Kinh Đời
Xin lỗi thì đã quá muộn
Cuối cùng thì Thanh Niên, tờ báo lớn nhất nhì nước cũng phải xin lỗi. Mà ở đây là xin lỗi dân chúng, bạn đọc - lực lượng nuôi tờ báo, để nó sống được, chứ không phải là xin lỗi cấp trên, xi
Cuối cùng thì Thanh Niên, tờ báo lớn nhất nhì nước cũng phải xin lỗi. Mà ở đây là xin lỗi dân chúng, bạn đọc - lực lượng nuôi tờ báo, để nó sống được, chứ không phải là xin lỗi cấp trên, xin lỗi bộ máy cai quản nó. Tôi từng làm báo, phụng sự tờ báo này, tôi rất hiểu, để có sự xin lỗi ấy là khó như thế nào.
Vấn đề là tiền, những cái hợp đồng quảng cáo, nguồn thu từ quảng cáo. Báo nào cũng thế, khi thấy nguồn thu sụt giảm thì tìm mọi cách, kể cả làm... bậy. Võ phổ biến là đánh dứ một cái cho nó sợ, nó chạy đến thương lượng, là đạt yêu cầu. Chỉ có điều vị trí, tương quan bị chuyển đổi, đứa đánh thành kẻ thua, thằng thua có tiền nên chuyển thành người thắng. Không có bất kỳ vụ nào dạng vụ này mà Ban biên tập, Tổng biên tập lại không biết, không chỉ đạo. Trách nhiệm đầu tiên và cuối cùng là ở Ban biên tập, Tổng biên tập, chứ lính lác hụ hợ không có quyền gì đâu.
Vụ xin lỗi chỉ xảy ra sau khi bộ trưởng 4T cáu, đã có lời bóng gió này nọ, dùng cả cụm từ "truyền thông bất lương" tức là cáu lắm rồi. Xin lỗi là do ở thế chẳng đặng đừng, hạ hỏa cơn giận dữ của cấp trên, người đang nắm quyền sinh quyền sát, có thể ra một chữ ký đình bản ngay tờ báo, chứ xưa nay báo chí dễ gì xin lỗi ai.
Thú thực, tôi tiếc cho báo TN trong vụ việc này. Có người bảo TN đã dũng cảm xin lỗi, nhưng tôi cho rằng xin lỗi cũng chẳng ích gì, chẳng lấy lại được uy tín đã mất.
Nhưng người đọc xứ ta cũng khá dễ tính, cứ làm um lên một dạo rồi đâu cũng lại vào đấy thôi. TN hay Tuổi Trẻ cũng như bất kỳ tờ báo nào sau khi sai phạm đều vẫn sống được là do vậy. Tờ báo chỉ chết khi nó bị cơ quan chức năng đình bản, tước giấy phép do những sai phạm về chính trị, đường lối, quan điểm, chứ những sai phạm kiểu này vẫn sống nhăn răng, sống khỏe, sau khi đã vớ được món tiền kha khá.
Nguyễn Thông
Cuối cùng thì Thanh Niên, tờ báo lớn nhất nhì nước cũng phải xin lỗi. Mà ở đây là xin lỗi dân chúng, bạn đọc - lực lượng nuôi tờ báo, để nó sống được, chứ không phải là xin lỗi cấp trên, xin lỗi bộ máy cai quản nó. Tôi từng làm báo, phụng sự tờ báo này, tôi rất hiểu, để có sự xin lỗi ấy là khó như thế nào.
Vấn đề là tiền, những cái hợp đồng quảng cáo, nguồn thu từ quảng cáo. Báo nào cũng thế, khi thấy nguồn thu sụt giảm thì tìm mọi cách, kể cả làm... bậy. Võ phổ biến là đánh dứ một cái cho nó sợ, nó chạy đến thương lượng, là đạt yêu cầu. Chỉ có điều vị trí, tương quan bị chuyển đổi, đứa đánh thành kẻ thua, thằng thua có tiền nên chuyển thành người thắng. Không có bất kỳ vụ nào dạng vụ này mà Ban biên tập, Tổng biên tập lại không biết, không chỉ đạo. Trách nhiệm đầu tiên và cuối cùng là ở Ban biên tập, Tổng biên tập, chứ lính lác hụ hợ không có quyền gì đâu.
Vụ xin lỗi chỉ xảy ra sau khi bộ trưởng 4T cáu, đã có lời bóng gió này nọ, dùng cả cụm từ "truyền thông bất lương" tức là cáu lắm rồi. Xin lỗi là do ở thế chẳng đặng đừng, hạ hỏa cơn giận dữ của cấp trên, người đang nắm quyền sinh quyền sát, có thể ra một chữ ký đình bản ngay tờ báo, chứ xưa nay báo chí dễ gì xin lỗi ai.
Trong vụ này, đau nhất là trong khi
dư luận, công luận kịch liệt phản ứng với nước chấm công nghiệp thì báo
TN lại chường ra vài trang quảng cáo cho nó, giống như bảo kê, ra điều
ta chẳng sợ gì dư luận.
Thú thực, tôi tiếc cho báo TN trong vụ việc này. Có người bảo TN đã dũng cảm xin lỗi, nhưng tôi cho rằng xin lỗi cũng chẳng ích gì, chẳng lấy lại được uy tín đã mất.
Nhưng người đọc xứ ta cũng khá dễ tính, cứ làm um lên một dạo rồi đâu cũng lại vào đấy thôi. TN hay Tuổi Trẻ cũng như bất kỳ tờ báo nào sau khi sai phạm đều vẫn sống được là do vậy. Tờ báo chỉ chết khi nó bị cơ quan chức năng đình bản, tước giấy phép do những sai phạm về chính trị, đường lối, quan điểm, chứ những sai phạm kiểu này vẫn sống nhăn răng, sống khỏe, sau khi đã vớ được món tiền kha khá.
Tôi viết đến đây mà vẫn cứ bâng khuâng tiếc cho Thanh Niên và buồn cho nó. Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu.
Nguyễn Thông
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Xin lỗi thì đã quá muộn
Cuối cùng thì Thanh Niên, tờ báo lớn nhất nhì nước cũng phải xin lỗi. Mà ở đây là xin lỗi dân chúng, bạn đọc - lực lượng nuôi tờ báo, để nó sống được, chứ không phải là xin lỗi cấp trên, xi
Cuối cùng thì Thanh Niên, tờ báo lớn nhất nhì nước cũng phải xin lỗi. Mà ở đây là xin lỗi dân chúng, bạn đọc - lực lượng nuôi tờ báo, để nó sống được, chứ không phải là xin lỗi cấp trên, xin lỗi bộ máy cai quản nó. Tôi từng làm báo, phụng sự tờ báo này, tôi rất hiểu, để có sự xin lỗi ấy là khó như thế nào.
Vấn đề là tiền, những cái hợp đồng quảng cáo, nguồn thu từ quảng cáo. Báo nào cũng thế, khi thấy nguồn thu sụt giảm thì tìm mọi cách, kể cả làm... bậy. Võ phổ biến là đánh dứ một cái cho nó sợ, nó chạy đến thương lượng, là đạt yêu cầu. Chỉ có điều vị trí, tương quan bị chuyển đổi, đứa đánh thành kẻ thua, thằng thua có tiền nên chuyển thành người thắng. Không có bất kỳ vụ nào dạng vụ này mà Ban biên tập, Tổng biên tập lại không biết, không chỉ đạo. Trách nhiệm đầu tiên và cuối cùng là ở Ban biên tập, Tổng biên tập, chứ lính lác hụ hợ không có quyền gì đâu.
Vụ xin lỗi chỉ xảy ra sau khi bộ trưởng 4T cáu, đã có lời bóng gió này nọ, dùng cả cụm từ "truyền thông bất lương" tức là cáu lắm rồi. Xin lỗi là do ở thế chẳng đặng đừng, hạ hỏa cơn giận dữ của cấp trên, người đang nắm quyền sinh quyền sát, có thể ra một chữ ký đình bản ngay tờ báo, chứ xưa nay báo chí dễ gì xin lỗi ai.
Trong vụ này, đau nhất là trong khi
dư luận, công luận kịch liệt phản ứng với nước chấm công nghiệp thì báo
TN lại chường ra vài trang quảng cáo cho nó, giống như bảo kê, ra điều
ta chẳng sợ gì dư luận.
Thú thực, tôi tiếc cho báo TN trong vụ việc này. Có người bảo TN đã dũng cảm xin lỗi, nhưng tôi cho rằng xin lỗi cũng chẳng ích gì, chẳng lấy lại được uy tín đã mất.
Nhưng người đọc xứ ta cũng khá dễ tính, cứ làm um lên một dạo rồi đâu cũng lại vào đấy thôi. TN hay Tuổi Trẻ cũng như bất kỳ tờ báo nào sau khi sai phạm đều vẫn sống được là do vậy. Tờ báo chỉ chết khi nó bị cơ quan chức năng đình bản, tước giấy phép do những sai phạm về chính trị, đường lối, quan điểm, chứ những sai phạm kiểu này vẫn sống nhăn răng, sống khỏe, sau khi đã vớ được món tiền kha khá.
Tôi viết đến đây mà vẫn cứ bâng khuâng tiếc cho Thanh Niên và buồn cho nó. Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu.
Nguyễn Thông