Tham Khảo
Trung Quốc và mậu dịch Đông Nam Á - Nguyễn-Xuân Nghĩa
Hôm Thứ Sáu 17, khi chủ trì cuộc hội luận về an ninh quốc gia tại thủ đô Bắc Kinh, Chủ tịch Tập Cận Bình nói tới ba hiện tượng đang chi phối cục diện chính trị Trung Quốc trong năm 2017.
Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA Ngày 20170222
"Diễn đàn Kinh tế"
Các nước Đông Nam Á giữa mâu thuẫn kinh tế Mỹ-Hoa
Hôm Thứ Sáu 17, khi chủ trì cuộc hội luận về an ninh quốc gia tại thủ
đô Bắc Kinh, Chủ tịch Tập Cận Bình nói tới ba hiện tượng đang chi phối
cục diện chính trị Trung Quốc trong năm 2017. Đó là một thế giới đa cực
hóa, một nền kinh tế toàn cầu hóa và tiến trình dân chủ hóa trong quan
hệ quốc tế. Mười ngày sau, hôm Thứ Hai 27 tới đây, 16 nước sẽ họp tại
Kobe của Nhật để xúc tiến việc đàm phán về Hiệp định Đối tác Toàn diện
Khu vực, gọi tắt là RCEP, và giữa tháng tới một số quốc gia khác sẽ họp
tại Chile ở Nam Mỹ để cứu vãn Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP
đã bị Hoa Kỳ từ bỏ. Khung cảnh ấy khiến người ta tự hỏi về vị trí của
các nền kinh tế Đông Nam Á ở bên cạnh Trung Quốc.
TPP và RCEP
Nguyên Lam: Thưa ông, sau khi Hoa Kỳ triệt thoái
khỏi Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là TPP trong đó có
nhiều nước Đông Á, Trung Quốc liền thúc đẩy việc đàm phán Hiệp định Đối
tác Toàn diện của Khu vực Á Châu Thái Bình Dương gọi tắt là RCEP. Khi
ấy, các nền kinh tế vừa phát triển tại Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam,
nên làm gì giữa hai nền kinh tế đang dẫn đầu thế giới hiện nay là Hoa
Kỳ và Trung Quốc? Câu hỏi được đưa ra khi Chủ tịch Tập Cận tuyên bố
trong một cuộc hội luận tại Bắc Kinh hôm Thứ Sáu 17 vừa qua rằng năm
nay, Trung Quốc phải đối diện với ba hiện tượng là một thế giới đa cực
hóa, một nền kinh tế toàn cầu hóa và một trào lưu dân chủ hóa các cơ chế
quốc tế. Ông nghĩ sao về những biến cố này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trước hết, về lời tuyên bố của Chủ tịch Tập
Cận Bình, ông ta muốn nói tới ba thách đố đang đặt ra cho Trung Quốc
năm nay và khẳng định theo nét văn hóa bí hiểm của Trung Hoa là sẽ có sự
kiên định chiến lược, niềm tự tin chiến lược và sự nhẫn nại chiến lược
để nắm bắt cơ hội.
- Thứ nhất, về cái gọi là “thế giới đa cực hóa”, Bắc Kinh nói là hiện
nay không quốc gia nào giữ thế độc bá khi Liên hiệp Âu châu đang phân
hóa, Liên bang Nga đã suy yếu và Hoa Kỳ còn tràn ngập giữa quá nhiều vấn
đề. Sự thật thì có lẽ lãnh đạo Bắc Kinh muốn nói đến thế lực đang lên
của Trung Quốc bên cạnh Hoa Kỳ cho tới nay vẫn là siêu cường mạnh nhất.
Kinh tế Trung Quốc đang bị chững và không thể đạt mức tăng trưởng trên 6% như trước trong khi lại chất lên một núi nợ quá lớn. Nguyễn-Xuân Nghĩa
- Thứ hai, về hiện tượng trao đổi toàn cầu thì Trung Quốc đã tăng
trưởng ngoạn mục trong ba chục năm nhờ tự do mậu dịch nhưng ngày nay,
nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu hụt hơi và có nhiều bài toán nan giải bên
trong, khi thế giới bên ngoài đang có phản ứng bảo hộ mậu dịch từ Âu
Châu tới Hoa Kỳ cho nên Bắc Kinh cần tới các thị trường bên ngoài để duy
trì đà tăng trưởng bên trong.
- Thứ ba, khi Tập Cận Bình nói đến trào lưu dân chủ hóa của các cơ chế
quốc tế, thì ta đừng nghĩ đến dân chủ hóa là điều Trung Quốc không chấp
nhận. Ông ta chỉ hàm ý là các tổ chức quốc tế thiết lập sau Thế chiến
II, như Liên Hiệp Quốc, Ngân Hàng Thế Giới, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế hay Tổ
Chức Thương Mại Thế giới WTO, Tòa Án Trọng Tài, v.v… là các định chế Tây
phương và ngày nay nhiều quốc gia đang nhân danh chủ quyền của họ mà
phủ nhận các định chế ấy. Sự thật thì lãnh đạo Bắc Kinh muốn huy động
tâm lý quần chúng trước ba thách đố về an ninh chiến lược là 1/ sức mạnh
của Hoa Kỳ, là 2/ yêu cầu phát triển mậu dịch và 3/ việc thành lập các
tổ chức mới để bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc. Quanh đi quẩn lại vẫn
chỉ là quyền lợi khi kinh tế Trung Quốc gặp khó khăn giữa một thế giới
có quá nhiều thay đổi.
Nguyên Lam: Trong khung cảnh chiến lược đang dời đổi
như vậy, thưa ông các nền kinh tế chưa phát triển tại Đông Nam Á có thể
và nên làm gì? Đây là câu hỏi mà Việt Nam quan tâm.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trước tiên, ta không nên quên rằng kinh tế
Trung Quốc đang có nhiều bài toán nan giải chứ không mạnh như trước, nên
Bắc Kinh vẫn rất cần thị trường nước ngoài vì chưa thể trông cậy vào
sức tiêu thụ nội địa. Thứ hai, sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp ước TPP, Bắc
Kinh chưa thể trám vào khoảng trống đó với Hiệp định RCEP gồm 10 quốc
gia của Hiệp hội ASEAN và sáu nước là Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn, Ấn
Độ, Úc và New Zealand. Chúng ta sẽ tìm hiểu vì sao. Thứ ba, hoàn cảnh
của từng nước Đông Nam Á giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng có khác nhau nên
mỗi quốc gia có thể xoay trở một cách.
Bài toán cho Trung Quốc
Nguyên Lam: Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu các vấn đề này, trước hết, thưa ông, là về kinh tế Trung Quốc.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thế giới quá chú ý tới Hoa Kỳ và chính sách
kinh tế hay thương mại của Chính quyền Donald Trump mà nhìn vào Trung
Quốc với hy vọng khác. Thật ra, kinh tế Trung Quốc đang bị chững và
không thể đạt mức tăng trưởng trên 6% như trước trong khi lại chất lên
một núi nợ quá lớn. Ngay trước mắt, thị trường bất động sản của Trung
Quốc có thể sụp đổ mà muốn tránh thì họ phải giảm đà tín dụng và mức
tăng giá địa ốc. Nhưng hãm đà tín dụng lại gây hậu quả là tăng trưởng
chậm hơn, thất nghiệp cao với nguy cơ động loạn xã hội là điều lãnh đạo
rất sợ.
- Bài toán nan giải của họ là bơm tín dụng cũng có nghĩa là chuyển tiền
của người có tiết kiệm vào thị trường lao động mà lại dẫn đến khủng
hoảng tài chính. Mâu thuẫn này cho thấy Bắc Kinh chết kẹt giữa hai giải
pháp cùng lưỡng nan: một là thận trọng giảm đà tăng trưởng mà không làm
thị trường địa ốc tan vỡ như Nhật Bản và Hoa Kỳ đã từng bị trước đây. Vì
những dị biệt lợi tức quá lớn giữa chín tỉnh duyên hải miền Đông với
phần còn lại ở bên trong, sự tan vỡ này sẽ còn kinh hoàng hơn những gì
đã xảy ra cho hai nước kia. Hai là tìm ra hướng phát triển vẫn nhờ thị
trường xuất khẩu thì lại tùy thuộc quá nhiều vào các nền kinh tế khác
giữa khung cảnh sa sút của xuất nhập khẩu và phản ứng bảo hộ mậu dịch
của cả Liên Âu lẫn Hoa Kỳ.
Nguyên Lam: Chúng ta bước qua vấn đề thứ nhì là sự
xoay chuyển trái chiều giữa Hiệp ước TPP không còn nước Mỹ và Hiệp định
RCEP đang do Bắc Kinh cổ võ. Thưa ông, các nước Đông Nam Á xoay trở thế
nào trong khung cảnh đó?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Sự thật đầu tiên là hậu quả của vụ TPP
không đến nỗi khủng khiếp như người ta vẫn sợ vì Hiệp ước này chưa thành
hình. Mà nếu muốn thành hình thì các nước còn phải tiến hành nhiều bước
cải cách quan trọng để tiến tới chế độ thương mại tự do, mở rộng hệ
thống cung cấp mới giữa các thành viên với nhau và tháo gỡ nhiều rào cản
bên trong về lao động, môi sinh, v.v…. Dù có hay không có Hoa Kỳ, Hiệp
ước TPP này vẫn khiến các nước nghèo như Việt Nam và Malaysia phải thay
đổi lớn từ nay đến kỳ hạn Tháng Hai năm tới thì mới hưởng lợi nhiều nhờ
TPP như đã kỳ vọng. Thứ hai, nếu Hoa Kỳ rút lui thì 11 nước còn lại vẫn
xúc tiến Hiệp ước với nhau trong khi từng nước có thể tiến hành hiệp
định thương mại song phương với Mỹ. Cho tới nay mới chỉ có Nhật Bản, Nam
Hàn, Úc, Singapore, Malaysia và Thái Lan là có loại thỏa ước song
phương hay gần tương tự với Hoa Kỳ. Việt Nam nên chú ý tới giải pháp đó
sau hơn 20 cải tiến quan hệ với Hoa Kỳ. Việc cải cách theo cam kết của
TPP là điều cần thiết và có lợi khi sẽ thương thuyết với nước Mỹ về một
hiệp ước song phương.
Nguyên Lam: Nếu nhìn như vậy thì các nước đang phát
triển trong Hiệp hội ASEAN vẫn còn nhiều cách xoay trở, nhưng phải chăng
vì vậy mà lại xoay vào quỹ đạo của Bắc Kinh với Hiệp định Đối tác Toàn
diện của Khu vực RCEP?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thật ra hoàn cảnh riêng của từng nước trong
Hiệp hội 10 quốc gia Đông Nam Á khiến có nhiều nước lại vui mừng vì sự
thất bại hay trục trặc của Hiệp định TPP. Như Cam Bốt, Indonesia hay
Thái Lan và Philippines không mấy vui khi thấy Việt Nam và Malaysia hội
nhập vào nhóm 12 nước của TPP và có đầu cầu tiến vào thị trường Hoa Kỳ!
- Thứ hai, dù Hiệp định RCEP với Trung Quốc không đòi hỏi tiêu chuẩn
cao như TPP nhưng chưa chắc đã sớm hoàn tất và không phải nước nào cũng
sẵn lòng ngả theo Trung Quốc, kể cả trường hợp Việt Nam. Họ vẫn có thể
nghĩ đến thị trường Liên Âu và Hoa Kỳ qua ngả thương thuyết song phương
giữa khung cảnh rõ ràng là đối đầu về nhiều mặt giữa Tầu và Mỹ.
Là một quốc gia đông dân, có nhân công tương đối còn rẻ và lại có tay nghề thì Việt Nam vẫn còn triển vọng thay thế phần nào vị trí cơ xưởng toàn cầu của Trung Quốc. Nguyễn-Xuân Nghĩa
- Thứ ba, các nước Đông Nam Á kể cả Việt Nam, cần thấy là họ không nằm
dưới tầm nhắm của Hoa Kỳ theo quan điểm của Chính quyền Donald Trump, là
điều hoàn toàn khác với Trung Quốc, cho nên vẫn có triển vọng thương
thảo với Mỹ chứ không bị cắt cầu mà trôi vào vùng biển động của Bắc
Kinh, khi ưu tiên của Trung Quốc dù sao vẫn là xuất khẩu.
- Sau cùng, tôi cho rằng từ nguyên thủy Hiệp hội ASEAN tại Đông Nam Á
là một câu lạc bộ kinh tế với nỗ lực hội nhập thành hình từ năm 1977 và
hoàn thành một thỏa ước tự do thương mại với nhau từ năm 1991 và một
thỏa ước giải phóng đầu tư từ năm 2000. Nhóm kinh tế này có nhiều khác
biệt nhưng vẫn có hy vọng bổ sung cho nhau nếu cố gắng hội nhập thành
một khối ở giữa hai thế lực là Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Cơ hội nào cho Việt Nam
Nguyên Lam: Thưa ông, nghĩa là khung cảnh tranh chấp
về cả an ninh lẫn kinh tế giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc lại còn có thể mở
ra một cơ hội khác cho các nước này, kể cả Việt Nam?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Hai nền kinh tế Mỹ-Hoa đã giao dịch và hợp
tác với nhau trong nhiều thập niên và gần như lập ra một chuỗi cung ứng
nguyên vật liệu giữa đôi bên. Thí dụ như hàng gia dụng hay điện tử, điện
thoại di động, hoặc áo quần giày dép, v.v… của Mỹ chế tạo bên Tầu để
bán về Mỹ.
- Ngày nay, kinh tế Trung Quốc mất lợi thế nhân công nhiều và rẻ, Hoa
Kỳ thì không chấp nhận cái thế giao dịch bất lợi ấy cho công nhân Mỹ nên
cũng tìm cách khác. Đấy là lúc các nước ASEAN có thể trám vào khoảng
trống và trở thành nguồn cung ứng cho kinh tế Hoa Kỳ, thí dụ như về hàng
dệt sợi hay điện tử. Từ nhiều năm trước, diễn đàn của chúng ta đã nói
đến triển vọng điền thế của Việt Nam khi các doanh nghiệp Hoa Kỳ rút
khỏi Trung Quốc và tìm nơi đầu tư có lợi hơn. Trào lưu đó sẽ dồn dập khi
mâu thuẫn Mỹ-Hoa đi vào giai đoạn gay gắt.
- Khi ấy, là một quốc gia đông dân, có nhân công tương đối còn rẻ và
lại có tay nghề thì Việt Nam vẫn còn triển vọng thay thế phần nào vị trí
cơ xưởng toàn cầu của Trung Quốc. Các quốc gia như Mexico, Bangladesh
hay Indonesia và Pakistan đã từng hy vọng như vậy nhưng vì nhiều lý do
khác nhau, kể cả yếu tố Hồi giáo hay khủng bố, họ chưa thể trám vào
khoảng trống đó, hoặc đang bị khó khăn, như trường hợp của Mexixo. Như
vậy, nhìn trên toàn cảnh Mỹ-Hoa và Đông Nam Á, Việt Nam thật ra đang có
nhiều ưu thế bất ngờ với kinh tế Hoa Kỳ, nếu kịp thời cải sửa về năng
suất và môi trường đầu tư để tiến lên trình độ sản xuất cao hơn trong
một chuỗi cung ứng có lợi hơn cho kinh tế và xã hội.
Nguyên Lam: Xin cảm tạ chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa về cuộc phỏng vấn này.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Trung Quốc và mậu dịch Đông Nam Á - Nguyễn-Xuân Nghĩa
Hôm Thứ Sáu 17, khi chủ trì cuộc hội luận về an ninh quốc gia tại thủ đô Bắc Kinh, Chủ tịch Tập Cận Bình nói tới ba hiện tượng đang chi phối cục diện chính trị Trung Quốc trong năm 2017.
Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA Ngày 20170222
"Diễn đàn Kinh tế"
Các nước Đông Nam Á giữa mâu thuẫn kinh tế Mỹ-Hoa
Hôm Thứ Sáu 17, khi chủ trì cuộc hội luận về an ninh quốc gia tại thủ
đô Bắc Kinh, Chủ tịch Tập Cận Bình nói tới ba hiện tượng đang chi phối
cục diện chính trị Trung Quốc trong năm 2017. Đó là một thế giới đa cực
hóa, một nền kinh tế toàn cầu hóa và tiến trình dân chủ hóa trong quan
hệ quốc tế. Mười ngày sau, hôm Thứ Hai 27 tới đây, 16 nước sẽ họp tại
Kobe của Nhật để xúc tiến việc đàm phán về Hiệp định Đối tác Toàn diện
Khu vực, gọi tắt là RCEP, và giữa tháng tới một số quốc gia khác sẽ họp
tại Chile ở Nam Mỹ để cứu vãn Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP
đã bị Hoa Kỳ từ bỏ. Khung cảnh ấy khiến người ta tự hỏi về vị trí của
các nền kinh tế Đông Nam Á ở bên cạnh Trung Quốc.
TPP và RCEP
Nguyên Lam: Thưa ông, sau khi Hoa Kỳ triệt thoái
khỏi Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là TPP trong đó có
nhiều nước Đông Á, Trung Quốc liền thúc đẩy việc đàm phán Hiệp định Đối
tác Toàn diện của Khu vực Á Châu Thái Bình Dương gọi tắt là RCEP. Khi
ấy, các nền kinh tế vừa phát triển tại Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam,
nên làm gì giữa hai nền kinh tế đang dẫn đầu thế giới hiện nay là Hoa
Kỳ và Trung Quốc? Câu hỏi được đưa ra khi Chủ tịch Tập Cận tuyên bố
trong một cuộc hội luận tại Bắc Kinh hôm Thứ Sáu 17 vừa qua rằng năm
nay, Trung Quốc phải đối diện với ba hiện tượng là một thế giới đa cực
hóa, một nền kinh tế toàn cầu hóa và một trào lưu dân chủ hóa các cơ chế
quốc tế. Ông nghĩ sao về những biến cố này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trước hết, về lời tuyên bố của Chủ tịch Tập
Cận Bình, ông ta muốn nói tới ba thách đố đang đặt ra cho Trung Quốc
năm nay và khẳng định theo nét văn hóa bí hiểm của Trung Hoa là sẽ có sự
kiên định chiến lược, niềm tự tin chiến lược và sự nhẫn nại chiến lược
để nắm bắt cơ hội.
- Thứ nhất, về cái gọi là “thế giới đa cực hóa”, Bắc Kinh nói là hiện
nay không quốc gia nào giữ thế độc bá khi Liên hiệp Âu châu đang phân
hóa, Liên bang Nga đã suy yếu và Hoa Kỳ còn tràn ngập giữa quá nhiều vấn
đề. Sự thật thì có lẽ lãnh đạo Bắc Kinh muốn nói đến thế lực đang lên
của Trung Quốc bên cạnh Hoa Kỳ cho tới nay vẫn là siêu cường mạnh nhất.
Kinh tế Trung Quốc đang bị chững và không thể đạt mức tăng trưởng trên 6% như trước trong khi lại chất lên một núi nợ quá lớn. Nguyễn-Xuân Nghĩa
- Thứ hai, về hiện tượng trao đổi toàn cầu thì Trung Quốc đã tăng
trưởng ngoạn mục trong ba chục năm nhờ tự do mậu dịch nhưng ngày nay,
nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu hụt hơi và có nhiều bài toán nan giải bên
trong, khi thế giới bên ngoài đang có phản ứng bảo hộ mậu dịch từ Âu
Châu tới Hoa Kỳ cho nên Bắc Kinh cần tới các thị trường bên ngoài để duy
trì đà tăng trưởng bên trong.
- Thứ ba, khi Tập Cận Bình nói đến trào lưu dân chủ hóa của các cơ chế
quốc tế, thì ta đừng nghĩ đến dân chủ hóa là điều Trung Quốc không chấp
nhận. Ông ta chỉ hàm ý là các tổ chức quốc tế thiết lập sau Thế chiến
II, như Liên Hiệp Quốc, Ngân Hàng Thế Giới, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế hay Tổ
Chức Thương Mại Thế giới WTO, Tòa Án Trọng Tài, v.v… là các định chế Tây
phương và ngày nay nhiều quốc gia đang nhân danh chủ quyền của họ mà
phủ nhận các định chế ấy. Sự thật thì lãnh đạo Bắc Kinh muốn huy động
tâm lý quần chúng trước ba thách đố về an ninh chiến lược là 1/ sức mạnh
của Hoa Kỳ, là 2/ yêu cầu phát triển mậu dịch và 3/ việc thành lập các
tổ chức mới để bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc. Quanh đi quẩn lại vẫn
chỉ là quyền lợi khi kinh tế Trung Quốc gặp khó khăn giữa một thế giới
có quá nhiều thay đổi.
Nguyên Lam: Trong khung cảnh chiến lược đang dời đổi
như vậy, thưa ông các nền kinh tế chưa phát triển tại Đông Nam Á có thể
và nên làm gì? Đây là câu hỏi mà Việt Nam quan tâm.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trước tiên, ta không nên quên rằng kinh tế
Trung Quốc đang có nhiều bài toán nan giải chứ không mạnh như trước, nên
Bắc Kinh vẫn rất cần thị trường nước ngoài vì chưa thể trông cậy vào
sức tiêu thụ nội địa. Thứ hai, sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp ước TPP, Bắc
Kinh chưa thể trám vào khoảng trống đó với Hiệp định RCEP gồm 10 quốc
gia của Hiệp hội ASEAN và sáu nước là Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn, Ấn
Độ, Úc và New Zealand. Chúng ta sẽ tìm hiểu vì sao. Thứ ba, hoàn cảnh
của từng nước Đông Nam Á giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng có khác nhau nên
mỗi quốc gia có thể xoay trở một cách.
Bài toán cho Trung Quốc
Nguyên Lam: Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu các vấn đề này, trước hết, thưa ông, là về kinh tế Trung Quốc.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thế giới quá chú ý tới Hoa Kỳ và chính sách
kinh tế hay thương mại của Chính quyền Donald Trump mà nhìn vào Trung
Quốc với hy vọng khác. Thật ra, kinh tế Trung Quốc đang bị chững và
không thể đạt mức tăng trưởng trên 6% như trước trong khi lại chất lên
một núi nợ quá lớn. Ngay trước mắt, thị trường bất động sản của Trung
Quốc có thể sụp đổ mà muốn tránh thì họ phải giảm đà tín dụng và mức
tăng giá địa ốc. Nhưng hãm đà tín dụng lại gây hậu quả là tăng trưởng
chậm hơn, thất nghiệp cao với nguy cơ động loạn xã hội là điều lãnh đạo
rất sợ.
- Bài toán nan giải của họ là bơm tín dụng cũng có nghĩa là chuyển tiền
của người có tiết kiệm vào thị trường lao động mà lại dẫn đến khủng
hoảng tài chính. Mâu thuẫn này cho thấy Bắc Kinh chết kẹt giữa hai giải
pháp cùng lưỡng nan: một là thận trọng giảm đà tăng trưởng mà không làm
thị trường địa ốc tan vỡ như Nhật Bản và Hoa Kỳ đã từng bị trước đây. Vì
những dị biệt lợi tức quá lớn giữa chín tỉnh duyên hải miền Đông với
phần còn lại ở bên trong, sự tan vỡ này sẽ còn kinh hoàng hơn những gì
đã xảy ra cho hai nước kia. Hai là tìm ra hướng phát triển vẫn nhờ thị
trường xuất khẩu thì lại tùy thuộc quá nhiều vào các nền kinh tế khác
giữa khung cảnh sa sút của xuất nhập khẩu và phản ứng bảo hộ mậu dịch
của cả Liên Âu lẫn Hoa Kỳ.
Nguyên Lam: Chúng ta bước qua vấn đề thứ nhì là sự
xoay chuyển trái chiều giữa Hiệp ước TPP không còn nước Mỹ và Hiệp định
RCEP đang do Bắc Kinh cổ võ. Thưa ông, các nước Đông Nam Á xoay trở thế
nào trong khung cảnh đó?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Sự thật đầu tiên là hậu quả của vụ TPP
không đến nỗi khủng khiếp như người ta vẫn sợ vì Hiệp ước này chưa thành
hình. Mà nếu muốn thành hình thì các nước còn phải tiến hành nhiều bước
cải cách quan trọng để tiến tới chế độ thương mại tự do, mở rộng hệ
thống cung cấp mới giữa các thành viên với nhau và tháo gỡ nhiều rào cản
bên trong về lao động, môi sinh, v.v…. Dù có hay không có Hoa Kỳ, Hiệp
ước TPP này vẫn khiến các nước nghèo như Việt Nam và Malaysia phải thay
đổi lớn từ nay đến kỳ hạn Tháng Hai năm tới thì mới hưởng lợi nhiều nhờ
TPP như đã kỳ vọng. Thứ hai, nếu Hoa Kỳ rút lui thì 11 nước còn lại vẫn
xúc tiến Hiệp ước với nhau trong khi từng nước có thể tiến hành hiệp
định thương mại song phương với Mỹ. Cho tới nay mới chỉ có Nhật Bản, Nam
Hàn, Úc, Singapore, Malaysia và Thái Lan là có loại thỏa ước song
phương hay gần tương tự với Hoa Kỳ. Việt Nam nên chú ý tới giải pháp đó
sau hơn 20 cải tiến quan hệ với Hoa Kỳ. Việc cải cách theo cam kết của
TPP là điều cần thiết và có lợi khi sẽ thương thuyết với nước Mỹ về một
hiệp ước song phương.
Nguyên Lam: Nếu nhìn như vậy thì các nước đang phát
triển trong Hiệp hội ASEAN vẫn còn nhiều cách xoay trở, nhưng phải chăng
vì vậy mà lại xoay vào quỹ đạo của Bắc Kinh với Hiệp định Đối tác Toàn
diện của Khu vực RCEP?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thật ra hoàn cảnh riêng của từng nước trong
Hiệp hội 10 quốc gia Đông Nam Á khiến có nhiều nước lại vui mừng vì sự
thất bại hay trục trặc của Hiệp định TPP. Như Cam Bốt, Indonesia hay
Thái Lan và Philippines không mấy vui khi thấy Việt Nam và Malaysia hội
nhập vào nhóm 12 nước của TPP và có đầu cầu tiến vào thị trường Hoa Kỳ!
- Thứ hai, dù Hiệp định RCEP với Trung Quốc không đòi hỏi tiêu chuẩn
cao như TPP nhưng chưa chắc đã sớm hoàn tất và không phải nước nào cũng
sẵn lòng ngả theo Trung Quốc, kể cả trường hợp Việt Nam. Họ vẫn có thể
nghĩ đến thị trường Liên Âu và Hoa Kỳ qua ngả thương thuyết song phương
giữa khung cảnh rõ ràng là đối đầu về nhiều mặt giữa Tầu và Mỹ.
Là một quốc gia đông dân, có nhân công tương đối còn rẻ và lại có tay nghề thì Việt Nam vẫn còn triển vọng thay thế phần nào vị trí cơ xưởng toàn cầu của Trung Quốc. Nguyễn-Xuân Nghĩa
- Thứ ba, các nước Đông Nam Á kể cả Việt Nam, cần thấy là họ không nằm
dưới tầm nhắm của Hoa Kỳ theo quan điểm của Chính quyền Donald Trump, là
điều hoàn toàn khác với Trung Quốc, cho nên vẫn có triển vọng thương
thảo với Mỹ chứ không bị cắt cầu mà trôi vào vùng biển động của Bắc
Kinh, khi ưu tiên của Trung Quốc dù sao vẫn là xuất khẩu.
- Sau cùng, tôi cho rằng từ nguyên thủy Hiệp hội ASEAN tại Đông Nam Á
là một câu lạc bộ kinh tế với nỗ lực hội nhập thành hình từ năm 1977 và
hoàn thành một thỏa ước tự do thương mại với nhau từ năm 1991 và một
thỏa ước giải phóng đầu tư từ năm 2000. Nhóm kinh tế này có nhiều khác
biệt nhưng vẫn có hy vọng bổ sung cho nhau nếu cố gắng hội nhập thành
một khối ở giữa hai thế lực là Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Cơ hội nào cho Việt Nam
Nguyên Lam: Thưa ông, nghĩa là khung cảnh tranh chấp
về cả an ninh lẫn kinh tế giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc lại còn có thể mở
ra một cơ hội khác cho các nước này, kể cả Việt Nam?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Hai nền kinh tế Mỹ-Hoa đã giao dịch và hợp
tác với nhau trong nhiều thập niên và gần như lập ra một chuỗi cung ứng
nguyên vật liệu giữa đôi bên. Thí dụ như hàng gia dụng hay điện tử, điện
thoại di động, hoặc áo quần giày dép, v.v… của Mỹ chế tạo bên Tầu để
bán về Mỹ.
- Ngày nay, kinh tế Trung Quốc mất lợi thế nhân công nhiều và rẻ, Hoa
Kỳ thì không chấp nhận cái thế giao dịch bất lợi ấy cho công nhân Mỹ nên
cũng tìm cách khác. Đấy là lúc các nước ASEAN có thể trám vào khoảng
trống và trở thành nguồn cung ứng cho kinh tế Hoa Kỳ, thí dụ như về hàng
dệt sợi hay điện tử. Từ nhiều năm trước, diễn đàn của chúng ta đã nói
đến triển vọng điền thế của Việt Nam khi các doanh nghiệp Hoa Kỳ rút
khỏi Trung Quốc và tìm nơi đầu tư có lợi hơn. Trào lưu đó sẽ dồn dập khi
mâu thuẫn Mỹ-Hoa đi vào giai đoạn gay gắt.
- Khi ấy, là một quốc gia đông dân, có nhân công tương đối còn rẻ và
lại có tay nghề thì Việt Nam vẫn còn triển vọng thay thế phần nào vị trí
cơ xưởng toàn cầu của Trung Quốc. Các quốc gia như Mexico, Bangladesh
hay Indonesia và Pakistan đã từng hy vọng như vậy nhưng vì nhiều lý do
khác nhau, kể cả yếu tố Hồi giáo hay khủng bố, họ chưa thể trám vào
khoảng trống đó, hoặc đang bị khó khăn, như trường hợp của Mexixo. Như
vậy, nhìn trên toàn cảnh Mỹ-Hoa và Đông Nam Á, Việt Nam thật ra đang có
nhiều ưu thế bất ngờ với kinh tế Hoa Kỳ, nếu kịp thời cải sửa về năng
suất và môi trường đầu tư để tiến lên trình độ sản xuất cao hơn trong
một chuỗi cung ứng có lợi hơn cho kinh tế và xã hội.
Nguyên Lam: Xin cảm tạ chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa về cuộc phỏng vấn này.