Tham Khảo
Thắng Bại Trên Dải Gaza :Hãy Tạm Ngưng Bắn - Cho Đến Trận Sau_Nguyễn-Xuân Nghĩa
Sau một tuần đấu pháo, Chính quyền Israel của dân Do Thái và Lực lượng Hamas của dân Palestine trên Dải Gaza đã đạt một thỏa thuận ngưng bắn do Chính quyền Ai Cập
Sau một tuần đấu pháo, Chính quyền Israel của dân Do Thái và Lực lượng Hamas của dân Palestine trên Dải Gaza đã đạt một thỏa thuận ngưng bắn do Chính quyền Ai Cập của Tổng thống Mohamed Morsi dàn xếp. Thế giới thở phào nhẹ nhõm và dân Mỹ hoan hỷ mừng Lễ Tạ Ơn. Nhưng được bao lâu?
Đúng bốn năm trước, cũng trong mùa bầu cử Tổng thống tại Hoa Kỳ, giao tranh đã bùng nổ trên Dải Gaza hôm mùng bốn Tháng 11, khi dân Mỹ đi bỏ phiếu. Chiến sự kéo dài nhiều tháng trước khi tạm lắng nhờ một giải pháp ngưng bắn cũng do một Tổng thống Ai Cập dàn xếp, ông Hosni Mubarak. Người ta có cảm giác như xem lại một cuốn phim cũ. Nhưng sự thể ngày nay đã khác xưa....
***
"Quốc gia Palestine" chỉ có trên hình thức. Dù được Liên hiệp quốc công nhận, Chính quyền Quốc gia Palestine (Palestinian National Authority) của Tổng thống Mahmoud Abbas không có thực quyền mà chỉ kiểm soát được khu vực gọi là Tây ngạn sông Jordan, cứ hay bị dịch là West Bank, hay Tây ngạn.
Thoát thai từ đảng Fatah và tổ chức Giải phóng Palestine PLO, chính quyền Abbas chủ trương hòa giải và sống chung với quốc gia Israel. Cũng vì vậy mà bị lực lượng Hamas tấn công – trong nghĩa bóng lẫn nghĩa đen - từ Dải Gaza để giành quyền lãnh đạo toàn thể mọi người Á Rập Hồi giáo trên đất Palestine. Không chấp nhận sống chung và chủ trương tiêu diệt Israel, quân khủng bố Hamas lại được khối Hồi giáo cực đoan yểm trợ, từ lực lượng Hezbollah tại Lebanon đến chế độ độc tài Syria và Cộng hoà Hồi giáo Iran.
Việc Iran cung cấp hỏa tiễn tầm xa (loại Fajr-3 và Fajr-5) cho quân Hamas qua ngả Sudan khiến Chính quyền Israel của Thủ tướng Binyamin Netanyahu phải ra tay, lần đầu là khi đánh kho đạn Yarmouk tại thủ đô Khartoum vào ngày 23 Tháng 10. Tiếp theo là việc hạ sát Hamed Jabari, tư lệnh lữ đoàn võ trang Izz al-Deen al-Qassam Brigade của Hamas vào ngày 14 Tháng 11 và công trình sư của kế hoạch trang bị hỏa tiễn Fajr của Iran cho Hamas.
Biến cố thứ hai này châm ngòi cho một tuần đấu pháo giữa đôi bên.
Từ các khu dân cư đông đúc trên Dải Gaza, quân Hamas phóng hỏa tiễn vào Tel Aviv và Jerusalem. Quân đội Israel chống trả và chuẩn bị đưa bộ binh vào Dải Gaza, cho tới khi Ai Cập đề nghị giải pháp ngưng bắn giữa đôi bên với hậu thuẫn của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton. Một ngày sau, lệnh ngưng bắn có vẻ được tôn trọng nên mọi người vui mừng.
Vui nhất là lực lượng Hamas.
Dùng dân làm bia để khiêu khích Israel bằng hỏa tiễn tầm xa của Iran, Hamas thành vô địch hoàn vũ chống Do Thái, xứng danh lãnh tụ đích thực của dân Palestine, và cho Chính quyền của Tổng thống Mahmoud Abbas ngồi chơi xơi nước tại Tây ngạn. Chuyện một quốc gia Palestine thống nhất và tồn tại song song cùng quốc gia Israel trở thành hài kịch khác của quốc tế và Liên hiệp quốc: từ nay về sau, các nước có muốn tìm giải pháp nào cho hồ sơ Palestine thì phải nói chuyện với lực lượng Hamas, cho đến nay vẫn bị coi là quân khủng bố.
Vui không kém là Chính quyền Ai Cập của Tổng thống Morsi.
Là một lãnh tụ của tổ chức Huynh đệ Hồi giáo Muslim Brotherhood (MB) đã đắc cử Tổng thống sau khi Hosni Mubarak bị Mùa Xuân Á Rập lật đổ, Mohamed Morsi trở thành đối tác khả tín của Hoa Kỳ và Israel. Ai Cập vẫn được Mỹ viện trợ để duy trì sự hợp tác với Israel và góp phần ổn định khu vực Trung Đông và lại có tư thế còn cao hơn Turkey hay Saudi Arabia với thế giới Hồi giáo.
Trong khi Tổng thống Morsi dàn xếp một giải pháp tạm bợ cho vụ xung đột thì một lãnh tụ khác của tổ chức MB lại nói nước đôi: đả kích giải pháp ngưng bắn để bênh vực Hamas. Dư luận Hoa Kỳ thường quên bẵng rằng lực lượng Hamas có xuất xứ về ý thức hệ và tổ chức là phong trào Huynh đệ Hồi giáo MB này. Morsi thủ vai ông Thiện để bảo vệ quyền lợi Ai Cập như một cường quốc Hồi giáo, tổ chức MB của ông giữ vai ông Ác để vừa lấy lòng dân Á Rập Hồi giáo, vừa mặc cả thêm với Mỹ. Bên trong, Morsi đã lại thừa thắng nhờ vụ Gaza mà tự ban thêm nhiều quyền hạn "hiến định" khác.
Mở cờ trong bụng là Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.
Đang công du Á châu để nhấn mạnh đến chánh sách "chuyển trục về Đông Á", Obama gửi Ngoại trưởng Clinton về gỡ một ngòi nổ ở Trung Đông và nhân đó khỏa lấp những nghi vấn về vụ tàn sát Benghazi tại Libya. Hoa Kỳ quả là vẫn còn thế giá và ảnh hưởng tại Trung Đông, bất chấp những gì đang xảy ra tại Syria, hay bàn tay hắc ám của Iran trong khu vực. Sau khi tái đắc cử, Obama vừa đạt thêm một thành quả về đối ngoại.
Thắng lợi vẻ vang không kém phải vào tay Thủ tướng Netanyahu.
Ngày 22 Tháng Giêng năm tới, Israel sẽ có bầu cử, đảng Likud của Netanyahu vừa chứng minh sự quả cảm và có hy vọng thắng cử để lập một nội các thuần nhất và vững mạnh hơn. Vụ tấn công cho các nước đồng minh của Israel thấy mối nguy đằng sau lực lượng Hamas chính là Iran - Tổng thống Shimon Peres, một lãnh tụ ôn hòa của đảng đối lập, có nhắc đến vai trò này của Iran. Khi chấp nhận đề nghị ngưng bắn của Ai Cập, Netanyahu còn cải thiện được quan hệ khá căng thẳng với Tổng thống mới tái đắc cử tại Hoa Kỳ và bày tỏ nét ôn hòa hơn là chủ chiến.
Nhưng sự đời trên dải Gaza không thể nào vạn phần tốt đẹp như vậy.
Từ khi lập quốc vào năm 1948 đến nay, Israel gặp một mối nguy sinh tử chưa từng có từ miền Nam, từ Dải Gaza. Đây là nơi tập trung gần hai triệu dân Palestine trong các khu phố đông đúc, nghèo nàn và không có tài nguyên mà thừa thanh niên thất nghiệp. Đây cũng là nơi xuất phát hỏa tiễn tầm xa có thể đe dọa toàn thể lãnh thổ Israel. Mỗi khi chống đỡ hay trả đòn pháo kích mà gây tổn thất cho thường dân Palestine thì Israel lại bị thế giới lên án. Và ngoài lực lượng Hamas, không thiếu gì nhóm đặc công khủng bố sẵn sàng chơi bạo để lấy tiếng.
Đằng sau tất cả là các Giáo chủ Iran, với kế hoạch chế tạo võ khí hạch tâm. Nếu Hoa Kỳ và thế giới không thể giải quyết mối đe dọa đến từ Iran, Israel sẽ phải đón bắt nhiều ám khí hung hiểm hơn. Chỉ cần một lần hụt tay là có thể tiêu vong.
Cho nên, những hồ hởi về giải pháp ngưng bắn vừa qua chỉ là tiếng vỗ tay khi màn hạ. Trước khi mở màn cho một bi kịch khác.
http://dainamaxtribune.blogspot.com/2012/11/thang-bai-tren-dai-gaza.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Thắng Bại Trên Dải Gaza :Hãy Tạm Ngưng Bắn - Cho Đến Trận Sau_Nguyễn-Xuân Nghĩa
Sau một tuần đấu pháo, Chính quyền Israel của dân Do Thái và Lực lượng Hamas của dân Palestine trên Dải Gaza đã đạt một thỏa thuận ngưng bắn do Chính quyền Ai Cập
Sau một tuần đấu pháo, Chính quyền Israel của dân Do Thái và Lực lượng Hamas của dân Palestine trên Dải Gaza đã đạt một thỏa thuận ngưng bắn do Chính quyền Ai Cập của Tổng thống Mohamed Morsi dàn xếp. Thế giới thở phào nhẹ nhõm và dân Mỹ hoan hỷ mừng Lễ Tạ Ơn. Nhưng được bao lâu?
Đúng bốn năm trước, cũng trong mùa bầu cử Tổng thống tại Hoa Kỳ, giao tranh đã bùng nổ trên Dải Gaza hôm mùng bốn Tháng 11, khi dân Mỹ đi bỏ phiếu. Chiến sự kéo dài nhiều tháng trước khi tạm lắng nhờ một giải pháp ngưng bắn cũng do một Tổng thống Ai Cập dàn xếp, ông Hosni Mubarak. Người ta có cảm giác như xem lại một cuốn phim cũ. Nhưng sự thể ngày nay đã khác xưa....
***
"Quốc gia Palestine" chỉ có trên hình thức. Dù được Liên hiệp quốc công nhận, Chính quyền Quốc gia Palestine (Palestinian National Authority) của Tổng thống Mahmoud Abbas không có thực quyền mà chỉ kiểm soát được khu vực gọi là Tây ngạn sông Jordan, cứ hay bị dịch là West Bank, hay Tây ngạn.
Thoát thai từ đảng Fatah và tổ chức Giải phóng Palestine PLO, chính quyền Abbas chủ trương hòa giải và sống chung với quốc gia Israel. Cũng vì vậy mà bị lực lượng Hamas tấn công – trong nghĩa bóng lẫn nghĩa đen - từ Dải Gaza để giành quyền lãnh đạo toàn thể mọi người Á Rập Hồi giáo trên đất Palestine. Không chấp nhận sống chung và chủ trương tiêu diệt Israel, quân khủng bố Hamas lại được khối Hồi giáo cực đoan yểm trợ, từ lực lượng Hezbollah tại Lebanon đến chế độ độc tài Syria và Cộng hoà Hồi giáo Iran.
Việc Iran cung cấp hỏa tiễn tầm xa (loại Fajr-3 và Fajr-5) cho quân Hamas qua ngả Sudan khiến Chính quyền Israel của Thủ tướng Binyamin Netanyahu phải ra tay, lần đầu là khi đánh kho đạn Yarmouk tại thủ đô Khartoum vào ngày 23 Tháng 10. Tiếp theo là việc hạ sát Hamed Jabari, tư lệnh lữ đoàn võ trang Izz al-Deen al-Qassam Brigade của Hamas vào ngày 14 Tháng 11 và công trình sư của kế hoạch trang bị hỏa tiễn Fajr của Iran cho Hamas.
Biến cố thứ hai này châm ngòi cho một tuần đấu pháo giữa đôi bên.
Từ các khu dân cư đông đúc trên Dải Gaza, quân Hamas phóng hỏa tiễn vào Tel Aviv và Jerusalem. Quân đội Israel chống trả và chuẩn bị đưa bộ binh vào Dải Gaza, cho tới khi Ai Cập đề nghị giải pháp ngưng bắn giữa đôi bên với hậu thuẫn của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton. Một ngày sau, lệnh ngưng bắn có vẻ được tôn trọng nên mọi người vui mừng.
Vui nhất là lực lượng Hamas.
Dùng dân làm bia để khiêu khích Israel bằng hỏa tiễn tầm xa của Iran, Hamas thành vô địch hoàn vũ chống Do Thái, xứng danh lãnh tụ đích thực của dân Palestine, và cho Chính quyền của Tổng thống Mahmoud Abbas ngồi chơi xơi nước tại Tây ngạn. Chuyện một quốc gia Palestine thống nhất và tồn tại song song cùng quốc gia Israel trở thành hài kịch khác của quốc tế và Liên hiệp quốc: từ nay về sau, các nước có muốn tìm giải pháp nào cho hồ sơ Palestine thì phải nói chuyện với lực lượng Hamas, cho đến nay vẫn bị coi là quân khủng bố.
Vui không kém là Chính quyền Ai Cập của Tổng thống Morsi.
Là một lãnh tụ của tổ chức Huynh đệ Hồi giáo Muslim Brotherhood (MB) đã đắc cử Tổng thống sau khi Hosni Mubarak bị Mùa Xuân Á Rập lật đổ, Mohamed Morsi trở thành đối tác khả tín của Hoa Kỳ và Israel. Ai Cập vẫn được Mỹ viện trợ để duy trì sự hợp tác với Israel và góp phần ổn định khu vực Trung Đông và lại có tư thế còn cao hơn Turkey hay Saudi Arabia với thế giới Hồi giáo.
Trong khi Tổng thống Morsi dàn xếp một giải pháp tạm bợ cho vụ xung đột thì một lãnh tụ khác của tổ chức MB lại nói nước đôi: đả kích giải pháp ngưng bắn để bênh vực Hamas. Dư luận Hoa Kỳ thường quên bẵng rằng lực lượng Hamas có xuất xứ về ý thức hệ và tổ chức là phong trào Huynh đệ Hồi giáo MB này. Morsi thủ vai ông Thiện để bảo vệ quyền lợi Ai Cập như một cường quốc Hồi giáo, tổ chức MB của ông giữ vai ông Ác để vừa lấy lòng dân Á Rập Hồi giáo, vừa mặc cả thêm với Mỹ. Bên trong, Morsi đã lại thừa thắng nhờ vụ Gaza mà tự ban thêm nhiều quyền hạn "hiến định" khác.
Mở cờ trong bụng là Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.
Đang công du Á châu để nhấn mạnh đến chánh sách "chuyển trục về Đông Á", Obama gửi Ngoại trưởng Clinton về gỡ một ngòi nổ ở Trung Đông và nhân đó khỏa lấp những nghi vấn về vụ tàn sát Benghazi tại Libya. Hoa Kỳ quả là vẫn còn thế giá và ảnh hưởng tại Trung Đông, bất chấp những gì đang xảy ra tại Syria, hay bàn tay hắc ám của Iran trong khu vực. Sau khi tái đắc cử, Obama vừa đạt thêm một thành quả về đối ngoại.
Thắng lợi vẻ vang không kém phải vào tay Thủ tướng Netanyahu.
Ngày 22 Tháng Giêng năm tới, Israel sẽ có bầu cử, đảng Likud của Netanyahu vừa chứng minh sự quả cảm và có hy vọng thắng cử để lập một nội các thuần nhất và vững mạnh hơn. Vụ tấn công cho các nước đồng minh của Israel thấy mối nguy đằng sau lực lượng Hamas chính là Iran - Tổng thống Shimon Peres, một lãnh tụ ôn hòa của đảng đối lập, có nhắc đến vai trò này của Iran. Khi chấp nhận đề nghị ngưng bắn của Ai Cập, Netanyahu còn cải thiện được quan hệ khá căng thẳng với Tổng thống mới tái đắc cử tại Hoa Kỳ và bày tỏ nét ôn hòa hơn là chủ chiến.
Nhưng sự đời trên dải Gaza không thể nào vạn phần tốt đẹp như vậy.
Từ khi lập quốc vào năm 1948 đến nay, Israel gặp một mối nguy sinh tử chưa từng có từ miền Nam, từ Dải Gaza. Đây là nơi tập trung gần hai triệu dân Palestine trong các khu phố đông đúc, nghèo nàn và không có tài nguyên mà thừa thanh niên thất nghiệp. Đây cũng là nơi xuất phát hỏa tiễn tầm xa có thể đe dọa toàn thể lãnh thổ Israel. Mỗi khi chống đỡ hay trả đòn pháo kích mà gây tổn thất cho thường dân Palestine thì Israel lại bị thế giới lên án. Và ngoài lực lượng Hamas, không thiếu gì nhóm đặc công khủng bố sẵn sàng chơi bạo để lấy tiếng.
Đằng sau tất cả là các Giáo chủ Iran, với kế hoạch chế tạo võ khí hạch tâm. Nếu Hoa Kỳ và thế giới không thể giải quyết mối đe dọa đến từ Iran, Israel sẽ phải đón bắt nhiều ám khí hung hiểm hơn. Chỉ cần một lần hụt tay là có thể tiêu vong.
Cho nên, những hồ hởi về giải pháp ngưng bắn vừa qua chỉ là tiếng vỗ tay khi màn hạ. Trước khi mở màn cho một bi kịch khác.
http://dainamaxtribune.blogspot.com/2012/11/thang-bai-tren-dai-gaza.html