Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Trả lại sự thật cho chiến sử VNCH Một Chiến Công Bị Quên Lãng - Đỗ Văn Phú
Trận tử thủ An Lộc được xem là một trong ba trận đánh lừng danh nhất trong quân sử Việt Nam Cộng Hoà vào mùa hè năm 1972, mà sau này được nhà văn Dù Phan Nhật Nam đặt tên là “Mùa Hè Đỏ Lửa”.
Bốn mươi mốt năm về trước, đúng vào 7 tháng 4, 1972, Cộng quân đã tung ba sư đoàn bộ
Nhưng sau ba tháng bao vây tấn công một thị trấn nhỏ bé có diện tích chỉ khoảng 4 cây số vuông, sử dụng đến hàng chục ngàn binh sĩ, hàng trăm xe tăng tối tân, bắn hàng trăm ngàn viên đại pháo, hoả tiễn, Cộng Quân đã chuốc lấy thảm bại và rút lui sau khi để lại trên 10000 xác chết cộng với khoảng 25 ngàn khác bị thương.
Trận tử thủ được xem là chấm dứt vào ngày 7 tháng 7, 1972 khi các đơn vị tăng viện của Quân Lực VNCH tiến vào An Lộc, bắt tay với các đơn vị phòng thủ và tiếng súng địch đã ngưng hẳn.
Đã có nhiều bài viết về trận An Lộc với nhiều chi tiết và nêu danh các quân nhân anh hùng đã
Nhưng không rõ lý do gì, trong hơn 400 trang giấy, một trong những người anh hùng có công đầu trong trận đánh đã bị bỏ quên, hoặc chỉ được nhắc qua một cách mờ nhạt trong vài câu như chỉ là một trong những chiến binh có mặt, tham gia trận chiến. Trong các trang 181-183, Phần 1, Chương 11 ghi công trận các vị chỉ huy từ các Tướng Nguyễn Văn Minh, Lê Văn Hưng, đến các Đại Tá Lê Quang Lưỡng (Nhảy Dù), Trần Văn Nhật (TQLC), Mạch Văn Trường (Trung oàn 8 BB), Lý Đức Quân (Trung Đoàn 9 BB), Nguyễn Văn Biếc (BĐQ), Phan Văn Huấn (Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù), tuyệt đối không có một câu nào cho Đại Tá Lê Nguyên Vỹ. Chỉ đến gần cuối, ở trang 188, mới thấy ghi qua loa như sau:
- Cố Chuẩn Tướng LÊ NGUYÊN VỸ, cựu Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 5 Bộ Binh tại mặt trận An Lộc năm 1972, nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà năm 1975, đã tuẫn tiết tại Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh (căn cứ Lai Khê, Tỉnh Bình Dương). Ông đã giữ tròn khí phách của Vị làm Tướng, “Thành còn thì Tướng còn, Thành mất thì Tướng mất”, hay nói khác đi ”Đất nước còn thì còn là Tuớng Soái, đất nước mất vào tay giặc Cộng thì Tướng phải chết theo vận mệnh của Đất Nước”, cho tròn cả NGHĨA ĐẠO LÀM NGƯỜI và
Có phải người ta có khuynh hướng nhắc đến cấp trưởng mà coi nhẹ vai trò của những vị phó chăng?
Phàm khi viết những tài liệu mang tính lịch sử, người viết không được để thiên kiến, tình cảm cá nhân của mình vào mà tâng bốc điều không đáng tâng bốc, và làm ngơ những điều không được làm ngơ.
Chúng tôi muốn nói đến chiến công của cố Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, mà trong trận An Lộc, là Đại Tá Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 5 Bộ Binh. Trước khi Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng (Tư Lệnh) đưa bộ Tham Mưu vào An Lộc, thì Tướng Vỹ chỉ huy Bộ Tư Lệnh Hành Quân nhẹ ở đó.
Đó là một chiến công có tính cách quyết định vì khi Cộng quân tung xe thiết giáp T-54 vào trận, quân sĩ VNCH rất bối rối - đây là lần đầu tiên trực chiến với chiến xa địch có hoả lực còn hơn loại thiết giáp M-41 của VNCH. Dù bộ binh VNCH đã được trang bị loại hoả tiễn cầm tay M-72 từ năm trước, nhưng chỉ được dùng để phá hầm chứ chưa bắn xe thiết giáp bao giờ.
Sau vài loạt M-72 bắn không hiệu quả vì bắn hoặc quá xa, hoặc quá gần, hoặc không trúng chỗ nhược, anh em binh sĩ đã tỏ ra vô cùng lo âu. Đại Tá Lê Nguyên Vỹ là người đã can đảm nhảy ra khỏi chiến hào, tự tay bắn M-72 làm cháy chiếc chiến xa địch.
Chúng ta hãy đọc một đoạn trong bài Viết Về Cố Thiếu Tướng Lê Nguyên Vỹ của tác giả Triệu Vũ đăng trên Tạp chí KBC:
“Một chiếc T54 đang nghiến xích sắt trên mặt đường sát bên hông BTL/Hành Quân. Mọi người, từ binh sĩ tới Tư Lệnh chiến trường, đều nín thở như chờ đợi một thảm họa và hầu như phó mặc cho số phận. Bỗng Ðại Tá Vỹ lao khỏi hầm, với nón sắt, áo giáp và đặc biệt khẩu súng chống chiến xa M72 trên tay, theo sau là Trung úy sĩ quan tùy viên. Tới bờ tường phòng thủ, vừa lúc chiến xa địch vượt qua khỏi cổng chính khoảng 20 mé. Ông quỳ người, giữ tư thế tác xạ, đưa M72 lên vai. Người sĩ quan tùy viên kế bên, khom người quan sát. Mọi người trong hầm chỉ huy hồi hộp phóng tầm nhìn qua lỗ châu mai. Một tiếng nổ. Và một luồng lửa đỏ tống về phía sau. Chiến xa địch bị trúng hỏa tiễn, bốc khói nhưng vẫn cố di động trước khi trở thành một khối sắt xám xịt vô dụng bên vệ đường.
Quân sĩ từ trong hầm chỉ huy đổ ra ngoài reo hò mừng rỡ. Bây giờ người ta mới thực sự tin M72 đã bắn hạ chiến xa địch mà suốt mấy năm qua, từ khi được trang bị, chưa có cơ hội tác xạ. Ai ngờ ngày hôm đó, trong cơn nguy khốn, vị Ðại Tá Tư Lệnh Phó chiến trường lại làm nhiệm vụ một khinh binh, đích thân sử dụng M72 triệt hạ T54 của Bắc Việt. Câu chuyện Ðại Tá Vỹ bắn hạ chiến xa địch lan truyền, tinh thần quân sĩ trú phòng tại Bình Long - An Lộc lên cao. Ðó đây có những báo cáo về Bộ Tư Lệnh, cho biết đã bắn hạ thêm nhiều chiếc khác.”
Thật ra thì trong Phụ Lục, đăng các bài viết của nhiều tác giả từ trang 223 đến trang cuối sách, ông Nguyễn Ngọc Ánh có trích đăng một bài của Người Lính Già Phương Nam có viết một câu ngắn ở trang 364 xác nhận chiến công của Đại Tá Lê Nguyên Vỹ như sau:
“Ngày 18-04-1972, Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Sư Ðoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, chỉ huy toàn thể lực lượng trú phòng, đã cam kết: ”Ngày nào tôi còn, An Lộc còn”. Vị tướng này, đầu đội nón sắt, tay cầm súng XM.16, mặc áo thung, quần trận, vắt lựu đạn quanh mình, hoạt động liên tục. Hai tai Ông nghe báo cáo và điều động các binh sĩ dưới quyền khắp nơi. Thật sự An Lộc rất may mắn có được vị sĩ quan tài đức chỉ huy chiến trường này, và chính Ông là một trong những yếu tố niềm tin quan trọng giữ vững An Lộc. Có thêm nhiều chiến xa của Cộng quân bị bắn hạ gần Bộ Tư Lệnh”Tiền Phương” của Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng. Chiến xa địch đầu tiên bị bắn cháy tại đây là do hoả tiễn M.72 của chính đích thân Ðại Tá Lê Nguyên Vỹ, Tư Lệnh Phó, khai hoả. Ông nói: ”trúng rồi, tôi đã diệt được nó …”
Nhờ chiến tích này mà: “Binh sĩ của Trung Đoàn 8 Bộ Binh lần lần đâm ra dạn dĩ, vác súng M.72 ra tác xạ, vài quả đầu có chút sai lệch, chiến xa địch “chưa chết”, nhưng càng bắn càng có kinh nghiệm, bắn trúng vào chỗ “nhược”. Chiến xa bốc cháy.
Các chiến sĩ reo hò “Anh Em ơi!! xe tăng địch bị M.72 bắn cháy rồì!!!” Tiếng hô vang dậy, được chuyền nhau qua làn khói bốc ra từ chiến xa địch, cùng các xác cháy của các xạ thủ hay tài xế lái tăng địch vừa nhảy ra khỏi xe, đã làm nức lòng các chiến binh của Trung Đoàn 8 Bộ Binh. Giờ này họ không còn sợ tăng của địch nữa, mà trái lại còn thích thú, vác M.72 đi lùng tăng địch mà bắn hạ. (tiếng bình dân của Anh Em chiến binh Trung Đoàn 8 gọi là xơi tái).”
(Chiến Thắng An Lộc 1972. Trang57)
Đoạn văn trích dẫn bên trên do tác giả Nguyễn Ngọc Ánh ca ngợi chiến tích của quân sĩ Trung Đoàn 8 BB, nhưng lại không hề nhắc đến Đại Tá Vỹ là người đã bắn phát M-72 hiệu quả đầu tiên, mà lại chỉ nhắc đến Đại Tá Mạch Văn Trường, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 8 BB là người có sáng kiến đem lên An Lộc mấy ngàn súng M-72 để trang bị cho binh sĩ. Trong nhiều trang khác rải rác trong tác phẩm, ông không tiếc lời đề cao Đại Tá Mạch Văn Trường, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 8 BB như là một trong những cấp chỉ huy có công lớn nhất tại An Lộc. Chúng tôi cũng từng phục vụ dưới quyền Đại Tá Trường (vào năm 1971, ông Trường còn là Trung Tá, vừa rời chức Quận Trưởng Thủ Đức về làm Phụ Tá Trung Đoàn Trưởng, rồi lên nắm Trung Đoàn thay thế Đại Tá Bùi Trạch Dần). Vì thế, chúng tôi không muốn viết về những điều không tiện nơi đây. Tất cả những sĩ quan Trung Đoàn 8 BB tham dự trận An Lộc đều biết rằng Đại Tá Trường, trong khi lái xe Jeep ở An Lộc, đã cán phải một trái M79 và bị thương nhẹ ở cổ. Theo một bài viết đăng trên báo KBC của nhà văn Trương Dưỡng (Sư Đoàn Dù), khi trực thăng đáp xuống để tản thương các thương binh nặng, ông Trường đã khập khểnh ra bãi đáp để được di tản. Nhưng Đại Tá Lê Quang Lưỡng (khi đó là Tư Lệnh Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù) đã cấp báo cho Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, gọi ông trở lại. Theo lời Thiếu Tá Nguyễn Chí Hiền, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2/8, sau vụ này, ông vào ở hẳn trong hầm chỉ huy của Tướng Hưng; và người trực tiếp điều động Trung Đoàn 8 chiến đấu là Thiếu Tá Trung Đoàn Phó Nguyễn Văn Tâm (Khoá 19 VBQGVN). Thiếu Tá Tâm sau này lên nắm Trung Đoàn 8BB và sau đó lên Trung tá, làm Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 31 thuộc Sư Đoàn 21 BB. Hiện ông cư ngụ tại thành phố Milpitas, California. Thiếu Tá Hiền về sau được bổ nhậm làm Quận Trưởng Quận Châu Thành, Tỉnh Bình Dương; hiện cư ngụ tại thành phố Thias, France.
Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng đã biết trước rằng sự thắng bại của trận chiến sẽ phụ thuộc vào sự yểm trợ phi pháo của Hoa Kỳ. Trong giai đoạn mà Mỹ đang muốn bỏ rơi VNCH, họ không từ thủ đoạn để cho quân ta thảm bại để chính phủ VNCH phải chịu vào bàn hội nghị ký những điều khoản vô cùng bất lợi; miễn là Hoa Kỳ có cơ hội rút ra khỏi Việt Nam. Vì thế, khi Đại Tá Cố Vấn William Miller tỏ ý không muốn cùng toán cố vấn ở lại cùng tử thủ cạnh quân ta, thì Tướng Hưng đã thuyết phục, và làm theo lời yêu cầu của Đại Tá Miller là dời Trung Tâm Hành Quân vào một căn hầm vững chắc hơn. Để ăn chắc rằng Đại Tá Miller không cùng các quân nhân Mỹ dùng trực thăng di tản, Tướng Hưng đã dặn dò Đại Tá Lê Nguyên Vỹ phải bám sát Đại Tá Miller, theo dõi nhất cử nhất động. Chính phủ Hoa Kỳ vốn tôn trọng sinh mạng quân nhân của họ. Vì thế sự hiện diện của toán cố vấn Mỹ như là một con tin có giá để buộc Hoa Kỳ phải tích cực yểm trợ phi pháo, góp phần vào chiến thắng của quân ta.
Chúng tôi biết Đại Tá Lê Nguyên Vỹ lần đầu vào đầu năm 1969, khi vừa tốt nghiệp ra đáo nhậm đơn vị là Trung Đoàn 8 BB mà Bộ Chỉ Huy đóng gần chợ Bến Cát. Sau khi được Đại Úy Nguyễn Văn Nết, Trưởng Ban 1 hướng dẫn các thủ tục hành chánh để chở bổ sung ra các tiểu đoàn, chúng tôi vào Câu Lạc Bộ Trung Đoàn để ăn trưa. Tại đây, tôi đã thấy có vài vị sĩ quan mặc áo thun màu ngụy trang và quần trận. Để ý kỹ, chúng tôi thấy có một ông to lớn, sắc mặt cứng cáp, nghiêm trang đang đưa mắt theo dõi chúng tôi. Đó là Đại Tá Vỹ người nổi tiếng là người trực tính, nóng nảy, cũng song song với tiếng tăm can trường, mưu lược trong trận mạc.
Ông là vị sĩ quan làm Trung Đoàn Trưởng lâu năm nhất. Từ Trung Đoàn 9 với nhiều chiến công hiển hách, ông về Trung Đoàn 8, vực đơn vị này lên ngang tầm những đơn vị xuất sắc. Nhờ các chiến công đó, mà năm 1969, dưới thời Thiếu Tướng Tư Lệnh Phạm Quốc Thuần, Sư Đoàn 5 Bộ Binh được tuyên dương công trạng trước Quân Đội lần thứ 6, tất cả quân nhân trong Sư Đoàn hãnh diện mang dây biểu chương màu Bảo Quốc Huân Chương.
Có lẽ ông là vị chỉ huy tác chiến lên cấp khá chậm, chỉ vì ông không dính đến phe đảng, chính trị. Ông thăng tiến trong binh nghiệp qua sự chiến đấu mà không hề dùng đến các thủ thuật để lấy lòng cấp trên.
Là những sĩ quan cấp nhỏ, chúng tôi rất phục ông, nhưng cũng rất sợ phải chạm mặt ông. Có lần, trên đường ra chợ Bến Cát chơi, chúng tôi thấy chiếc xe Jeep của ông đang chạy từ hướng đối nghịch. Không chậm một phút, ba anh Thiếu Úy trẻ nhảy đại qua một hàng rào nhà dân sát đó để chạy né ông.
Lần thứ hai mà tôi đã không né được, mà phải đứng cạnh ông trong gần một giờ, vừa lo âu, vừa sợ sệt. Đó là dịp gần cuối năm 1969, khi Tiểu Đoàn tôi vừa qua phần huấn luyện bổ túc tại Trung Tâm Huấn Luyện của Sư Đoàn; đang tập dượt lễ xuất quân. Là một Đại Đội Phó, tôi có nhiệm vụ tập cho binh sĩ hát bài Xuất Quân. Nhưng vì ham chơi, sau những tháng ngày hành quân miệt mài, nay có dịp về huấn luyện gần thị xã Bình Dương, bọn sĩ quan trẻ chúng tôi thường giao việc cho anh Trung Sĩ Thường Vụ để dù ra phố chơi. Vì thế, khi Trưởng Ban 5 Tiểu Đoàn bắt nhịp hát bài Xuất quân, binh sĩ người thuộc, người không, hát lọng cọng không ra hồn. Tôi lại xui xẻo đứng gần bên Đại Tá Trung Đoàn Trưởng. Mà càng xui hơn là đang mặc bộ quần áo trận màu hoa dù mà tôi còn giữ sau khi rời đơn vị Biệt Kích để vào quân trường Sĩ Quan. Lại càng xui hơn nữa khi phù hiệu Trung Đoàn 8 tôi đang mang trên túi áo là phù hiệu thêu hình đầu con cọp cũng chế biến đi. Số là ngày đó, mỗi Trung Đoàn đều có phù hiệu riêng: Trung Đoàn 7 mang hình đầu con sư tử, Trung Đoàn 8 đầu cọp, Trung Đoàn 9 đầu voi. Chẳng rõ anh hoạ sĩ nào đã không có sáng kiến riêng, mà cóp nguyên hình con cọp trên chai bia Lave Larue vào cái nền hình thoi màu vàng trông thiếu thẩm mỹ vô cùng. Người ta thường chế nhạo lính Trung Đoàn 8 là “Cọp La Ve”. Tôi bèn vẽ lại cái đầu cọp cho hùng hổ hơn, nhờ cô em vợ thêu trên nền vải hoa dù rồi may vào túi áo. Sau này, khi về làm Đại Đội Trưởng Đại Đội Chỉ Huy, tôi đã vẽ lại mẫu con cọp bay với ba tia chớp và được Trung Đoàn chấp thuận cho thay thế mẫu cũ.
Đứng bên ông Trung Đoàn Trưởng nghiêm khắc, nóng tính, mà lại mặc quân phục rằn ri, đeo phù hiệu tự chế, hỏi sao trong bụng tôi lại không thấy lo âu? Nhưng Đại Tá Vỹ dường như không thắc mắc gì. Đứng lâu, cảm thấy nhột nhạt, tôi đánh bạo lên tiếng: “Thưa Đại Tá, chúng tôi làm Đại Đội Phó đã mấy tháng mà chưa có lệnh bổ nhiệm.” Ông nhìn qua tôi, nói như gầm gừ: “Hừ! Làm ăn có ra gì mới được bổ nhiệm chứ!”
Cố Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, một cấp chỉ huy nhiệt thành, đảm lược, nhiều kinh nghiệm chiến trường; ông đã góp nhiều công lao xây dựng các đơn vị bộ binh hùng mạnh, biết quan tâm đến sự sinh tồn của đơn vị, đúng nghĩa cùng nằm gai nếm mật với binh sĩ thuộc quyền. Trong thời gian tôi còn ở Trung Đoàn, không hề nghe những điều tai tiếng về ông ngoại trừ tính nóng nẩy. Khi miền Nam mất vào tay giặc Cộng, ông đã chọn cái chết để bảo toàn khí tiết của người Tướng Lãnh. Không viết cho hết về ông cũng chỉ vì chúng tôi có ít tài liệu. Nhưng không nói đến những công trận của ông mà người ta cố tình làm ngơ, chúng tôi thấy mình có tội với ông rất nhiều, cũng như có tội với tất cả những anh em chiến hữu khác đã từng đổ xương máu để chiến đấu bảo vệ miền Nam nói chung, và trong trận An Lộc nói riêng. Tôi mong những cựu chiến sĩ Trung Đoàn 8 BB từng có mặt ở An Lộc vào Muà Hè Đỏ Lửa – mà hiện nay nhiều anh em định cư tại Hoa Kỳ - sẽ xác nhận những điều tôi vừa nêu trong bài này.
Austin, April 2013.
Kỷ niệm 41 năm ngày Chiến Thắng An Lộc – Bình Long
Sinh Tồn chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Trả lại sự thật cho chiến sử VNCH Một Chiến Công Bị Quên Lãng - Đỗ Văn Phú
Trận tử thủ An Lộc được xem là một trong ba trận đánh lừng danh nhất trong quân sử Việt Nam Cộng Hoà vào mùa hè năm 1972, mà sau này được nhà văn Dù Phan Nhật Nam đặt tên là “Mùa Hè Đỏ Lửa”.
Bốn mươi mốt năm về trước, đúng vào 7 tháng 4, 1972, Cộng quân đã tung ba sư đoàn bộ
Nhưng sau ba tháng bao vây tấn công một thị trấn nhỏ bé có diện tích chỉ khoảng 4 cây số vuông, sử dụng đến hàng chục ngàn binh sĩ, hàng trăm xe tăng tối tân, bắn hàng trăm ngàn viên đại pháo, hoả tiễn, Cộng Quân đã chuốc lấy thảm bại và rút lui sau khi để lại trên 10000 xác chết cộng với khoảng 25 ngàn khác bị thương.
Trận tử thủ được xem là chấm dứt vào ngày 7 tháng 7, 1972 khi các đơn vị tăng viện của Quân Lực VNCH tiến vào An Lộc, bắt tay với các đơn vị phòng thủ và tiếng súng địch đã ngưng hẳn.
Đã có nhiều bài viết về trận An Lộc với nhiều chi tiết và nêu danh các quân nhân anh hùng đã
Nhưng không rõ lý do gì, trong hơn 400 trang giấy, một trong những người anh hùng có công đầu trong trận đánh đã bị bỏ quên, hoặc chỉ được nhắc qua một cách mờ nhạt trong vài câu như chỉ là một trong những chiến binh có mặt, tham gia trận chiến. Trong các trang 181-183, Phần 1, Chương 11 ghi công trận các vị chỉ huy từ các Tướng Nguyễn Văn Minh, Lê Văn Hưng, đến các Đại Tá Lê Quang Lưỡng (Nhảy Dù), Trần Văn Nhật (TQLC), Mạch Văn Trường (Trung oàn 8 BB), Lý Đức Quân (Trung Đoàn 9 BB), Nguyễn Văn Biếc (BĐQ), Phan Văn Huấn (Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù), tuyệt đối không có một câu nào cho Đại Tá Lê Nguyên Vỹ. Chỉ đến gần cuối, ở trang 188, mới thấy ghi qua loa như sau:
- Cố Chuẩn Tướng LÊ NGUYÊN VỸ, cựu Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 5 Bộ Binh tại mặt trận An Lộc năm 1972, nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà năm 1975, đã tuẫn tiết tại Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh (căn cứ Lai Khê, Tỉnh Bình Dương). Ông đã giữ tròn khí phách của Vị làm Tướng, “Thành còn thì Tướng còn, Thành mất thì Tướng mất”, hay nói khác đi ”Đất nước còn thì còn là Tuớng Soái, đất nước mất vào tay giặc Cộng thì Tướng phải chết theo vận mệnh của Đất Nước”, cho tròn cả NGHĨA ĐẠO LÀM NGƯỜI và
Có phải người ta có khuynh hướng nhắc đến cấp trưởng mà coi nhẹ vai trò của những vị phó chăng?
Phàm khi viết những tài liệu mang tính lịch sử, người viết không được để thiên kiến, tình cảm cá nhân của mình vào mà tâng bốc điều không đáng tâng bốc, và làm ngơ những điều không được làm ngơ.
Chúng tôi muốn nói đến chiến công của cố Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, mà trong trận An Lộc, là Đại Tá Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 5 Bộ Binh. Trước khi Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng (Tư Lệnh) đưa bộ Tham Mưu vào An Lộc, thì Tướng Vỹ chỉ huy Bộ Tư Lệnh Hành Quân nhẹ ở đó.
Đó là một chiến công có tính cách quyết định vì khi Cộng quân tung xe thiết giáp T-54 vào trận, quân sĩ VNCH rất bối rối - đây là lần đầu tiên trực chiến với chiến xa địch có hoả lực còn hơn loại thiết giáp M-41 của VNCH. Dù bộ binh VNCH đã được trang bị loại hoả tiễn cầm tay M-72 từ năm trước, nhưng chỉ được dùng để phá hầm chứ chưa bắn xe thiết giáp bao giờ.
Sau vài loạt M-72 bắn không hiệu quả vì bắn hoặc quá xa, hoặc quá gần, hoặc không trúng chỗ nhược, anh em binh sĩ đã tỏ ra vô cùng lo âu. Đại Tá Lê Nguyên Vỹ là người đã can đảm nhảy ra khỏi chiến hào, tự tay bắn M-72 làm cháy chiếc chiến xa địch.
Chúng ta hãy đọc một đoạn trong bài Viết Về Cố Thiếu Tướng Lê Nguyên Vỹ của tác giả Triệu Vũ đăng trên Tạp chí KBC:
“Một chiếc T54 đang nghiến xích sắt trên mặt đường sát bên hông BTL/Hành Quân. Mọi người, từ binh sĩ tới Tư Lệnh chiến trường, đều nín thở như chờ đợi một thảm họa và hầu như phó mặc cho số phận. Bỗng Ðại Tá Vỹ lao khỏi hầm, với nón sắt, áo giáp và đặc biệt khẩu súng chống chiến xa M72 trên tay, theo sau là Trung úy sĩ quan tùy viên. Tới bờ tường phòng thủ, vừa lúc chiến xa địch vượt qua khỏi cổng chính khoảng 20 mé. Ông quỳ người, giữ tư thế tác xạ, đưa M72 lên vai. Người sĩ quan tùy viên kế bên, khom người quan sát. Mọi người trong hầm chỉ huy hồi hộp phóng tầm nhìn qua lỗ châu mai. Một tiếng nổ. Và một luồng lửa đỏ tống về phía sau. Chiến xa địch bị trúng hỏa tiễn, bốc khói nhưng vẫn cố di động trước khi trở thành một khối sắt xám xịt vô dụng bên vệ đường.
Quân sĩ từ trong hầm chỉ huy đổ ra ngoài reo hò mừng rỡ. Bây giờ người ta mới thực sự tin M72 đã bắn hạ chiến xa địch mà suốt mấy năm qua, từ khi được trang bị, chưa có cơ hội tác xạ. Ai ngờ ngày hôm đó, trong cơn nguy khốn, vị Ðại Tá Tư Lệnh Phó chiến trường lại làm nhiệm vụ một khinh binh, đích thân sử dụng M72 triệt hạ T54 của Bắc Việt. Câu chuyện Ðại Tá Vỹ bắn hạ chiến xa địch lan truyền, tinh thần quân sĩ trú phòng tại Bình Long - An Lộc lên cao. Ðó đây có những báo cáo về Bộ Tư Lệnh, cho biết đã bắn hạ thêm nhiều chiếc khác.”
Thật ra thì trong Phụ Lục, đăng các bài viết của nhiều tác giả từ trang 223 đến trang cuối sách, ông Nguyễn Ngọc Ánh có trích đăng một bài của Người Lính Già Phương Nam có viết một câu ngắn ở trang 364 xác nhận chiến công của Đại Tá Lê Nguyên Vỹ như sau:
“Ngày 18-04-1972, Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Sư Ðoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, chỉ huy toàn thể lực lượng trú phòng, đã cam kết: ”Ngày nào tôi còn, An Lộc còn”. Vị tướng này, đầu đội nón sắt, tay cầm súng XM.16, mặc áo thung, quần trận, vắt lựu đạn quanh mình, hoạt động liên tục. Hai tai Ông nghe báo cáo và điều động các binh sĩ dưới quyền khắp nơi. Thật sự An Lộc rất may mắn có được vị sĩ quan tài đức chỉ huy chiến trường này, và chính Ông là một trong những yếu tố niềm tin quan trọng giữ vững An Lộc. Có thêm nhiều chiến xa của Cộng quân bị bắn hạ gần Bộ Tư Lệnh”Tiền Phương” của Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng. Chiến xa địch đầu tiên bị bắn cháy tại đây là do hoả tiễn M.72 của chính đích thân Ðại Tá Lê Nguyên Vỹ, Tư Lệnh Phó, khai hoả. Ông nói: ”trúng rồi, tôi đã diệt được nó …”
Nhờ chiến tích này mà: “Binh sĩ của Trung Đoàn 8 Bộ Binh lần lần đâm ra dạn dĩ, vác súng M.72 ra tác xạ, vài quả đầu có chút sai lệch, chiến xa địch “chưa chết”, nhưng càng bắn càng có kinh nghiệm, bắn trúng vào chỗ “nhược”. Chiến xa bốc cháy.
Các chiến sĩ reo hò “Anh Em ơi!! xe tăng địch bị M.72 bắn cháy rồì!!!” Tiếng hô vang dậy, được chuyền nhau qua làn khói bốc ra từ chiến xa địch, cùng các xác cháy của các xạ thủ hay tài xế lái tăng địch vừa nhảy ra khỏi xe, đã làm nức lòng các chiến binh của Trung Đoàn 8 Bộ Binh. Giờ này họ không còn sợ tăng của địch nữa, mà trái lại còn thích thú, vác M.72 đi lùng tăng địch mà bắn hạ. (tiếng bình dân của Anh Em chiến binh Trung Đoàn 8 gọi là xơi tái).”
(Chiến Thắng An Lộc 1972. Trang57)
Đoạn văn trích dẫn bên trên do tác giả Nguyễn Ngọc Ánh ca ngợi chiến tích của quân sĩ Trung Đoàn 8 BB, nhưng lại không hề nhắc đến Đại Tá Vỹ là người đã bắn phát M-72 hiệu quả đầu tiên, mà lại chỉ nhắc đến Đại Tá Mạch Văn Trường, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 8 BB là người có sáng kiến đem lên An Lộc mấy ngàn súng M-72 để trang bị cho binh sĩ. Trong nhiều trang khác rải rác trong tác phẩm, ông không tiếc lời đề cao Đại Tá Mạch Văn Trường, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 8 BB như là một trong những cấp chỉ huy có công lớn nhất tại An Lộc. Chúng tôi cũng từng phục vụ dưới quyền Đại Tá Trường (vào năm 1971, ông Trường còn là Trung Tá, vừa rời chức Quận Trưởng Thủ Đức về làm Phụ Tá Trung Đoàn Trưởng, rồi lên nắm Trung Đoàn thay thế Đại Tá Bùi Trạch Dần). Vì thế, chúng tôi không muốn viết về những điều không tiện nơi đây. Tất cả những sĩ quan Trung Đoàn 8 BB tham dự trận An Lộc đều biết rằng Đại Tá Trường, trong khi lái xe Jeep ở An Lộc, đã cán phải một trái M79 và bị thương nhẹ ở cổ. Theo một bài viết đăng trên báo KBC của nhà văn Trương Dưỡng (Sư Đoàn Dù), khi trực thăng đáp xuống để tản thương các thương binh nặng, ông Trường đã khập khểnh ra bãi đáp để được di tản. Nhưng Đại Tá Lê Quang Lưỡng (khi đó là Tư Lệnh Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù) đã cấp báo cho Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, gọi ông trở lại. Theo lời Thiếu Tá Nguyễn Chí Hiền, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2/8, sau vụ này, ông vào ở hẳn trong hầm chỉ huy của Tướng Hưng; và người trực tiếp điều động Trung Đoàn 8 chiến đấu là Thiếu Tá Trung Đoàn Phó Nguyễn Văn Tâm (Khoá 19 VBQGVN). Thiếu Tá Tâm sau này lên nắm Trung Đoàn 8BB và sau đó lên Trung tá, làm Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 31 thuộc Sư Đoàn 21 BB. Hiện ông cư ngụ tại thành phố Milpitas, California. Thiếu Tá Hiền về sau được bổ nhậm làm Quận Trưởng Quận Châu Thành, Tỉnh Bình Dương; hiện cư ngụ tại thành phố Thias, France.
Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng đã biết trước rằng sự thắng bại của trận chiến sẽ phụ thuộc vào sự yểm trợ phi pháo của Hoa Kỳ. Trong giai đoạn mà Mỹ đang muốn bỏ rơi VNCH, họ không từ thủ đoạn để cho quân ta thảm bại để chính phủ VNCH phải chịu vào bàn hội nghị ký những điều khoản vô cùng bất lợi; miễn là Hoa Kỳ có cơ hội rút ra khỏi Việt Nam. Vì thế, khi Đại Tá Cố Vấn William Miller tỏ ý không muốn cùng toán cố vấn ở lại cùng tử thủ cạnh quân ta, thì Tướng Hưng đã thuyết phục, và làm theo lời yêu cầu của Đại Tá Miller là dời Trung Tâm Hành Quân vào một căn hầm vững chắc hơn. Để ăn chắc rằng Đại Tá Miller không cùng các quân nhân Mỹ dùng trực thăng di tản, Tướng Hưng đã dặn dò Đại Tá Lê Nguyên Vỹ phải bám sát Đại Tá Miller, theo dõi nhất cử nhất động. Chính phủ Hoa Kỳ vốn tôn trọng sinh mạng quân nhân của họ. Vì thế sự hiện diện của toán cố vấn Mỹ như là một con tin có giá để buộc Hoa Kỳ phải tích cực yểm trợ phi pháo, góp phần vào chiến thắng của quân ta.
Chúng tôi biết Đại Tá Lê Nguyên Vỹ lần đầu vào đầu năm 1969, khi vừa tốt nghiệp ra đáo nhậm đơn vị là Trung Đoàn 8 BB mà Bộ Chỉ Huy đóng gần chợ Bến Cát. Sau khi được Đại Úy Nguyễn Văn Nết, Trưởng Ban 1 hướng dẫn các thủ tục hành chánh để chở bổ sung ra các tiểu đoàn, chúng tôi vào Câu Lạc Bộ Trung Đoàn để ăn trưa. Tại đây, tôi đã thấy có vài vị sĩ quan mặc áo thun màu ngụy trang và quần trận. Để ý kỹ, chúng tôi thấy có một ông to lớn, sắc mặt cứng cáp, nghiêm trang đang đưa mắt theo dõi chúng tôi. Đó là Đại Tá Vỹ người nổi tiếng là người trực tính, nóng nảy, cũng song song với tiếng tăm can trường, mưu lược trong trận mạc.
Ông là vị sĩ quan làm Trung Đoàn Trưởng lâu năm nhất. Từ Trung Đoàn 9 với nhiều chiến công hiển hách, ông về Trung Đoàn 8, vực đơn vị này lên ngang tầm những đơn vị xuất sắc. Nhờ các chiến công đó, mà năm 1969, dưới thời Thiếu Tướng Tư Lệnh Phạm Quốc Thuần, Sư Đoàn 5 Bộ Binh được tuyên dương công trạng trước Quân Đội lần thứ 6, tất cả quân nhân trong Sư Đoàn hãnh diện mang dây biểu chương màu Bảo Quốc Huân Chương.
Có lẽ ông là vị chỉ huy tác chiến lên cấp khá chậm, chỉ vì ông không dính đến phe đảng, chính trị. Ông thăng tiến trong binh nghiệp qua sự chiến đấu mà không hề dùng đến các thủ thuật để lấy lòng cấp trên.
Là những sĩ quan cấp nhỏ, chúng tôi rất phục ông, nhưng cũng rất sợ phải chạm mặt ông. Có lần, trên đường ra chợ Bến Cát chơi, chúng tôi thấy chiếc xe Jeep của ông đang chạy từ hướng đối nghịch. Không chậm một phút, ba anh Thiếu Úy trẻ nhảy đại qua một hàng rào nhà dân sát đó để chạy né ông.
Lần thứ hai mà tôi đã không né được, mà phải đứng cạnh ông trong gần một giờ, vừa lo âu, vừa sợ sệt. Đó là dịp gần cuối năm 1969, khi Tiểu Đoàn tôi vừa qua phần huấn luyện bổ túc tại Trung Tâm Huấn Luyện của Sư Đoàn; đang tập dượt lễ xuất quân. Là một Đại Đội Phó, tôi có nhiệm vụ tập cho binh sĩ hát bài Xuất Quân. Nhưng vì ham chơi, sau những tháng ngày hành quân miệt mài, nay có dịp về huấn luyện gần thị xã Bình Dương, bọn sĩ quan trẻ chúng tôi thường giao việc cho anh Trung Sĩ Thường Vụ để dù ra phố chơi. Vì thế, khi Trưởng Ban 5 Tiểu Đoàn bắt nhịp hát bài Xuất quân, binh sĩ người thuộc, người không, hát lọng cọng không ra hồn. Tôi lại xui xẻo đứng gần bên Đại Tá Trung Đoàn Trưởng. Mà càng xui hơn là đang mặc bộ quần áo trận màu hoa dù mà tôi còn giữ sau khi rời đơn vị Biệt Kích để vào quân trường Sĩ Quan. Lại càng xui hơn nữa khi phù hiệu Trung Đoàn 8 tôi đang mang trên túi áo là phù hiệu thêu hình đầu con cọp cũng chế biến đi. Số là ngày đó, mỗi Trung Đoàn đều có phù hiệu riêng: Trung Đoàn 7 mang hình đầu con sư tử, Trung Đoàn 8 đầu cọp, Trung Đoàn 9 đầu voi. Chẳng rõ anh hoạ sĩ nào đã không có sáng kiến riêng, mà cóp nguyên hình con cọp trên chai bia Lave Larue vào cái nền hình thoi màu vàng trông thiếu thẩm mỹ vô cùng. Người ta thường chế nhạo lính Trung Đoàn 8 là “Cọp La Ve”. Tôi bèn vẽ lại cái đầu cọp cho hùng hổ hơn, nhờ cô em vợ thêu trên nền vải hoa dù rồi may vào túi áo. Sau này, khi về làm Đại Đội Trưởng Đại Đội Chỉ Huy, tôi đã vẽ lại mẫu con cọp bay với ba tia chớp và được Trung Đoàn chấp thuận cho thay thế mẫu cũ.
Đứng bên ông Trung Đoàn Trưởng nghiêm khắc, nóng tính, mà lại mặc quân phục rằn ri, đeo phù hiệu tự chế, hỏi sao trong bụng tôi lại không thấy lo âu? Nhưng Đại Tá Vỹ dường như không thắc mắc gì. Đứng lâu, cảm thấy nhột nhạt, tôi đánh bạo lên tiếng: “Thưa Đại Tá, chúng tôi làm Đại Đội Phó đã mấy tháng mà chưa có lệnh bổ nhiệm.” Ông nhìn qua tôi, nói như gầm gừ: “Hừ! Làm ăn có ra gì mới được bổ nhiệm chứ!”
Cố Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, một cấp chỉ huy nhiệt thành, đảm lược, nhiều kinh nghiệm chiến trường; ông đã góp nhiều công lao xây dựng các đơn vị bộ binh hùng mạnh, biết quan tâm đến sự sinh tồn của đơn vị, đúng nghĩa cùng nằm gai nếm mật với binh sĩ thuộc quyền. Trong thời gian tôi còn ở Trung Đoàn, không hề nghe những điều tai tiếng về ông ngoại trừ tính nóng nẩy. Khi miền Nam mất vào tay giặc Cộng, ông đã chọn cái chết để bảo toàn khí tiết của người Tướng Lãnh. Không viết cho hết về ông cũng chỉ vì chúng tôi có ít tài liệu. Nhưng không nói đến những công trận của ông mà người ta cố tình làm ngơ, chúng tôi thấy mình có tội với ông rất nhiều, cũng như có tội với tất cả những anh em chiến hữu khác đã từng đổ xương máu để chiến đấu bảo vệ miền Nam nói chung, và trong trận An Lộc nói riêng. Tôi mong những cựu chiến sĩ Trung Đoàn 8 BB từng có mặt ở An Lộc vào Muà Hè Đỏ Lửa – mà hiện nay nhiều anh em định cư tại Hoa Kỳ - sẽ xác nhận những điều tôi vừa nêu trong bài này.
Austin, April 2013.
Kỷ niệm 41 năm ngày Chiến Thắng An Lộc – Bình Long
Sinh Tồn chuyển