Tham Khảo
Tương lai nào cho công an và quân đội thời hậu-cộng-sản?
Cũng như những triều đại khác lúc cuối đời, dù đảng cộng sản Việt Nam có quyết định và hành động gì nữa thì cũng sẽ đi vào chổ chết. Có nhường nhịn thì vẫn bị tiếp tục lấn chiếm đất đai và biển đảo.
Giờ đây ai cũng biết đảng cộng sản Việt Nam đã mất hết khả năng điều
hành đất nước. Qua sự kiện giàn khoan Hysy 981, chính phủ Việt Nam tụt
thêm một mức nữa: Không còn khả năng duy trì chế độ. Cộng sản Việt Nam
không còn đồng minh, hết còn lý tưởng, hết ngân sách…
Cũng như những triều đại khác lúc cuối đời, dù đảng cộng sản Việt Nam có
quyết định và hành động gì nữa thì cũng sẽ đi vào chổ chết. Có nhường
nhịn thì vẫn bị tiếp tục lấn chiếm đất đai và biển đảo.
Có bắt bớ và giam cầm những người đấu tranh thì đã có những người khác
thay thế. Nhờ kiến thức lẫn kinh nghiệm của những người đi trước, thành
phần đấu tranh kế tiếp còn lợi hại hơn nhiều.
Nguy hiểm hơn, khi bắt bớ giam cầm hay đánh đập hành hung một người đấu
tranh là chính quyền cộng sản ngẫu nhiên tôn vinh họ thành những tấm
gương, biến họ thành những biểu tượng. Bắt rồi thả Nguyễn Phương Uyên là
có ngay một biểu tượng tuổi trẻ yêu nước. Đánh đập Trần Ngọc Anh là dọn
ghế ngồi cho một thủ lĩnh của dân oan. Kết án Đoàn Hữu Hậu là có ngay
một tấm gương của trí thức chống tham nhũng.
Không biết dân chúng đã hết sợ đến mức nào. Những thành phần đấu tranh
đã hết sợ từ lâu. Những người bị áp bức như Nguyễn Văn Thạnh, Vi Đức
Hồi,Trương Duy Nhất… vẫn tiếp tục đấu tranh dù đang ở trong tù, bị quản
thúc hay đang bị đàn áp. Mới năm nào còn lác đác tên tuổi của vài người
đấu tranh, bây giờ đếm và nhớ gần như không xuể!
Thắc mắc của dân chúng, bên phe đấu tranh và cả bên cộng sản là Việt Nam sẽ ra sao khi chế độ cộng sản sụp đổ?
Winston Churchill đã tiên đoán được chiến tranh Thế giới thứ Hai từ khi
Hitler thắng cử và đã chuẩn bị đối phó từ năm 1933, 1934. Vì đã chuẩn bị
sẵn 6, 7 năm trước nên ông không bở ngở. Biết phải làm gì trong những
giây phút đen tối nhất của nước Anh. Hiện nay, ai dám chắc rằng cộng sản
sẽ tồn tại tới 6, 7 năm nữa?
Những nhóm hoạt động xã hội dân sự, đảng phái đấu tranh chính trị nên
chuẩn bị giai đoạn chuyễn tiếp. Thời hậu cộng sản. Sự chuẩn bị chính
trị chu đáo sẽ làm Việt Nam thay đổi êm thắm. Đất nước dễ đi lên. Thay
vì phải sống trong một không khí thù hận và sợ hãi.
Một vấn đề phải giải quyết là làm gì với khối lượng an ninh, công an thừa thãi?
Trong các nước dân chủ, lực lượng an ninh cũng nhiều. Nhưng chẳng thấm
vào đâu so với các nước độc tài. Trung bình, tỷ lệ dao động khoảng chừng
1 cảnh sát cho 200 công dân. Vì phải phụ trách nhiều lãnh vực an ninh
khác nhau, nên lắm khi 1 cảnh sát khu vực phải chịu trách nhiệm đến… 800
gia đình. Chính phủ không cần tăng thêm nhân viên bởi vì dân chúng đã
làm nhiều chức năng của cảnh sát. Nào là tự vệ, nào là tố cáo, nào là
điều tra… Mỗi công dân, trong hiến pháp và trong thực tế đã là một «
cảnh sát không súng ống ». Mặt khác, có nhiều chức năng mà cảnh sát
không được làm như ở Việt Nam như xử lý xung đột về đâm chém, đất đai,
kinh tế, thương mại… Vì những nhiệm vụ này thuộc quyền của tòa án, những
người này rành luật pháp hơn. Quyền bắt giữ và quyền xử án được phân
chia hẳn hòi (Tam quyền phân lập).
Nếu Việt Nam là một nước dân chủ, thì chính phủ chỉ cần khoảng chừng nữa
triệu nhân viên cho an ninh xã hội. Dù không công bố, con số này đã
vượt quá xa gồm công an hình sự, công an khu vực, cảnh sát cơ động, dư
luận viên, an ninh chìm, dân phòng, cai ngục…
Vậy phải làm sao với số người dư thừa này?
Nhiều người tức giận nuôi hận thù và đấu tranh với ý nghĩ duy nhất là đuổi việc ngay các đám an ninh, dư luận viên, dân phòng...
Làm vậy thì Việt Nam sẽ rơi ngay vào hỗn loạn.
Xin kể lại thất bại chính trị ở xứ người để rút ra bài học. Sau khi Đồng
Minh đánh bại quân đội Irak dễ dàng như một cuộc tập trận, nhà ngoại
giao Paul Bremer được đề cử đến Irak để tổ chức và thành lập một chính
quyền dân chủ.
Với quyền lực của một “toàn quyền”, Paul Bremer đã xóa bỏ đảng Baas,
đảng chính trị cầm quyền duy nhất của Irak. Và xóa bỏ luôn quân đội
Irak. Sáu tiếng đồng hồ sau khi 2 sắc lệnh này có hiệu lực, Irak bị đánh
bom rồi chìm mãi trong máu lữa. Đến bây giờ vẫn chưa xong.
Làm chính trị là biết giải quyết những oan ức trong quá khứ, dàn xếp
những mâu thuẫn ở hiện tại và đề phòng những bất trắc trong tương lai.
Nếu áp dụng đường lối chính trị ngắn hơi, những bất trắc của tương lai
lại bắt đầu ngay từ hiện tại.
Nếu chính phủ Việt Nam hậu-cộng sản xóa bỏ lực lượng an ninh và đuổi bớt
lực lượng công an, dân phòng… thì xã hội sẽ có ngay những băng đảng
mafia nguy hiểm nhất: Biết dùng vũ khí và có tổ chức !!!
Những kẻ có nguy cơ thành trộm cướp trong tương lai đã được huấn luyện
bài bản về cách theo dõi, rình mò, đột nhập và dùng vũ lực.
Vậy phải làm sao? Và giải quyết như thế nào?
Câu trã lời là nên tìm công ăn việc làm phù hợp cho nhóm người chỉ biết
làm công cụ cho đảng. Song song với các thành phần khác trong xã hội.
Không phải vì họ xứng đáng hơn những người khác. Mà vì nếu bỏ mặc họ thì
xã hội sẽ rối loạn ngay.
Một trong những lối thoát là chuyễn đổi lực lượng an ninh, cảnh sát cơ
động dư thừa vào cơ chế quân đội. Với đồng lương, phần phụ trội tương
xứng hoặc hơn cả khi họ phục vụ trong chế độ cộng sản. Nhìn về phía
chuyên môn, thì họ có kỷ luật, trình độ hơn những kẻ lơ mơ từ dân sự vào
quân đội dưởi hình thức nghĩa vụ quân sự.
Với sự tiến bộ của vũ khí, kiểu quân đội đi bộ đội vài ba tháng, đào vài
ba hố cá nhân, bắn vài ba viên đạn… đã qua. Khi có chiến tranh, những
binh lính này sẽ là những tấm bia đở đạn. Dù muốn hay không, các chính
phủ trên thế giới đều phải có quân đội chuyên nghiệp. Chuyên nghiệp đi
chung với mức lương xứng đáng. Được trang bị vũ khí đầy đủ và huấn luyện
đến nơi đến chốn. Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Quân đội đúng nghĩa của quốc gia dân chủ chỉ có một nhiệm vụ duy nhất:
Bảo vệ đất nước. Họ không được quyền tham dự chính trị. Nên ngoài bộ
trưởng bộ quốc phòng ra, không có sĩ quan nào được chức tước gì trong
chính phủ. Nhiều nơi, bộ trưởng bộ quốc phòng cũng không phải là quân
nhân.
Nếu không ở trong trình trạng chiến tranh, một quân nhân chỉ là một
người làm việc cho chính phủ. So với những người khác, họ chẳng có quyền
hành gì ngoại trừ quyền hành của một công dân. Xe cộ, máy bay, tàu bè
quân đội cũng chẳng có được một ưu tiên nào. Thậm chí người lính cũng
không được mang súng cá nhân ra khỏi doanh trại.
Thay vì canh giữ những người đấu tranh thì lực lượng an ninh sẽ được
trao nhiệm vụ mới là bảo vệ những người dám tố cáo tiêu cực, những nhà
báo điều tra tham nhũng, những nhân chứng trong những vụ án nổi cộm… Sự
bảo vệ này sẽ thường trực 24 trên 24 nếu tình cảnh bắt buộc.
Ngoài ra, nên biệt phái các lực lượng an ninh đến yểm trợ trực tiếp cho
lực lượng bảo vệ trong các doanh nhân và công ty thành đạt.
Doanh nhân và công ty thành đạt nên hiểu theo nghĩa là: Những công ty ăn
nên làm ra, sẵn sàng đóng thuế cao và tạo công ăn việc làm cho nhiều
người. Từ Trung Nguyên đến Samsung, từ Kinh Đô đến Adidas... Những công
ty lắp ráp xe hơi, sản xuất bia rượu… mà lươn lẹo để không đóng thuế sẽ
không được những đặc quyền trên. Dù cho nó lớn đi cỡ nào đi chăng nữa.
Tài sản quý giá nhất và quan trọng nhất của quốc gia trong thời thái
bình là những thành phần có khả năng làm kinh tế, tạo công ăn việc làm
cho dân chúng. Người giám đốc tài giỏi sẽ kiếm được đội ngũ quản lý ưu
tú. Ban quản lý ưu tú sẽ có cách tìm, giữ hay đào tạo đội ngũ nhân viên
chuyên nghiệp. Công ty sẽ đi lên. Ngược lại, đổ tiền và ban cho ưu đãi,
độc quyền… với bộ phận quản trị tồi tệ thì trước sau gì công ty đó cũng
rơi vào vực thảm. Những tập đoàn kinh tế quốc doanh là những bằng chứng
thất bại không thể chối cải.
Một chính quyền không thể làm đất nước giàu có. Sự giàu có là do dân
chúng. Dân chúng làm ra công ty. Những công ty làm cho đất nước giàu có.
Mỹ đứng đầu về kinh tế thế giới nhờ Apple, Exxon, Boeing, General
Motor... Chính quyền Mỹ chỉ là cơ quan hòa giải, lập ra một sân chơi
bình đẳng để cho những con người như Bill Gates, Warren Buffet… phát huy
tài hoa của mình. Mỹ giàu có là nhờ công dân của họ.
Những công ty đã làm cho nước Đức giàu : BMW, Siemens, Bayer... Chính
quyền Đức chỉ bảo vệ quyền lợi của những công ty mình đối với thị trường
Âu Châu và thế giới. Qua thuế má, chính quyền mới hưởng xoái, có chi
phi để hoạt động và phân phối lợi tức cho những công dân khác.
Nếu một doanh nhân bản xứ được bảo vệ như vậy thì họ sẽ yên tâm làm ăn.
Các công ty ngoại quốc được bảo vệ như vậy thì họ sẽ tranh giành vào
Việt Nam. Nhiều công ty thì cần nhiều nhân lực. Công nhân càng ngày càng
khan hiếm nên các công ty này càng phải trả lương hậu hĩnh, góp phần
cho mức sống người dân lên cao. Chính phủ tương lai khỏi cần tốn nước
miếng mời mọc hay hứa hẹn. Khi đã thành lập được một môi trường thuận
lợi cho kinh doanh, tiền của và chất xám từ thế giới sẽ đổ vào Việt Nam.
Trong những quốc gia dân chủ, không cấm đoán là mặc nhiên cho phép. Nhân
dân sẽ mở những công ty tiêu khiển, khu vực ăn chơi mà trước đây chính
phủ Việt Nam cấm đoán như khu du lịch ăn uống qua đêm, trường bắn súng
dành cho tư nhân, sòng bài, trường đua xe… Những lãnh vực kinh tế dễ có
xung đột này cần có sự hiện diện thường trực của lực lượng an ninh hơn.
Đi xa hơn nữa, chính phủ tương lai cũng không nên đuổi việc những công
chức hành chánh. Bộ máy quá đồ sộ thì nên giao thêm nhiều trách nhiệm.
Chẳng hạn như làm giấy tờ xuất khẩu hết là trách nhiệm của công ty mà là
trách nhiệm của hải quan. Vậy hải quan sẽ phái nhân viên mình đến công
ty tư nhân để tìm đủ tài liệu cho việc xuất khẩu.
Nếu một công ty có dính líu đến hóa chất thì chính quyền sẽ phái thêm
công an chuyên về môi trường. Nếu là công ty tài chánh thì dùng cảnh sát
giao thông áp tải tiền bạc...
Nếu bị vòi vĩnh, làm việc thiếu hiệu quả, mất thời gian … thì công ty có
quyền đòi thay đổi nhân viên nhà nước. Ngay cả thưa kiện nếu thấy quyền
lợi và của cải của mình bị xâm phạm. Trong trường hợp thua kiện, chính
quyền phải bồi thường thiệt hại và công chức sai phạm sẽ bị đuổi việc.
Thậm chí phải bồi thường hay bị tù tội.
Nghiên cứu về các cuộc cách mạng người ta đều thấy rằng, lúc cuối đời,
những quyết định của thế lực cầm quyền đều sai lầm. Và những gì xảy ra
trong tương lai sẽ đen tối hơn trong hiện tại (théorie du chaos). Hiện
nay cộng sản Việt Nam cũng không ngoại lệ. Vụ giàn khoan thứ nhất chưa
xong đã có giàn khoan thứ hai. Dân oan trong quá khứ chưa giải quyết
được đã có những dân oan sắp đến. Tìm cách ngăn chặn những kỹ thuật
truyền thông chưa xong thì thị trường xuất hiện những kỹ thuật tân tiến
hơn. Càng ngày càng chắc chắn, mau lẹ và tinh vi. Rồi nào là tài chính,
kinh tế, môi trường, giáo dục…
Ngoài bạo lực ra, chính phủ cộng sản không có giải pháp chính trị.
Nếu có thì thì đã quá trễ. Vừa trễ vừa yếu ớt. Các chủ tịch nước, tổng
bị thư… đều im hơi lặng tiếng với vụ kiện giàn khoan. Dân chúng chửi
bới. Bây giờ lên tiếng với những lời tuyên bố mềm nhũng như cọng bún.
Dân chúng chửi tiếp. Nguyễn Tấn Dũng ranh ma hơn đã lên tiếng trước. Và
bị phe đấu tranh lật tẩy. Dân chúng vừa chửi rủa vừa thù hận.
Trong tình cảnh bi thảm của Việt Nam hiện nay, những thành phần ở vào vị
thế tuyệt vọng nhất không phải là tù nhân, dân oan, thất nghiệp... mà
là những nhân viên an ninh, dư luận viên, quan chức... của chính quyền.
Tương lai của họ ra sao? Người dân trốn cộng sản thì có thể vượt biên
qua thế giới tự do. Nhưng đảng viên cộng sản chạy đi đâu khi Việt Nam
sụp đổ? Chỉ cần chính quyền-hậu cộng sản lên tiếng là những người trốn
chạy ở Mỹ, Úc, Pháp... sẽ bị dẫn độ về Việt Nam ngay. Từng cá nhân một.
Dân chúng có đánh chết họ như đánh chết những người trộm cướp chó hay
không? Nhiều người nói rằng họ bảo vệ đảng cộng sản. Đúng nhưng chỉ đúng
một phần. Họ chỉ bảo vệ họ mà thôi. Họ hung bạo vì họ tuyệt vọng.
Tôi viết bài này để cầu xin dân chúng, xã hội dân sự và những đảng phái
chính trị có quyền lực trong tương lai. Xin cho những thành phần thừa
thải của bộ máy bạo lực những cơ hội, công ăn việc làm để lập công chuộc
tội.
Những công an không mang nợ máu thì xin cứ để họ sống trọn vẹn quyền
công dân trong nền chính trị dân chủ. Với đầy đủ quyền hành, chức vụ và
trách nhiệm. Phủ nhận quyền làm người của họ là gây thêm những oan ức.
Những trại cải tạo trong quá khứ lẫn những trại tù giam ở hiện tại không
thể giác ngộ được con người. Nó chỉ làm được một chuyện duy nhất: hành
hạ thân xác .
Thời trai trẻ, vì nhẹ dạ nên tôi cũng đã từng giao du với những thành
phần được coi là cặn bã của xã hội. Vì háo thắng nên tôi cũng đã đăng
lính và gia nhập vào những đơn vị tác chiến có thành tích ngoài mặt trận
lẫn trong những quán cà phê, vũ trường. Ngay cả những quân nhân của các
đơn vị khác cũng tránh ngồi cùng bàn, ăn cùng mâm với chúng tôi. Dần
dần, chúng tôi không còn bạn bè, ngoài anh em đồng đội. Vì chúng tôi đã
có những ngôn ngữ riêng, thời gian làm việc riêng, cách tiêu khiển
riêng, những giá trị riêng... Và từ từ cô lập với đời sống dân sự.
Mặc quân phục là mặc quần áo của giai cấp nô lệ, làm những con chó cho
cấp trên sai khiến. Biết làm gì khi chỉ được huấn luyện để dùng bạo lực?
Biết nuôi bản thân và gia đình ra sao nếu không có mức lương cao như
vậy?
Khi tuổi trẻ đã cống hiến cho vinh quang của đơn vị thì phải có can đảm
lắm mới đi tìm việc làm khác. Vào lính đã khó. Ra lính còn khó hơn. Dù
đã chung vai sát cánh với những thành phần đầu trâu mặt ngựa, tôi vẫn
không làm điều gì sai trái. Một phần do may mắn, một phần do cá tính của
bản thân. Sau nhiều nổ lực, tôi đã thành một người chồng có trách
nhiệm, một người cha biết yêu thương, một nhân viên có khả năng, một
công dân tuân thủ pháp luật...
Nhưng tôi không xin miễn tội cho tất cả những nhân viên an ninh đã dùng
bạo lực quá mức cần thiết. Cần phân biệt những hành vi đánh đập vì cấp
trên ban xuống và những đánh đập do tự cá nhân quyết định. Tự quyết định
sẽ mạnh bạo hơn. Nằm trong lực lượng trấn áp, tôi đã từng có những hành
động không phải đối với người khác. Đã từng hả hê và cũng đã từng miễn
cưỡng. Những cú đánh hả hê luôn luôn dốc toàn lực.
Những kẻ đánh đập thủ lĩnh dân oan Trần Ngọc Anh, Trần Thị Nga, Huỳnh
Ngọc Tuấn... rất hả hê khi dùng bạo lực. Sau này Việt Nam có đổi đời,
các hung thủ này không thể viện cớ là do cấp trên sai khiến. Cấp trên sẽ
phải bị xử án theo tội của cấp trên: Ra lệnh và bao che. Các kẻ dùng
tay chân trực tiếp thì phải xét xử theo chiều hướng tự ý dùng bạo lực.
Nhiều người đấu tranh cho rằng sự sụp đổ của cộng sản vẫn còn lâu. Vì họ
thấy thực lực của phe đấu tranh còn mỏng. Nhưng nhìn từ khía cạnh của
một kẻ từng cầm súng đạn, áo giáp, dùi cui, lựu đạn cay thì tôi lại thấy
sự sụp đổ này rất gần. Bởi vì phương pháp dùng lực lượng trấn áp, đánh
đập chỉ có thể áp dụng theo tính cách nhất thời. Trong lúc chờ đợi chính
phủ giải quyết bằng chính trị. Không có chính quyền nào có thể luôn
dùng bạo lực để thay thế cho những phương pháp giải quyết bình thường và
hằng ngày được.
Những người đấu tranh còn ít. Nhưng họ chỉ là những que diêm. Thuốc nổ
sẽ là quần chúng. Càng bị đè nén thì thuốc nổ càng được tích lũy. Chỉ
cần một trong những que diêm này, trong một tình huống đặc biệt, ở giai
đoạn chín muồi, châm ngòi là cộng sản Việt Nam sẽ nổ tan tành.
Dương Thành Tân
(Thông luận)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Tương lai nào cho công an và quân đội thời hậu-cộng-sản?
Cũng như những triều đại khác lúc cuối đời, dù đảng cộng sản Việt Nam có quyết định và hành động gì nữa thì cũng sẽ đi vào chổ chết. Có nhường nhịn thì vẫn bị tiếp tục lấn chiếm đất đai và biển đảo.
Giờ đây ai cũng biết đảng cộng sản Việt Nam đã mất hết khả năng điều
hành đất nước. Qua sự kiện giàn khoan Hysy 981, chính phủ Việt Nam tụt
thêm một mức nữa: Không còn khả năng duy trì chế độ. Cộng sản Việt Nam
không còn đồng minh, hết còn lý tưởng, hết ngân sách…
Cũng như những triều đại khác lúc cuối đời, dù đảng cộng sản Việt Nam có
quyết định và hành động gì nữa thì cũng sẽ đi vào chổ chết. Có nhường
nhịn thì vẫn bị tiếp tục lấn chiếm đất đai và biển đảo.
Có bắt bớ và giam cầm những người đấu tranh thì đã có những người khác
thay thế. Nhờ kiến thức lẫn kinh nghiệm của những người đi trước, thành
phần đấu tranh kế tiếp còn lợi hại hơn nhiều.
Nguy hiểm hơn, khi bắt bớ giam cầm hay đánh đập hành hung một người đấu
tranh là chính quyền cộng sản ngẫu nhiên tôn vinh họ thành những tấm
gương, biến họ thành những biểu tượng. Bắt rồi thả Nguyễn Phương Uyên là
có ngay một biểu tượng tuổi trẻ yêu nước. Đánh đập Trần Ngọc Anh là dọn
ghế ngồi cho một thủ lĩnh của dân oan. Kết án Đoàn Hữu Hậu là có ngay
một tấm gương của trí thức chống tham nhũng.
Không biết dân chúng đã hết sợ đến mức nào. Những thành phần đấu tranh
đã hết sợ từ lâu. Những người bị áp bức như Nguyễn Văn Thạnh, Vi Đức
Hồi,Trương Duy Nhất… vẫn tiếp tục đấu tranh dù đang ở trong tù, bị quản
thúc hay đang bị đàn áp. Mới năm nào còn lác đác tên tuổi của vài người
đấu tranh, bây giờ đếm và nhớ gần như không xuể!
Thắc mắc của dân chúng, bên phe đấu tranh và cả bên cộng sản là Việt Nam sẽ ra sao khi chế độ cộng sản sụp đổ?
Winston Churchill đã tiên đoán được chiến tranh Thế giới thứ Hai từ khi
Hitler thắng cử và đã chuẩn bị đối phó từ năm 1933, 1934. Vì đã chuẩn bị
sẵn 6, 7 năm trước nên ông không bở ngở. Biết phải làm gì trong những
giây phút đen tối nhất của nước Anh. Hiện nay, ai dám chắc rằng cộng sản
sẽ tồn tại tới 6, 7 năm nữa?
Những nhóm hoạt động xã hội dân sự, đảng phái đấu tranh chính trị nên
chuẩn bị giai đoạn chuyễn tiếp. Thời hậu cộng sản. Sự chuẩn bị chính
trị chu đáo sẽ làm Việt Nam thay đổi êm thắm. Đất nước dễ đi lên. Thay
vì phải sống trong một không khí thù hận và sợ hãi.
Một vấn đề phải giải quyết là làm gì với khối lượng an ninh, công an thừa thãi?
Trong các nước dân chủ, lực lượng an ninh cũng nhiều. Nhưng chẳng thấm
vào đâu so với các nước độc tài. Trung bình, tỷ lệ dao động khoảng chừng
1 cảnh sát cho 200 công dân. Vì phải phụ trách nhiều lãnh vực an ninh
khác nhau, nên lắm khi 1 cảnh sát khu vực phải chịu trách nhiệm đến… 800
gia đình. Chính phủ không cần tăng thêm nhân viên bởi vì dân chúng đã
làm nhiều chức năng của cảnh sát. Nào là tự vệ, nào là tố cáo, nào là
điều tra… Mỗi công dân, trong hiến pháp và trong thực tế đã là một «
cảnh sát không súng ống ». Mặt khác, có nhiều chức năng mà cảnh sát
không được làm như ở Việt Nam như xử lý xung đột về đâm chém, đất đai,
kinh tế, thương mại… Vì những nhiệm vụ này thuộc quyền của tòa án, những
người này rành luật pháp hơn. Quyền bắt giữ và quyền xử án được phân
chia hẳn hòi (Tam quyền phân lập).
Nếu Việt Nam là một nước dân chủ, thì chính phủ chỉ cần khoảng chừng nữa
triệu nhân viên cho an ninh xã hội. Dù không công bố, con số này đã
vượt quá xa gồm công an hình sự, công an khu vực, cảnh sát cơ động, dư
luận viên, an ninh chìm, dân phòng, cai ngục…
Vậy phải làm sao với số người dư thừa này?
Nhiều người tức giận nuôi hận thù và đấu tranh với ý nghĩ duy nhất là đuổi việc ngay các đám an ninh, dư luận viên, dân phòng...
Làm vậy thì Việt Nam sẽ rơi ngay vào hỗn loạn.
Xin kể lại thất bại chính trị ở xứ người để rút ra bài học. Sau khi Đồng
Minh đánh bại quân đội Irak dễ dàng như một cuộc tập trận, nhà ngoại
giao Paul Bremer được đề cử đến Irak để tổ chức và thành lập một chính
quyền dân chủ.
Với quyền lực của một “toàn quyền”, Paul Bremer đã xóa bỏ đảng Baas,
đảng chính trị cầm quyền duy nhất của Irak. Và xóa bỏ luôn quân đội
Irak. Sáu tiếng đồng hồ sau khi 2 sắc lệnh này có hiệu lực, Irak bị đánh
bom rồi chìm mãi trong máu lữa. Đến bây giờ vẫn chưa xong.
Làm chính trị là biết giải quyết những oan ức trong quá khứ, dàn xếp
những mâu thuẫn ở hiện tại và đề phòng những bất trắc trong tương lai.
Nếu áp dụng đường lối chính trị ngắn hơi, những bất trắc của tương lai
lại bắt đầu ngay từ hiện tại.
Nếu chính phủ Việt Nam hậu-cộng sản xóa bỏ lực lượng an ninh và đuổi bớt
lực lượng công an, dân phòng… thì xã hội sẽ có ngay những băng đảng
mafia nguy hiểm nhất: Biết dùng vũ khí và có tổ chức !!!
Những kẻ có nguy cơ thành trộm cướp trong tương lai đã được huấn luyện
bài bản về cách theo dõi, rình mò, đột nhập và dùng vũ lực.
Vậy phải làm sao? Và giải quyết như thế nào?
Câu trã lời là nên tìm công ăn việc làm phù hợp cho nhóm người chỉ biết
làm công cụ cho đảng. Song song với các thành phần khác trong xã hội.
Không phải vì họ xứng đáng hơn những người khác. Mà vì nếu bỏ mặc họ thì
xã hội sẽ rối loạn ngay.
Một trong những lối thoát là chuyễn đổi lực lượng an ninh, cảnh sát cơ
động dư thừa vào cơ chế quân đội. Với đồng lương, phần phụ trội tương
xứng hoặc hơn cả khi họ phục vụ trong chế độ cộng sản. Nhìn về phía
chuyên môn, thì họ có kỷ luật, trình độ hơn những kẻ lơ mơ từ dân sự vào
quân đội dưởi hình thức nghĩa vụ quân sự.
Với sự tiến bộ của vũ khí, kiểu quân đội đi bộ đội vài ba tháng, đào vài
ba hố cá nhân, bắn vài ba viên đạn… đã qua. Khi có chiến tranh, những
binh lính này sẽ là những tấm bia đở đạn. Dù muốn hay không, các chính
phủ trên thế giới đều phải có quân đội chuyên nghiệp. Chuyên nghiệp đi
chung với mức lương xứng đáng. Được trang bị vũ khí đầy đủ và huấn luyện
đến nơi đến chốn. Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Quân đội đúng nghĩa của quốc gia dân chủ chỉ có một nhiệm vụ duy nhất:
Bảo vệ đất nước. Họ không được quyền tham dự chính trị. Nên ngoài bộ
trưởng bộ quốc phòng ra, không có sĩ quan nào được chức tước gì trong
chính phủ. Nhiều nơi, bộ trưởng bộ quốc phòng cũng không phải là quân
nhân.
Nếu không ở trong trình trạng chiến tranh, một quân nhân chỉ là một
người làm việc cho chính phủ. So với những người khác, họ chẳng có quyền
hành gì ngoại trừ quyền hành của một công dân. Xe cộ, máy bay, tàu bè
quân đội cũng chẳng có được một ưu tiên nào. Thậm chí người lính cũng
không được mang súng cá nhân ra khỏi doanh trại.
Thay vì canh giữ những người đấu tranh thì lực lượng an ninh sẽ được
trao nhiệm vụ mới là bảo vệ những người dám tố cáo tiêu cực, những nhà
báo điều tra tham nhũng, những nhân chứng trong những vụ án nổi cộm… Sự
bảo vệ này sẽ thường trực 24 trên 24 nếu tình cảnh bắt buộc.
Ngoài ra, nên biệt phái các lực lượng an ninh đến yểm trợ trực tiếp cho
lực lượng bảo vệ trong các doanh nhân và công ty thành đạt.
Doanh nhân và công ty thành đạt nên hiểu theo nghĩa là: Những công ty ăn
nên làm ra, sẵn sàng đóng thuế cao và tạo công ăn việc làm cho nhiều
người. Từ Trung Nguyên đến Samsung, từ Kinh Đô đến Adidas... Những công
ty lắp ráp xe hơi, sản xuất bia rượu… mà lươn lẹo để không đóng thuế sẽ
không được những đặc quyền trên. Dù cho nó lớn đi cỡ nào đi chăng nữa.
Tài sản quý giá nhất và quan trọng nhất của quốc gia trong thời thái
bình là những thành phần có khả năng làm kinh tế, tạo công ăn việc làm
cho dân chúng. Người giám đốc tài giỏi sẽ kiếm được đội ngũ quản lý ưu
tú. Ban quản lý ưu tú sẽ có cách tìm, giữ hay đào tạo đội ngũ nhân viên
chuyên nghiệp. Công ty sẽ đi lên. Ngược lại, đổ tiền và ban cho ưu đãi,
độc quyền… với bộ phận quản trị tồi tệ thì trước sau gì công ty đó cũng
rơi vào vực thảm. Những tập đoàn kinh tế quốc doanh là những bằng chứng
thất bại không thể chối cải.
Một chính quyền không thể làm đất nước giàu có. Sự giàu có là do dân
chúng. Dân chúng làm ra công ty. Những công ty làm cho đất nước giàu có.
Mỹ đứng đầu về kinh tế thế giới nhờ Apple, Exxon, Boeing, General
Motor... Chính quyền Mỹ chỉ là cơ quan hòa giải, lập ra một sân chơi
bình đẳng để cho những con người như Bill Gates, Warren Buffet… phát huy
tài hoa của mình. Mỹ giàu có là nhờ công dân của họ.
Những công ty đã làm cho nước Đức giàu : BMW, Siemens, Bayer... Chính
quyền Đức chỉ bảo vệ quyền lợi của những công ty mình đối với thị trường
Âu Châu và thế giới. Qua thuế má, chính quyền mới hưởng xoái, có chi
phi để hoạt động và phân phối lợi tức cho những công dân khác.
Nếu một doanh nhân bản xứ được bảo vệ như vậy thì họ sẽ yên tâm làm ăn.
Các công ty ngoại quốc được bảo vệ như vậy thì họ sẽ tranh giành vào
Việt Nam. Nhiều công ty thì cần nhiều nhân lực. Công nhân càng ngày càng
khan hiếm nên các công ty này càng phải trả lương hậu hĩnh, góp phần
cho mức sống người dân lên cao. Chính phủ tương lai khỏi cần tốn nước
miếng mời mọc hay hứa hẹn. Khi đã thành lập được một môi trường thuận
lợi cho kinh doanh, tiền của và chất xám từ thế giới sẽ đổ vào Việt Nam.
Trong những quốc gia dân chủ, không cấm đoán là mặc nhiên cho phép. Nhân
dân sẽ mở những công ty tiêu khiển, khu vực ăn chơi mà trước đây chính
phủ Việt Nam cấm đoán như khu du lịch ăn uống qua đêm, trường bắn súng
dành cho tư nhân, sòng bài, trường đua xe… Những lãnh vực kinh tế dễ có
xung đột này cần có sự hiện diện thường trực của lực lượng an ninh hơn.
Đi xa hơn nữa, chính phủ tương lai cũng không nên đuổi việc những công
chức hành chánh. Bộ máy quá đồ sộ thì nên giao thêm nhiều trách nhiệm.
Chẳng hạn như làm giấy tờ xuất khẩu hết là trách nhiệm của công ty mà là
trách nhiệm của hải quan. Vậy hải quan sẽ phái nhân viên mình đến công
ty tư nhân để tìm đủ tài liệu cho việc xuất khẩu.
Nếu một công ty có dính líu đến hóa chất thì chính quyền sẽ phái thêm
công an chuyên về môi trường. Nếu là công ty tài chánh thì dùng cảnh sát
giao thông áp tải tiền bạc...
Nếu bị vòi vĩnh, làm việc thiếu hiệu quả, mất thời gian … thì công ty có
quyền đòi thay đổi nhân viên nhà nước. Ngay cả thưa kiện nếu thấy quyền
lợi và của cải của mình bị xâm phạm. Trong trường hợp thua kiện, chính
quyền phải bồi thường thiệt hại và công chức sai phạm sẽ bị đuổi việc.
Thậm chí phải bồi thường hay bị tù tội.
Nghiên cứu về các cuộc cách mạng người ta đều thấy rằng, lúc cuối đời,
những quyết định của thế lực cầm quyền đều sai lầm. Và những gì xảy ra
trong tương lai sẽ đen tối hơn trong hiện tại (théorie du chaos). Hiện
nay cộng sản Việt Nam cũng không ngoại lệ. Vụ giàn khoan thứ nhất chưa
xong đã có giàn khoan thứ hai. Dân oan trong quá khứ chưa giải quyết
được đã có những dân oan sắp đến. Tìm cách ngăn chặn những kỹ thuật
truyền thông chưa xong thì thị trường xuất hiện những kỹ thuật tân tiến
hơn. Càng ngày càng chắc chắn, mau lẹ và tinh vi. Rồi nào là tài chính,
kinh tế, môi trường, giáo dục…
Ngoài bạo lực ra, chính phủ cộng sản không có giải pháp chính trị.
Nếu có thì thì đã quá trễ. Vừa trễ vừa yếu ớt. Các chủ tịch nước, tổng
bị thư… đều im hơi lặng tiếng với vụ kiện giàn khoan. Dân chúng chửi
bới. Bây giờ lên tiếng với những lời tuyên bố mềm nhũng như cọng bún.
Dân chúng chửi tiếp. Nguyễn Tấn Dũng ranh ma hơn đã lên tiếng trước. Và
bị phe đấu tranh lật tẩy. Dân chúng vừa chửi rủa vừa thù hận.
Trong tình cảnh bi thảm của Việt Nam hiện nay, những thành phần ở vào vị
thế tuyệt vọng nhất không phải là tù nhân, dân oan, thất nghiệp... mà
là những nhân viên an ninh, dư luận viên, quan chức... của chính quyền.
Tương lai của họ ra sao? Người dân trốn cộng sản thì có thể vượt biên
qua thế giới tự do. Nhưng đảng viên cộng sản chạy đi đâu khi Việt Nam
sụp đổ? Chỉ cần chính quyền-hậu cộng sản lên tiếng là những người trốn
chạy ở Mỹ, Úc, Pháp... sẽ bị dẫn độ về Việt Nam ngay. Từng cá nhân một.
Dân chúng có đánh chết họ như đánh chết những người trộm cướp chó hay
không? Nhiều người nói rằng họ bảo vệ đảng cộng sản. Đúng nhưng chỉ đúng
một phần. Họ chỉ bảo vệ họ mà thôi. Họ hung bạo vì họ tuyệt vọng.
Tôi viết bài này để cầu xin dân chúng, xã hội dân sự và những đảng phái
chính trị có quyền lực trong tương lai. Xin cho những thành phần thừa
thải của bộ máy bạo lực những cơ hội, công ăn việc làm để lập công chuộc
tội.
Những công an không mang nợ máu thì xin cứ để họ sống trọn vẹn quyền
công dân trong nền chính trị dân chủ. Với đầy đủ quyền hành, chức vụ và
trách nhiệm. Phủ nhận quyền làm người của họ là gây thêm những oan ức.
Những trại cải tạo trong quá khứ lẫn những trại tù giam ở hiện tại không
thể giác ngộ được con người. Nó chỉ làm được một chuyện duy nhất: hành
hạ thân xác .
Thời trai trẻ, vì nhẹ dạ nên tôi cũng đã từng giao du với những thành
phần được coi là cặn bã của xã hội. Vì háo thắng nên tôi cũng đã đăng
lính và gia nhập vào những đơn vị tác chiến có thành tích ngoài mặt trận
lẫn trong những quán cà phê, vũ trường. Ngay cả những quân nhân của các
đơn vị khác cũng tránh ngồi cùng bàn, ăn cùng mâm với chúng tôi. Dần
dần, chúng tôi không còn bạn bè, ngoài anh em đồng đội. Vì chúng tôi đã
có những ngôn ngữ riêng, thời gian làm việc riêng, cách tiêu khiển
riêng, những giá trị riêng... Và từ từ cô lập với đời sống dân sự.
Mặc quân phục là mặc quần áo của giai cấp nô lệ, làm những con chó cho
cấp trên sai khiến. Biết làm gì khi chỉ được huấn luyện để dùng bạo lực?
Biết nuôi bản thân và gia đình ra sao nếu không có mức lương cao như
vậy?
Khi tuổi trẻ đã cống hiến cho vinh quang của đơn vị thì phải có can đảm
lắm mới đi tìm việc làm khác. Vào lính đã khó. Ra lính còn khó hơn. Dù
đã chung vai sát cánh với những thành phần đầu trâu mặt ngựa, tôi vẫn
không làm điều gì sai trái. Một phần do may mắn, một phần do cá tính của
bản thân. Sau nhiều nổ lực, tôi đã thành một người chồng có trách
nhiệm, một người cha biết yêu thương, một nhân viên có khả năng, một
công dân tuân thủ pháp luật...
Nhưng tôi không xin miễn tội cho tất cả những nhân viên an ninh đã dùng
bạo lực quá mức cần thiết. Cần phân biệt những hành vi đánh đập vì cấp
trên ban xuống và những đánh đập do tự cá nhân quyết định. Tự quyết định
sẽ mạnh bạo hơn. Nằm trong lực lượng trấn áp, tôi đã từng có những hành
động không phải đối với người khác. Đã từng hả hê và cũng đã từng miễn
cưỡng. Những cú đánh hả hê luôn luôn dốc toàn lực.
Những kẻ đánh đập thủ lĩnh dân oan Trần Ngọc Anh, Trần Thị Nga, Huỳnh
Ngọc Tuấn... rất hả hê khi dùng bạo lực. Sau này Việt Nam có đổi đời,
các hung thủ này không thể viện cớ là do cấp trên sai khiến. Cấp trên sẽ
phải bị xử án theo tội của cấp trên: Ra lệnh và bao che. Các kẻ dùng
tay chân trực tiếp thì phải xét xử theo chiều hướng tự ý dùng bạo lực.
Nhiều người đấu tranh cho rằng sự sụp đổ của cộng sản vẫn còn lâu. Vì họ
thấy thực lực của phe đấu tranh còn mỏng. Nhưng nhìn từ khía cạnh của
một kẻ từng cầm súng đạn, áo giáp, dùi cui, lựu đạn cay thì tôi lại thấy
sự sụp đổ này rất gần. Bởi vì phương pháp dùng lực lượng trấn áp, đánh
đập chỉ có thể áp dụng theo tính cách nhất thời. Trong lúc chờ đợi chính
phủ giải quyết bằng chính trị. Không có chính quyền nào có thể luôn
dùng bạo lực để thay thế cho những phương pháp giải quyết bình thường và
hằng ngày được.
Những người đấu tranh còn ít. Nhưng họ chỉ là những que diêm. Thuốc nổ
sẽ là quần chúng. Càng bị đè nén thì thuốc nổ càng được tích lũy. Chỉ
cần một trong những que diêm này, trong một tình huống đặc biệt, ở giai
đoạn chín muồi, châm ngòi là cộng sản Việt Nam sẽ nổ tan tành.
Dương Thành Tân
(Thông luận)