Truyện Ngắn & Phóng Sự
CHUYẾN XE ĐỜI *
Tôi đứng ngơ ngác giữa một nơi không biết phải nói như thế nào cho
đúng. Ngơ ngác thật sự của một con mán thành phố về. Con mán băng qua
bao nhiêu biển cả, núi rừng, sông rạch, phố phường ...về đứng đây mà ngơ
ngác. Nó đứng ngay giữa góc xã hội của thế kỷ thứ hai mươi mốt!
Tôi cứ đứng đó vì không biết phải đi về hướng nào - những âm thanh
như cuốn tôi vào cơn bão xoáy cho lùng bùng lỗ tai và hoa mát, rối mù.
Ôm cái xách tay vào ngực, tôi lay hoay hết nhìn bên này lại nhìn sang
bên kia tìm kiếm .. Từ những ngăn ô được phân chia với những bảng hiệu
chỉ rõ tuyến đường nam trung bắc - những cánh tay vương ra vẫy ngoắc
cùng với tiếng réo gọi mà tôi nghe như mình đang đứng ở thuở xa xưa lúc
tan trường về - ráng chen vô một đám đông đứng thành một vòng tròn rộn
rã với tiếng phèn la chập choả vang trời dậy đất mỗi khi người đàn ông
mặc cái quần xà lõn với chiếc thắt lưng màu đỏ to bản quấn quanh bụng la
lên " a , cái lày bên lày mua hai chai. Á, bên kia một chai".... Bà con
cô bác coi đây: tui nhổ cái răng cho người này không có đau, không có
chảy máu" "mua dô mua dô..." Và con khỉ nhỏ xíu mặc cái áo đầm chạy theo
người đàn ông để làm vui cho mọi người - trong đó có tôi là đứa thích
con khỉ đến nỗi ước gì mình có được nó...Tất cả như có một ma lực níu
tay người, như bây giờ cái ma lực ấy đang níu tôi .
- Đây chị ơi, vé bán đây.
- Đây cô ơi, xe sắp đầy khách rồi!
- Đây đi Hà nội cô ơi!
- Đây đi Qui Nhơn chị ơi!
Đây, đây, đây… những cái đây của người mãi võ sơn đông, những tiếng chập choả vang trời dậy đất năm xưa lại về!
Tôi bối rối đến nỗi không còn biết phải làm sao để mua được vé mà đi
đây - phần lo sợ bị giựt cái xách, phần lo không mua được vé đến mồ hôi
toát ướt đẫm cả mặt. Làm sao đây chớ...
Hỏi hoài không tự trả lời được thôi thì đã trót vào đứng đây như đã
đứng trong thiên la địa võng phải giống như người ta thôi - nghĩa là
cũng như năm xưa ráng chen người mà đi kiếm.
Lạ lùng quá đỗi, tôi thấy mỗi người phụ trách một tuyến xe nơi đến,
đứng ngay trước tấm biển, vậy sao người vẫn cứ xô đẩy chen lấn mà kiếm
tìm. Rồi hối hả, vội vội vàn vàn, ngơ ngơ ngác ngác ... Không cần biết
chung quanh cứ bương mà đi...Tôi chóng mặt ....muốn bỏ cuộc đi về. Nhưng
đã bao lần hữa rồi mà. Thôi ráng lên đi!
Tôi hít một hơi thở sâu rồi mạnh dạn ta cũng như ai - cuối cùng tôi
lần mò cũng tìm được nơi mình mong đợi. Tôi hỏi họ chỉ qua quày bên cạnh
- may quá bây giờ họ biết tôi đi đâu rồi!
Cầm vé tôi theo người tài xế ra xe. Quả thật chiếc xe đang nổ máy như
họ nói sắp chạy rồi! Tôi trèo lên xe - trời đất, trên xe chỉ có mấy
người!
- Chị ơi, em nhứt đầu quá. Chị làm ơn... giựt gió giùm em chút.
Người đàn bà trẻ đang ngồi co ro ôm đầu rên rỉ khi tôi vừa ngồi
xuống. Trời ơi, làm sao mà làm được đây. Cái số tôi sao mà ....tôi than
thầm trong bụng rồi xin lỗi không thể... giựt giùm gió được!
Tôi bảo mua thuốc uống đi em. Thôi chị ơi! Thuốc giả không hà. Vậy thì mua chai dầu. Cũng có thiệt đâu mà mua chi uổn tiền!
Lại tiếp tục năn nỉ ....tôi vẫn từ chối. Người đàn bà trẻ bỗng ngồi
xích lại gần tôi hơn. Bất chợt tôi hoảng hốt, giựt mình ôm chặt cái túi
xách vào ngực. Tôi mò coi cái ví đựng tiền, giấy tờ bỏ trong túi trước
quần jean. May quá vẫn còn nguyên! .
Chẳng là những năm xưa khi
tôi đứng bán thuốc tây ngoài chợ trời - đi lấy hàng có lúc bằng xe đạp,
có lúc xe lam. Hôm ấy tôi đi xe lam vì không đạp xe nổi nữa. Tôi ngồi
giữa hai người đàn bà cũng trẻ như người hôm nay. Bên kia băng có ba
người. Xe chạy một hồi, người ngồi bên cạnh tôi bỗng dưng đưa tay lên
vuốt tóc tôi bảo rằng tóc tôi màu nâu đậm đẹp quá. Tôi cảm ơn, ngồi xích
ra một chút. Trời cho tôi có được cái giác quan thứ mấy mươi không
biết, tôi bỗng nhận ra những người ngồi bên tôi và đối diện không bình
thường. Tôi bắt đầu sợ. Nhưng không dám tỏ ra một cử chỉ nào để cho họ
có thể biết tôi biết họ thuộc thành phần nào trong cái xã hội mới này.
Tôi cười rất hiền và ngồi xích ra thêm một chút xíu nữa. Nó biết. Bởi
tôi thấy phía hàng ghế bên kia, họ đang chuyền sau lưng nhau một cái gì
đó. Họ ngồi như tôi, như những hành khách khác vừa mới lên đầy xe, họ
ngồi ngoan lắm nhưng trong tia mắt họ ngầm bảo tôi hãy im! Bên tai tôi
bỗng có tiếng thì thầm "biết thì ngồi im, không tao rạch mặt".
Câu này đã thì thầm bao nhiêu lần với bao nhiêu khách lên xuống mỗi
ngày. Ai như bà cô tôi - đã báo cho người ngồi đối diện. Bà phải gần như
quỳ lạy chúng tha cho tội thương người của bà!
Khi xe lam dừng lại ở trạm cuối cùng, bọn họ nhảy xuống rồi mất hút
trong đám đông thời hoà bình rộn ràng đói khổ. Tôi nói cho người đàn bà
người tàu biết. Bà cúi xuống coi lại cái giỏ nhựa đặt ở chân, bất chợt
la lên rồi ngả xuống bất tỉnh - bà đã mất hết số tiền được gói trong tờ
báo cũ theo tôi không phải là ít - có thể bà đem đi gửi cho ai.
Bà vật vã. Tôi khóc theo. Những giọt nước mắt của kẻ bất lực trước điều ác.
Giờ đây, tôi phải cảnh giác dù lòng không muốn, không còn tin vào điều ác sẽ xảy ra.
- Đau đầu thì phải uống thuốc, chớ giựt gió làm sao mà bớt được.
Người đàn bà lớn tuổi mang trước bụng một cái hộp như cái khay đựng
đủ thứ thuốc tây, thuốc hút, đủ loại dầu đủ cho một chuyến đi xa - xuất
hiện trước cửa xe.
- Tui nói rồi. Không mua. Thuốc giả không mua chi ...
Một cuộc khẩu chiến bùng ra giữa hai người. Tôi điếng ruột điếng gan
vì sợ vì phải nghe những lời vô cùng tàn nhẫn dành cho nhau giữa những
người cùng khổ!
Tôi bảo người trẻ nín đi cho rồi. Làm ơn đi.
Cuộc chiến chấm dứt nhưng vẫn chưa nguôi nỗi tức giữa hai con người.
Tôi nhìn người đàn bà lớn tuổi bỗng xót xa thương. Thương bởi nắng
mưa dầm dãi của trời, nắng mưa của thời gian, nắng mưa của cuộc đời, của
xã hội mới đầy những bất an và vô vọng ....đã cày xéo trên khuôn mặt bà
những đường, những rảnh nông sâu dày xéo đan nhau ....khiến bà trở
thành người đi trước thời gian của hạn tuổi chưa phải là già. Bà đi
trước thời gian xa lắm!
- Mía đây, mía đây. Một ngàn một bịch đây!
- Trà đá không chị, trà đá không cô?
- Nước sâm lạnh đây. Nước mát đây. Uống một bịch khoẻ tới trời luôn đây!
- Nè (có tiếng Đan Mạch kèm theo), sao mày dám kéo bả lên xe mày. Khách của tao...
- Tiếng Đan Mạch trả lại - làm sao tao biết. Tao thấy bả dáo dác thì tao kéo...
- Xe chạy liền chú ơi! Lên xe tui chạy liền ...
- Trời ơi, cái túi xách của tui chú kéo đi đâu dzậy?
Tiếng rao hàng, tiếng chửi bới, tiếng xe nổ rền trong cái không gian
khói bụi mịt mờ đến nghẹt thở. Sao không có một nắm gió nào cho tôi chút
mát. Nắng bắt đầu gay gắt đổ xuống tràn lan tung toé như thiêu như đốt
chiếc xe tôi đang ngồi chịu trận.
Một ngàn năm nữa rồi cũng sẽ như thế này? Hay muôn thuở sẽ không đổi
thay khi còn có cơn bão táp hoà bình sau chiến tranh nồi da xáo thịt
tương tàn.
Tôi ngồi dựa lưng vào ghế cố nhắm mắt để không nghe, không thấy những
âm thanh, những hình ảnh - những mảnh đời khốn khổ như những con rối
múa may quay cuồn trên sân khấu kịch đời ...
Sao tôi không thấy mình thay đổi ý định xuống xe về nhà không đi nữa.
Cũng lạ. Nhưng... biết có còn gặp lại mà hẹn với hò. Ngồi im đi hỉ. Cứ
nghĩ đang ngồi đâu đó trong khu vườn nhà anh thì thấy mát và khoẻ liền.
Nóng một chút, khổ một chút đã sao đâu mà làm bộ hoài!
- Chạy đi anh ơi. Anh nói chạy liền mà sao hồi nãy giờ vẫn cứ liền hoài liền hoài không thấy xe nhúc nhích?
Người đàn bà ngồi ôm đứa con nhỏ phía trước như đã quá sốt ruột đợi chờ lên tiếng. Chị quay xuống phân trần cùng tôi :
- Chị biết không, em đi từ ba giờ khuya hôm qua lên thành phố ( Sài
Gòn ) khám bác sĩ ( ! ), không có bà con nên hai mẹ con ngủ lây lất
trong hành lang bịnh viện. Giờ ngồi đây lại chờ lại đợi. Khổ sao mà khổ
quá chị ơi!
Tôi đưa tay vỗ vỗ trên lưng đứa bé èo uột, vuốt vuốt đôi vai gầy
người đàn bà như một an ủi. Tôi biết nói gì với người đàn bà tội nghiệp
này đây. Biết nói gì với cuộc đời khi tôi không thể giúp gì được. Chỉ
biết thở dài, lòng nặng chĩu buồn.
Rồi xe cũng ra khỏi bến. Tôi nghe như có tiếng thở phào nhẹ nhỏm của
mọi người. Ôi cha, sắp đến nơi anh ở rồi. Ráng đi nghe. Chỉ hai giờ nữa
thôi!
Xe chạy ngoằn nghèo như múa, như xiệc len lõi qua những chiếc xe
trước để dành đón thêm khách cho đầy. Không nghe thấy ai phản đối than
phiền về sự việc quá nguy hiểm này - hình như là chuyện thường ngày của
xã hội thời hoà bình được lập lại!
Người ta ở khách sạn năm sao, tôi đi chuyến xe ngàn gió. Gió ở đâu
không biết lồng lộng rủ nắng cùng nhau chui qua khung cửa sổ đập vào tấm
bảng "Xe Có Máy Lạnh" liên hồi. Gió xoáy tóc tôi rối bời, gió vuốt mặt
tôi không nể nang kiên dè. Gió quật vào những tấm màn che cửa sổ nghe
phần phật cho bụi bay tung toé. Tôi nhảy mũi liên tục, vội vàng kéo cửa
sổ kín lại. Nhưng chỉ mươi phút sau có tiếng chị ơi, mồ hôi mồ kê ướt
đẫm rồi đây nè! Tôi sợ bị nghe mắng nên vội vàng mở cửa sổ ra. Thật tình
tôi cũng đâu có thua chi họ - lưng tôi, tóc tôi ướt nhèm nhẹp!
Tôi giật mình hoảng hốt bám chặt tay, níu cái thành ghế phía trước
khi chiếc xe bỗng dưng quay ngoặt đầu lại, dồn khách nghiêng đổ qua tay
trái. Tôi bị đẩy nghiêng đầu đụng vào thùng xe đánh bộp, êm ẩm cả cả
đầu! . Nhiều tiếng la thất thanh...
Không, không có gì cả - xe quay đầu về lại.... SaiGon! . Không phải
tai nạn! Có gì mà la thất thanh đến vậy kia chứ. Không phải là chuyện
bình thường sao. Bình thường như ăn cơm mỗi ngày. Tôi không la, ngồi im
thin thít vì sợ và cũng vì phục tài anh lái xe - chỉ chờ một khoảng
trống giữa hai chiếc xe đang chạy vùn vụt, người lái xe - hình như...
nhắm mắt bẻ tay lái liền (không nhắm mắt làm sao dám bẻ với bao sinh
mạng trên xe!). Trơi ơi, con đang ở đâu đây vậy trời!
- Xin bà con thông cảm. Xin bà con thương cho chúng tôi - cho chúng
tôi đón thêm khách chớ như vầy thì đói bà con ơi! Và coi như chúng tôi
khuyến mãi "bà con một dịp để... ngắm cảnh lại!
(Tôi được biết từ khuyến mải do khi đi mua sắm với các em ỏ Viêt Nam
nếu mình mua theo số tiền được ấn định của cửa hàng đưa ra thì mình sẽ
được quà tặng hay được thưởng tiền theo phần trăm)
Mọi người phản đối quyết liệt nhưng làm được gì nhau đây, đành ngồi
im để nghe để thấy mình bị thua bị gạt. Nghĩ cho cùng, chẳng đâu trên
thế gian này có được!
Tức thì... chết thôi!
Có hai người con gái nhảy xuống khỏi xe khi thấy mình bị gạt. Đời
thuở người ta đi một đằng, xe chạy một nẽo cũng... rước! Đứng dưới đất
nhìn lên nguýt dài. Hai đôi mắt như bốn chiếc lá rau răm xếp lại: mấy
người là đồ ba xạo!
Người lơ xe cười huýt hoát. Chuyện là chuyện bình thường! Rồi xe cũng
quay đầu sau khi chạy vòng vòng, dừng, tấp vô lề, la hét khang cổ
....cũng chỉ rước được hai cô gái nguýt dài, với cả tiếng đồng hồ cho
xăng, phụ tùng hao mòn xe không tính đến.
Thôi đừng lung tung nữa - lao nào rồi cũng sẽ rơi xuống sân nhà anh thôi mà!
- Anh lái xe ơi, anh làm ơn giúp cho tôi xuống chỗ này.
Tôi đưa cho người lái xe cái địa chỉ anh đã ghi cho tôi. Anh ta bảo còn xa lắm.
- Mà tôi nói giùm chị biết, không dễ cho chị đâu. Đi bộ xa lắm. Chị đi thăm người yêu sao lặn lội khổ vậy?
- Ui cha, không phải. Thăm người bạn. Thăm người yêu đâu khổ vầy anh.
Tôi cười.
- Vậy sao? Chắc người bạn này đặc biệt lắm dữ lắm?
- Ừ, cũng đúng đó. Thôi lo lái xe đi. Nhớ nhắc giùm tui khi đến ngã ba sông Ui nghen.
Nắng gắt hanh nồng, khô khốc. Chiếc xe lao đi theo gió. Tôi bấn loạn
cả hồn người, bởi hai dòng xe xuôi ngược như mắc cửi. Xe vẫn len lỏi lấn
chen - có lúc tôi như có thể sờ được chiếc xe tải đang sánh vai như bạn
bè, sát bên tôi! Tôi đang làm gì đây. Chắc tôi đang cầm số mạng mình
dâng lên Thượng Đế hay tôi đang đùa giỡn trêu ngươi ông?
Chiếc xe bỗng dừng lại như con ngựa bị kéo miết dây cương…
- Thâu, mừ lem ngàn thâu. Không tui đi xe khác. (thôi, mười lăm ngàn thôi . Không thì tui đi xe khác)
- Bác ơi, giá này bèo lắm rồi.
- Mừ lem là mừ lem. Tui đi mẫu ngày, (mười lăm là mười lăm. Tui đi mỗi ngày)
Người đàn ông bước lên xe, ngồi ngay cạnh tôi. Tôi bỗng nghe như mình hết thấy nóng, hết thấy mình khùng điên theo chuyến xe.
- Chào cô.
- Dạ, chào chú.
Tôi lưỡng lự một chút rồi e dè hỏi người đàn ông với cái cười thân quen
- Chú ơi, xin lỗi chú có phải người Bình Định?
- Phải rầu. Nhưng tui ở Phù Mỹ.
- Dạ tôi ở Qui Nhơn.
- Trời woi, dẫy là ngừ cùng xứ nẫu hử? Dẫy bây giờ cô dìa ngoãi en Tết hé?
Giọng người đàn ông vui, chơn chất thân tình trong tiếng gió ào ào từ bên ngoài thổi rốc vào mặt tôi rát bỏng.
- Dạ không, tôi đi thăm người bạn ở ngã ba sông Ui.
- Sao cô đi xe này chi cho khổ dẫy? Còn khá xa. Dẫy cô không dìa Qui Nhon sao?
Trời ơi, Qui Nhơn ơi!
Tự nhiên phút chốc tôi đang đứng ở Qui Nhơn bên bờ biển trắng xoá
sóng bạc đầu. Sóng sắp hàng vỗ ì oàm vào chân cát dưới hàng dương xanh
mát bóng che. Tôi như trên con đường Gia Long ngàn năm vẫn hai dãy phố
đối mặt nhau như hai chiếc bánh không bao giờ bị cắt. Con đường muôn năm
không một bóng cây làm duyên như cô gái không son không phấn. Lạ lùng
làm sao bởi những con đường kia với hai hàng cây xanh ngắt nghiêng ngả
trong gió!
Nhưng
con đường Gia Long những chiều nắng còn hanh hao, trên con phố đã dập
dìu con trai con gái lượn lờ bát phố. Bát phố ngẩn ngẩn ngơ ngơ, địu
đàng víu hai vạt áo bay bay. Bát phố nhìn không thấy ai vẫn thấy ai rất
rõ ...Bát phố cho đời thấy còn có ta. Bát phố như không thấy chiến tranh
- thật thanh bình cho đến khi nhìn thấy anh bạn học với bộ đồ trận hành
quân về. Thôi chết rồi, vậy là chiến tranh có rồi sao?
Những con đường Phan Bội Châu, Võ Tánh, Nhà thờ... Nơi hò hẹn năm
xưa. Những con đường nằm im nghe thấy chúng tôi đạp xe mỗi trưa trốn
ngủ... cho đến khi dòng đời cuốn trôi chúng tôi mỗi đưa một nơi.
Tôi không biết phải chăng ai đã từng uống nước của Binh Định thì muôn
ngàn năm không bao giờ cắt bỏ được sợi dây thiêng liêng vô hình nhưng
chăt như da trời cuốn người Qui Nhơn lại không mở được. Đi đâu thì đi
nhưng tim vẫn mang cái nẫu rất nẫu theo cùng không bỏ được. Chết thì
chắc cũng tìm về nơi có Qui Nhơn mà lén chen vào đứng ngồi với nó. Ngó
nó vậy nhưng thương không dứt được, không quên và cũng không chia lìa
được. Cái không gian, nơi chốn đi dăm phút đã trở về chốn cũ rất đầm ấm
đầy tình và bình yên ấy đã ăn sâu vào tận gốc rể tâm hồn, tế bào máu
thịt của con người Bình Định .
Tôi nhìn người đàn ông khắc khổ dáng gầy như quê tôi cày lên sỏi đá -
da ngăm đen với nét trầm tư của người lo nghĩ suy tư muộn phiền.
- Vậy hồi trước một ngàn chín trăm bảy mươi lăm chú làm gì và ở đơn vị nào
Người đàn ông nhìn lại tôi, rất bình tĩnh trả lời:
- Tui đi bộ đậu ( bộ đội )
Tôi nhổm dậy nhìn người đàn ông lần nữa. Không, ông không có vẻ gì của anh bộ đội. Ông mang vẻ của một nhà giáo thì đúng hơn.
Tôi cười như đang đứng trên sân khấu:
- Vậy là chú ở bên kia chiến tuyến của tôi rồi!
Đến lượt người đàn ông nhìn tôi nghiêng nghiêng ánh mắt:
- Dẫy cô là... nữ quân nhân.
- Không, nhưng chồng tôi là sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hoà.
Tôi mỉm cười nhìn ông trả lời cũng rất bình tĩnh
Tự nhiên cơn gió như thấu được cái khó khăn giữa hai chúng tôi - sự
căng thẳng xoay trở đối đáp với tình huống vô cùng hy hữu này nên gió đã
rất đỗi dịu dàng thổi lướt nhẹ qua không lật phật các màn cửa như trước
nữa .
- Chú coi, tôi với chú ở hai chiến tuyến từ đó đến giờ, nay vẫn hai chiến tuyến.
Người đàn ông nhíu mày như không hiểu.
Tôi cười chỉ thanh ghế chắn ngang giữa hai chiếc ghế chúng tôi.
Có một nỗi ngậm ngùi trong giọng nói của ông. Rất lâu, ông ngập ngừng:
- Tui có ngừ em đi lính Quốc Gia!
Tôi xoay hẳn người qua phía ông, kinh ngạc:
- Sao, chú nói sao? Chú có người em là lính của chế độ tôi sao?
Nét đau khổ hiện rõ trên khuôn mặt rám nắng gầy xương của người đàn ông làm tôi chùng lòng.
- Vậy nếu chẳng may chú... đụng độ em chú ngoài chiến trường, chú có...
Tôi có nhẫn tâm không khi hỏi câu này?
- Chiến tranh biết sao được cô. Thì cũng phải theo luật chiến tranh...
Có tiếng nuốt nước miếng. Không, tiếng mắc nghẹn tôi nghe.
- Em chú còn không?
Lại một tiếng nuốt nghẹn. Tôi không nghe tiếng trả lời. Người đàn ông đang cúi nhìn hai bàn tay ông đang đan vào nhau:
- Không còn. Chết rồi.
Tôi ngồi hẳn xuống ghế, nước mát ứa ra khi nhìn người đàn ông như chết lặng bên cạnh.
Chiến tranh ơi! Ai tạo ra mi, ai sinh ra mi, ai nuôi dạy mi, ai cho
mi cái quyền để gieo rắc bao khốn cùng cho con người với con người?
Chiến tranh là trò đùa của mi chăng? Mi ác, mi không còn một chút lương
tri, không còn trái tim máu đỏ nhân từ. Ai giết giùm mi cho con người
bớt khổ, hết chia ly?
- Bây giờ chú có được ưu đãi gì không?
- Có, nhưng không bao nhiêu. Lớn tuổi lại hay đau yếu, nhưng tôi phải
ráng làm thêm để nuôi sống bản thân và giúp con. Chúng nó còn khổ quá
cô à. Đất nước mình còn nghèo....
Câu nói này tôi nghe ngày còn rất trẻ trong chiến tranh.
- Phải chi em tôi còn thì... (ngập ngừng) giờ này cũng được như cô ....
Tôi hiểu ông ta muốn nói gì. Và tôi hiểu cho ông.
- Phải chi hồi đó chú không đi bộ đội...
Một tiếng nuốt nước miếng ép tiếng thở dài, nhưng không được. Tôi nghe tiếng thở dài...
Gió chao nghiêng hứng lấy tiếng thở dài não ruột vút bay ra cửa ...
- Ngả ba sông Ui chị gì đó ơi!
Tôi bước ngang qua mặt người đàn ông với một nụ cười. Nụ cười tôi đó
...ông muốn hiểu sao cũng được. Ông ngước nhìn tôi rất vội, nét vô hồn.
Ánh mắt Qui Nhơn tôi sau bao năm ngưng tiếng súng sao trông thảm đảm và
buồn hiu hắt quá!
Ông như làm gan ...bắt tay tôi. Tôi bắt tay ông và bước xuống xe không ngoái lại.
Tôi băng qua đường như đang đu trên xiếc không lưới đỡ. Qua được với
hai dòng xe xuôi ngược hai dòng chạy như điên như dại. Quả thật tôi thử
thách tôi với nỗi điên dại khôn lường.
Tôi rụt rè hỏi cô gái đang oằn lưng trên cái đầu máy cán nước mía bằng tay bên góc đường.
- Cô ngồi nghỉ một chút rồi cháu chở cô vô đó. Chú Lộc Xuân....
Hoá ra giờ anh là "chú Lộc Xuân ...". Điền trang Lộc Xuân. Anh quá
đỗi ngạc nhiên khi thấy tôi đứng trước thềm nhà anh. Tôi không hẹn mặc
dù trước hai ngày anh đã mời.
Thật không ngờ , thật mừng vui khi gặp lại anh ở Saigon nơi chúng tôi
đã có những ngày vui thời "của mình" thời của học trò áo trắng quần
xanh, thuở hẹn hò xe đạp, ai theo ai cho sách vở biếng lười ......và có
với nhau những sẻ chia đậm tình ngày tang thương của dân tộc. Buổi hội
ngộ vui bừng tim và cũng ngậm ngùi rơi nước mắt. Ai cũng ngỡ không bao
giờ còn có thể gặp lại anh trong thế gian này.
Chuyện của tôi và anh sau một chín bảy lăm bỗng như mới hôm qua. Tôi
đang bước nhanh băng qua công trường Quách Thị Trang với hai tay hai giỏ
xách đầy thuốc tây - thuốc tây lậu đó ai ơi! Đang nín thở vì sợ bị bắt
thì nghe có tiếng ai gọi tên mình, rồi chiếc xe Honda 67 đã sát bên
mình. Tôi hoảng hốt thụt lùi vì nghĩ đó là công an. Tôi lay hoay chưa
biết là ai mà còn dư thì giờ nhớ đến tôi đây, nhất là ở cái đất Saigon
xa lạ này thì đã nghe một giọng nói như ra lệnh : " lên xe anh chở đi
cất hàng cho" . Trời ơi, tôi mơ chắc! . Hay ... thằng cha này nó bị tâm
thần khùng điên gì sao. Ai quen ai biết gì đâu mà ra lệnh cứ như người
...ngàn năm xưa. Cái mặt lạ hoắc lạ hươ mà trời!
- LCM đây, lên xe mau...
- Trời ơi, anh hả?
Vậy là không đợi nhắc thêm một lần nữa, tôi trèo lên xe. Anh rồ máy phóng nhanh.
Nắng Saigon buổi sáng còn thanh tao và rất đỗi dịu dàng con gái mà
lâu lắm hôm nay tôi mới được nhận lại tưởng rằng đã thôi không còn gì
nữa ngày tháng đã qua. Hai anh em ngồi uống nước ở cái quán xập xệ bên
đường. Tôi không còn thấy mẹ con tôi ăn bo bo, mì sợi, bột mì, củ sắn,
sắp hàng chờ nhận được miếng thịt ruồi không thèm bu vì ươn, không còn
chạy té khói vì bị công an rượt mà tôi đang ngồi ở quán kem Phi Điệp.
Qui Nhơn tháng năm vàng hực hỡ của tuổi thanh xuân, của thời con gái,
học trò, tình yêu như mây như gió...
- Ai cũng khổ, nhưng hãy ráng lên. Đi thăm nuôi Phú cũng quá gian nan phải không? Cũng hãy ráng lên! Hãy ráng mà sống!
Anh đứng dậy lấy xe.
- Khi Phú về, nhớ đưa Phú qua để anh cấp cho cái giấy có công ăn việc làm tạm và cũng để phòng thân nếu sau này muốn vượt biên.
Và một điều nhớ cho rõ: không được bỏ Phú dù có đói khổ đến mức nào. Có nghe không?
Tôi ừ. Nhưng Phú chưa về, anh đã bị bắt vì tội “phản động chống nhà
nước.” Án tử hình. Hôm xử án tôi đứng ngoài nghe ngóng. Tôi rụng rời.
Một người tốt như anh sao lại đành hở trời? Anh giúp rất nhiều người -
người Qui Nhơn và nhất là học sinh Cường Để chúng tôi. Anh giúp cho
người thuở loạn ly, tang tóc, đói khổ và sợ hãi. Đâu phải riêng tôi hay
Phú.
Nhưng rồi anh được giảm án còn chung thân. Chung thân khổ sai khổ lắm
lận, anh nói. Anh ở tù được hai mươi năm thì được thả về. Con đường tù
anh đi cũng như con đường tù Phú đi qua - từ nam ra bắc, từ bắc vô nam
lại. Tôi đi theo vừa đủ mười mùa Thu lá rụng - gần hết tuổi thanh xuân
một đời.
- Oanh ăn cá đi.
Anh Minh nhắc tôi.
- Ông Phụng không được dành cá của tui nghen.
Tôi ham ăn nên kéo dĩa cá về phía mình không một chút rụt rè.
- Tui có thịt luột rầu (rồi) dành cá bà chi chớ! Không ăn ngầu (ngồi) đó tui ăn hết đững (đừng) khóc.
Chao ơi, quê hương đâu phải chỉ chùm khế ngọt, đâu phải chỉ chiếc nón
nghiêng che, đâu chỉ.... mà quê hương tôi là tiếng Nẫu của tôi, là
miếng thịt luột thơm lừng chấm với mấm nêm rau sống và chuối chát... Là
bốn con cá đồng chiên dòn rụm vàng ngây, là dĩa rau sống tươi hời hời
mời gọi, là tô canh rau tập tàng chỉ ở xứ nẫu tôi nấu mới ngon, là ngồi
xếp bằng dưới nền gạch bóng loáng giữa buổi trưa hè gió nồm mát rười
rượi với tiếng gà gáy te te đâu xa cuối xóm ... Mâm cơm đạm bạc của tình
quê hương năm mươi năm trước tôi cũng được ăn như hôm nay ở nhà hàng
xóm dưới làng Bằng Châu ngày chạy giặc - ngồi trong cái nia lớn đan bằng
tre tròn vành vạnh. Cũng khung cảnh thái hoà yên ắng đến thương đời...
Bữa cơm ngon đến nỗi khi nhìn xuống mâm sau câu chuyện còn tiếng
cười, dĩa cá không còn con nào! Tôi chan tôi húp chén canh rau tập tàng
đầy tình đầy nghĩa từng húp một. Nó ngọt. Ngọt lắm bởi nó được nêm bằng
tình bạn ngọt ngào bao năm!
Ông Phụng cười ngặt nghẽo vì tôi ăn hết cá, chỉ cho ông cái đầu!
Tôi no quá đỗi với hai chén cơm không lưng! Anh và Phương vợ anh vui vì khách không làm khách.
Ngày mai tôi trở về Mỹ, giờ này tôi còn ngồi đây cười - đã bốn giờ
chiều. Các em, các bạn đang chờ ở Saigon. Anh biết vậy nên anh chở tôi
ra chờ xe ngoài đầu ngõ với chiếc xe đời mới (con cái biếu từ Mỹ) thay
cho chiếc 67 năm xưa. Hai chiếc xe, hai con người, hai cuộc đời sau mưa
sa bão táp vẫn còn giữ được tấm lòng cho nhau điều nghĩa cái tình cùng
vui cùng khổ, chia xẻ nhau trong khốn cùng của cuộc đời dẫu gì gì đi
nữa!
Anh trải tấm lòng anh trước tôi trong cái khốn, cái khó, cái cùng
khổ. Tôi trải tấm lòng tôi trước anh sau tất cả những mảnh đời trên góp
lại.
Hai tấm lòng đã níu tôi lên xe để đi thăm anh. Chuyến xe đã chở đầy những cuộc đời trước sau trọn vẹn.
Anh hãy và anh đã giữ được tấm lòng anh với quê hương, với Tổ Quốc và
nhất là anh vẫn là người của muôn năm cũ miền Nam thân yêu.
Nguồn www.bietdongquan.com
Tân Sơn Hòa chuyển
CHUYẾN XE ĐỜI *
Tôi đứng ngơ ngác giữa một nơi không biết phải nói như thế nào cho
đúng. Ngơ ngác thật sự của một con mán thành phố về. Con mán băng qua
bao nhiêu biển cả, núi rừng, sông rạch, phố phường ...về đứng đây mà ngơ
ngác. Nó đứng ngay giữa góc xã hội của thế kỷ thứ hai mươi mốt!
Tôi cứ đứng đó vì không biết phải đi về hướng nào - những âm thanh
như cuốn tôi vào cơn bão xoáy cho lùng bùng lỗ tai và hoa mát, rối mù.
Ôm cái xách tay vào ngực, tôi lay hoay hết nhìn bên này lại nhìn sang
bên kia tìm kiếm .. Từ những ngăn ô được phân chia với những bảng hiệu
chỉ rõ tuyến đường nam trung bắc - những cánh tay vương ra vẫy ngoắc
cùng với tiếng réo gọi mà tôi nghe như mình đang đứng ở thuở xa xưa lúc
tan trường về - ráng chen vô một đám đông đứng thành một vòng tròn rộn
rã với tiếng phèn la chập choả vang trời dậy đất mỗi khi người đàn ông
mặc cái quần xà lõn với chiếc thắt lưng màu đỏ to bản quấn quanh bụng la
lên " a , cái lày bên lày mua hai chai. Á, bên kia một chai".... Bà con
cô bác coi đây: tui nhổ cái răng cho người này không có đau, không có
chảy máu" "mua dô mua dô..." Và con khỉ nhỏ xíu mặc cái áo đầm chạy theo
người đàn ông để làm vui cho mọi người - trong đó có tôi là đứa thích
con khỉ đến nỗi ước gì mình có được nó...Tất cả như có một ma lực níu
tay người, như bây giờ cái ma lực ấy đang níu tôi .
- Đây chị ơi, vé bán đây.
- Đây cô ơi, xe sắp đầy khách rồi!
- Đây đi Hà nội cô ơi!
- Đây đi Qui Nhơn chị ơi!
Đây, đây, đây… những cái đây của người mãi võ sơn đông, những tiếng chập choả vang trời dậy đất năm xưa lại về!
Tôi bối rối đến nỗi không còn biết phải làm sao để mua được vé mà đi
đây - phần lo sợ bị giựt cái xách, phần lo không mua được vé đến mồ hôi
toát ướt đẫm cả mặt. Làm sao đây chớ...
Hỏi hoài không tự trả lời được thôi thì đã trót vào đứng đây như đã
đứng trong thiên la địa võng phải giống như người ta thôi - nghĩa là
cũng như năm xưa ráng chen người mà đi kiếm.
Lạ lùng quá đỗi, tôi thấy mỗi người phụ trách một tuyến xe nơi đến,
đứng ngay trước tấm biển, vậy sao người vẫn cứ xô đẩy chen lấn mà kiếm
tìm. Rồi hối hả, vội vội vàn vàn, ngơ ngơ ngác ngác ... Không cần biết
chung quanh cứ bương mà đi...Tôi chóng mặt ....muốn bỏ cuộc đi về. Nhưng
đã bao lần hữa rồi mà. Thôi ráng lên đi!
Tôi hít một hơi thở sâu rồi mạnh dạn ta cũng như ai - cuối cùng tôi
lần mò cũng tìm được nơi mình mong đợi. Tôi hỏi họ chỉ qua quày bên cạnh
- may quá bây giờ họ biết tôi đi đâu rồi!
Cầm vé tôi theo người tài xế ra xe. Quả thật chiếc xe đang nổ máy như
họ nói sắp chạy rồi! Tôi trèo lên xe - trời đất, trên xe chỉ có mấy
người!
- Chị ơi, em nhứt đầu quá. Chị làm ơn... giựt gió giùm em chút.
Người đàn bà trẻ đang ngồi co ro ôm đầu rên rỉ khi tôi vừa ngồi
xuống. Trời ơi, làm sao mà làm được đây. Cái số tôi sao mà ....tôi than
thầm trong bụng rồi xin lỗi không thể... giựt giùm gió được!
Tôi bảo mua thuốc uống đi em. Thôi chị ơi! Thuốc giả không hà. Vậy thì mua chai dầu. Cũng có thiệt đâu mà mua chi uổn tiền!
Lại tiếp tục năn nỉ ....tôi vẫn từ chối. Người đàn bà trẻ bỗng ngồi
xích lại gần tôi hơn. Bất chợt tôi hoảng hốt, giựt mình ôm chặt cái túi
xách vào ngực. Tôi mò coi cái ví đựng tiền, giấy tờ bỏ trong túi trước
quần jean. May quá vẫn còn nguyên! .
Chẳng là những năm xưa khi
tôi đứng bán thuốc tây ngoài chợ trời - đi lấy hàng có lúc bằng xe đạp,
có lúc xe lam. Hôm ấy tôi đi xe lam vì không đạp xe nổi nữa. Tôi ngồi
giữa hai người đàn bà cũng trẻ như người hôm nay. Bên kia băng có ba
người. Xe chạy một hồi, người ngồi bên cạnh tôi bỗng dưng đưa tay lên
vuốt tóc tôi bảo rằng tóc tôi màu nâu đậm đẹp quá. Tôi cảm ơn, ngồi xích
ra một chút. Trời cho tôi có được cái giác quan thứ mấy mươi không
biết, tôi bỗng nhận ra những người ngồi bên tôi và đối diện không bình
thường. Tôi bắt đầu sợ. Nhưng không dám tỏ ra một cử chỉ nào để cho họ
có thể biết tôi biết họ thuộc thành phần nào trong cái xã hội mới này.
Tôi cười rất hiền và ngồi xích ra thêm một chút xíu nữa. Nó biết. Bởi
tôi thấy phía hàng ghế bên kia, họ đang chuyền sau lưng nhau một cái gì
đó. Họ ngồi như tôi, như những hành khách khác vừa mới lên đầy xe, họ
ngồi ngoan lắm nhưng trong tia mắt họ ngầm bảo tôi hãy im! Bên tai tôi
bỗng có tiếng thì thầm "biết thì ngồi im, không tao rạch mặt".
Câu này đã thì thầm bao nhiêu lần với bao nhiêu khách lên xuống mỗi
ngày. Ai như bà cô tôi - đã báo cho người ngồi đối diện. Bà phải gần như
quỳ lạy chúng tha cho tội thương người của bà!
Khi xe lam dừng lại ở trạm cuối cùng, bọn họ nhảy xuống rồi mất hút
trong đám đông thời hoà bình rộn ràng đói khổ. Tôi nói cho người đàn bà
người tàu biết. Bà cúi xuống coi lại cái giỏ nhựa đặt ở chân, bất chợt
la lên rồi ngả xuống bất tỉnh - bà đã mất hết số tiền được gói trong tờ
báo cũ theo tôi không phải là ít - có thể bà đem đi gửi cho ai.
Bà vật vã. Tôi khóc theo. Những giọt nước mắt của kẻ bất lực trước điều ác.
Giờ đây, tôi phải cảnh giác dù lòng không muốn, không còn tin vào điều ác sẽ xảy ra.
- Đau đầu thì phải uống thuốc, chớ giựt gió làm sao mà bớt được.
Người đàn bà lớn tuổi mang trước bụng một cái hộp như cái khay đựng
đủ thứ thuốc tây, thuốc hút, đủ loại dầu đủ cho một chuyến đi xa - xuất
hiện trước cửa xe.
- Tui nói rồi. Không mua. Thuốc giả không mua chi ...
Một cuộc khẩu chiến bùng ra giữa hai người. Tôi điếng ruột điếng gan
vì sợ vì phải nghe những lời vô cùng tàn nhẫn dành cho nhau giữa những
người cùng khổ!
Tôi bảo người trẻ nín đi cho rồi. Làm ơn đi.
Cuộc chiến chấm dứt nhưng vẫn chưa nguôi nỗi tức giữa hai con người.
Tôi nhìn người đàn bà lớn tuổi bỗng xót xa thương. Thương bởi nắng
mưa dầm dãi của trời, nắng mưa của thời gian, nắng mưa của cuộc đời, của
xã hội mới đầy những bất an và vô vọng ....đã cày xéo trên khuôn mặt bà
những đường, những rảnh nông sâu dày xéo đan nhau ....khiến bà trở
thành người đi trước thời gian của hạn tuổi chưa phải là già. Bà đi
trước thời gian xa lắm!
- Mía đây, mía đây. Một ngàn một bịch đây!
- Trà đá không chị, trà đá không cô?
- Nước sâm lạnh đây. Nước mát đây. Uống một bịch khoẻ tới trời luôn đây!
- Nè (có tiếng Đan Mạch kèm theo), sao mày dám kéo bả lên xe mày. Khách của tao...
- Tiếng Đan Mạch trả lại - làm sao tao biết. Tao thấy bả dáo dác thì tao kéo...
- Xe chạy liền chú ơi! Lên xe tui chạy liền ...
- Trời ơi, cái túi xách của tui chú kéo đi đâu dzậy?
Tiếng rao hàng, tiếng chửi bới, tiếng xe nổ rền trong cái không gian
khói bụi mịt mờ đến nghẹt thở. Sao không có một nắm gió nào cho tôi chút
mát. Nắng bắt đầu gay gắt đổ xuống tràn lan tung toé như thiêu như đốt
chiếc xe tôi đang ngồi chịu trận.
Một ngàn năm nữa rồi cũng sẽ như thế này? Hay muôn thuở sẽ không đổi
thay khi còn có cơn bão táp hoà bình sau chiến tranh nồi da xáo thịt
tương tàn.
Tôi ngồi dựa lưng vào ghế cố nhắm mắt để không nghe, không thấy những
âm thanh, những hình ảnh - những mảnh đời khốn khổ như những con rối
múa may quay cuồn trên sân khấu kịch đời ...
Sao tôi không thấy mình thay đổi ý định xuống xe về nhà không đi nữa.
Cũng lạ. Nhưng... biết có còn gặp lại mà hẹn với hò. Ngồi im đi hỉ. Cứ
nghĩ đang ngồi đâu đó trong khu vườn nhà anh thì thấy mát và khoẻ liền.
Nóng một chút, khổ một chút đã sao đâu mà làm bộ hoài!
- Chạy đi anh ơi. Anh nói chạy liền mà sao hồi nãy giờ vẫn cứ liền hoài liền hoài không thấy xe nhúc nhích?
Người đàn bà ngồi ôm đứa con nhỏ phía trước như đã quá sốt ruột đợi chờ lên tiếng. Chị quay xuống phân trần cùng tôi :
- Chị biết không, em đi từ ba giờ khuya hôm qua lên thành phố ( Sài
Gòn ) khám bác sĩ ( ! ), không có bà con nên hai mẹ con ngủ lây lất
trong hành lang bịnh viện. Giờ ngồi đây lại chờ lại đợi. Khổ sao mà khổ
quá chị ơi!
Tôi đưa tay vỗ vỗ trên lưng đứa bé èo uột, vuốt vuốt đôi vai gầy
người đàn bà như một an ủi. Tôi biết nói gì với người đàn bà tội nghiệp
này đây. Biết nói gì với cuộc đời khi tôi không thể giúp gì được. Chỉ
biết thở dài, lòng nặng chĩu buồn.
Rồi xe cũng ra khỏi bến. Tôi nghe như có tiếng thở phào nhẹ nhỏm của
mọi người. Ôi cha, sắp đến nơi anh ở rồi. Ráng đi nghe. Chỉ hai giờ nữa
thôi!
Xe chạy ngoằn nghèo như múa, như xiệc len lõi qua những chiếc xe
trước để dành đón thêm khách cho đầy. Không nghe thấy ai phản đối than
phiền về sự việc quá nguy hiểm này - hình như là chuyện thường ngày của
xã hội thời hoà bình được lập lại!
Người ta ở khách sạn năm sao, tôi đi chuyến xe ngàn gió. Gió ở đâu
không biết lồng lộng rủ nắng cùng nhau chui qua khung cửa sổ đập vào tấm
bảng "Xe Có Máy Lạnh" liên hồi. Gió xoáy tóc tôi rối bời, gió vuốt mặt
tôi không nể nang kiên dè. Gió quật vào những tấm màn che cửa sổ nghe
phần phật cho bụi bay tung toé. Tôi nhảy mũi liên tục, vội vàng kéo cửa
sổ kín lại. Nhưng chỉ mươi phút sau có tiếng chị ơi, mồ hôi mồ kê ướt
đẫm rồi đây nè! Tôi sợ bị nghe mắng nên vội vàng mở cửa sổ ra. Thật tình
tôi cũng đâu có thua chi họ - lưng tôi, tóc tôi ướt nhèm nhẹp!
Tôi giật mình hoảng hốt bám chặt tay, níu cái thành ghế phía trước
khi chiếc xe bỗng dưng quay ngoặt đầu lại, dồn khách nghiêng đổ qua tay
trái. Tôi bị đẩy nghiêng đầu đụng vào thùng xe đánh bộp, êm ẩm cả cả
đầu! . Nhiều tiếng la thất thanh...
Không, không có gì cả - xe quay đầu về lại.... SaiGon! . Không phải
tai nạn! Có gì mà la thất thanh đến vậy kia chứ. Không phải là chuyện
bình thường sao. Bình thường như ăn cơm mỗi ngày. Tôi không la, ngồi im
thin thít vì sợ và cũng vì phục tài anh lái xe - chỉ chờ một khoảng
trống giữa hai chiếc xe đang chạy vùn vụt, người lái xe - hình như...
nhắm mắt bẻ tay lái liền (không nhắm mắt làm sao dám bẻ với bao sinh
mạng trên xe!). Trơi ơi, con đang ở đâu đây vậy trời!
- Xin bà con thông cảm. Xin bà con thương cho chúng tôi - cho chúng
tôi đón thêm khách chớ như vầy thì đói bà con ơi! Và coi như chúng tôi
khuyến mãi "bà con một dịp để... ngắm cảnh lại!
(Tôi được biết từ khuyến mải do khi đi mua sắm với các em ỏ Viêt Nam
nếu mình mua theo số tiền được ấn định của cửa hàng đưa ra thì mình sẽ
được quà tặng hay được thưởng tiền theo phần trăm)
Mọi người phản đối quyết liệt nhưng làm được gì nhau đây, đành ngồi
im để nghe để thấy mình bị thua bị gạt. Nghĩ cho cùng, chẳng đâu trên
thế gian này có được!
Tức thì... chết thôi!
Có hai người con gái nhảy xuống khỏi xe khi thấy mình bị gạt. Đời
thuở người ta đi một đằng, xe chạy một nẽo cũng... rước! Đứng dưới đất
nhìn lên nguýt dài. Hai đôi mắt như bốn chiếc lá rau răm xếp lại: mấy
người là đồ ba xạo!
Người lơ xe cười huýt hoát. Chuyện là chuyện bình thường! Rồi xe cũng
quay đầu sau khi chạy vòng vòng, dừng, tấp vô lề, la hét khang cổ
....cũng chỉ rước được hai cô gái nguýt dài, với cả tiếng đồng hồ cho
xăng, phụ tùng hao mòn xe không tính đến.
Thôi đừng lung tung nữa - lao nào rồi cũng sẽ rơi xuống sân nhà anh thôi mà!
- Anh lái xe ơi, anh làm ơn giúp cho tôi xuống chỗ này.
Tôi đưa cho người lái xe cái địa chỉ anh đã ghi cho tôi. Anh ta bảo còn xa lắm.
- Mà tôi nói giùm chị biết, không dễ cho chị đâu. Đi bộ xa lắm. Chị đi thăm người yêu sao lặn lội khổ vậy?
- Ui cha, không phải. Thăm người bạn. Thăm người yêu đâu khổ vầy anh.
Tôi cười.
- Vậy sao? Chắc người bạn này đặc biệt lắm dữ lắm?
- Ừ, cũng đúng đó. Thôi lo lái xe đi. Nhớ nhắc giùm tui khi đến ngã ba sông Ui nghen.
Nắng gắt hanh nồng, khô khốc. Chiếc xe lao đi theo gió. Tôi bấn loạn
cả hồn người, bởi hai dòng xe xuôi ngược như mắc cửi. Xe vẫn len lỏi lấn
chen - có lúc tôi như có thể sờ được chiếc xe tải đang sánh vai như bạn
bè, sát bên tôi! Tôi đang làm gì đây. Chắc tôi đang cầm số mạng mình
dâng lên Thượng Đế hay tôi đang đùa giỡn trêu ngươi ông?
Chiếc xe bỗng dừng lại như con ngựa bị kéo miết dây cương…
- Thâu, mừ lem ngàn thâu. Không tui đi xe khác. (thôi, mười lăm ngàn thôi . Không thì tui đi xe khác)
- Bác ơi, giá này bèo lắm rồi.
- Mừ lem là mừ lem. Tui đi mẫu ngày, (mười lăm là mười lăm. Tui đi mỗi ngày)
Người đàn ông bước lên xe, ngồi ngay cạnh tôi. Tôi bỗng nghe như mình hết thấy nóng, hết thấy mình khùng điên theo chuyến xe.
- Chào cô.
- Dạ, chào chú.
Tôi lưỡng lự một chút rồi e dè hỏi người đàn ông với cái cười thân quen
- Chú ơi, xin lỗi chú có phải người Bình Định?
- Phải rầu. Nhưng tui ở Phù Mỹ.
- Dạ tôi ở Qui Nhơn.
- Trời woi, dẫy là ngừ cùng xứ nẫu hử? Dẫy bây giờ cô dìa ngoãi en Tết hé?
Giọng người đàn ông vui, chơn chất thân tình trong tiếng gió ào ào từ bên ngoài thổi rốc vào mặt tôi rát bỏng.
- Dạ không, tôi đi thăm người bạn ở ngã ba sông Ui.
- Sao cô đi xe này chi cho khổ dẫy? Còn khá xa. Dẫy cô không dìa Qui Nhon sao?
Trời ơi, Qui Nhơn ơi!
Tự nhiên phút chốc tôi đang đứng ở Qui Nhơn bên bờ biển trắng xoá
sóng bạc đầu. Sóng sắp hàng vỗ ì oàm vào chân cát dưới hàng dương xanh
mát bóng che. Tôi như trên con đường Gia Long ngàn năm vẫn hai dãy phố
đối mặt nhau như hai chiếc bánh không bao giờ bị cắt. Con đường muôn năm
không một bóng cây làm duyên như cô gái không son không phấn. Lạ lùng
làm sao bởi những con đường kia với hai hàng cây xanh ngắt nghiêng ngả
trong gió!
Nhưng
con đường Gia Long những chiều nắng còn hanh hao, trên con phố đã dập
dìu con trai con gái lượn lờ bát phố. Bát phố ngẩn ngẩn ngơ ngơ, địu
đàng víu hai vạt áo bay bay. Bát phố nhìn không thấy ai vẫn thấy ai rất
rõ ...Bát phố cho đời thấy còn có ta. Bát phố như không thấy chiến tranh
- thật thanh bình cho đến khi nhìn thấy anh bạn học với bộ đồ trận hành
quân về. Thôi chết rồi, vậy là chiến tranh có rồi sao?
Những con đường Phan Bội Châu, Võ Tánh, Nhà thờ... Nơi hò hẹn năm
xưa. Những con đường nằm im nghe thấy chúng tôi đạp xe mỗi trưa trốn
ngủ... cho đến khi dòng đời cuốn trôi chúng tôi mỗi đưa một nơi.
Tôi không biết phải chăng ai đã từng uống nước của Binh Định thì muôn
ngàn năm không bao giờ cắt bỏ được sợi dây thiêng liêng vô hình nhưng
chăt như da trời cuốn người Qui Nhơn lại không mở được. Đi đâu thì đi
nhưng tim vẫn mang cái nẫu rất nẫu theo cùng không bỏ được. Chết thì
chắc cũng tìm về nơi có Qui Nhơn mà lén chen vào đứng ngồi với nó. Ngó
nó vậy nhưng thương không dứt được, không quên và cũng không chia lìa
được. Cái không gian, nơi chốn đi dăm phút đã trở về chốn cũ rất đầm ấm
đầy tình và bình yên ấy đã ăn sâu vào tận gốc rể tâm hồn, tế bào máu
thịt của con người Bình Định .
Tôi nhìn người đàn ông khắc khổ dáng gầy như quê tôi cày lên sỏi đá -
da ngăm đen với nét trầm tư của người lo nghĩ suy tư muộn phiền.
- Vậy hồi trước một ngàn chín trăm bảy mươi lăm chú làm gì và ở đơn vị nào
Người đàn ông nhìn lại tôi, rất bình tĩnh trả lời:
- Tui đi bộ đậu ( bộ đội )
Tôi nhổm dậy nhìn người đàn ông lần nữa. Không, ông không có vẻ gì của anh bộ đội. Ông mang vẻ của một nhà giáo thì đúng hơn.
Tôi cười như đang đứng trên sân khấu:
- Vậy là chú ở bên kia chiến tuyến của tôi rồi!
Đến lượt người đàn ông nhìn tôi nghiêng nghiêng ánh mắt:
- Dẫy cô là... nữ quân nhân.
- Không, nhưng chồng tôi là sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hoà.
Tôi mỉm cười nhìn ông trả lời cũng rất bình tĩnh
Tự nhiên cơn gió như thấu được cái khó khăn giữa hai chúng tôi - sự
căng thẳng xoay trở đối đáp với tình huống vô cùng hy hữu này nên gió đã
rất đỗi dịu dàng thổi lướt nhẹ qua không lật phật các màn cửa như trước
nữa .
- Chú coi, tôi với chú ở hai chiến tuyến từ đó đến giờ, nay vẫn hai chiến tuyến.
Người đàn ông nhíu mày như không hiểu.
Tôi cười chỉ thanh ghế chắn ngang giữa hai chiếc ghế chúng tôi.
Có một nỗi ngậm ngùi trong giọng nói của ông. Rất lâu, ông ngập ngừng:
- Tui có ngừ em đi lính Quốc Gia!
Tôi xoay hẳn người qua phía ông, kinh ngạc:
- Sao, chú nói sao? Chú có người em là lính của chế độ tôi sao?
Nét đau khổ hiện rõ trên khuôn mặt rám nắng gầy xương của người đàn ông làm tôi chùng lòng.
- Vậy nếu chẳng may chú... đụng độ em chú ngoài chiến trường, chú có...
Tôi có nhẫn tâm không khi hỏi câu này?
- Chiến tranh biết sao được cô. Thì cũng phải theo luật chiến tranh...
Có tiếng nuốt nước miếng. Không, tiếng mắc nghẹn tôi nghe.
- Em chú còn không?
Lại một tiếng nuốt nghẹn. Tôi không nghe tiếng trả lời. Người đàn ông đang cúi nhìn hai bàn tay ông đang đan vào nhau:
- Không còn. Chết rồi.
Tôi ngồi hẳn xuống ghế, nước mát ứa ra khi nhìn người đàn ông như chết lặng bên cạnh.
Chiến tranh ơi! Ai tạo ra mi, ai sinh ra mi, ai nuôi dạy mi, ai cho
mi cái quyền để gieo rắc bao khốn cùng cho con người với con người?
Chiến tranh là trò đùa của mi chăng? Mi ác, mi không còn một chút lương
tri, không còn trái tim máu đỏ nhân từ. Ai giết giùm mi cho con người
bớt khổ, hết chia ly?
- Bây giờ chú có được ưu đãi gì không?
- Có, nhưng không bao nhiêu. Lớn tuổi lại hay đau yếu, nhưng tôi phải
ráng làm thêm để nuôi sống bản thân và giúp con. Chúng nó còn khổ quá
cô à. Đất nước mình còn nghèo....
Câu nói này tôi nghe ngày còn rất trẻ trong chiến tranh.
- Phải chi em tôi còn thì... (ngập ngừng) giờ này cũng được như cô ....
Tôi hiểu ông ta muốn nói gì. Và tôi hiểu cho ông.
- Phải chi hồi đó chú không đi bộ đội...
Một tiếng nuốt nước miếng ép tiếng thở dài, nhưng không được. Tôi nghe tiếng thở dài...
Gió chao nghiêng hứng lấy tiếng thở dài não ruột vút bay ra cửa ...
- Ngả ba sông Ui chị gì đó ơi!
Tôi bước ngang qua mặt người đàn ông với một nụ cười. Nụ cười tôi đó
...ông muốn hiểu sao cũng được. Ông ngước nhìn tôi rất vội, nét vô hồn.
Ánh mắt Qui Nhơn tôi sau bao năm ngưng tiếng súng sao trông thảm đảm và
buồn hiu hắt quá!
Ông như làm gan ...bắt tay tôi. Tôi bắt tay ông và bước xuống xe không ngoái lại.
Tôi băng qua đường như đang đu trên xiếc không lưới đỡ. Qua được với
hai dòng xe xuôi ngược hai dòng chạy như điên như dại. Quả thật tôi thử
thách tôi với nỗi điên dại khôn lường.
Tôi rụt rè hỏi cô gái đang oằn lưng trên cái đầu máy cán nước mía bằng tay bên góc đường.
- Cô ngồi nghỉ một chút rồi cháu chở cô vô đó. Chú Lộc Xuân....
Hoá ra giờ anh là "chú Lộc Xuân ...". Điền trang Lộc Xuân. Anh quá
đỗi ngạc nhiên khi thấy tôi đứng trước thềm nhà anh. Tôi không hẹn mặc
dù trước hai ngày anh đã mời.
Thật không ngờ , thật mừng vui khi gặp lại anh ở Saigon nơi chúng tôi
đã có những ngày vui thời "của mình" thời của học trò áo trắng quần
xanh, thuở hẹn hò xe đạp, ai theo ai cho sách vở biếng lười ......và có
với nhau những sẻ chia đậm tình ngày tang thương của dân tộc. Buổi hội
ngộ vui bừng tim và cũng ngậm ngùi rơi nước mắt. Ai cũng ngỡ không bao
giờ còn có thể gặp lại anh trong thế gian này.
Chuyện của tôi và anh sau một chín bảy lăm bỗng như mới hôm qua. Tôi
đang bước nhanh băng qua công trường Quách Thị Trang với hai tay hai giỏ
xách đầy thuốc tây - thuốc tây lậu đó ai ơi! Đang nín thở vì sợ bị bắt
thì nghe có tiếng ai gọi tên mình, rồi chiếc xe Honda 67 đã sát bên
mình. Tôi hoảng hốt thụt lùi vì nghĩ đó là công an. Tôi lay hoay chưa
biết là ai mà còn dư thì giờ nhớ đến tôi đây, nhất là ở cái đất Saigon
xa lạ này thì đã nghe một giọng nói như ra lệnh : " lên xe anh chở đi
cất hàng cho" . Trời ơi, tôi mơ chắc! . Hay ... thằng cha này nó bị tâm
thần khùng điên gì sao. Ai quen ai biết gì đâu mà ra lệnh cứ như người
...ngàn năm xưa. Cái mặt lạ hoắc lạ hươ mà trời!
- LCM đây, lên xe mau...
- Trời ơi, anh hả?
Vậy là không đợi nhắc thêm một lần nữa, tôi trèo lên xe. Anh rồ máy phóng nhanh.
Nắng Saigon buổi sáng còn thanh tao và rất đỗi dịu dàng con gái mà
lâu lắm hôm nay tôi mới được nhận lại tưởng rằng đã thôi không còn gì
nữa ngày tháng đã qua. Hai anh em ngồi uống nước ở cái quán xập xệ bên
đường. Tôi không còn thấy mẹ con tôi ăn bo bo, mì sợi, bột mì, củ sắn,
sắp hàng chờ nhận được miếng thịt ruồi không thèm bu vì ươn, không còn
chạy té khói vì bị công an rượt mà tôi đang ngồi ở quán kem Phi Điệp.
Qui Nhơn tháng năm vàng hực hỡ của tuổi thanh xuân, của thời con gái,
học trò, tình yêu như mây như gió...
- Ai cũng khổ, nhưng hãy ráng lên. Đi thăm nuôi Phú cũng quá gian nan phải không? Cũng hãy ráng lên! Hãy ráng mà sống!
Anh đứng dậy lấy xe.
- Khi Phú về, nhớ đưa Phú qua để anh cấp cho cái giấy có công ăn việc làm tạm và cũng để phòng thân nếu sau này muốn vượt biên.
Và một điều nhớ cho rõ: không được bỏ Phú dù có đói khổ đến mức nào. Có nghe không?
Tôi ừ. Nhưng Phú chưa về, anh đã bị bắt vì tội “phản động chống nhà
nước.” Án tử hình. Hôm xử án tôi đứng ngoài nghe ngóng. Tôi rụng rời.
Một người tốt như anh sao lại đành hở trời? Anh giúp rất nhiều người -
người Qui Nhơn và nhất là học sinh Cường Để chúng tôi. Anh giúp cho
người thuở loạn ly, tang tóc, đói khổ và sợ hãi. Đâu phải riêng tôi hay
Phú.
Nhưng rồi anh được giảm án còn chung thân. Chung thân khổ sai khổ lắm
lận, anh nói. Anh ở tù được hai mươi năm thì được thả về. Con đường tù
anh đi cũng như con đường tù Phú đi qua - từ nam ra bắc, từ bắc vô nam
lại. Tôi đi theo vừa đủ mười mùa Thu lá rụng - gần hết tuổi thanh xuân
một đời.
- Oanh ăn cá đi.
Anh Minh nhắc tôi.
- Ông Phụng không được dành cá của tui nghen.
Tôi ham ăn nên kéo dĩa cá về phía mình không một chút rụt rè.
- Tui có thịt luột rầu (rồi) dành cá bà chi chớ! Không ăn ngầu (ngồi) đó tui ăn hết đững (đừng) khóc.
Chao ơi, quê hương đâu phải chỉ chùm khế ngọt, đâu phải chỉ chiếc nón
nghiêng che, đâu chỉ.... mà quê hương tôi là tiếng Nẫu của tôi, là
miếng thịt luột thơm lừng chấm với mấm nêm rau sống và chuối chát... Là
bốn con cá đồng chiên dòn rụm vàng ngây, là dĩa rau sống tươi hời hời
mời gọi, là tô canh rau tập tàng chỉ ở xứ nẫu tôi nấu mới ngon, là ngồi
xếp bằng dưới nền gạch bóng loáng giữa buổi trưa hè gió nồm mát rười
rượi với tiếng gà gáy te te đâu xa cuối xóm ... Mâm cơm đạm bạc của tình
quê hương năm mươi năm trước tôi cũng được ăn như hôm nay ở nhà hàng
xóm dưới làng Bằng Châu ngày chạy giặc - ngồi trong cái nia lớn đan bằng
tre tròn vành vạnh. Cũng khung cảnh thái hoà yên ắng đến thương đời...
Bữa cơm ngon đến nỗi khi nhìn xuống mâm sau câu chuyện còn tiếng
cười, dĩa cá không còn con nào! Tôi chan tôi húp chén canh rau tập tàng
đầy tình đầy nghĩa từng húp một. Nó ngọt. Ngọt lắm bởi nó được nêm bằng
tình bạn ngọt ngào bao năm!
Ông Phụng cười ngặt nghẽo vì tôi ăn hết cá, chỉ cho ông cái đầu!
Tôi no quá đỗi với hai chén cơm không lưng! Anh và Phương vợ anh vui vì khách không làm khách.
Ngày mai tôi trở về Mỹ, giờ này tôi còn ngồi đây cười - đã bốn giờ
chiều. Các em, các bạn đang chờ ở Saigon. Anh biết vậy nên anh chở tôi
ra chờ xe ngoài đầu ngõ với chiếc xe đời mới (con cái biếu từ Mỹ) thay
cho chiếc 67 năm xưa. Hai chiếc xe, hai con người, hai cuộc đời sau mưa
sa bão táp vẫn còn giữ được tấm lòng cho nhau điều nghĩa cái tình cùng
vui cùng khổ, chia xẻ nhau trong khốn cùng của cuộc đời dẫu gì gì đi
nữa!
Anh trải tấm lòng anh trước tôi trong cái khốn, cái khó, cái cùng
khổ. Tôi trải tấm lòng tôi trước anh sau tất cả những mảnh đời trên góp
lại.
Hai tấm lòng đã níu tôi lên xe để đi thăm anh. Chuyến xe đã chở đầy những cuộc đời trước sau trọn vẹn.
Anh hãy và anh đã giữ được tấm lòng anh với quê hương, với Tổ Quốc và
nhất là anh vẫn là người của muôn năm cũ miền Nam thân yêu.
Nguồn www.bietdongquan.com
Tân Sơn Hòa chuyển