Tham Khảo
Thấy gì sau thượng đỉnh Trump - Tập?
Trong 21 giờ gặp gỡ, rõ ràng ông Trump và ông Tập khó có thể kỳ vọng giải quyết được bất kỳ bất đồng nào giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay. Và vẫn còn rất nhiều kỳ vọng về mối quan hệ giữa 2 siêu cường trong thời gian tới mà cụ thể là trong chuyến thăm Trung Quốc có thể diễn ra trong năm nay của ông Donald Trump theo lời mời của ông Tập Cận Bình.
Theo nhận định chung của các chuyên gia, cuộc gặp này mang ý nghĩa ‘làm quen’ và xoa dịu những căng thẳng xuất phát từ những lời lẽ của ông Trump trong chiến dịch tranh cử và những ngày đầu nhậm chức, hơn là đưa ra những giải quyết cụ thể cho những mâu thuẫn tồn tại lâu nay giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc. Thâm hụt thương mại, vấn đề Bắc Triều Tiên, và vấn đề Biển Đông đã được đề cập, nhưng không có một kết luận chính thức và mạnh mẽ nào.
Bầu không khí thân thiện, hữu nghị và xã giao bao trùm cuộc gặp, khiến những quốc gia liên quan trực tiếp như Nhật Bản, Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên, Việt Nam hay Singapore có thể yên tâm rằng một cuộc chiến tranh thương mại sẽ không xảy ra, những căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và Biển Đông cũng sẽ dịu lại. Nhưng cũng vì thế mà cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ vẫn đang kỳ vọng một sự rõ ràng hơn trong chính sách của tân Tổng thống Donald Trump đối với Trung Quốc, đặc biệt là trong vấn đề về biển Đông.
Ông Đỗ Văn Toàn từ Arizona nói với VOA Việt ngữ: “Ngay trong buổi tối gặp mặt, Tổng thống Trump đã thông báo cho Chủ tịch Tập Cận Bình về vụ phóng tên lửa đánh phá một căn cứ không quân tại Syria. Tôi cho đây là một thông điệp cứng rắn của Hoa Kỳ gửi tới Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Nếu Bắc Triều Tiên cương quyết không từ bỏ tham vọng về hạt nhân và Hoa Kỳ không nhận được sự ủng hộ từ Trung Quốc, thì một giải pháp quân sự đơn phương có thể được thực hiện. Tôi kỳ vọng rằng trong những tháng tới, những thông điệp cứng rắn hơn sẽ được gửi tới Bắc Kinh trong vấn đề thương mại và vấn đề biển Đông, nơi Trung Quốc đang thể hiện tham vọng làm bá chủ tuyến hàng hải quan trọng của thế giới này.”
Còn anh Đỗ Văn Thịnh, một lập trình viên từ California, lại mong muốn sẽ có nhiều hơn những thay đổi trong chính sách bảo vệ bản quyền tại Trung Quốc. “Tình trạng ăn cắp bản quyền tràn lan tại Trung Quốc đang gây thiệt hại nặng nề đối với nhiều lĩnh vực sáng tạo tại Hoa Kỳ, trong đó có công nghiệp phần mềm. Tôi hy vọng tổng thống Trump sẽ gây áp lực mạnh mẽ hơn nữa đối với Trung Quốc trong vấn đề này để bảo vệ những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo và phần mềm của Hoa Kỳ. Đây là vấn đề đã được nói đến từ nhiều năm nay, nhưng cho đến giờ vẫn chưa có những thay đổi đáng kể,” ông Thịnh chia sẻ.
Chị Genie Giao Nguyễn từ Virginia thì mong muốn sự bành trướng của Trung Quốc tại biển Đông phải được xem xét một cách nghiêm túc và có những chính sách cụ thể hơn trong thời gian tới để những quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam và người dân Việt Nam, được hưởng những quyền lợi chính đáng, giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống hiện tại. Chị Giao nói: “Trong thời gian vừa qua thì biển miền Trung khu vực gần bờ đã bị ô nhiễm rồi. Người ngư dân không thể đánh bắt gần bờ nữa. Nhưng nếu đi ra ngoài khu vực ô nhiễm thì lại bị các tàu cảnh sát biển của Trung Quốc bắt giữ vì họ cho rằng ngư dân của ta xâm phạm vùng biển chủ quyền của họ. Thế thì người dân làm gì còn phương kế nào để sống nữa. Những chính sách cụ thể, hợp lý để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc tại biển Đông từ phía Hoa Kỳ nếu được đưa ra và thực hiện sẽ có thể là một giải pháp lâu dài cho Việt Nam và các nước liên quan trong khu vực.”
Thượng đỉnh vừa qua chỉ là một nốt dạo đầu trong bản giao hưởng khó đoán tiết tấu. Sẽ còn những cuộc gặp song phương giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung trong tương lai. Ở nhiệm kỳ thứ nhì tại Tòa Bạch Ốc, cựu Tổng thống Obama từng có tới 9 cuộc gặp khác nhau với người đứng đầu Trung Quốc. Người ta kỳ vọng những bất đồng sẽ từng bước được giải tỏa thông qua các cuộc gặp như vậy, nhưng tất nhiên, người ta cũng có quyền đòi hỏi về những kết quả, kết luận cụ thể, hơn là những lời lẽ, cử chỉ ngoại giao.
Nguyễn Lại ( VOA )
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
Thấy gì sau thượng đỉnh Trump - Tập?
Trong 21 giờ gặp gỡ, rõ ràng ông Trump và ông Tập khó có thể kỳ vọng giải quyết được bất kỳ bất đồng nào giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay. Và vẫn còn rất nhiều kỳ vọng về mối quan hệ giữa 2 siêu cường trong thời gian tới mà cụ thể là trong chuyến thăm Trung Quốc có thể diễn ra trong năm nay của ông Donald Trump theo lời mời của ông Tập Cận Bình.
Theo nhận định chung của các chuyên gia, cuộc gặp này mang ý nghĩa ‘làm quen’ và xoa dịu những căng thẳng xuất phát từ những lời lẽ của ông Trump trong chiến dịch tranh cử và những ngày đầu nhậm chức, hơn là đưa ra những giải quyết cụ thể cho những mâu thuẫn tồn tại lâu nay giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc. Thâm hụt thương mại, vấn đề Bắc Triều Tiên, và vấn đề Biển Đông đã được đề cập, nhưng không có một kết luận chính thức và mạnh mẽ nào.
Bầu không khí thân thiện, hữu nghị và xã giao bao trùm cuộc gặp, khiến những quốc gia liên quan trực tiếp như Nhật Bản, Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên, Việt Nam hay Singapore có thể yên tâm rằng một cuộc chiến tranh thương mại sẽ không xảy ra, những căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và Biển Đông cũng sẽ dịu lại. Nhưng cũng vì thế mà cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ vẫn đang kỳ vọng một sự rõ ràng hơn trong chính sách của tân Tổng thống Donald Trump đối với Trung Quốc, đặc biệt là trong vấn đề về biển Đông.
Ông Đỗ Văn Toàn từ Arizona nói với VOA Việt ngữ: “Ngay trong buổi tối gặp mặt, Tổng thống Trump đã thông báo cho Chủ tịch Tập Cận Bình về vụ phóng tên lửa đánh phá một căn cứ không quân tại Syria. Tôi cho đây là một thông điệp cứng rắn của Hoa Kỳ gửi tới Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Nếu Bắc Triều Tiên cương quyết không từ bỏ tham vọng về hạt nhân và Hoa Kỳ không nhận được sự ủng hộ từ Trung Quốc, thì một giải pháp quân sự đơn phương có thể được thực hiện. Tôi kỳ vọng rằng trong những tháng tới, những thông điệp cứng rắn hơn sẽ được gửi tới Bắc Kinh trong vấn đề thương mại và vấn đề biển Đông, nơi Trung Quốc đang thể hiện tham vọng làm bá chủ tuyến hàng hải quan trọng của thế giới này.”
Còn anh Đỗ Văn Thịnh, một lập trình viên từ California, lại mong muốn sẽ có nhiều hơn những thay đổi trong chính sách bảo vệ bản quyền tại Trung Quốc. “Tình trạng ăn cắp bản quyền tràn lan tại Trung Quốc đang gây thiệt hại nặng nề đối với nhiều lĩnh vực sáng tạo tại Hoa Kỳ, trong đó có công nghiệp phần mềm. Tôi hy vọng tổng thống Trump sẽ gây áp lực mạnh mẽ hơn nữa đối với Trung Quốc trong vấn đề này để bảo vệ những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo và phần mềm của Hoa Kỳ. Đây là vấn đề đã được nói đến từ nhiều năm nay, nhưng cho đến giờ vẫn chưa có những thay đổi đáng kể,” ông Thịnh chia sẻ.
Chị Genie Giao Nguyễn từ Virginia thì mong muốn sự bành trướng của Trung Quốc tại biển Đông phải được xem xét một cách nghiêm túc và có những chính sách cụ thể hơn trong thời gian tới để những quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam và người dân Việt Nam, được hưởng những quyền lợi chính đáng, giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống hiện tại. Chị Giao nói: “Trong thời gian vừa qua thì biển miền Trung khu vực gần bờ đã bị ô nhiễm rồi. Người ngư dân không thể đánh bắt gần bờ nữa. Nhưng nếu đi ra ngoài khu vực ô nhiễm thì lại bị các tàu cảnh sát biển của Trung Quốc bắt giữ vì họ cho rằng ngư dân của ta xâm phạm vùng biển chủ quyền của họ. Thế thì người dân làm gì còn phương kế nào để sống nữa. Những chính sách cụ thể, hợp lý để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc tại biển Đông từ phía Hoa Kỳ nếu được đưa ra và thực hiện sẽ có thể là một giải pháp lâu dài cho Việt Nam và các nước liên quan trong khu vực.”
Thượng đỉnh vừa qua chỉ là một nốt dạo đầu trong bản giao hưởng khó đoán tiết tấu. Sẽ còn những cuộc gặp song phương giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung trong tương lai. Ở nhiệm kỳ thứ nhì tại Tòa Bạch Ốc, cựu Tổng thống Obama từng có tới 9 cuộc gặp khác nhau với người đứng đầu Trung Quốc. Người ta kỳ vọng những bất đồng sẽ từng bước được giải tỏa thông qua các cuộc gặp như vậy, nhưng tất nhiên, người ta cũng có quyền đòi hỏi về những kết quả, kết luận cụ thể, hơn là những lời lẽ, cử chỉ ngoại giao.
Nguyễn Lại ( VOA )