Truyện Ngắn & Phóng Sự
Trái Tim Của Miền Trung: Phóng sự chiến trường của nữ ký giả Kiều Mỹ Duyên
Từ Đà Nẵng qua khỏi đèo Hải Vân, đến Lăng Cô là đã vào địa phận tỉnh Thừa Thiên. Gần hai trăm năm trước, sau khi thống nhất sơn hà, vua Gia Long chọn đất
Từ Đà Nẵng qua khỏi đèo Hải Vân, đến Lăng Cô là đã vào địa phận tỉnh Thừa Thiên. Gần hai trăm năm trước, sau khi thống nhất sơn hà, vua Gia Long chọn đất Phú Xuân làm kinh đô. Giờ đây, ai hiểu được ý tứ của vị vua khai nguyên ra triều Nguyễn này khi quyết định chọn Huế để đóng đô: vì lý do địa lý, vì tâm lý hay là do thiên định như truyền thuyết?
Trái Tim Của Miền Trung: Phóng sự chiến trường của nữ ký giả Kiều Mỹ Duyên
Từ Đà Nẵng qua khỏi đèo Hải Vân, đến Lăng Cô là đã vào địa phận tỉnh Thừa Thiên. Gần hai trăm năm trước, sau khi thống nhất sơn hà, vua Gia Long chọn đất Phú Xuân làm kinh đô. Giờ đây, ai hiểu được ý tứ của vị vua khai nguyên ra triều Nguyễn này khi quyết định chọn Huế để đóng đô: vì lý do địa lý, vì tâm lý hay là do thiên định như truyền thuyết?
Nói rằng vì địa lý, thì với cái nhìn thô thiển của tôi, Huế chưa phải là nơi địa linh nhân kiệt. Bởi vì Huế không có sông sâu, không có núi cao, khung cảnh đầy vẻ trầm mặc, trữ tình, cho nên triều Nguyễn có những vị vua như vua Tự Đức, hoặc những vị vương như Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương, đều nổi tiếng về văn chương, thi phú hơn là chính trị. Chỉ một vua Duy Tân, một vua Hàm Nghi còn nối được chí khí ông cha, nhưng bánh xe lịch sử đã chuyển... Cái ưu điểm về địa lý duy nhất, có thể Huế như đầu não ở giữa, để hai cánh tay quyền lực được vươn đều đến tận hai miền Bắc và Nam. Nói rằng vì tâm lý, thấy cũng hợp tình, vì trước khi dựng được đế nghiệp, vua Gia Long đã phải nửa đời bôn ba mệt mỏi, và đất Phú Xuân, thật lý tưởng cho một người cần yên nghỉ. Từng là một mảnh đất triều bái của một nước, tuy lịch sử đã đổi thay, ngày nay, Huế vẫn còn là Trái Tim Của Miền Trung.
Huế thật là Huế với những năm đầu của thập niên 60. Đó mới là thời gian Huế với áo dài Đồng Khánh thướt tha, với cầu Trường Tiền nghiêng bóng trên sông Hương, với núi Ngự Bình, với chùa Thiên Mụ, với những món ăn độc đáo, ngọt ngào và quyến rũ như giọng nói của người gái Huế. Trước khi trở thành Miền Hỏa Tuyến, Huế là thành phố của học trò, thành phố cổ kính với cuộc sống trầm lặng. Tất cả các thú vui giải trí đều nhẹ nhàng và chừng mực. Huế cổ kính, nghiêm khắc, nên Huế có những địa danh thơ mộng và kín đáo cho những cặp tình nhân hò hẹn.
Huế có những quán ăn bình dân nhưng nổi tiếng, bởi thế, chẳng phải từ những nhà hàng sang trọng, mà chính những nơi này đã lưu truyền đi những hương vị đặc biệt của các món ăn Huế. Huế cũng nổi tiếng với những món ăn cầu kỳ. Cầu kỳ từ cách làm cho đến cách ăn.
Điều đó dễ hiểu, vì Huế là kinh đô, đã hơn một trăm năm, bóng những cung miếu, đền đài đã phủ lên những mái nhà tranh, một vùng của sông Hương, núi Ngự, ít nhiều thì cái cung cách vương giả đã thấm nhuần trong dân chúng. Trước khi Huế thành vùng lửa đạn, du khách bao giờ cũng nhìn thấy người đàn bà Huế với chiếc áo dài khi ra khỏi nhà, dù là những người buôn thúng, bán bưng. Cái cung cách đó, đã một thời làm bối rối lẫn thích thú cho khách phương xa đến thăm Huế.
Đi trên phố Huế, thỉnh thoảng gặp những người lính quân phục gọn gàng, sạch sẽ. Cách ăn nói cũng như cử chỉ hiền lành, dễ thương. Phù hiệu trên vai áo của họ mang số I, cái dấu hiệu mà họ hay gọi đùa là "Cây Đèn Cầy". Đó là những người lính của Sư Đoàn I Bộ Binh. Bộ Tư Lệnh của sư đoàn này đóng ngay trong thành nội Huế: Đồn Mang Cá, một doanh trại cũ của Pháp để lại, nên vẫn còn những nét kiến trúc của một thời xa xưa. Sư đoàn đó được mang số I làm phù hiệu trên nhiều ý nghĩa: là sư đoàn trấn ải địa đầu của miền Nam, và cũng là sư đoàn với nhiều chiến tích lẫy lừng nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Đa số quân nhân của Sư Đoàn I là người miền Trung, đó là một lý do tâm lý ảnh hưởng rất mạnh đến tinh thần chiến đấu của sư đoàn. Điều này thấy được trong những trận đánh hồi Tết Mậu Thân để bảo vệ Kinh Đô Huế.
Có ra thăm miền Trung, có đi đến tận những nơi xa xôi gần giáp vĩ tuyến 17 như Quảng Trị, Cam Lộ, Gio Linh, Đông Hà... mới thấy được cái tình yêu quê hương, yêu mảnh đất nơi chôn nhau, cắt rốn của người miền Trung mãnh liệt như thế nào. Những vùng đất đúng là những vùng đất cày lên sỏi đá, mùa đông lạnh cắt da, cái lạnh từ dãy Trường Sơn tỏa ra, mùa hè với gió Hạ Lào thổi về từng cơn bão lửa, một giọt nước uống là một giọt mồ hôi. Vậy mà thiên tai, mặc thiên tai. Lửa đạn, mặc lửa đạn. Đã bao lần giặc Cộng tràn về đốt làng, phá xóm. Từ già tới trẻ bồng bế nhau mà chạy. Nhưng khi yên rồi, vẫn trở về với mảnh vườn nhỏ, mái tranh nghèo của mình, rất ít người chịu bỏ xứ mà đi. Bởi cái tình quê hương đậm đà, nồng thắm đó, người lính Miền Hỏa Tuyến chiến đấu với một tinh thần thực tiễn: chiến đấu cho quê hương mình, bảo vệ cho chính gia đình mình. Trong đầu óc chơn chất của người lính, Sài Gòn đối với họ xa xôi quá, họ chỉ biết cấp chỉ huy trực tiếp của họ, và họ vẫn là những quân nhân tốt, có quan niệm giản dị của một người lính chiến: "giặc về, ta đánh".
Ngoài những yếu tố tâm lý đó, Sư Đoàn I Bộ Binh đã may mắn được chỉ huy, rèn luyện ngay trên chiến trường bởi những danh tướng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà như Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Trung Tướng Phạm Văn Phú. Trong suốt thời gian chỉ huy của hai vị tướng lãnh đó, Sư Đoàn I đã đạt được nhiều chiến tích lẫy lừng, xứng đáng với phù hiệu mang trên vai.
Sinh Tồn chuyển
Trái Tim Của Miền Trung: Phóng sự chiến trường của nữ ký giả Kiều Mỹ Duyên
Từ Đà Nẵng qua khỏi đèo Hải Vân, đến Lăng Cô là đã vào địa phận tỉnh Thừa Thiên. Gần hai trăm năm trước, sau khi thống nhất sơn hà, vua Gia Long chọn đất
Trái Tim Của Miền Trung: Phóng sự chiến trường của nữ ký giả Kiều Mỹ Duyên
Từ Đà Nẵng qua khỏi đèo Hải Vân, đến Lăng Cô là đã vào địa phận tỉnh Thừa Thiên. Gần hai trăm năm trước, sau khi thống nhất sơn hà, vua Gia Long chọn đất Phú Xuân làm kinh đô. Giờ đây, ai hiểu được ý tứ của vị vua khai nguyên ra triều Nguyễn này khi quyết định chọn Huế để đóng đô: vì lý do địa lý, vì tâm lý hay là do thiên định như truyền thuyết?
Nói rằng vì địa lý, thì với cái nhìn thô thiển của tôi, Huế chưa phải là nơi địa linh nhân kiệt. Bởi vì Huế không có sông sâu, không có núi cao, khung cảnh đầy vẻ trầm mặc, trữ tình, cho nên triều Nguyễn có những vị vua như vua Tự Đức, hoặc những vị vương như Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương, đều nổi tiếng về văn chương, thi phú hơn là chính trị. Chỉ một vua Duy Tân, một vua Hàm Nghi còn nối được chí khí ông cha, nhưng bánh xe lịch sử đã chuyển... Cái ưu điểm về địa lý duy nhất, có thể Huế như đầu não ở giữa, để hai cánh tay quyền lực được vươn đều đến tận hai miền Bắc và Nam. Nói rằng vì tâm lý, thấy cũng hợp tình, vì trước khi dựng được đế nghiệp, vua Gia Long đã phải nửa đời bôn ba mệt mỏi, và đất Phú Xuân, thật lý tưởng cho một người cần yên nghỉ. Từng là một mảnh đất triều bái của một nước, tuy lịch sử đã đổi thay, ngày nay, Huế vẫn còn là Trái Tim Của Miền Trung.
Huế thật là Huế với những năm đầu của thập niên 60. Đó mới là thời gian Huế với áo dài Đồng Khánh thướt tha, với cầu Trường Tiền nghiêng bóng trên sông Hương, với núi Ngự Bình, với chùa Thiên Mụ, với những món ăn độc đáo, ngọt ngào và quyến rũ như giọng nói của người gái Huế. Trước khi trở thành Miền Hỏa Tuyến, Huế là thành phố của học trò, thành phố cổ kính với cuộc sống trầm lặng. Tất cả các thú vui giải trí đều nhẹ nhàng và chừng mực. Huế cổ kính, nghiêm khắc, nên Huế có những địa danh thơ mộng và kín đáo cho những cặp tình nhân hò hẹn.
Huế có những quán ăn bình dân nhưng nổi tiếng, bởi thế, chẳng phải từ những nhà hàng sang trọng, mà chính những nơi này đã lưu truyền đi những hương vị đặc biệt của các món ăn Huế. Huế cũng nổi tiếng với những món ăn cầu kỳ. Cầu kỳ từ cách làm cho đến cách ăn.
Điều đó dễ hiểu, vì Huế là kinh đô, đã hơn một trăm năm, bóng những cung miếu, đền đài đã phủ lên những mái nhà tranh, một vùng của sông Hương, núi Ngự, ít nhiều thì cái cung cách vương giả đã thấm nhuần trong dân chúng. Trước khi Huế thành vùng lửa đạn, du khách bao giờ cũng nhìn thấy người đàn bà Huế với chiếc áo dài khi ra khỏi nhà, dù là những người buôn thúng, bán bưng. Cái cung cách đó, đã một thời làm bối rối lẫn thích thú cho khách phương xa đến thăm Huế.
Đi trên phố Huế, thỉnh thoảng gặp những người lính quân phục gọn gàng, sạch sẽ. Cách ăn nói cũng như cử chỉ hiền lành, dễ thương. Phù hiệu trên vai áo của họ mang số I, cái dấu hiệu mà họ hay gọi đùa là "Cây Đèn Cầy". Đó là những người lính của Sư Đoàn I Bộ Binh. Bộ Tư Lệnh của sư đoàn này đóng ngay trong thành nội Huế: Đồn Mang Cá, một doanh trại cũ của Pháp để lại, nên vẫn còn những nét kiến trúc của một thời xa xưa. Sư đoàn đó được mang số I làm phù hiệu trên nhiều ý nghĩa: là sư đoàn trấn ải địa đầu của miền Nam, và cũng là sư đoàn với nhiều chiến tích lẫy lừng nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Đa số quân nhân của Sư Đoàn I là người miền Trung, đó là một lý do tâm lý ảnh hưởng rất mạnh đến tinh thần chiến đấu của sư đoàn. Điều này thấy được trong những trận đánh hồi Tết Mậu Thân để bảo vệ Kinh Đô Huế.
Có ra thăm miền Trung, có đi đến tận những nơi xa xôi gần giáp vĩ tuyến 17 như Quảng Trị, Cam Lộ, Gio Linh, Đông Hà... mới thấy được cái tình yêu quê hương, yêu mảnh đất nơi chôn nhau, cắt rốn của người miền Trung mãnh liệt như thế nào. Những vùng đất đúng là những vùng đất cày lên sỏi đá, mùa đông lạnh cắt da, cái lạnh từ dãy Trường Sơn tỏa ra, mùa hè với gió Hạ Lào thổi về từng cơn bão lửa, một giọt nước uống là một giọt mồ hôi. Vậy mà thiên tai, mặc thiên tai. Lửa đạn, mặc lửa đạn. Đã bao lần giặc Cộng tràn về đốt làng, phá xóm. Từ già tới trẻ bồng bế nhau mà chạy. Nhưng khi yên rồi, vẫn trở về với mảnh vườn nhỏ, mái tranh nghèo của mình, rất ít người chịu bỏ xứ mà đi. Bởi cái tình quê hương đậm đà, nồng thắm đó, người lính Miền Hỏa Tuyến chiến đấu với một tinh thần thực tiễn: chiến đấu cho quê hương mình, bảo vệ cho chính gia đình mình. Trong đầu óc chơn chất của người lính, Sài Gòn đối với họ xa xôi quá, họ chỉ biết cấp chỉ huy trực tiếp của họ, và họ vẫn là những quân nhân tốt, có quan niệm giản dị của một người lính chiến: "giặc về, ta đánh".
Ngoài những yếu tố tâm lý đó, Sư Đoàn I Bộ Binh đã may mắn được chỉ huy, rèn luyện ngay trên chiến trường bởi những danh tướng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà như Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Trung Tướng Phạm Văn Phú. Trong suốt thời gian chỉ huy của hai vị tướng lãnh đó, Sư Đoàn I đã đạt được nhiều chiến tích lẫy lừng, xứng đáng với phù hiệu mang trên vai.
Sinh Tồn chuyển