Hình Ảnh & Sự Kiện
Vì sao hầu như tất cả máy bay đều có màu trắng?
Có thể bạn không biết nhưng sơn màu trắng giúp máy bay nhẹ hơn đáng kể.
Có thể bạn không biết nhưng sơn màu trắng giúp máy bay nhẹ hơn đáng kể.
Hầu như tất cả những chiếc máy bay dân dụng đều được sơn màu trắng, tại sao lại như vậy?
Tất nhiên cũng có một vài trường hợp ngoại lệ, như Air New Zealand từng biến một chiếc Boeing 777 thành một tấm biển quảng cáo khổng lồ cho tựa phim Chúa Nhẫn, một số hãng khác lại thích máy bay của mình có màu cam hay màu xanh.
Nhưng đa số máy bay chở khách mà chúng ta thấy đều được sơn màu trắng, trông khá nhạt nhẽo và vô vị. Tại sao người ta lại không sơn những chiếc máy bay có màu sắc sặc sỡ và bắt mắt hơn, để tạo cảm giác thú vị cho hành khách? Tất cả đều có nguyên nhân của nó.
Nhẹ hơn và rẻ hơn
Sử dụng thêm một vài lớp sơn cũng đồng nghĩa với việc trọng lượng sẽ tăng lên. Người phát ngôn của Boeing từng nói với Telegraph Travel: “Sơn màu sắc khác đồng nghĩa với việc trọng lượng mỗi chiếc máy bay sẽ tăng thêm 273 đến 544 kg. Trọng lượng tăng thêm đồng nghĩa với nhiên liệu sử dụng để bay cũng sẽ nhiều hơn, và 544 kg là tương đương với 8 hành khách”.
Ngay cả việc sơn màu cũng tốn tiền và việc sơn lại một chiếc máy bay cũng tốn rất nhiều tiền. Việc sơn một chiếc máy bay có chi phí từ 50.000 USD tới 200.000 USD. Việc sơn thêm màu sắc và sử dụng nhiều lớp sơn cũng khiến cho chi phí này tăng lên gấp nhiều lần.
Giữ cho máy bay mát hơn
R John Hansman, giáo sư ngành hàng không vũ trụ, cho biết: “Lý do chính khiến những chiếc máy bay được sơn màu trắng hoặc màu sáng, là để phản chiếu ánh sáng Mặt Trời và giảm thiểu sự tăng nhiệt độ, cũng như bất kỳ thiệt hại nào từ bức xạ Mặt Trời”.
Một số vật liệu trên vỏ máy bay được làm bằng sợi carbon hoặc sợi thủy tinh, như phần chóp mũi máy bay là nơi đặt radar, rất dễ bị hư hỏng bởi sức nóng từ ánh nắng Mặt Trời. Nên đặc biệt những khu vực này bắt buộc phải được sơn màu sáng hoặc màu trắng.
Dễ bảo trì và dễ bán lại hơn
Những chiếc máy bay cần được thường xuyên bảo trì và kiểm tra, để phát hiện các vết nứt, vết lõm hay rò rỉ và các hư hỏng khác. Việc sử dụng mặt phẳng màu trắng sẽ giúp kỹ thuật viên dễ dàng phát hiện các vấn đề này.
Các hãng hàng không cũng thường xuyên bán lại những chiếc máy bay của mình cho các hãng khác. Vì vậy mà sơn màu trắng là an toàn nhất và dễ bán lại nhất, các hãng hàng không khi mua lại chỉ việc dán logo của bên mình lên mà không cần sơn lại toàn bộ chiếc máy bay để đồng bộ.
Dễ dàng tìm thấy hơn
Những chiếc máy bay màu trắng cũng giúp cho việc tìm kiếm nếu xảy ra tai nạn dễ dàng hơn. Đặc biệt là nếu máy bay rơi xuống một khu rừng hay đại dương. Việc phát hiện các mảnh vỡ từ máy bay cũng sẽ dễ hơn.
Một số ngoại lệ
Việc sơn máy bay với các màu sắc khác, đặc biệt là màu đen, khiến cho chi phí tăng cao. Các màu sắc tối phai nhanh hơn, đồng nghĩa với việc các hãng hàng không phải thường xuyên sơn lại những chiếc máy bay của mình hơn là màu trắng. Hơn thế nữa cũng khó bán lại máy bay cho các hãng hàng không khác.
Tuy nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ, khi các hãng hàng không muốn máy bay của mình thực sự nổi bật như hãng WOW nổi tiếng với những chiếc máy bay màu tím đậm, hay Mango với những chiếc máy bay màu cam của mình.
Đặc biệt hơn là hãng Air New Zealand, với chiếc Boeing 787-9 Black Livery được sơn đen toàn bộ từ đầu tới đuôi. Màu sơn đặc biệt này khiến cho chiếc máy bay của Air New Zealand trở thành chiếc máy bay dễ nhận diện nhất thế giới. TQD chuyen
Vì sao hầu như tất cả máy bay đều có màu trắng? |
Hầu như tất cả những chiếc máy bay dân dụng đều được sơn màu trắng, tại sao lại như vậy?
Tất nhiên cũng có một vài trường hợp ngoại lệ, như Air New Zealand từng biến một chiếc Boeing 777 thành một tấm biển quảng cáo khổng lồ cho tựa phim Chúa Nhẫn, một số hãng khác lại thích máy bay của mình có màu cam hay màu xanh.
Nhưng đa số máy bay chở khách mà chúng ta thấy đều được sơn màu trắng, trông khá nhạt nhẽo và vô vị. Tại sao người ta lại không sơn những chiếc máy bay có màu sắc sặc sỡ và bắt mắt hơn, để tạo cảm giác thú vị cho hành khách? Tất cả đều có nguyên nhân của nó.
Nhẹ hơn và rẻ hơn
Sử dụng thêm một vài lớp sơn cũng đồng nghĩa với việc trọng lượng sẽ tăng lên. Người phát ngôn của Boeing từng nói với Telegraph Travel: “Sơn màu sắc khác đồng nghĩa với việc trọng lượng mỗi chiếc máy bay sẽ tăng thêm 273 đến 544 kg. Trọng lượng tăng thêm đồng nghĩa với nhiên liệu sử dụng để bay cũng sẽ nhiều hơn, và 544 kg là tương đương với 8 hành khách”.
Ngay cả việc sơn màu cũng tốn tiền và việc sơn lại một chiếc máy bay cũng tốn rất nhiều tiền. Việc sơn một chiếc máy bay có chi phí từ 50.000 USD tới 200.000 USD. Việc sơn thêm màu sắc và sử dụng nhiều lớp sơn cũng khiến cho chi phí này tăng lên gấp nhiều lần.
Giữ cho máy bay mát hơn
R John Hansman, giáo sư ngành hàng không vũ trụ, cho biết: “Lý do chính khiến những chiếc máy bay được sơn màu trắng hoặc màu sáng, là để phản chiếu ánh sáng Mặt Trời và giảm thiểu sự tăng nhiệt độ, cũng như bất kỳ thiệt hại nào từ bức xạ Mặt Trời”.
Một số vật liệu trên vỏ máy bay được làm bằng sợi carbon hoặc sợi thủy tinh, như phần chóp mũi máy bay là nơi đặt radar, rất dễ bị hư hỏng bởi sức nóng từ ánh nắng Mặt Trời. Nên đặc biệt những khu vực này bắt buộc phải được sơn màu sáng hoặc màu trắng.
Dễ bảo trì và dễ bán lại hơn
Những chiếc máy bay cần được thường xuyên bảo trì và kiểm tra, để phát hiện các vết nứt, vết lõm hay rò rỉ và các hư hỏng khác. Việc sử dụng mặt phẳng màu trắng sẽ giúp kỹ thuật viên dễ dàng phát hiện các vấn đề này.
Các hãng hàng không cũng thường xuyên bán lại những chiếc máy bay của mình cho các hãng khác. Vì vậy mà sơn màu trắng là an toàn nhất và dễ bán lại nhất, các hãng hàng không khi mua lại chỉ việc dán logo của bên mình lên mà không cần sơn lại toàn bộ chiếc máy bay để đồng bộ.
Dễ dàng tìm thấy hơn
Những chiếc máy bay màu trắng cũng giúp cho việc tìm kiếm nếu xảy ra tai nạn dễ dàng hơn. Đặc biệt là nếu máy bay rơi xuống một khu rừng hay đại dương. Việc phát hiện các mảnh vỡ từ máy bay cũng sẽ dễ hơn.
Một số ngoại lệ
Việc sơn máy bay với các màu sắc khác, đặc biệt là màu đen, khiến cho chi phí tăng cao. Các màu sắc tối phai nhanh hơn, đồng nghĩa với việc các hãng hàng không phải thường xuyên sơn lại những chiếc máy bay của mình hơn là màu trắng. Hơn thế nữa cũng khó bán lại máy bay cho các hãng hàng không khác.
Tuy nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ, khi các hãng hàng không muốn máy bay của mình thực sự nổi bật như hãng WOW nổi tiếng với những chiếc máy bay màu tím đậm, hay Mango với những chiếc máy bay màu cam của mình.
Đặc biệt hơn là hãng Air New Zealand, với chiếc Boeing 787-9 Black Livery được sơn đen toàn bộ từ đầu tới đuôi. Màu sơn đặc biệt này khiến cho chiếc máy bay của Air New Zealand trở thành chiếc máy bay dễ nhận diện nhất thế giới. TQD chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Vì sao hầu như tất cả máy bay đều có màu trắng?
Có thể bạn không biết nhưng sơn màu trắng giúp máy bay nhẹ hơn đáng kể.
Vì sao hầu như tất cả máy bay đều có màu trắng? |
Hầu như tất cả những chiếc máy bay dân dụng đều được sơn màu trắng, tại sao lại như vậy?
Tất nhiên cũng có một vài trường hợp ngoại lệ, như Air New Zealand từng biến một chiếc Boeing 777 thành một tấm biển quảng cáo khổng lồ cho tựa phim Chúa Nhẫn, một số hãng khác lại thích máy bay của mình có màu cam hay màu xanh.
Nhưng đa số máy bay chở khách mà chúng ta thấy đều được sơn màu trắng, trông khá nhạt nhẽo và vô vị. Tại sao người ta lại không sơn những chiếc máy bay có màu sắc sặc sỡ và bắt mắt hơn, để tạo cảm giác thú vị cho hành khách? Tất cả đều có nguyên nhân của nó.
Nhẹ hơn và rẻ hơn
Sử dụng thêm một vài lớp sơn cũng đồng nghĩa với việc trọng lượng sẽ tăng lên. Người phát ngôn của Boeing từng nói với Telegraph Travel: “Sơn màu sắc khác đồng nghĩa với việc trọng lượng mỗi chiếc máy bay sẽ tăng thêm 273 đến 544 kg. Trọng lượng tăng thêm đồng nghĩa với nhiên liệu sử dụng để bay cũng sẽ nhiều hơn, và 544 kg là tương đương với 8 hành khách”.
Ngay cả việc sơn màu cũng tốn tiền và việc sơn lại một chiếc máy bay cũng tốn rất nhiều tiền. Việc sơn một chiếc máy bay có chi phí từ 50.000 USD tới 200.000 USD. Việc sơn thêm màu sắc và sử dụng nhiều lớp sơn cũng khiến cho chi phí này tăng lên gấp nhiều lần.
Giữ cho máy bay mát hơn
R John Hansman, giáo sư ngành hàng không vũ trụ, cho biết: “Lý do chính khiến những chiếc máy bay được sơn màu trắng hoặc màu sáng, là để phản chiếu ánh sáng Mặt Trời và giảm thiểu sự tăng nhiệt độ, cũng như bất kỳ thiệt hại nào từ bức xạ Mặt Trời”.
Một số vật liệu trên vỏ máy bay được làm bằng sợi carbon hoặc sợi thủy tinh, như phần chóp mũi máy bay là nơi đặt radar, rất dễ bị hư hỏng bởi sức nóng từ ánh nắng Mặt Trời. Nên đặc biệt những khu vực này bắt buộc phải được sơn màu sáng hoặc màu trắng.
Dễ bảo trì và dễ bán lại hơn
Những chiếc máy bay cần được thường xuyên bảo trì và kiểm tra, để phát hiện các vết nứt, vết lõm hay rò rỉ và các hư hỏng khác. Việc sử dụng mặt phẳng màu trắng sẽ giúp kỹ thuật viên dễ dàng phát hiện các vấn đề này.
Các hãng hàng không cũng thường xuyên bán lại những chiếc máy bay của mình cho các hãng khác. Vì vậy mà sơn màu trắng là an toàn nhất và dễ bán lại nhất, các hãng hàng không khi mua lại chỉ việc dán logo của bên mình lên mà không cần sơn lại toàn bộ chiếc máy bay để đồng bộ.
Dễ dàng tìm thấy hơn
Những chiếc máy bay màu trắng cũng giúp cho việc tìm kiếm nếu xảy ra tai nạn dễ dàng hơn. Đặc biệt là nếu máy bay rơi xuống một khu rừng hay đại dương. Việc phát hiện các mảnh vỡ từ máy bay cũng sẽ dễ hơn.
Một số ngoại lệ
Việc sơn máy bay với các màu sắc khác, đặc biệt là màu đen, khiến cho chi phí tăng cao. Các màu sắc tối phai nhanh hơn, đồng nghĩa với việc các hãng hàng không phải thường xuyên sơn lại những chiếc máy bay của mình hơn là màu trắng. Hơn thế nữa cũng khó bán lại máy bay cho các hãng hàng không khác.
Tuy nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ, khi các hãng hàng không muốn máy bay của mình thực sự nổi bật như hãng WOW nổi tiếng với những chiếc máy bay màu tím đậm, hay Mango với những chiếc máy bay màu cam của mình.
Đặc biệt hơn là hãng Air New Zealand, với chiếc Boeing 787-9 Black Livery được sơn đen toàn bộ từ đầu tới đuôi. Màu sơn đặc biệt này khiến cho chiếc máy bay của Air New Zealand trở thành chiếc máy bay dễ nhận diện nhất thế giới. TQD chuyen