Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...

Tháng Tư Đen - Việt Nhân

(HNPĐ) Lần duyệt binh lần cuối nay đã đúng 40 năm

bamuoi-tu-vivi

(HNPĐ) Lần duyệt binh lần cuối nay đã đúng 40 năm, hình ảnh những đoàn hùng binh trong ngày QL 19-06-73 lần ấy trên đại lộ Trần Hưng Đạo là những tài liệu hào hùng mà người ta còn giữ được về một Quân Lực đã 21 năm cầm súng an dân cho người miền Nam.

Đó là hình ảnh, còn chuyện về họ, người ta viết lại rất nhiều, chuyện những người lính bị bức tử vì mưu đồ chính trị của các nước lớn, mà sau ngày tháng Tư Đen, cộng sản trong cái ảo tưởng chiến thắng lại thêm ra sức bôi bẩn họ để mong tạo cho chúng một chính danh.

Vì sao họ tan hàng, những gì đã đến với họ, cho cả kẻ còn sống hay người đã hy sinh, cho những ai tha phương lưu lạc xứ người, hay phải vất vưỡng sống nốt đời mình dưới cái xéo xắc của bên thắng cuộc, mà xưa kia một thời chúng là giặc. 30/04/1975 Sàigòn mất tên! Có người nói nó đồng nghĩa chuyện nước VNCH với một quân lực anh dũng, mãi mãi bị chôn vùi sâu dưới ba thước đất, không ai sẽ còn nhớ cho một nhà nước, một thể chế tự do mà người dân miền Nam đã đổ bao xương máu cho sự sống còn của nó.

Những gì còn lại trong ký ức những người lính, những người sống sót qua cuộc chiến, qua ngục tù cộng sản, thì những năm cuối sau Hiệp Định Paris 1973, đối với họ là một vết khắc đậm nét nhất, những ngày tháng đó không thể nào quên. QL.VNCH phải đương đầu tình thế vô cùng khó khăn trong chiến đấu vì thiếu thốn, đã có người ái ngại nói rằng người lính miền Nam lúc đó chiến đấu chống cộng theo kiểu con nhà nghèo, tiết kiệm từng viên đạn, từng lít xăng.

Không còn đồng minh giúp đở, những người lính Quốc Gia vẫn chiến đấu cho sự sống còn của chính mình, tuy đơn độc nhưng lại dũng cảm kiên cường hơn bao giờ hết, 1973, 1974, và vào những giờ phút cuối 1975. Xin hãy nghe George J.Veith, tác giả Cuốn ‘Black April’ xuất bản năm 2012, nhân ngày tháng Tư Đen nhận định về sự thất bại của người lính QL.VNCH tháng Tư năm 1975 như sau:

‘Đó là không phải do sự lúng túng của chính quyền VNCH, và càng không phải do sự yếu kém trên chiến trường của chiến sĩ QL.VNCH. Lần lượt trong ba năm từ 1973-1975,  miền Nam đã bị cắt giảm viện trợ xuống dần chỉ còn 1/3 - Nguyên nhân gốc rễ đưa đến thất bại của miền Nam Việt Nam chính từ chuyện Quốc hội Hoa Kỳ đã cắt giảm viện trợ’

Thiếu hụt nhiên liệu máy bay và phụ tùng, đã đưa đến thất lợi cho phía VNCH, không cho phép không quân chuyển vận binh sĩ, để giữ vững phòng tuyến biên giới phía Tây dài gần 1500 km. Do đó CSBV được tự do tập trung, để tung ra các cuộc tấn công lớn, áp đảo vào các thị xã thành phố chính yếu, mà miền Nam không thể ném bom CSBV ngay cả khi biết nơi chúng tập trung.

Vì vậy sau này báo chí lẫn truyền thông khi nói đến chuyện tháng Tư, họ đã dùng hai chữ trói tay QL.VNCH để bức tử miền Nam thật là chính xác, nhất là chuyện Quốc hội Hoa Kỳ lại dùng một nghị quyết đã được thông qua năm 1973 là “War Power Act” để buộc Tổng thống Gerald Ford không được hành động khi CSBV trắng trợn xé bỏ Hiệp định Paris.

Đó là những gì Hoa Kỳ, người đồng minh phản bội đã gây cho người lính VNCH, vì thực tế phải thấy rằng VNCH chỉ có thể đương đầu với cả khối CS, khi có sự hỗ trợ của Mỹ và Đồng Minh, và một khi sự liên minh chống cộng này không còn, thì người dân miền Nam không thể một mình chống lại quân CS Bắc Việt với sự hỗ trợ của cả cộng sản Nga lẫn Tầu.

Đã 38 năm qua, từ nhiều phía kể cả chính chúng ta cũng đã nói về mình, những câu chuyện về người lính QL.VNCH - Trên dư luận chúng tôi thiết nghĩ, một lời nói như của George J.Veith, một người đứng ngoài đã có giá trị khách quan nhiều lần hơn, và dĩ nhiên giá trị bằng trăm ngàn lần lời huênh hoang giả trá của bọn cộng sản Hà Nội.

Những người lính thất trận miền Nam này, sau đó ngay cả cái tên cũng bị cộng sản gọi xách mé là Ngụy, và hơn ai hết biết mình chỉ là tên lính xung kích của Nga Hoa, mà cộng sản Bắc Việt kẻ thắng cuộc đã vơ hết về phần chúng cái chính danh, chính nghĩa. Cộng sản tuyên bố là nhân dân miền Nam đã vùng lên làm cách mạng thành công lật đổ nhà nước VNCH (sic)!

George J. Veith trong Black April đã phơi trần sự thật: Cộng sản Bắc Việt giết hại những người không cầm súng ở Huế năm 1968, và dọc Quốc lộ 1 năm 1972 khiến người dân phát hoảng và họ đã tràn ra các ngả đường khi quân miền Nam rút đi. Cái tát vào mặt đứa ‘đánh đây là đánh cho Liên Sô Trung Quốc’, đó là chuyện lúc 9.00 giờ đêm ngày 19/04/1975, lúc các đơn vị Dù thuộc LĐ1ND rút khỏi phòng tuyến Xuân Lộc vừa ra tới QL1, tất cả dân làng các xóm Bảo Định, Bảo Tồn và Bảo Hoà đã chờ sẵn hai bên đường, để được theo chân lính Dù di tản.

Người lính miền Nam sau Tháng Tư Đen, là những tháng Tư trong các trại lao cải, là những tháng Tư tha hương của những anh em còn lành lặn sau cuộc chiến, nói vậy là vì còn những cái tháng Tư tủi nhục, đến nay vẫn chưa hết, đó là tháng Tư của những anh em TPB QL.VNCH còn vướng lại bên quê nhà. Những người lính trẻ thời ấy nay tuổi cũng đã bảy mươi, cái tuổi mà người xưa vẫn nói là hiếm, mỗi tháng Tư về, họ lại ngồi bên nhau ôn chuyện cũ, buồn cho vận nước đen tối, lẫn phận mình.

Tháng Tư nhắc đến những anh em Phế Binh VNCH, bị cộng sản đẩy ra ngoài lề xã hội, nỗi xót xa này là tình cảm đến tự nhiên của tình đồng đội ngày nào, nói lên để chia sẻ cùng nhau, xin đừng coi đó là làm tổn thương hình ảnh một thời của người lính VNCH. Mỗi người một suy nghĩ, bởi có lần trên diễn đàn mạng đã có người lên tiếng, là hãy tránh đừng khơi gợi chi những rách rưới bần cùng của anh em TPB xưa trong cuộc sống hôm nay!

Tuy tôn trọng ý kiến của người nói câu nói đó, nhưng cũng không ít ý kiến không đồng ý suy nghĩ này, vì chuyện lính hôm xưa, người lính cũ hôm nay tha phương, hay người TPB còn vướng lại quê nhà, tất cả là chuyện chung anh em, sao không nói ra để đùm bọc nhau, để thương nhau hơn. Sao không thấy rằng người ngoài như George J Veith, tác giả “The Black April”, cũng đã đi gom những mảnh vỡ gương xưa, để tìm bóng QL.VNCH, đoàn quân uy dũng miền Nam năm nào.

Thời gian như vó câu, thoáng đó 38 năm đã rời xa tay súng, nhưng cái nợ thì vẫn còn mang, cái nợ mà có một đàn anh già đã nói đó là cái nợ để nước mất nhà tan, với ông một ngày áo lính cũng là một đời nợ cùng quê hương. Lòng những người lính năm xưa như ông, nay cái tâm đã thật bình, vì biết chắc dù có là bị bôi bẩn, có là bị xách mé gọi là Ngụy, nhưng những người lính VNCH hôm nào vẫn luôn trong tim mọi người, nhất là trong tim của nhau, những huynh đệ một thời chiến đấu cho mầu cờ dân tộc.

Thắng bại không luận được anh hùng, nhất là đối với một quân đội kiên cường anh dũng như QL.VNCH, thì sự hy sinh cho tổ quốc của người lính Quốc Gia thật đáng ngưỡng mộ, và nhất là những anh hùng đã ngã xuống cho quê hương. Ngày hôm nay, tuy chúng ta không có những buổi lễ trang trọng như lúc xưa để tưởng nhớ họ, nhưng không phải vì thế mà nó mãi mãi không còn, nó vẫn còn trong lòng của người dân Việt hôm nay và mai sau, những ai đã chết vì sông núi, sẽ sống muôn đời với núi sông.

Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng đã có câu nói cám ơn thật hay đến những người lính, mà ông gọi là kịp lớn giữa thù hằn, để thắp đôi vai gồng gánh nỗi điêu linh của đất nước! Những người lính mà Trầm Tử Thiêng đã gọi, bóng vinh quang lắp sâu trong huyệt lạnh, hay ngồi đau thầm lặng giữa thanh bình, những người lính đã mất, nhưng luôn sống trong lòng mọi người từ ngày đó đến nay.

Người nằm yên bao lâu quên trong sương khói quạnh hiu

Người về mang thương đau chưa nghe ai nhắc tuổi tên

Nghìn lời hát không vơi tình ẩn khuất trong tôi

Cám ơn anh, cám ơn anh, người Chiến sĩ Vô danh!

Tháng Tư nhớ về người lính VNCH, đã một thời chiến đấu và hy sinh cho đất nước, tất cả họ đều đi vào cuộc chiến theo tiếng gọi của dân tộc.

Việt Nhân ( HNPD )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tháng Tư Đen - Việt Nhân

(HNPĐ) Lần duyệt binh lần cuối nay đã đúng 40 năm

bamuoi-tu-vivi

(HNPĐ) Lần duyệt binh lần cuối nay đã đúng 40 năm, hình ảnh những đoàn hùng binh trong ngày QL 19-06-73 lần ấy trên đại lộ Trần Hưng Đạo là những tài liệu hào hùng mà người ta còn giữ được về một Quân Lực đã 21 năm cầm súng an dân cho người miền Nam.

Đó là hình ảnh, còn chuyện về họ, người ta viết lại rất nhiều, chuyện những người lính bị bức tử vì mưu đồ chính trị của các nước lớn, mà sau ngày tháng Tư Đen, cộng sản trong cái ảo tưởng chiến thắng lại thêm ra sức bôi bẩn họ để mong tạo cho chúng một chính danh.

Vì sao họ tan hàng, những gì đã đến với họ, cho cả kẻ còn sống hay người đã hy sinh, cho những ai tha phương lưu lạc xứ người, hay phải vất vưỡng sống nốt đời mình dưới cái xéo xắc của bên thắng cuộc, mà xưa kia một thời chúng là giặc. 30/04/1975 Sàigòn mất tên! Có người nói nó đồng nghĩa chuyện nước VNCH với một quân lực anh dũng, mãi mãi bị chôn vùi sâu dưới ba thước đất, không ai sẽ còn nhớ cho một nhà nước, một thể chế tự do mà người dân miền Nam đã đổ bao xương máu cho sự sống còn của nó.

Những gì còn lại trong ký ức những người lính, những người sống sót qua cuộc chiến, qua ngục tù cộng sản, thì những năm cuối sau Hiệp Định Paris 1973, đối với họ là một vết khắc đậm nét nhất, những ngày tháng đó không thể nào quên. QL.VNCH phải đương đầu tình thế vô cùng khó khăn trong chiến đấu vì thiếu thốn, đã có người ái ngại nói rằng người lính miền Nam lúc đó chiến đấu chống cộng theo kiểu con nhà nghèo, tiết kiệm từng viên đạn, từng lít xăng.

Không còn đồng minh giúp đở, những người lính Quốc Gia vẫn chiến đấu cho sự sống còn của chính mình, tuy đơn độc nhưng lại dũng cảm kiên cường hơn bao giờ hết, 1973, 1974, và vào những giờ phút cuối 1975. Xin hãy nghe George J.Veith, tác giả Cuốn ‘Black April’ xuất bản năm 2012, nhân ngày tháng Tư Đen nhận định về sự thất bại của người lính QL.VNCH tháng Tư năm 1975 như sau:

‘Đó là không phải do sự lúng túng của chính quyền VNCH, và càng không phải do sự yếu kém trên chiến trường của chiến sĩ QL.VNCH. Lần lượt trong ba năm từ 1973-1975,  miền Nam đã bị cắt giảm viện trợ xuống dần chỉ còn 1/3 - Nguyên nhân gốc rễ đưa đến thất bại của miền Nam Việt Nam chính từ chuyện Quốc hội Hoa Kỳ đã cắt giảm viện trợ’

Thiếu hụt nhiên liệu máy bay và phụ tùng, đã đưa đến thất lợi cho phía VNCH, không cho phép không quân chuyển vận binh sĩ, để giữ vững phòng tuyến biên giới phía Tây dài gần 1500 km. Do đó CSBV được tự do tập trung, để tung ra các cuộc tấn công lớn, áp đảo vào các thị xã thành phố chính yếu, mà miền Nam không thể ném bom CSBV ngay cả khi biết nơi chúng tập trung.

Vì vậy sau này báo chí lẫn truyền thông khi nói đến chuyện tháng Tư, họ đã dùng hai chữ trói tay QL.VNCH để bức tử miền Nam thật là chính xác, nhất là chuyện Quốc hội Hoa Kỳ lại dùng một nghị quyết đã được thông qua năm 1973 là “War Power Act” để buộc Tổng thống Gerald Ford không được hành động khi CSBV trắng trợn xé bỏ Hiệp định Paris.

Đó là những gì Hoa Kỳ, người đồng minh phản bội đã gây cho người lính VNCH, vì thực tế phải thấy rằng VNCH chỉ có thể đương đầu với cả khối CS, khi có sự hỗ trợ của Mỹ và Đồng Minh, và một khi sự liên minh chống cộng này không còn, thì người dân miền Nam không thể một mình chống lại quân CS Bắc Việt với sự hỗ trợ của cả cộng sản Nga lẫn Tầu.

Đã 38 năm qua, từ nhiều phía kể cả chính chúng ta cũng đã nói về mình, những câu chuyện về người lính QL.VNCH - Trên dư luận chúng tôi thiết nghĩ, một lời nói như của George J.Veith, một người đứng ngoài đã có giá trị khách quan nhiều lần hơn, và dĩ nhiên giá trị bằng trăm ngàn lần lời huênh hoang giả trá của bọn cộng sản Hà Nội.

Những người lính thất trận miền Nam này, sau đó ngay cả cái tên cũng bị cộng sản gọi xách mé là Ngụy, và hơn ai hết biết mình chỉ là tên lính xung kích của Nga Hoa, mà cộng sản Bắc Việt kẻ thắng cuộc đã vơ hết về phần chúng cái chính danh, chính nghĩa. Cộng sản tuyên bố là nhân dân miền Nam đã vùng lên làm cách mạng thành công lật đổ nhà nước VNCH (sic)!

George J. Veith trong Black April đã phơi trần sự thật: Cộng sản Bắc Việt giết hại những người không cầm súng ở Huế năm 1968, và dọc Quốc lộ 1 năm 1972 khiến người dân phát hoảng và họ đã tràn ra các ngả đường khi quân miền Nam rút đi. Cái tát vào mặt đứa ‘đánh đây là đánh cho Liên Sô Trung Quốc’, đó là chuyện lúc 9.00 giờ đêm ngày 19/04/1975, lúc các đơn vị Dù thuộc LĐ1ND rút khỏi phòng tuyến Xuân Lộc vừa ra tới QL1, tất cả dân làng các xóm Bảo Định, Bảo Tồn và Bảo Hoà đã chờ sẵn hai bên đường, để được theo chân lính Dù di tản.

Người lính miền Nam sau Tháng Tư Đen, là những tháng Tư trong các trại lao cải, là những tháng Tư tha hương của những anh em còn lành lặn sau cuộc chiến, nói vậy là vì còn những cái tháng Tư tủi nhục, đến nay vẫn chưa hết, đó là tháng Tư của những anh em TPB QL.VNCH còn vướng lại bên quê nhà. Những người lính trẻ thời ấy nay tuổi cũng đã bảy mươi, cái tuổi mà người xưa vẫn nói là hiếm, mỗi tháng Tư về, họ lại ngồi bên nhau ôn chuyện cũ, buồn cho vận nước đen tối, lẫn phận mình.

Tháng Tư nhắc đến những anh em Phế Binh VNCH, bị cộng sản đẩy ra ngoài lề xã hội, nỗi xót xa này là tình cảm đến tự nhiên của tình đồng đội ngày nào, nói lên để chia sẻ cùng nhau, xin đừng coi đó là làm tổn thương hình ảnh một thời của người lính VNCH. Mỗi người một suy nghĩ, bởi có lần trên diễn đàn mạng đã có người lên tiếng, là hãy tránh đừng khơi gợi chi những rách rưới bần cùng của anh em TPB xưa trong cuộc sống hôm nay!

Tuy tôn trọng ý kiến của người nói câu nói đó, nhưng cũng không ít ý kiến không đồng ý suy nghĩ này, vì chuyện lính hôm xưa, người lính cũ hôm nay tha phương, hay người TPB còn vướng lại quê nhà, tất cả là chuyện chung anh em, sao không nói ra để đùm bọc nhau, để thương nhau hơn. Sao không thấy rằng người ngoài như George J Veith, tác giả “The Black April”, cũng đã đi gom những mảnh vỡ gương xưa, để tìm bóng QL.VNCH, đoàn quân uy dũng miền Nam năm nào.

Thời gian như vó câu, thoáng đó 38 năm đã rời xa tay súng, nhưng cái nợ thì vẫn còn mang, cái nợ mà có một đàn anh già đã nói đó là cái nợ để nước mất nhà tan, với ông một ngày áo lính cũng là một đời nợ cùng quê hương. Lòng những người lính năm xưa như ông, nay cái tâm đã thật bình, vì biết chắc dù có là bị bôi bẩn, có là bị xách mé gọi là Ngụy, nhưng những người lính VNCH hôm nào vẫn luôn trong tim mọi người, nhất là trong tim của nhau, những huynh đệ một thời chiến đấu cho mầu cờ dân tộc.

Thắng bại không luận được anh hùng, nhất là đối với một quân đội kiên cường anh dũng như QL.VNCH, thì sự hy sinh cho tổ quốc của người lính Quốc Gia thật đáng ngưỡng mộ, và nhất là những anh hùng đã ngã xuống cho quê hương. Ngày hôm nay, tuy chúng ta không có những buổi lễ trang trọng như lúc xưa để tưởng nhớ họ, nhưng không phải vì thế mà nó mãi mãi không còn, nó vẫn còn trong lòng của người dân Việt hôm nay và mai sau, những ai đã chết vì sông núi, sẽ sống muôn đời với núi sông.

Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng đã có câu nói cám ơn thật hay đến những người lính, mà ông gọi là kịp lớn giữa thù hằn, để thắp đôi vai gồng gánh nỗi điêu linh của đất nước! Những người lính mà Trầm Tử Thiêng đã gọi, bóng vinh quang lắp sâu trong huyệt lạnh, hay ngồi đau thầm lặng giữa thanh bình, những người lính đã mất, nhưng luôn sống trong lòng mọi người từ ngày đó đến nay.

Người nằm yên bao lâu quên trong sương khói quạnh hiu

Người về mang thương đau chưa nghe ai nhắc tuổi tên

Nghìn lời hát không vơi tình ẩn khuất trong tôi

Cám ơn anh, cám ơn anh, người Chiến sĩ Vô danh!

Tháng Tư nhớ về người lính VNCH, đã một thời chiến đấu và hy sinh cho đất nước, tất cả họ đều đi vào cuộc chiến theo tiếng gọi của dân tộc.

Việt Nhân ( HNPD )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm