúc thầy pháp Đán đang lên đồng đấy, đầu pháp sư quấn khăn đỏ, mình
mặc chiếc áo dài cũng đỏ luôn, tay phải cầm bó nhang bự tổ chảng vừa mới
đốt nên khói tỏa mù mịt, tay trái cầm âm binh (hình nộm giống như con
búp bê nhựa, làm bằng cặc bần, cho mặc áo đỏ quần xanh) ông múa may quay
cuồng rồi tiến gần bệnh nhân, hét hò quát tháo như hạch sách tên họ con
ma thằng quỷ nào mà dám cả gan hãm hại gia chủ của ông, ông ra lệnh cho
nó phải lập tức xuất ra ngay, rồi ổng dùng bút lông chấm mực tàu vẽ bùa
trên giấy quyến, trao cho gia chủ, bảo hãy đốt thành tro rồi hòa vào
nước lạnh cho bệnh nhân uống. Có hết bệnh không ? chắc là phải tin vào
số mệnh “phước chủ lộc thầy” .
Mẹ tôi rất ghét cái trò
nầy, với vai vế như là bà chị lớn của hai ông đó (Trong gia đình chú Đán
phải gọi mẹ tôi bằng mợ nhưng bà chỉ muốn chú ấy xem bà như là bà chị
là được rồi) bà thường khuyên hai ông đó hãy bỏ nghề nầy đi, gạt gẫm
người ta tổn đức lắm. Nhưng hai ổng biện bạch : “ Thấy thật là tội cho
dân quê mình ở cái vùng xa xôi hẻo lánh nầy lắm đó chị Hai, khi nhuốm
bịnh thì chỉ biết cạo gió, giác hơi hoặc ra sau vườn hái vài bụm lá
bưởi, lá chanh thêm vài tép sả, một nhúm lá tía tô hay rau ngò om gì đó
rồi tất cả cho vào nồi, đổ đầy nước, đun sôi lên mang đến người bệnh
trùm mền xông hơi. Nếu cần uống thuốc thì đào một củ gừng tươi đem rửa
sạch, nướng cháy xén trên lửa hồng, xong cho vào bình trà nóng, đợi gừng
và trà tiết ra chất đắng chất cay thì rót ra cho người bệnh uống, hoặc
giả : đâm giã nát một mớ lá thuốc cứu, vắt lấy nước đó cũng là thứ
thuốc chữa bệnh cảm mạo thương hàn… song khi bệnh nặng hơn nữa thì sao,
chắc phải cần đến pháp sư để họ có một niềm tin, có thêm nghị lực hầu
chống chọi lại căn bệnh quái ác mà thôi ”. Nghe hai ổng lý luận cũng
hay lắm nhưng bà vẫn đâu dễ chịu thua, bèn nghĩ cách nói mĩa : “ Nghị
lực thì cũng cần mà sức lực có lẽ cần hơn, nếu hai cậu đừng bưng về nhà
con gà giò luộc và dĩa xôi cúng, cứ nhường phần đó cho con bệnh ăn thì
chắc con bệnh sẽ sớm hồi phục đó ”. Hai ông ấy biết mình không tài nào
nói lại bà chị nầy, thôi thì cười xòa cho yên việc, thật ra trong lòng
hai chú luôn thương quí mẹ tôi cũng như mọi người trong gia đình. Cứ
cách đôi ba tuần hoặc lâu lắm là một tháng, hai ông nầy và có thêm thằng
Đóa nữa đến thăm gia đình tôi và mang theo cả thúng trái cây, hai ba
quầy dừa hái từ trong vườn. Hai chú cho biết cây trái cũng đã tàn cỗi
nhiều rồi vì thiếu chăm sóc, bởi hai chú quá bận rộn không có nhiều thời
giờ để tưới cây hoặc bón phân hoặc giẩy cỏ. Mẹ tôi nghe vậy cũng buồn
nhưng biết sao bây giờ, lúc trước sở dĩ nó tốt tươi là nhờ luôn có người
bón phân chăm sóc, bây giờ bươi tiền đâu ra mà mướn người làm cái việc
đó nữa, thôi thì nhờ hai chú đó làm được bao nhiêu thì làm. Hai chú
thường ở lại chơi đôi ba ngày, cái mà hai chú thích nhất ở miệt nầy là
cá tôm nhiều vô số kể và rất to lớn nên khi rãnh rang hai chú thường bắt
nhái, đào trùng làm mồi cắm câu. Đi chừng nửa ngày thôi, hai chú mang
về cả một giỏ cá đầy, để cho gia đình tôi một mớ, còn lại hai chú mang
về nhà ăn. Cũng không quên nói thêm miệt nầy cũng thuộc loại miệt “ Muỗi
kêu như là sáo thổi, đĩa lềnh như tựa bánh canh” vì vậy sau cơm chiều
chị Lựu thường đóng kín mít các cửa lại, đoạn đốt vỏ dừa để un muỗi
nhưng chừng 7, 8 giờ tối, tất cả mọi người phải vào mùng. Chị Bảy của
tôi định giăng mùng trên bộ phản gỏ ở nhà trước cho hai chú ngủ nhưng
hai chú chẳng chịu mà khoái mỗi người lật một chiếc nóp trên bộ phản nầy
cho tiện. Bây giờ chắc tôi phải giải thích ‘Nóp’ là cái gì không thôi
bạn đọc người miền bắc, miền trung ngay cả người miền nam nếu ở thành
thị chưa một lần về miệt vườn thì cũng chả hề biết chiếc nóp. Nóp là một
dạng túi ngủ (Sleeping bag) do người miệt vườn miền tây sáng chế. Họ
cắt ra từ tấm đệm (đệm được đan carô bằng cọng cỏ bàng, khác với chiếu
được dệt ngang bằng cọng cỏ lát mà người miền bắc gọi là cói) rồi họ may
giống như chiếc mũ kalô của quân chủng Không Quân, phần đáy kalô thì có
dính thêm một mãnh đệm kích thước thường là 1m x 2m để người ngủ sẽ nằm
lên đó cho sạch sẽ. Công dụng của nóp hơn hẵn chiếc sleeping bag của
tây phương, vì chiếc túi ngủ của họ chỉ là kết hợp của chăn và nệm nghĩa
là cho ta cái ấm và cái êm nhưng khi nằm trong đó phải chìa cái mặt ra
ngoài để muỗi đốt chơi, trong khi đó chiếc nóp có thành quách các bên và
trên nóc nữa nên muỗi phải chịu thua. Muốn ngủ nóp, đầu tiên trải nó ra
rồi nằm lên trên mãnh đệm dưới đáy, xong luồn tay hất phần ‘kalô’ che
lên thân thể chúng ta, thế là xong. Người dân quê ngủ nóp nhiều nhất vào
mùa thu hoạch, lúa cắt xong cho trâu cộ về sân đập, đêm họ phải có
người nhà đến đó ngủ canh chừng kẻo bị kẻ trộm xúc hết lúa đấy. Tới đây,
xin kể thêm chuyện vui ngoài lề về chiếc nóp. Thỉnh thoảng người ta
thấy một vài ông chủ ghe thương hồ, đêm về cắm sào trên một vàm kinh nào
đó, ông vác chiếc nóp leo lên mui ghe nóc bằng gặp lúc gió mát trăng
thanh nên cao hứng ông cất giọng hò huê tình “ hò..ới.. ai nghiện bánh
pía, ai mết bánh in. Còn tôi, tôi chuộng…chớ tôi, tôi chuộng người bạn
tình thỉ chung ới..ờ..” Ối giời, cái ông tàu minh hương nầy lạ thật
nghen, ai cũng tưởng ổng chọn 'Tùa chế' (bà chị) để 'chía'(ăn) bánh pía,
bánh in ai dè ổng mê cô thôn nữ nào đó rồi…thì thôi ‘Tùa hia’(ông anh)
cứ lật nóp trên mui ghe ngủ sớm đi, thế nào trong giấc mơ ‘tùa hia’ sẽ
thấy mình được ăn con mắm lóc hấp chín bằng cách để con mắm vào cái tô
và đặt trên mặt nồi cơm đang sôi đậy vung lại mà bất cứ cô gái Việt miệt
vườn nào cũng biết làm chuyện đó cả …
Trong hành trình
trưởng thành của đứa bé, không rõ từ lúc nào tôi chợt ý thức rằng cần
phải có một thằng nhỏ bằng tuổi mình để cùng chạy nhảy vui đùa, chơi
banh hay san sẻ chiếc bánh, gói xôi nếu được vậy thì hay biết mấy, ồ thì
ngay sau đó thằng Đóa xuất hiện bên tôi và từ đó nó trở thành thằng bạn
đầu đời thân thiết nhất của tôi. Tôi nhớ lại những lần nó theo ba nó
đến thăm gia đình tôi, nó luôn mang theo chiếc nón vải tai bèo trong đó
đựng đầy chùm duột, mận và soài non mà nó dùng cây sào tre móc trái rớt
xuống. Khi chiếc ghe tam bản vừa cập bến trước nhà tôi, nó là người ôm
chiếc nón phóng lên bờ trước nhất. Nó trao quà đó cho tôi, tôi định rũ
nó ra ruộng sau nhà chơi thì bắt gặp chị Lựu đang trừng mắt nhìn hai
đứa, chị nghiêm nghị bảo : “Hai nhóc đợi chị nấu cơm xong, phải ăn rồi
mới được đi chơi nghe chưa”. Vậy thôi, tôi kéo nó tới tàng cây mù u đầy
bóng mát, lấy trái cây ra để hai đứa cùng ăn. Rồi sau bữa cơm, tôi rũ nó
đi hớt cá lia thia, khi thì rũ nó đặt lờ bắt những con cá nhỏ như cá
rô, cá sặc, lúc thì hai đứa đi nôm trên con kinh rạch cạn nước gần nhà
v.v…mãi đến chiều hai đứa mới chịu về nhà, mình mẩy đứa nào cũng dính
đầy bùn sình, rong rêu báo hại chị Lựu phải lôi hai thằng ra sàn nước
tắm gội sạch sẽ cho hai em, có vậy tối chị mới cho hai đứa ngủ với chị.
Sau một hai hôm ở chơi nhà tôi, hai chú Hưng, Đán và nó lại trở về nhà,
tôi với nó chia tay thật bịn rịn, nước mắt trào tuông làm chú Đán phải
hứa với hai đứa là sẽ đưa nó lên sớm để chơi với tôi, dù vậy cũng phải
mất vài ngày tôi mới hết buồn, hết nhớ nó, ôi kỷ niệm thời ấu thơ sao
quá đẹp tôi luôn ghi khắc trong lòng.
Tha Phương – Lập Nghiệp ( Một ) - Nguyên Quân
Tha Phương – Lập Nghiệp ( Một )
Hằng năm, vào cuối tháng năm âm lịch là ngày giỗ kỵ cha tôi. Tất cả các anh chị tôi và gia đình họ quy tụ tại nhà bà mẹ. Vào đúng giờ ngọ thì hai mâm cơm cúng sẵn sàng, một được đặt trước bàn thờ gia tiên để cúng cha, còn mâm nữa đặt ở divan kê sát vách, dường như là để cúng kẻ khuất mặt khuất mày gì đó. Xong xuôi đâu ra đấy, mẹ tôi lên nhang đèn cúng vái trước, kế đến là các bà con thân thuộc tiếp theo nữa là các anh chị cùng con cái của ảnh chỉ, lượt sau cùng là tôi. Đợi đến khi những cây nhang trong ly hương trên bàn thờ cũng như bên mâm cúng ở divan tàn rụi hẵn thì mâm cỗ trước bàn thờ được dọn qua chiếc bàn tròn mười chỗ ngồi bên cạnh đó, dành cho các ông. Còn cái mâm ở divan là để cho quý bà. Bọn trẻ con gần hai mươi đứa cũng có mâm riêng của chúng trên bộ phản gỏ ở nhà giữa. Trong lúc ăn uống, quý chú quý dượng và các anh lớn của tôi thường nhắc đến công đức của cha và dường như ý của họ là muốn cho tôi biết thêm về gia cảnh nhà mình ngày xưa vì tôi là nhỏ nhứt nên không biết nhiều về điều đó, bởi lúc cha tôi mất tôi mới 16 tuổi thôi. Gần như năm nào cũng thế, ngày nầy luôn có mặt chú hai Đán, lạ một điều nữa là các anh chị tôi luôn gọi ông nầy bằng anh, chỉ có tôi hơi khác biệt khi gọi ông ấy bằng chú. Vì sao thế ? Vì chú Đán có một thằng con trai tên nó là Đóa trạc tuổi tôi, nó là bạn thân thiết của tôi lúc nào cũng tao tao, mầy mầy với nhau từ khi còn ở trong vùng sâu tận xã Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng. Thế là ba của nó thì tôi phải gọi bằng chú rồi và mẹ tôi cũng bảo thôi thì cứ gọi như vậy đi. Chú Đán là ai nhỉ ? Chú là con ông Đôn làm quản gia cho ông nội tôi, còn chú Đán cũng có khoảng nửa đời ông coi sóc gia đình chúng tôi. Chú nhỏ hơn cha tôi năm bảy tuổi gì đó.
Trở lại thời gian, vào đầu thế kỷ XX cái xứ nam kỳ nầy thật
là yên bình và trù phú làm sao, được coi như là vùng đất cơ hội, hay
vùng đất hứa cho những người dân ở miền trung hoặc miền bắc ước ao vào
đây lập nghiệp. Trong dòng người tha phương tìm đất sống đó thì có ông
Đôn, quê quán ở Quảng Nam là cái miền “ Đất Quảng Nôm (Nam) chưa mưa thì
đã nắng, rượu hồng đồ (đào) chưa nhấm mà đã say ” nói cho đúng thì nơi
đó là vùng đất khô cằn, cày lên sỏi đá, rất khó cho việc trồng trọt. Thế
cũng chính thiên nhiên khắc nghiệt như vậy đã tạo cho những con người
nơi nầy đầy nghị lực, có mức chịu đựng thật dẻo dai và sức phấn đấu bền
bĩ vô song. Ông Đôn lúc đó tuổi chừng 23, 24 gì đó nhưng vóc dáng nhỏ
người, mảnh khảnh, da đen sậm nắng y như một đứa bé nhà quê độ chừng 15,
16 tuổi thôi. Ông đi đến đâu thì hỏi thăm đến đó, chuyện ông đến nhà
ông nội tôi như là cơ duyên chăng ?
Bước đầu ông Đôn chỉ
xin ông nội tôi : sao có được việc làm cho dù làm bất cứ việc gì, miễn
là có cơm ăn no là đủ rồi. Với giọng nói hơi đả đớt dễ mến của người
miền Trung như gọi con bò là ‘con bồ’, con chó là ‘con chố’ hay phát âm
trài trại những con số: 3,4,7,0,8 nghe giống như là ‘ba bốn bữa không
tém’ làm mọi người nghe thấy đều cười bò lăn, bò càn rồi họ cũng thường
hay lấy đó làm đề tài trêu chọc ông, nhưng được cái là ông không giận
hờn ai cả. Đây cũng là thói xấu của người Việt mình hay lấy chuyện pha
giọng (nhái giọng) miền khác để làm trò vui, trò cười. Chớ kỳ thực thì
bất cứ địa phương nào đều có ít nhiều phát âm sai lệch khác nhau, nghe
ra cũng ngộ nghĩnh lắm. Cụ thể như người dân quê tôi ít khi phát âm được
chữ ‘R’, trừ phi người đó có đi học, thông thường họ phát âm như chữ
‘G’ cho dễ, thí dụ như “ bắc con cá gô, bỏ dô cái gổ, nó dẩy nghe gồn
gột ” (bắt con cá rô, bỏ vô cái rổ, nó vẩy nghe rồn rột). Còn thêm một
cái sai nữa là chữ ‘KH’ đôi khi phát âm thành chữ ‘PH’ trong một vài
trường hợp, thí dụ như “ Phia phia có được củ phai ăn thấy phái dà phẻ
dô cùng ” (khuya khuya có được củ khoai ăn thấy khoái và khỏe vô cùng).
Sau cùng những chữ có đa nguyên âm thì họ thường phát âm ngắn gọn lại
như một nguyên âm, thí dụ : 'Tuấn' phát âm thành 'Tứng', quan 'Tòa'
thành quan 'Tò', 'Tiêu' xài thành 'Tiu' xài v.v... Cho dù phát âm đôi
lúc ngọng nghịu như vậy nghen, nhưng khi ngồi trên chiếc xuồng câu ba lá
hay khi cho đàn vịt trốn nắng dưới rạng cây, rồi khi nổi hứng lên anh
chàng liền bắt chước giọng kép mùi Út Trà Ôn xuống câu xề nghe sao ngọt
xớt.
“ Ôi nhìn trời hiu quạnh, rừng đêm sương gió lạnh.
Chốn quê người lòng thêm chạnh nỗi niềm riêng.
Thâu canh, hồn ngơ ngẩn nhìn bóng trăng khuya soi lặng lẽ
giữa đêm…trường. Cảnh vật mơ màng soi giấc điệp dưới trời sương...” (Sầu
vương biên ải). Ôi sao, nghe nó mùi tận mạng và phát âm quá chuẩn không
cần chỉnh đâu đấy.
Thôi trở lại chuyện ông Đôn, thế rồi
dần dà cái đám người giúp việc được ông nội tôi mướn trước đó bắt đầu nể
phục ông Đôn vì ông ấy rất có nhiều tài vặt như biết võ nghệ, võ Bình
Định ? dám bắt rắn độc như hổ mang, hổ đất đem về nấu cháo đậu xanh và
làm ra món nhậu cho bạn bè, ông cũng biết cách chữa trị khi bị rắn độc
cắn nữa chứ và ông còn có vài toa thuốc Nam trị bá bệnh, rồi ông biết
luôn cách trị bệnh tà ma theo kiểu mấy ông pháp sư miệt vườn. Tuy ông
không biết chữ, nhưng ông có cách tính rợ khá nhanh và chính xác, ngoài
ra ông có “ bí kíp ” khá độc đáo để theo dõi có bao nhiêu gánh lúa mà
nhóm người hàng xáo đã gánh xuống ghe cà-dom (loại ghe lớn của mấy ông
tàu đi thu mua lúa) trong những lần ông nội tôi bán lúa cho họ. Bí kíp
đó là những chiếc que nhỏ như tăm xỉa răng và dài bằng chiếc đũa ăn cơm
mà ông đã cặm cụi chẻ từ một lóng tre khô mấy ngày trước đó. Để khi một
gánh lúa đi ngang qua, ông chỉ việc bẻ cụp một đoạn (khúc) độ chừng 3
centimet, rồi gánh kế tiếp đi ngang nữa thì ông bẻ thêm một khúc
nữa…nghĩa là một que tăm ông bẻ được 9 lần thành 10 đoạn, tượng trưng
cho 10 gánh lúa đã xuống ghe. Cái nầy ông gọi là ‘bẻ cò’, phải chăng là
cách gọi ngộ nghĩnh của người miền trung ? Và khi họ đổ lúa đầy ghe, ông
nội tôi thường hỏi nhỏ ông “vậy chớ được bao nhiêu gánh rồi hả Đôn ?”,
thì bao giờ con số của ông nói ra luôn đúng với con số ông tài phú chủ
chiếc ghe (ông Tàu nầy dùng viết và giấy, cứ mỗi lần gánh lúa đi qua,
ông vẽ một cạnh của hình vuông rồi khi hình vuông được thành hình với
thêm một đường chéo nữa là tượng trưng cho con số 5 nghĩa là có 5 gánh
lúa đã xuống ghe, cách nầy chúng ta thường thấy người Hoa hay sử dụng).
Chính vì thế ông nội tôi rất tin tưởng và quí mến ông vô cùng.
Bởi do cái tính siêng năng, lanh lợi đó nên ông nội tôi mới
cất nhắc ông Đôn lên làm quản gia cho ông, trông coi nhà cửa, cắt đặt
công việc và đôn đốc cho những người khác làm lụng. Ông nội tôi còn gả
cô cháu gái, con của người chị cho ông Đôn vì vậy cha tôi gọi ông bằng
anh (anh rể) kể từ khi đó.
Bây giờ hãy nói về chú Đán là
đứa con trai duy nhất của ông Đôn, cũng nối nghiệp cha để làm quản gia
cho đời cha mẹ tôi. Theo như tôi kể ở đoạn trên thì vai vế của chú Đán
là vai anh (anh em họ 2 đời) của anh em chúng tôi. Chú Đán rất giống cha
từ vóc dáng nhỏ người đến cách nói chuyện khéo léo không làm mích lòng
ai và còn được cụ Đôn truyền tất cả sở đoản sở trường, dạy luôn kinh
nghiệm sống vì vậy mà chú giúp cha mẹ tôi rất được việc. Ở nhà quê,
những gia đình giàu có như điền chủ, luôn có năm sáu tớ trai, đôi ba tớ
gái bởi vì có rất nhiều việc phải làm suốt tháng quanh năm thêm cái nữa
là cũng cần có nhiều người trong nhà như vậy thì bọn cướp, trộm không
dám thăm viếng nhà mình. Những việc phải làm đó là : nếu vào mùa gặt hái
thì họ giúp gia chủ thu gom lúa từ những nhà nông nào thuê mướn ruộng
của mình. Cũng lắm lúc người mướn ruộng rồi nhưng vì đau yếu hay có
chuyện gì đó, họ không thể tiếp tục vụ mùa thì chủ điền phải lấy ruộng
lại giao người nhà của mình tạm thời canh tác, chớ không thể bỏ ruộng
hoang được. Sau mùa lúa thì săn sóc vườn tược, cha mẹ tôi có bốn liếp
vườn trồng cây ăn trái thì có bốn cái mương nước xen kẽ các liếp đó để
lấy nước tưới cây. Gia đình không phải trồng cây trái để bán chác gì cả
mà trồng cho có đủ trái cây cho gia đình ăn, cách trồng cũng rất tài tử,
mỗi loại chỉ trồng vài ba cây thôi như : Vú sữa tím, mít mật, soài,
bưởi, cam, quít, chanh, ổi, mận, măng cầu xiêm, măng cầu ta (na), lựu,
lý, me, chùm duột, đu đủ và nhiều nhất là dừa, dừa xiêm trái nhỏ ngọt
nước và dừa ta cho trái lớn. Nói chung mùa nào, trái nấy trong nhà luôn
có trái cây ăn suốt quanh năm bốn mùa. Rồi thêm một khu vườn trồng rau
cải, cà chua, cà tím, dền, mồng tơi, hành, hẹ, gừng, ớt, sả v.v…và vài
giàn trồng khổ qua, mướp hương, bầu, bí. Kể đến chăn nuôi, gia đình có
một chuồng heo được cất bên trên con lạch nước ở cuối sau nhà, số heo
nuôi đủ để cúng giỗ, Tết nhất hoặc tiệc tùng đãi đằng khách từ phương xa
tới chơi, rồi một chuồng gà cạnh đó nhưng được cất trên mặt đất và một
chuồng vịt nằm kế bên chuồng gà. So với heo hoặc gà thì vịt mình săn sóc
chúng dễ dàng hơn, cứ sáng sớm ta mở cửa cho chúng ra ngoài, rải lúa
cho chúng ăn no một bụng, trong khi đó người nhà có thể vào trong chuồng
nhặt trứng, ăn xong chúng nó bơi theo con vịt đầu đàn ra đồng tìm cua,
ốc, cá nhỏ, tép ăn thêm đến khi chiều tối chúng mới bơi về, người nhà
rải lúa cho chúng ăn thêm một bận nữa rồi tự động chúng biết vào chuồng
ngủ. Ngoài loại thịt do chăn nuôi mà có, nguồn thức ăn chính ở thôn quê
vẫn là cá, tôm trên đồng ruộng, trong mương đìa hay dưới sông rạch. Với
một gia đình đông người như vậy nếu tính luôn người giúp việc nữa là gần
hai mươi người chớ chẳng ít. Cha mẹ tôi có đặt một chiếc vó lớn ở mé
sông phía trước nhà. Vó chỉ để đánh bắt cá trên sông nên ít khi bắt được
loại cá đồng lớn như : lóc, trê, rô nhưng vó bắt được nhiều loại cá
trắng như cá chẽm, mè vinh, dãnh, he, bóng tượng và nhiều nhất vẫn là
tôm xanh, tôm thợ rèn, tép, cua. Chính vì không bắt được loại cá đồng
nên chú Đán cắt đặt hai người cứ cách vài đêm họ bơi xuồng ba lá đi bủa
lưới giăng câu bắt thêm cá đồng và đặt trúm bắt lươn. Khi nào bắt được
nhiều cá, các anh ấy bỏ vào giỏ lớn, ngâm xuống nước để ăn dần dà. Đặc
tính của cá đồng là rất khỏe, sống trong giỏ vài hôm có làm chúng ốm đi,
chớ không chết. Thường thì sau Tết nguyên đán, mùa gặt hái cũng đã xong
lại là mùa khô nữa, tất cả cá đồng trên đồng ruộng đã bươn bả di tản
xuống ao, đìa, mương rạch thì đây là lúc người dân quê tổ chức tát đìa
hầu tóm thu lượng cá lớn để làm mắm, làm khô dự trử thức ăn trong thời
gian gieo mùa tới vì lúc đó họ thật sự bận rộn, ngày ngày bán lưng cho
trời, bán mặt cho đất thì còn thời giờ đâu kiếm cá, kiếm tôm được chứ.
Rồi cũng cần nói thêm một chuyện tương đối nặng nề nữa là giải quyết vấn
đề củi đốt. Mới nghe qua, thấy thật phi lý vì ở miền quê thì có lắm
rừng, nhiều bụi rậm, cây dại mọc um tùm thì làm gì có tình trạng thiếu
củi được ? Vâng, dọc theo bờ sông hay kinh rạch là rừng dừa nước, xen kẽ
là những cây bần, gừa, bình bát, vông đồng hoặc cây tra. Trên bờ thì có
mù u và nhiều nhất là trâm bầu, cây trâm bầu thân cứng có nhiều gai,
người dân nơi đây thường đốn những cây nầy về làm nhà hay sửa chữa lại
chuồng trâu, chuồng lợn. Thường thì người dân quê nấu nướng bằng rơm,
bằng rạ đến khi hết rơm họ quây ra chặt những tàu cây dừa nước ven sông
đem về rọc hết lá rồi chặt cành thành nhiều khúc ngắn, phơi khô làm củi
đốt. Riêng gia đình tôi khá đông người nên nấu nướng nhiều hơn vì vậy
không thể kiếm củi bằng cách đó được. Chuyện nầy phải nhờ chú Đán, mỗi
năm vào khoảng cuối tháng hai âm lịch chú dẫn theo vài ba người, chèo
chống chiếc ghe tam bản lớn vào rừng u minh đốn cây đước, cây mắm về làm
củi. Loại củi nầy nấu, có ít khói làm cho cơm và thức ăn được ngon
miệng hơn. Mỗi chuyến đi như vậy kéo dài khoảng hai ba tuần, thế rồi đám
người nầy mang về một lượng củi lớn đủ cho việc nấu nướng trọn năm và
những mẫu chuyện đường rừng đầy kỳ thú để kể lại các anh chị tôi nghe
chơi, nói chung anh chị tôi rất mê những câu chuyện chú Đán kể, không
biết lúc chú thêm mắm dậm muối gì nữa không, sao nghe thật hấp dẫn thế.
Ôi dòng đời có khác chi là dòng nước, không phải lúc nào
cũng chảy êm xuôi hết đâu. Năm 1945 dông tố lại ập đến với gia đình tôi,
bởi tiêu thổ kháng chiến nên bao nhiêu sự sản đã bị vơ vét sạch, cái
gọi là quyên góp và ngôi nhà gạch ngói hai tầng cũng thì bị đốt cháy rồi
phá sập, gia đình tôi phải chia hai, xẻ ba. Các anh chị lớn thì được
cha mẹ cho tản cư ra thành, hai anh chị nhỏ và tôi theo cha mẹ lánh vào
vùng sâu Mỹ Tú (Chuyện nầy được kể rõ trong truyện ‘Người Nam di cư').
Căn nhà lá cất vội để ở tạm trên mãnh vườn cây trái, lúc đi thì cũng
giao lại cho chú thím Hưng (ba má chị Lựu trong truyện ‘Người chị nuôi’)
và gia đình chú Đán coi sóc giùm. Tính đến thời gian nầy thì chỉ còn
hai người đó là trung tín, thân cận nhất của gia đình tôi và cũng chính
hai người nầy giúp đưa chúng tôi vào nơi ở mới.
Lúc ở nơi
đây, chúng tôi ít khi thấy người thân hay bạn bè lui tới thăm viếng
ngoại trừ hai chú Đán và Hưng. Hai ông nầy lại là bạn thân thíết với
nhau, đi đâu đều có đôi có cặp, họ còn gắn bó trên ‘phương diện nghề
nghiệp’ bởi nghiệp dư của hai ổng là nghề làm pháp sư chữa bệnh tà ma.
Sở dĩ có việc đó là bởi chú Đán được cha truyền cho chút ít nghề, sau đó
có được chú Hưng kéo đàn cò hổ trợ, ôi tiếng đờn nghe thật réo rắt thê
lương lại hòa quyện theo nhịp điệu từng câu rỗi của chú Đán “ Một cò
xanh nhảy quanh hòn đá, chờ nước cạn săn tôm săn cá ; hai cò xanh nhảy
quanh hòn đá, chờ nước cạn kiếm cá kiếm tôm. Nầy hởi âm binh ơi……” Đây
là lúc thầy pháp Đán đang lên đồng đấy, đầu pháp sư quấn khăn đỏ, mình
mặc chiếc áo dài cũng đỏ luôn, tay phải cầm bó nhang bự tổ chảng vừa mới
đốt nên khói tỏa mù mịt, tay trái cầm âm binh (hình nộm giống như con
búp bê nhựa, làm bằng cặc bần, cho mặc áo đỏ quần xanh) ông múa may quay
cuồng rồi tiến gần bệnh nhân, hét hò quát tháo như hạch sách tên họ con
ma thằng quỷ nào mà dám cả gan hãm hại gia chủ của ông, ông ra lệnh cho
nó phải lập tức xuất ra ngay, rồi ổng dùng bút lông chấm mực tàu vẽ bùa
trên giấy quyến, trao cho gia chủ, bảo hãy đốt thành tro rồi hòa vào
nước lạnh cho bệnh nhân uống. Có hết bệnh không ? chắc là phải tin vào
số mệnh “phước chủ lộc thầy” .
Mẹ tôi rất ghét cái trò
nầy, với vai vế như là bà chị lớn của hai ông đó (Trong gia đình chú Đán
phải gọi mẹ tôi bằng mợ nhưng bà chỉ muốn chú ấy xem bà như là bà chị
là được rồi) bà thường khuyên hai ông đó hãy bỏ nghề nầy đi, gạt gẫm
người ta tổn đức lắm. Nhưng hai ổng biện bạch : “ Thấy thật là tội cho
dân quê mình ở cái vùng xa xôi hẻo lánh nầy lắm đó chị Hai, khi nhuốm
bịnh thì chỉ biết cạo gió, giác hơi hoặc ra sau vườn hái vài bụm lá
bưởi, lá chanh thêm vài tép sả, một nhúm lá tía tô hay rau ngò om gì đó
rồi tất cả cho vào nồi, đổ đầy nước, đun sôi lên mang đến người bệnh
trùm mền xông hơi. Nếu cần uống thuốc thì đào một củ gừng tươi đem rửa
sạch, nướng cháy xén trên lửa hồng, xong cho vào bình trà nóng, đợi gừng
và trà tiết ra chất đắng chất cay thì rót ra cho người bệnh uống, hoặc
giả : đâm giã nát một mớ lá thuốc cứu, vắt lấy nước đó cũng là thứ
thuốc chữa bệnh cảm mạo thương hàn… song khi bệnh nặng hơn nữa thì sao,
chắc phải cần đến pháp sư để họ có một niềm tin, có thêm nghị lực hầu
chống chọi lại căn bệnh quái ác mà thôi ”. Nghe hai ổng lý luận cũng
hay lắm nhưng bà vẫn đâu dễ chịu thua, bèn nghĩ cách nói mĩa : “ Nghị
lực thì cũng cần mà sức lực có lẽ cần hơn, nếu hai cậu đừng bưng về nhà
con gà giò luộc và dĩa xôi cúng, cứ nhường phần đó cho con bệnh ăn thì
chắc con bệnh sẽ sớm hồi phục đó ”. Hai ông ấy biết mình không tài nào
nói lại bà chị nầy, thôi thì cười xòa cho yên việc, thật ra trong lòng
hai chú luôn thương quí mẹ tôi cũng như mọi người trong gia đình. Cứ
cách đôi ba tuần hoặc lâu lắm là một tháng, hai ông nầy và có thêm thằng
Đóa nữa đến thăm gia đình tôi và mang theo cả thúng trái cây, hai ba
quầy dừa hái từ trong vườn. Hai chú cho biết cây trái cũng đã tàn cỗi
nhiều rồi vì thiếu chăm sóc, bởi hai chú quá bận rộn không có nhiều thời
giờ để tưới cây hoặc bón phân hoặc giẩy cỏ. Mẹ tôi nghe vậy cũng buồn
nhưng biết sao bây giờ, lúc trước sở dĩ nó tốt tươi là nhờ luôn có người
bón phân chăm sóc, bây giờ bươi tiền đâu ra mà mướn người làm cái việc
đó nữa, thôi thì nhờ hai chú đó làm được bao nhiêu thì làm. Hai chú
thường ở lại chơi đôi ba ngày, cái mà hai chú thích nhất ở miệt nầy là
cá tôm nhiều vô số kể và rất to lớn nên khi rãnh rang hai chú thường bắt
nhái, đào trùng làm mồi cắm câu. Đi chừng nửa ngày thôi, hai chú mang
về cả một giỏ cá đầy, để cho gia đình tôi một mớ, còn lại hai chú mang
về nhà ăn. Cũng không quên nói thêm miệt nầy cũng thuộc loại miệt “ Muỗi
kêu như là sáo thổi, đĩa lềnh như tựa bánh canh” vì vậy sau cơm chiều
chị Lựu thường đóng kín mít các cửa lại, đoạn đốt vỏ dừa để un muỗi
nhưng chừng 7, 8 giờ tối, tất cả mọi người phải vào mùng. Chị Bảy của
tôi định giăng mùng trên bộ phản gỏ ở nhà trước cho hai chú ngủ nhưng
hai chú chẳng chịu mà khoái mỗi người lật một chiếc nóp trên bộ phản nầy
cho tiện. Bây giờ chắc tôi phải giải thích ‘Nóp’ là cái gì không thôi
bạn đọc người miền bắc, miền trung ngay cả người miền nam nếu ở thành
thị chưa một lần về miệt vườn thì cũng chả hề biết chiếc nóp. Nóp là một
dạng túi ngủ (Sleeping bag) do người miệt vườn miền tây sáng chế. Họ
cắt ra từ tấm đệm (đệm được đan carô bằng cọng cỏ bàng, khác với chiếu
được dệt ngang bằng cọng cỏ lát mà người miền bắc gọi là cói) rồi họ may
giống như chiếc mũ kalô của quân chủng Không Quân, phần đáy kalô thì có
dính thêm một mãnh đệm kích thước thường là 1m x 2m để người ngủ sẽ nằm
lên đó cho sạch sẽ. Công dụng của nóp hơn hẵn chiếc sleeping bag của
tây phương, vì chiếc túi ngủ của họ chỉ là kết hợp của chăn và nệm nghĩa
là cho ta cái ấm và cái êm nhưng khi nằm trong đó phải chìa cái mặt ra
ngoài để muỗi đốt chơi, trong khi đó chiếc nóp có thành quách các bên và
trên nóc nữa nên muỗi phải chịu thua. Muốn ngủ nóp, đầu tiên trải nó ra
rồi nằm lên trên mãnh đệm dưới đáy, xong luồn tay hất phần ‘kalô’ che
lên thân thể chúng ta, thế là xong. Người dân quê ngủ nóp nhiều nhất vào
mùa thu hoạch, lúa cắt xong cho trâu cộ về sân đập, đêm họ phải có
người nhà đến đó ngủ canh chừng kẻo bị kẻ trộm xúc hết lúa đấy. Tới đây,
xin kể thêm chuyện vui ngoài lề về chiếc nóp. Thỉnh thoảng người ta
thấy một vài ông chủ ghe thương hồ, đêm về cắm sào trên một vàm kinh nào
đó, ông vác chiếc nóp leo lên mui ghe nóc bằng gặp lúc gió mát trăng
thanh nên cao hứng ông cất giọng hò huê tình “ hò..ới.. ai nghiện bánh
pía, ai mết bánh in. Còn tôi, tôi chuộng…chớ tôi, tôi chuộng người bạn
tình thỉ chung ới..ờ..” Ối giời, cái ông tàu minh hương nầy lạ thật
nghen, ai cũng tưởng ổng chọn 'Tùa chế' (bà chị) để 'chía'(ăn) bánh pía,
bánh in ai dè ổng mê cô thôn nữ nào đó rồi…thì thôi ‘Tùa hia’(ông anh)
cứ lật nóp trên mui ghe ngủ sớm đi, thế nào trong giấc mơ ‘tùa hia’ sẽ
thấy mình được ăn con mắm lóc hấp chín bằng cách để con mắm vào cái tô
và đặt trên mặt nồi cơm đang sôi đậy vung lại mà bất cứ cô gái Việt miệt
vườn nào cũng biết làm chuyện đó cả …
Trong hành trình
trưởng thành của đứa bé, không rõ từ lúc nào tôi chợt ý thức rằng cần
phải có một thằng nhỏ bằng tuổi mình để cùng chạy nhảy vui đùa, chơi
banh hay san sẻ chiếc bánh, gói xôi nếu được vậy thì hay biết mấy, ồ thì
ngay sau đó thằng Đóa xuất hiện bên tôi và từ đó nó trở thành thằng bạn
đầu đời thân thiết nhất của tôi. Tôi nhớ lại những lần nó theo ba nó
đến thăm gia đình tôi, nó luôn mang theo chiếc nón vải tai bèo trong đó
đựng đầy chùm duột, mận và soài non mà nó dùng cây sào tre móc trái rớt
xuống. Khi chiếc ghe tam bản vừa cập bến trước nhà tôi, nó là người ôm
chiếc nón phóng lên bờ trước nhất. Nó trao quà đó cho tôi, tôi định rũ
nó ra ruộng sau nhà chơi thì bắt gặp chị Lựu đang trừng mắt nhìn hai
đứa, chị nghiêm nghị bảo : “Hai nhóc đợi chị nấu cơm xong, phải ăn rồi
mới được đi chơi nghe chưa”. Vậy thôi, tôi kéo nó tới tàng cây mù u đầy
bóng mát, lấy trái cây ra để hai đứa cùng ăn. Rồi sau bữa cơm, tôi rũ nó
đi hớt cá lia thia, khi thì rũ nó đặt lờ bắt những con cá nhỏ như cá
rô, cá sặc, lúc thì hai đứa đi nôm trên con kinh rạch cạn nước gần nhà
v.v…mãi đến chiều hai đứa mới chịu về nhà, mình mẩy đứa nào cũng dính
đầy bùn sình, rong rêu báo hại chị Lựu phải lôi hai thằng ra sàn nước
tắm gội sạch sẽ cho hai em, có vậy tối chị mới cho hai đứa ngủ với chị.
Sau một hai hôm ở chơi nhà tôi, hai chú Hưng, Đán và nó lại trở về nhà,
tôi với nó chia tay thật bịn rịn, nước mắt trào tuông làm chú Đán phải
hứa với hai đứa là sẽ đưa nó lên sớm để chơi với tôi, dù vậy cũng phải
mất vài ngày tôi mới hết buồn, hết nhớ nó, ôi kỷ niệm thời ấu thơ sao
quá đẹp tôi luôn ghi khắc trong lòng.