Tham Khảo

Trung Quốc & Mỹ trên mặt trận lôi kéo đồng minh

Chuyến công du của họ Tập sang Seoul ngày 3 và 4-7-2014 là một ý đồ như thế của Bắc Kinh. Đánh giá Seoul là mắt xích lỏng lẻo nhất trong nhóm đồng minh Mỹ tại châu Á, Bắc Kinh đang “tấn công” dồn dập Hàn Quốc bằng các kết nối kinh tế.



Cuộc chiến giằng co giữa Mỹ và Trung Quốc được thể hiện trên mọi mặt trận. Lôi kéo đồng minh là một mặt trận như vậy. Chuyến công du của họ Tập sang Seoul ngày 3 và 4-7-2014 là một ý đồ như thế của Bắc Kinh. Đánh giá Seoul là mắt xích lỏng lẻo nhất trong nhóm đồng minh Mỹ tại châu Á, Bắc Kinh đang “tấn công” dồn dập Hàn Quốc bằng các kết nối kinh tế.

Chưa bao giờ quan hệ kinh tế song phương Trung-Hàn gắn bó bằng lúc này. Trong báo cáo của Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (ISIS, Washington DC) tung ra giữa tháng 6-2014, nhóm tác giả cho biết, dù dư luận Hàn Quốc luôn xem Trung Quốc như một mối đe dọa an ninh, Hàn Quốc đồng thời ngày càng gắn kết sâu với Trung Quốc qua con đường mậu dịch, kinh tế và thậm chí văn hóa.

Từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao bình thường năm 1992, mậu dịch song phương đã tăng 35 lần. Năm 2004, Trung Quốc đã qua mặt Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc. Mậu dịch với Trung Quốc năm 2013 chiếm 26% tổng xuất khẩu Hàn Quốc và chắc chắn tiếp tục tăng, khi mà hai nước hiện thảo luận Hiệp định mậu dịch tự do (FTA) với vòng đàm phán mới đây tổ chức vào tháng 3-2014; chưa kể các cuộc đàm phán về Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP – một FTA mà Trung Quốc đóng vai trò “chủ xị” giữa ASEAN và các đối tác FTA khác gồm Úc, Ấn Độ, Nhật, New Zealand…).

Kế hoạch lôi kéo Hàn Quốc bứt khỏi trục Mỹ của Trung Quốc có thuận lợi ở chỗ: sự bất thành trong dàn xếp quan hệ Tokyo-Seoul mà trọng tài Mỹ chưa thể giải quyết. Bất hòa Tokyo-Seoul lại có nguồn gốc từ lịch sử - một điểm chung mà Bắc Kinh có thể “chia sẻ” và “đồng cảm” với Seoul. Cho đến nay, sách giáo khoa Hàn Quốc vẫn còn kể lại chuyện nhà Minh từng giúp Triều Tiên chống quân xâm lược Nhật vào thập niên 1590. Hơn nữa, dư luận Hàn Quốc cũng có cái nhìn không mấy thiện cảm với Mỹ. Năm 2002, biểu tình bạo động tại Seoul đã nổ ra khi hai nữ sinh Hàn Quốc bị xe quân đội Mỹ cán phải. Trong suốt một thập niên sau đó, loạt chiến dịch kêu gọi chấm dứt sự có mặt quân đội Mỹ liên tục bùng nổ ở Hàn Quốc.

Phần Hàn Quốc, Seoul sở dĩ “qua lại” với Bắc Kinh là vì hai lý do. Thứ nhất, họ muốn Bắc Kinh giúp kiềm chế sự hoang dã của Bình Nhưỡng; thứ hai, họ muốn… chọc tức Mỹ! Seoul hy vọng Washington sẽ chú ý hơn và phải “đối xử công bằng” với họ như đối với đồng minh Nhật. Washington cho phép Nhật sản xuất hạt nhân trong khi Hàn Quốc bị khước từ là một ví dụ của sự “bất công” như vậy. Washington chia sẻ thông tin tình báo với Úc về Trung Quốc nhưng thường không làm tương tự với Hàn Quốc về Bắc Triều Tiên. Trong một số trường hợp, Washington đã không đếm xỉa Seoul khi muốn nói chuyện với Bình Nhưỡng.

Tuy nhiên, những cứ liệu nói trên thật ra là chưa đủ để Bắc Kinh lôi kéo được Seoul, cho dù có thể tạo ra bao nhiêu ràng buộc kinh tế đi nữa. Vấn đề nằm ở chỗ yếu tố Bình Nhưỡng. Trung Quốc luôn muốn duy trì sự chia cắt Nam-Bắc Triều Tiên, để không chỉ sử dụng Bắc Triều Tiên làm vùng đệm chiến lược mà còn dung túng Bình Nhưỡng nhằm có thể giật dây con rối Bình Nhưỡng cho những mục đích cụ thể ở những thời điểm cụ thể. Bắc Triều Tiên và sự hoang dã đến mức sơ khai trong “văn minh chính trị” của họ đã trở thành công cụ đắc dụng trong các cuộc mặc cả “hòa bình khu vực” của Trung Quốc, dù trong thực tế, sự thể hiện đầy tính “ngẫu hứng” một cách quái đản có khi không thể lý giải của Bình Nhưỡng cũng khiến Bắc Kinh đau đầu.

Seoul thật ra không thể liều lĩnh bỏ Mỹ, trên mọi phương diện. Đó là điều chắc chắn. Mọi tương quan với Trung Quốc cho đến thời điểm này vẫn chỉ đặt trên cơ sở quan hệ kinh tế. Hàn Quốc vẫn cần sự hiện diện của 28.000 lính Mỹ để phòng vệ trước Bắc Triều Tiên. Quân đội Hàn Quốc vẫn sử dụng chủ yếu thiết bị quân sự Mỹ (gần đây họ dự tính chi khoảng 8 tỉ USD để mua ít nhất 40 chiến đấu cơ F-35 của Lockheed Martin). Hàn Quốc tiếp tục tập trận thường xuyên với Mỹ...

Nói cách khác, muốn kéo Seoul về phía mình, Bắc Kinh phải chấp nhận phủi tay giũ bỏ Bình Nhưỡng, mà điều này là bất khả, dù trong thâm tâm, Trung Quốc chẳng coi Bắc Triều Tiên ra cái đinh gì và càng chẳng xem Kim Jong-un ra cái thứ gì. Chuyến công du của họ Tập (lần đầu tiên một chủ tịch Trung Quốc đến Seoul trước, thay vì Bình Nhưỡng) hẳn là một thông điệp như vậy mà Bắc Kinh gửi đến Bình Nhưỡng, với một “phụ chú” đính kèm: coi chừng, liệu cái thần hồn, Trung Quốc cúp gạo là chết đói cả lũ! Dù vậy, Bình Nhưỡng hẳn đã biết tỏng, còn lâu Trung Quốc mới dám đẩy họ vào con đường cùng, và chắc chắn càng không thể, khi mà ngay thời điểm hiện tại, Tokyo đang nỗ lực làm một cú móc từ cự ly rất xa chuyền quả bóng giao hảo đi đường vòng bay vào sân Bình Nhưỡng!

Mạnh Kim 

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Trung Quốc & Mỹ trên mặt trận lôi kéo đồng minh

Chuyến công du của họ Tập sang Seoul ngày 3 và 4-7-2014 là một ý đồ như thế của Bắc Kinh. Đánh giá Seoul là mắt xích lỏng lẻo nhất trong nhóm đồng minh Mỹ tại châu Á, Bắc Kinh đang “tấn công” dồn dập Hàn Quốc bằng các kết nối kinh tế.



Cuộc chiến giằng co giữa Mỹ và Trung Quốc được thể hiện trên mọi mặt trận. Lôi kéo đồng minh là một mặt trận như vậy. Chuyến công du của họ Tập sang Seoul ngày 3 và 4-7-2014 là một ý đồ như thế của Bắc Kinh. Đánh giá Seoul là mắt xích lỏng lẻo nhất trong nhóm đồng minh Mỹ tại châu Á, Bắc Kinh đang “tấn công” dồn dập Hàn Quốc bằng các kết nối kinh tế.

Chưa bao giờ quan hệ kinh tế song phương Trung-Hàn gắn bó bằng lúc này. Trong báo cáo của Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (ISIS, Washington DC) tung ra giữa tháng 6-2014, nhóm tác giả cho biết, dù dư luận Hàn Quốc luôn xem Trung Quốc như một mối đe dọa an ninh, Hàn Quốc đồng thời ngày càng gắn kết sâu với Trung Quốc qua con đường mậu dịch, kinh tế và thậm chí văn hóa.

Từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao bình thường năm 1992, mậu dịch song phương đã tăng 35 lần. Năm 2004, Trung Quốc đã qua mặt Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc. Mậu dịch với Trung Quốc năm 2013 chiếm 26% tổng xuất khẩu Hàn Quốc và chắc chắn tiếp tục tăng, khi mà hai nước hiện thảo luận Hiệp định mậu dịch tự do (FTA) với vòng đàm phán mới đây tổ chức vào tháng 3-2014; chưa kể các cuộc đàm phán về Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP – một FTA mà Trung Quốc đóng vai trò “chủ xị” giữa ASEAN và các đối tác FTA khác gồm Úc, Ấn Độ, Nhật, New Zealand…).

Kế hoạch lôi kéo Hàn Quốc bứt khỏi trục Mỹ của Trung Quốc có thuận lợi ở chỗ: sự bất thành trong dàn xếp quan hệ Tokyo-Seoul mà trọng tài Mỹ chưa thể giải quyết. Bất hòa Tokyo-Seoul lại có nguồn gốc từ lịch sử - một điểm chung mà Bắc Kinh có thể “chia sẻ” và “đồng cảm” với Seoul. Cho đến nay, sách giáo khoa Hàn Quốc vẫn còn kể lại chuyện nhà Minh từng giúp Triều Tiên chống quân xâm lược Nhật vào thập niên 1590. Hơn nữa, dư luận Hàn Quốc cũng có cái nhìn không mấy thiện cảm với Mỹ. Năm 2002, biểu tình bạo động tại Seoul đã nổ ra khi hai nữ sinh Hàn Quốc bị xe quân đội Mỹ cán phải. Trong suốt một thập niên sau đó, loạt chiến dịch kêu gọi chấm dứt sự có mặt quân đội Mỹ liên tục bùng nổ ở Hàn Quốc.

Phần Hàn Quốc, Seoul sở dĩ “qua lại” với Bắc Kinh là vì hai lý do. Thứ nhất, họ muốn Bắc Kinh giúp kiềm chế sự hoang dã của Bình Nhưỡng; thứ hai, họ muốn… chọc tức Mỹ! Seoul hy vọng Washington sẽ chú ý hơn và phải “đối xử công bằng” với họ như đối với đồng minh Nhật. Washington cho phép Nhật sản xuất hạt nhân trong khi Hàn Quốc bị khước từ là một ví dụ của sự “bất công” như vậy. Washington chia sẻ thông tin tình báo với Úc về Trung Quốc nhưng thường không làm tương tự với Hàn Quốc về Bắc Triều Tiên. Trong một số trường hợp, Washington đã không đếm xỉa Seoul khi muốn nói chuyện với Bình Nhưỡng.

Tuy nhiên, những cứ liệu nói trên thật ra là chưa đủ để Bắc Kinh lôi kéo được Seoul, cho dù có thể tạo ra bao nhiêu ràng buộc kinh tế đi nữa. Vấn đề nằm ở chỗ yếu tố Bình Nhưỡng. Trung Quốc luôn muốn duy trì sự chia cắt Nam-Bắc Triều Tiên, để không chỉ sử dụng Bắc Triều Tiên làm vùng đệm chiến lược mà còn dung túng Bình Nhưỡng nhằm có thể giật dây con rối Bình Nhưỡng cho những mục đích cụ thể ở những thời điểm cụ thể. Bắc Triều Tiên và sự hoang dã đến mức sơ khai trong “văn minh chính trị” của họ đã trở thành công cụ đắc dụng trong các cuộc mặc cả “hòa bình khu vực” của Trung Quốc, dù trong thực tế, sự thể hiện đầy tính “ngẫu hứng” một cách quái đản có khi không thể lý giải của Bình Nhưỡng cũng khiến Bắc Kinh đau đầu.

Seoul thật ra không thể liều lĩnh bỏ Mỹ, trên mọi phương diện. Đó là điều chắc chắn. Mọi tương quan với Trung Quốc cho đến thời điểm này vẫn chỉ đặt trên cơ sở quan hệ kinh tế. Hàn Quốc vẫn cần sự hiện diện của 28.000 lính Mỹ để phòng vệ trước Bắc Triều Tiên. Quân đội Hàn Quốc vẫn sử dụng chủ yếu thiết bị quân sự Mỹ (gần đây họ dự tính chi khoảng 8 tỉ USD để mua ít nhất 40 chiến đấu cơ F-35 của Lockheed Martin). Hàn Quốc tiếp tục tập trận thường xuyên với Mỹ...

Nói cách khác, muốn kéo Seoul về phía mình, Bắc Kinh phải chấp nhận phủi tay giũ bỏ Bình Nhưỡng, mà điều này là bất khả, dù trong thâm tâm, Trung Quốc chẳng coi Bắc Triều Tiên ra cái đinh gì và càng chẳng xem Kim Jong-un ra cái thứ gì. Chuyến công du của họ Tập (lần đầu tiên một chủ tịch Trung Quốc đến Seoul trước, thay vì Bình Nhưỡng) hẳn là một thông điệp như vậy mà Bắc Kinh gửi đến Bình Nhưỡng, với một “phụ chú” đính kèm: coi chừng, liệu cái thần hồn, Trung Quốc cúp gạo là chết đói cả lũ! Dù vậy, Bình Nhưỡng hẳn đã biết tỏng, còn lâu Trung Quốc mới dám đẩy họ vào con đường cùng, và chắc chắn càng không thể, khi mà ngay thời điểm hiện tại, Tokyo đang nỗ lực làm một cú móc từ cự ly rất xa chuyền quả bóng giao hảo đi đường vòng bay vào sân Bình Nhưỡng!

Mạnh Kim 

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm