Tham Khảo

Trường Sa và Cam Ranh: Những biểu hiện phân hóa giữa ‘thân Trung’ và ‘hướng Mỹ’? ( Ai cho thoát mà thoát. Cho thân mà thân )

Vào những ngày này, Đinh Thế Huynh – nhân vật thứ 5 trong Bộ chính trị nhưng lại là số 2 trong đảng CSVN – đang bất ngờ “có mặt” ở Washington. Chính trường và giới quốc phòng Việt Nam lại đang diễn ra những động thái “lạ”. Nếu chưa thể thừa n

Blog VOA

Phạm Chí Dũng

Ngoại trưởng John Kerry và Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh. Ảnh: internet

Ngoại trưởng John Kerry và Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh. Ảnh: internet

Vào những ngày này, Đinh Thế Huynh – nhân vật thứ 5 trong Bộ chính trị nhưng lại là số 2 trong đảng CSVN – đang bất ngờ “có mặt” ở Washington. Chính trường và giới quốc phòng Việt Nam lại đang diễn ra những động thái “lạ”. Nếu chưa thể thừa nhận về một lực lượng chính trị “thân Mỹ” ở Việt Nam, bạn có thể đặt cho lực lượng này cái tên gì?

‘Hướng Mỹ’

Lịch sử chính trị cận đại ở Việt Nam đã có một lần được đánh bóng đặc biệt với cái tên Nguyễn Tấn Dũng – thủ tướng trước Đại hội XII. Trong cuộc chạy đua giành ghế tổng bí thư với Nguyễn Phú Trọng, ông Dũng được một số “chuyên gia cận thần”, vài ba trang blog tiếm danh lề trái, kể cả một số trí thức có khuynh hướng dân chủ thổi bùng niềm kỳ vọng vào ông như một “Gorbachev” của những năm 80 thế kỷ XX, hay “Putin” những năm 90 của thế kỷ trước, hoặc “thân Mỹ” của thế kỷ này.

Tuy thế, lịch sử lại tréo ngoe ở chỗ chưa bao giờ người Mỹ cảm thấy vui mừng vì sự hiện diện của một “lực lượng thân Mỹ” ở Việt Nam, và cũng chưa bao giờ chính phủ hay bất kỳ một cơ quan có trách nhiệm nào của Mỹ xác nhận, dù là một cách hết sức không chính thức, về bất kỳ một lực lượng chính trị nào ở Việt Nam được Mỹ ủng hộ.

Đơn giản là “Dũng không theo ai, Dũng chỉ theo Dũng” – như một chân lý mà những người tỉnh táo đã rút ra trước và sau Đại hội XII để khỏi ôm nỗi thất vọng không thể có cơ hội sửa sai.

Và nếu Nguyễn Tấn Dũng mà còn bị nhận chân là không đủ “theo Mỹ” để “cứu nước”, sau ông ta lại không có một gương mặt chính khách nào có thể được liệt vào loại “thân Mỹ”.

Vì thế, một cái tên có lẽ vẫn khiên cưỡng, nhưng có thể tạm thời chấp nhận, được dùng để chỉ một nhóm, hoặc cao hơn là một thế lực chính trị đang thành hình có khuynh hướng tìm cách dựa dẫm vào sức mạnh quân sự và kinh tế của người Mỹ để mưu đồ cho cuộc tranh giành sống mái về quyền lực cho nhóm lợi ích của mình trên mảnh đất Việt ngày càng tan hoang, có thể là “Hướng Mỹ”.

Những động thái ‘lạ’

Khác với thế thúc thủ vào năm 2015 và khác hẳn thế tủi nhục vào năm 2014, từ đầu năm 2016 đến nay đã xuất hiện một số chỉ dấu cho thấy giới quân sự và có thể cả giới ngoại giao Việt Nam đã tìm cách đi trước gã khổng lồ phương Bắc.

Tháng 2/2016, Việt Nam lần đầu tiên trở thành “quan sát viên” trong một cuộc tập trận có tên là Hổ Mang Vàng của Mỹ và các nước đồng minh. Sau đó lần đầu tiên đã diễn ra cuộc diễn tập quân sự chung giữa Nhật Bản và hải quân Việt Nam tại Đà Nẵng. Cũng sau đó, trước sự kiện một tàu quân sự Mỹ áp sát đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa và bị phía Trung Quốc công kích dữ dội, phía ngoại giao Việt Nam cũng lần đầu tiên tỏ ra “can đảm” khi dè dặt tuyên bố “tàu Mỹ đi qua vô hại”.

Tuy nhiên, hành động tỏ ra có “dũng khí” nhất là lần đầu tiên sau nhiều năm, vào đầu năm 2016 hải quân Việt Nam đã dám bắt giữ một tàu của Trung Quốc, dù đây chỉ là tàu chở dầu để tiếp vận cho hàng trăm tàu đánh cá Trung Hoa xâm phạm một cách có chủ ý và có hệ thống vùng biển Việt Nam.

Đến tháng 8/2016, hãng tin Anh Reuters đã trở thành cơ quan thông tấn đầu tiên bật mí một sự kiện mà có thể làm Tập Cận Bình sôi máu: quân đội Việt Nam âm thầm đưa tên lửa ra quần đảo Trường Sa như một cách để đối kháng với tên lửa của Trung Quốc đưa ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Sự thể càng đáng ngạc nhiên hơn khi trong một cuộc trả lời phỏng vấn của Reuters, thứ trưởng quốc phòng hiện thời là Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã không bác bỏ thông tin tuyệt mật này mà lại úp mở: “Di chuyển bất kỳ loại vũ khí nào đến bất kỳ khu vực vào bất kỳ lúc nào trong vùng lãnh thổ có chủ quyền của chúng tôi là quyền hợp pháp của chúng tôi”.

Chỉ ít ngày trước chuyến đi Trung Quốc của ông Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban bí thư, vào tháng 10/2016, ông Nguyễn Chí Vịnh cũng phát ngôn rất đáng chú ý: “Việt Nam cam kết hỗ trợ Mỹ và đồng minh can thiệp vào tình hình khu vực, miễn sao điều đó mang lại hòa bình, ổn định và thịnh vượng”. Phát ngôn này được đưa ra trong cuộc trao đổi với bà Cara Abercrombie, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ phụ trách vấn đề Nam và Đông Nam Á.

Hoàn toàn dễ dàng nhận ra sự khác biệt về “bản lĩnh Nguyễn Chí Vịnh” của năm nay với những năm trước. Khi nổ ra vụ giàn khoan Hải Dương 981 ngự trị ngay trước mũi chính thể Hà Nội vào năm 2014, tướng Vịnh đã không một lời phản kháng. Và ông ta cũng chẳng làm khác hơn khi hàng chục lần tàu cá, tàu hải giám Trung Quốc tấn công tàu cá và giết hại ngư dân Việt.

Còn giờ đây, tướng Vịnh bất thần trở nên có “dũng khí” hơn, dù chỉ đôi chút. Lời lẽ và quan điểm đối ngoại của ông cũng quyết đoán hơn, dù vẫn còn quá nhiều từ ngữ mập mờ mà muốn hiểu sao cũng được.

Chuyện gì đang xảy ra?

Có vẻ đang diễn ra những động thái “lạ” trong chính trường Việt Nam, đặc biệt liên quan đến mảng đối ngoại con thoi và phòng thủ quân sự. Và dường như giữa các động thái đối ngoại giữa một số nhân vật chính trị lại không ăn khớp với nhau, nếu không nói là ngược chiều nhau.

Bí ẩn Cam Ranh

Cam Ranh có thể được xem là một hình mẫu cho quan điểm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước”, nhưng cũng rất có thể đang ẩn giấu một cuộc so kè giữa hai thế lực “thân Trung” và “hướng Mỹ” trong nội bộ đảng CSVN.

Tháng 10/2016, chỉ ít ngày sau khi 2 tàu khu trục Mỹ cập cảng Cam Ranh. Đây là sự kiện lần đầu tiên kể từ năm 1975, một sự kiện khác cũng mang tính lần đầu tiên và được quan tâm không kém là 3 tàu chiến Trung Quốc cũng cập cảng Cam Ranh.

Thậm chí, giới phân tích còn cho biết 3 tàu chiến của Trung Quốc ghé thăm cảng Cam Ranh thuộc hạm đội Đông Hải, hạm đội đã từng tham gia vào vụ thảm sát Gạc Ma năm 1988. Một cách nào đó, đây là sự xúc phạm đến oan hồn của 64 binh sĩ Việt Nam bị phía Trung Quốc tàn sát năm 1988.

Sự kiện tàu chiến Trung Quốc cập cảng Cam Ranh lại được báo chí nhà nước thông tin cùng thời điểm với một chuyến công du đặc biệt: Thường trực Ban bí thư Đinh Thế Huynh, nhân vật số 2 trong đảng, đến Bắc Kinh và đặc biệt có một cuộc gặp với Tập Cận Bình. Khoảng thời gian mà ông Huynh ở Trung Quốc lại trùng với thời gian mà Tổng thống Philippines Duterte cũng đến quốc gia này và đưa ra một tuyên bố khó có thể đồng bóng hơn: Philippines quyết định chia tay với Mỹ.

Câu hỏi rất cần được giải đáp là có phải “tập thể Bộ Chính trị” đã cùng lúc quyết định cho cả tàu chiến Mỹ lẫn Trung Quốc được cập cảng Cam Ranh theo sách lược “đu dây” truyền thống, hay còn nhân tố nào khác? Nếu không phải là Bộ Chính trị quyết định việc này thì ai đã bật đèn xanh cho tàu Mỹ và ai mời tàu Trung Quốc vào Cam Ranh?

Lối thoát thời tao loạn

Trên bề mặt, tư thế đu dây đối ngoại vẫn là chủ đạo của giới lãnh đạo Việt Nam. Một trong vài bằng chứng mới nhất là Cam Ranh đón cả tàu Mỹ lẫn tàu Trung Quốc để bảo đảm “không liên minh với một nước nhằm chống lại nước thứ ba”.

Bằng chứng gần nhất là ngay sau khi đi Bắc Kinh “thỉnh kiến” Tập Cận Bình, ông Đinh Thế Huynh lập tức “diện kiến” ở Washington. Chuyến công du liên cường quốc của nhân vật thứ 5 trong Bộ Chính trị nhưng lại là số 2 trong đảng này có thể mang hơi hướng nào đó của chuyến công du đột ngột và âm thầm của nhân vật Phạm Quang Nghị, Bí thư thành ủy Hà Nội, đến Washington vào tháng 7/2014. Khi đó, ông Nghị còn được Nguyễn Phú Trọng “chấm” như một ứng cử viên sáng giá cho chức vụ tổng bí thư tại Đại hội XII. Hiện nay, ông Huynh cũng nằm trong tình trạng của ông Nghị quá khứ và có lẽ nhu cầu “đối ngoại” của ông Huynh là lớn chưa từng thấy…

Nhưng sau tất cả những màn trình diễn qua lại trên, câu hỏi cốt yếu vẫn là ai là người quyết định đưa tên lửa ra Trường Sa – một biểu hiện được đánh giá là nếu không có một sự hậu thuẫn đủ mạnh của một thế lực đủ đối trọng với Trung Quốc thì khó lòng xảy ra vào thời gian này?

Trong khi đó, vẫn đang xuất hiện những tin tức ngoài lề cho biết sau phán quyết về đường lưỡi bò của Tòa án quốc tế, Trung Quốc “sẽ hành động” vào một thời điểm nào đó.

Không phải ngẫu nhiên mà giới chóp bu Việt Nam thỉnh thoảng vẫn nhắc lại khẩu hiệu “không để bị động bất ngờ” trong các cuộc thăm viếng các quân khu và đơn vị bộ đội.

Hẳn là trên bình diện tương quan về thế chứ không phải là lực, Việt Nam vẫn đang duy trì xu hướng cậy nhờ lực lượng hải quân Hoa Kỳ, cho dù xu hướng này tiến triển một cách chậm chạp.

Tựu trung những biểu hiện từ đầu năm 2016 đến nay, có vẻ như chính trường Việt Nam đang dần tách thành hai khối chuyên biệt: “thân Trung” và “hướng Mỹ”, bất chấp Tổng Bí thư Trọng cứ mãi rao giảng về “chống tự diễn biến, tự chuyển hóa”.

Lịch sử nước Việt là thế, cứ vào thời tao loạn, mỗi người lại phải tự tìm lối thoát cho riêng mình.

Không chỉ cố gắng tìm kiếm một thế “chống lưng” mới về kinh tế và cả quân sự, mỗi nhân vật chính trị còn phải cố làm sao để bảo đảm cho “hậu vận” của mình không bị mệnh hệ gì nếu nội tình quốc gia “có biến”.

Chỉ có điều, dư luận trong nước và quốc tế cho tới giờ vẫn không hết ngạc nhiên về tính ù lì chậm chạp của giới chính khách nửa mùa ở Việt Nam. Trong khi bài học dân chủ hóa và chuyển giao quyền lực êm ả đã được thực hiện ở Myanmar suốt từ năm 2012 đến nay, những chính khách “muốn thay đổi” ở Việt Nam vẫn như tê cứng bởi nỗi sợ hãi kỷ luật đảng mỗi khi muốn nhúc nhích khỏi quỹ đạo ý thức hệ giáo điều.


Bàn ra tán vào (1)

quang dinh
NHẬN DIỆN SUY THOÁI * Suy đồi sụp núi lở Củ Chi Lục cẩu tam nương kiếm bánh mỳ Hăm bảy đống phân Tòng Thị Phóng Năm trăm đại bảo Tôn Ngộ Không * Vương Đình Huệ nhãn đại đồng vàng trong quần chúng chưa trồng cứt lợn bông Kim Ngân Bát giái tiên Bồng Nội Y Kim Tiến chổng mông trư Dzàng khè Bần khinh Phú Trọng Hít Le Hun sen hửi tớ mắt me Duterte lồng * Vũ Ngọc Hoàng Văn Hoan Huy Đức chống Trịnh Xuân Thanh Nguyễn Đình Cống Lê Bình Tướng Tô Lâm Gia Nã Đại Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Doan rộng cửa mình tìm sẽ thấy * Đấy là suy thoái đảng viên hòa bình tự diễn đạo biên Tập Cận Bình Thăng Long phân hóa Bắc Kinh Xây lò Tôn Nữ Thị Ninh Đặng Tiểu Bình Sứ Quân Hà Tỉnh Trường Chinh mật khu Bành Lệ Viện rình Trần Đại Quang * TÂM THANH

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Trường Sa và Cam Ranh: Những biểu hiện phân hóa giữa ‘thân Trung’ và ‘hướng Mỹ’? ( Ai cho thoát mà thoát. Cho thân mà thân )

Vào những ngày này, Đinh Thế Huynh – nhân vật thứ 5 trong Bộ chính trị nhưng lại là số 2 trong đảng CSVN – đang bất ngờ “có mặt” ở Washington. Chính trường và giới quốc phòng Việt Nam lại đang diễn ra những động thái “lạ”. Nếu chưa thể thừa n

Blog VOA

Phạm Chí Dũng

Ngoại trưởng John Kerry và Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh. Ảnh: internet

Ngoại trưởng John Kerry và Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh. Ảnh: internet

Vào những ngày này, Đinh Thế Huynh – nhân vật thứ 5 trong Bộ chính trị nhưng lại là số 2 trong đảng CSVN – đang bất ngờ “có mặt” ở Washington. Chính trường và giới quốc phòng Việt Nam lại đang diễn ra những động thái “lạ”. Nếu chưa thể thừa nhận về một lực lượng chính trị “thân Mỹ” ở Việt Nam, bạn có thể đặt cho lực lượng này cái tên gì?

‘Hướng Mỹ’

Lịch sử chính trị cận đại ở Việt Nam đã có một lần được đánh bóng đặc biệt với cái tên Nguyễn Tấn Dũng – thủ tướng trước Đại hội XII. Trong cuộc chạy đua giành ghế tổng bí thư với Nguyễn Phú Trọng, ông Dũng được một số “chuyên gia cận thần”, vài ba trang blog tiếm danh lề trái, kể cả một số trí thức có khuynh hướng dân chủ thổi bùng niềm kỳ vọng vào ông như một “Gorbachev” của những năm 80 thế kỷ XX, hay “Putin” những năm 90 của thế kỷ trước, hoặc “thân Mỹ” của thế kỷ này.

Tuy thế, lịch sử lại tréo ngoe ở chỗ chưa bao giờ người Mỹ cảm thấy vui mừng vì sự hiện diện của một “lực lượng thân Mỹ” ở Việt Nam, và cũng chưa bao giờ chính phủ hay bất kỳ một cơ quan có trách nhiệm nào của Mỹ xác nhận, dù là một cách hết sức không chính thức, về bất kỳ một lực lượng chính trị nào ở Việt Nam được Mỹ ủng hộ.

Đơn giản là “Dũng không theo ai, Dũng chỉ theo Dũng” – như một chân lý mà những người tỉnh táo đã rút ra trước và sau Đại hội XII để khỏi ôm nỗi thất vọng không thể có cơ hội sửa sai.

Và nếu Nguyễn Tấn Dũng mà còn bị nhận chân là không đủ “theo Mỹ” để “cứu nước”, sau ông ta lại không có một gương mặt chính khách nào có thể được liệt vào loại “thân Mỹ”.

Vì thế, một cái tên có lẽ vẫn khiên cưỡng, nhưng có thể tạm thời chấp nhận, được dùng để chỉ một nhóm, hoặc cao hơn là một thế lực chính trị đang thành hình có khuynh hướng tìm cách dựa dẫm vào sức mạnh quân sự và kinh tế của người Mỹ để mưu đồ cho cuộc tranh giành sống mái về quyền lực cho nhóm lợi ích của mình trên mảnh đất Việt ngày càng tan hoang, có thể là “Hướng Mỹ”.

Những động thái ‘lạ’

Khác với thế thúc thủ vào năm 2015 và khác hẳn thế tủi nhục vào năm 2014, từ đầu năm 2016 đến nay đã xuất hiện một số chỉ dấu cho thấy giới quân sự và có thể cả giới ngoại giao Việt Nam đã tìm cách đi trước gã khổng lồ phương Bắc.

Tháng 2/2016, Việt Nam lần đầu tiên trở thành “quan sát viên” trong một cuộc tập trận có tên là Hổ Mang Vàng của Mỹ và các nước đồng minh. Sau đó lần đầu tiên đã diễn ra cuộc diễn tập quân sự chung giữa Nhật Bản và hải quân Việt Nam tại Đà Nẵng. Cũng sau đó, trước sự kiện một tàu quân sự Mỹ áp sát đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa và bị phía Trung Quốc công kích dữ dội, phía ngoại giao Việt Nam cũng lần đầu tiên tỏ ra “can đảm” khi dè dặt tuyên bố “tàu Mỹ đi qua vô hại”.

Tuy nhiên, hành động tỏ ra có “dũng khí” nhất là lần đầu tiên sau nhiều năm, vào đầu năm 2016 hải quân Việt Nam đã dám bắt giữ một tàu của Trung Quốc, dù đây chỉ là tàu chở dầu để tiếp vận cho hàng trăm tàu đánh cá Trung Hoa xâm phạm một cách có chủ ý và có hệ thống vùng biển Việt Nam.

Đến tháng 8/2016, hãng tin Anh Reuters đã trở thành cơ quan thông tấn đầu tiên bật mí một sự kiện mà có thể làm Tập Cận Bình sôi máu: quân đội Việt Nam âm thầm đưa tên lửa ra quần đảo Trường Sa như một cách để đối kháng với tên lửa của Trung Quốc đưa ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Sự thể càng đáng ngạc nhiên hơn khi trong một cuộc trả lời phỏng vấn của Reuters, thứ trưởng quốc phòng hiện thời là Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã không bác bỏ thông tin tuyệt mật này mà lại úp mở: “Di chuyển bất kỳ loại vũ khí nào đến bất kỳ khu vực vào bất kỳ lúc nào trong vùng lãnh thổ có chủ quyền của chúng tôi là quyền hợp pháp của chúng tôi”.

Chỉ ít ngày trước chuyến đi Trung Quốc của ông Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban bí thư, vào tháng 10/2016, ông Nguyễn Chí Vịnh cũng phát ngôn rất đáng chú ý: “Việt Nam cam kết hỗ trợ Mỹ và đồng minh can thiệp vào tình hình khu vực, miễn sao điều đó mang lại hòa bình, ổn định và thịnh vượng”. Phát ngôn này được đưa ra trong cuộc trao đổi với bà Cara Abercrombie, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ phụ trách vấn đề Nam và Đông Nam Á.

Hoàn toàn dễ dàng nhận ra sự khác biệt về “bản lĩnh Nguyễn Chí Vịnh” của năm nay với những năm trước. Khi nổ ra vụ giàn khoan Hải Dương 981 ngự trị ngay trước mũi chính thể Hà Nội vào năm 2014, tướng Vịnh đã không một lời phản kháng. Và ông ta cũng chẳng làm khác hơn khi hàng chục lần tàu cá, tàu hải giám Trung Quốc tấn công tàu cá và giết hại ngư dân Việt.

Còn giờ đây, tướng Vịnh bất thần trở nên có “dũng khí” hơn, dù chỉ đôi chút. Lời lẽ và quan điểm đối ngoại của ông cũng quyết đoán hơn, dù vẫn còn quá nhiều từ ngữ mập mờ mà muốn hiểu sao cũng được.

Chuyện gì đang xảy ra?

Có vẻ đang diễn ra những động thái “lạ” trong chính trường Việt Nam, đặc biệt liên quan đến mảng đối ngoại con thoi và phòng thủ quân sự. Và dường như giữa các động thái đối ngoại giữa một số nhân vật chính trị lại không ăn khớp với nhau, nếu không nói là ngược chiều nhau.

Bí ẩn Cam Ranh

Cam Ranh có thể được xem là một hình mẫu cho quan điểm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước”, nhưng cũng rất có thể đang ẩn giấu một cuộc so kè giữa hai thế lực “thân Trung” và “hướng Mỹ” trong nội bộ đảng CSVN.

Tháng 10/2016, chỉ ít ngày sau khi 2 tàu khu trục Mỹ cập cảng Cam Ranh. Đây là sự kiện lần đầu tiên kể từ năm 1975, một sự kiện khác cũng mang tính lần đầu tiên và được quan tâm không kém là 3 tàu chiến Trung Quốc cũng cập cảng Cam Ranh.

Thậm chí, giới phân tích còn cho biết 3 tàu chiến của Trung Quốc ghé thăm cảng Cam Ranh thuộc hạm đội Đông Hải, hạm đội đã từng tham gia vào vụ thảm sát Gạc Ma năm 1988. Một cách nào đó, đây là sự xúc phạm đến oan hồn của 64 binh sĩ Việt Nam bị phía Trung Quốc tàn sát năm 1988.

Sự kiện tàu chiến Trung Quốc cập cảng Cam Ranh lại được báo chí nhà nước thông tin cùng thời điểm với một chuyến công du đặc biệt: Thường trực Ban bí thư Đinh Thế Huynh, nhân vật số 2 trong đảng, đến Bắc Kinh và đặc biệt có một cuộc gặp với Tập Cận Bình. Khoảng thời gian mà ông Huynh ở Trung Quốc lại trùng với thời gian mà Tổng thống Philippines Duterte cũng đến quốc gia này và đưa ra một tuyên bố khó có thể đồng bóng hơn: Philippines quyết định chia tay với Mỹ.

Câu hỏi rất cần được giải đáp là có phải “tập thể Bộ Chính trị” đã cùng lúc quyết định cho cả tàu chiến Mỹ lẫn Trung Quốc được cập cảng Cam Ranh theo sách lược “đu dây” truyền thống, hay còn nhân tố nào khác? Nếu không phải là Bộ Chính trị quyết định việc này thì ai đã bật đèn xanh cho tàu Mỹ và ai mời tàu Trung Quốc vào Cam Ranh?

Lối thoát thời tao loạn

Trên bề mặt, tư thế đu dây đối ngoại vẫn là chủ đạo của giới lãnh đạo Việt Nam. Một trong vài bằng chứng mới nhất là Cam Ranh đón cả tàu Mỹ lẫn tàu Trung Quốc để bảo đảm “không liên minh với một nước nhằm chống lại nước thứ ba”.

Bằng chứng gần nhất là ngay sau khi đi Bắc Kinh “thỉnh kiến” Tập Cận Bình, ông Đinh Thế Huynh lập tức “diện kiến” ở Washington. Chuyến công du liên cường quốc của nhân vật thứ 5 trong Bộ Chính trị nhưng lại là số 2 trong đảng này có thể mang hơi hướng nào đó của chuyến công du đột ngột và âm thầm của nhân vật Phạm Quang Nghị, Bí thư thành ủy Hà Nội, đến Washington vào tháng 7/2014. Khi đó, ông Nghị còn được Nguyễn Phú Trọng “chấm” như một ứng cử viên sáng giá cho chức vụ tổng bí thư tại Đại hội XII. Hiện nay, ông Huynh cũng nằm trong tình trạng của ông Nghị quá khứ và có lẽ nhu cầu “đối ngoại” của ông Huynh là lớn chưa từng thấy…

Nhưng sau tất cả những màn trình diễn qua lại trên, câu hỏi cốt yếu vẫn là ai là người quyết định đưa tên lửa ra Trường Sa – một biểu hiện được đánh giá là nếu không có một sự hậu thuẫn đủ mạnh của một thế lực đủ đối trọng với Trung Quốc thì khó lòng xảy ra vào thời gian này?

Trong khi đó, vẫn đang xuất hiện những tin tức ngoài lề cho biết sau phán quyết về đường lưỡi bò của Tòa án quốc tế, Trung Quốc “sẽ hành động” vào một thời điểm nào đó.

Không phải ngẫu nhiên mà giới chóp bu Việt Nam thỉnh thoảng vẫn nhắc lại khẩu hiệu “không để bị động bất ngờ” trong các cuộc thăm viếng các quân khu và đơn vị bộ đội.

Hẳn là trên bình diện tương quan về thế chứ không phải là lực, Việt Nam vẫn đang duy trì xu hướng cậy nhờ lực lượng hải quân Hoa Kỳ, cho dù xu hướng này tiến triển một cách chậm chạp.

Tựu trung những biểu hiện từ đầu năm 2016 đến nay, có vẻ như chính trường Việt Nam đang dần tách thành hai khối chuyên biệt: “thân Trung” và “hướng Mỹ”, bất chấp Tổng Bí thư Trọng cứ mãi rao giảng về “chống tự diễn biến, tự chuyển hóa”.

Lịch sử nước Việt là thế, cứ vào thời tao loạn, mỗi người lại phải tự tìm lối thoát cho riêng mình.

Không chỉ cố gắng tìm kiếm một thế “chống lưng” mới về kinh tế và cả quân sự, mỗi nhân vật chính trị còn phải cố làm sao để bảo đảm cho “hậu vận” của mình không bị mệnh hệ gì nếu nội tình quốc gia “có biến”.

Chỉ có điều, dư luận trong nước và quốc tế cho tới giờ vẫn không hết ngạc nhiên về tính ù lì chậm chạp của giới chính khách nửa mùa ở Việt Nam. Trong khi bài học dân chủ hóa và chuyển giao quyền lực êm ả đã được thực hiện ở Myanmar suốt từ năm 2012 đến nay, những chính khách “muốn thay đổi” ở Việt Nam vẫn như tê cứng bởi nỗi sợ hãi kỷ luật đảng mỗi khi muốn nhúc nhích khỏi quỹ đạo ý thức hệ giáo điều.


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm