Truyện Ngắn & Phóng Sự
Con Tôi Đi Nhận Xác “Chồng”
HQB
“Ba ơi! Bây giờ con phải làm gì hở ba?” Đó là câu nói đớn đau mà A.T.,
cô con gái út của chúng tôi thốt lên qua điện thoại sau khi “cô bé” báo
tin cho chúng tôi biết vị hôn phu tương lai của cô vừa cùng hai đồng đội
hy sinh tại chiến trường Afghanistan vào Thứ Bảy tuần qua. Tôi không
còn biết phải làm gì khác hơn là nói những lời trấn an và lập tức cầu
nguyện với Thiên Chúa để xin Ngài xót thương mà cho “cô bé” có đầy đủ
nghị lực để đối diện và vượt qua nỗi đớn đau mà chỉ người trong cuộc mới
có thể cảm nhận được.
Trước tin buồn này cô quyết định không báo tin cho Mẹ trước bởi cô biết mẹ cô sẽ không thể chịu nỗi cú sốc nặng nề này. Sáng hôm sau trước khi lên đường nhận xác người thương, con tôi gửi cho tôi thêm một “text message” bằng tiếng Việt: “Ba ơi, tim con đau quá ba ơi”. Đọc qua dòng chữ tha thiết và bi ai của con mình, tôi đã trào nước mắt. Ngồi trên máy bay để kịp thời đến nơi gặp con mình đi “nhận xác chồng sắp cưới”, tôi đã nhiều lần rơi lệ khi hình dung lại những trao đổi trước đây và nhất là bức điện thư sau cùng gần nhất mà cậu gửi cho vợ chồng tôi.
Hồi còn ở Việt Nam, trước 30-4-75 tôi đã từng chứng kiến những người vợ lính hay mẹ lính đi nhận xác chồng hay xác con mình đã hy sinh để đền nợ nước. Họ đã anh dũng chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc và họ cũng đã hy sinh trong vinh dự, anh hùng. Dù họ đã gục ngã nhưng vẫn được đồng đội gìn giữ thân xác để chờ tải về hậu phương. Những hình ảnh đó thật buồn nhưng chưa lần nào tôi thật sự “là người trong cuộc” giống như bây giờ phải trực tiếp đối diện với thực trạng đau thương.
Vào đầu tháng 6 năm 2013 vợ chồng chúng tôi có gửi ra chiến trường cho cậu con rể tương lai một thùng quà và sau đó chúng tôi nhận được bức thư cảm ơn. Trong đó có đoạn khiến Bà Nhà Tôi hết sức thương và cảm tình với cậu con rể tương lai: (Tôi xin trích dịch chính xác, nhưng theo lối tiếng Việt để người đọc cảm được ý tình của cậu)
“Con xin cảm ơn hai Bác thật nhiều về món quà từ hậu phương gửi ra chiến trường. Mọi thứ điều tốt và ngon. Con đã chia bịch mứt dừa thứ nhì cho mấy bạn đồng đội và các bạn ấy đã ăn hết trong một ngày. Trong những chuyến công tác, con bỏ vào túi ny-lon những bịch đậu và khô bò cùng những trái cây khô. Loại trái cây khô này là một trong những loại thực phẩm tốt nhất con để dành trên đường công tác, bởi nó cung cấp đủ năng lực cho mình. Con đã mang thứ ấy trong các túi áo của con. Đây cũng là những món quà mà con cũng dành cho những đứa trẻ mà con gặp trên đường công tác. Khi làm điều đó con hy vọng là sẽ mang lại cho tụi nhỏ chút hạnh phúc trong khoảnh khắc của cuộc đời..”
Vào cuối tháng 8 năm 2013 vừa qua hay tin cậu bị thương ngoài mặt trận nên tôi có gửi vài lời thăm hỏi và chúc cậu chóng bình phục. Tôi cũng cho cậu biết là gia đình chúng tôi luôn cầu nguyện cho cậu được bình an, hoàn thành nhiệm vụ để sớm trở lại quê nhà. Cậu đã phúc đáp thư của chúng tôi như sau:
“Con xin cảm ơn những lời cầu nguyện của hai Bác. Con không biết là em A.T. có nói thêm cho hai Bác biết là con đã bình phục thật nhanh chóng. Con đang sẵn sàng lên đường cho chuyến công tác kế tiếp chỉ trong vòng một tuần lễ. Có thể đây là chuyến công tác sau cùng. Sau đó con và một số đồng đội sẽ thu xếp hành trang để bắt đầu bay trở lại Hoa Kỳ. Trước đây em A.T. có nói cho con biết về đất nước Việt Nam và những chướng ngại mà hai Bác phải vượt qua khi rời bỏ miền Nam Việt Nam để tỵ nạn chính trị. Con mong chờ khi gặp hai Bác để được nghe trực tiếp về câu truyện ấy. Con đã có ý định trong lòng là sẽ đến Oregon thăm gia đình hai Bác sau khi trở lại Hoa Kỳ. Con rất nôn nóng và mong đợi cuộc gặp gỡ này được diễn ra sớm hơn…”. Tiếc thay, điều ao ước nhỏ nhoi của cậu đã không thành sự thật.
Ngày 16-9-13 cậu gửi thư phúc đáp. Sau khi nhận được thư Bà Nhà Tôi nhắc tôi gửi cho cậu và các bạn cậu thêm một thùng quà để chung vui trước khi rời đơn vị để trở lại Hoa Kỳ. Thùng quà gửi đi ngày 19-9-13, thì hai ngày sau, 21 tháng 9 chúng tôi nhận được hung tin.
Liam J. Nevins (1981-2013)
Thời chiến tranh Việt Nam, gia đình, dòng họ chúng tôi hầu hết là quân nhân và công chức của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Chúng tôi cũng có những người thân gục ngã bởi tên đạn vô tình, hoặc bị VC trả thù đến chết và mất cả xác trong cái gọi là “trại cải tạo” sau ngày “không còn tiếng súng”… cho nên khi biết con mình yêu người lính, đang chiến đấu cho tự do, chúng tôi rất vui, hảnh diện mà cũng rất lo.
Con gái chúng tôi- A.T. gặp Liam và hai đứa đã yêu nhau sau khi A.T. tốt nghiệp đại học và đó cũng là thời điểm A.T. chờ đợi với hy vọng được nhận vào trường y khoa. Cô bé kể cho Bà Nhà Tôi nghe rằng: “Lúc đầu con tình cờ gặp anh ấy trong rạp để xem phim về trợt tuyết. (Sở thích của A.T. là trợt tuyết và cũng là huấn luyện viên ở bãi trợt tuyết.) Liam chỉ khiêm nhường cho con biết là anh đang sống nghề cắt cỏ để sinh sống và đang dành dụm tiền trở lại đại học.” A.T. đã yêu Liam từ bản tánh lịch thiệp, nói năng vừa đủ và khiêm nhường đó.
Sau khi yêu nhau A.T. mới biết thêm là Liam đã theo đuổi và hoàn tất năm thứ ba cho chương trình cử nhân về ngành thương mại. Liam đã có hơn mười năm trong quân đội và đang còn một năm “contract” với quân đội Hoa Kỳ. Liam mong sau khi trở lại nhà sẽ tiếp tục học cho xong cử nhân, cưới vợ và cùng vợ ở trong căn nhà mà anh tạo trước đây, mở một cửa hàng mua bán để sinh sống, chứ anh không phải là người đang sống nghề cắt cỏ. A.T. cũng cho chúng tôi biết thêm là Liam rất có hiếu với Mẹ, thương hai chị và thương người, nhất là tìm đủ cách để bảo vệ và săn sóc người yêu dù chàng không thường xuyên có mặt tại Hoa Kỳ. Liam không là người có nhiều tiền lắm bạc, nhưng thường giúp đỡ bằng hữu, chia sẻ vật chất cho người nghèo hoặc những ai gặp cảnh khó khăn. Con gái chúng tôi rất hài lòng về chồng sắp cưới của mình.
A.T yêu Liam và chờ đợi ngày Liam hoàn tất nhiệm vụ thì làm đám cưới. A.T. cũng chờ đợi từng giờ cho ngày Liam trở lại để gặp chúng tôi hầu bàn về lễ cưới. Vợ chồng chúng tôi cũng đã bàn thảo việc tổ chức ngày cưới ra sao. A.T. xin chúng tôi được tổ chức đám cưới ngay thành phố hai đứa gặp nhau và nơi Tiểu Bang mà Ba Mẹ A.T. đang cư ngụ và mong có được một đám cưới của con mình. Anh Thư xin Mẹ cho mình được hân hạnh mặc chiếc áo cưới của Mẹ 30 năm về trước. Đó cũng là chiếc áo mà Cô ruột và em chồng của Dì ruột A.T. từng mặc qua. Ngày nay A.T. có thể gọi chiếc áo đó cho mình là “áo em, anh chưa thấy một lần”.
Chúng tôi dự trù sẽ hỗ trợ con mình và con rể tương lai về mặt tinh thần và chỗ ở để hai đứa an tâm học hành, đạt thành ý nguyện về đường học vấn… dù cả hai chỉ muốn tự mình lo liệu lấy. Trong thời gian gần đây, A.T. cho biết là Liam nói rằng sau ngày cưới, Liam muốn di chuyển chúng tôi về ở gần cô cậu để A.T. được gần cha mẹ. Bây giờ đọc tin tức, A.T. và vợ chồng chúng tôi, kể cả mẹ ruột của Liam mới biết thêm phần nào về nhiệm vụ của Liam. Đó là những công tác Liam đã hoàn thành và những công tác khác mà chỉ có Liam và cấp chỉ huy, hoặc đồng đội mới biết, nó là những thứ “sống để bụng, chết mang theo”.
Những bản tin viết rất ít về những người lính này. Sứ mạng của họ phải là việc mà báo chí không thể biết được. Chỉ một điều đáng lưu ý là báo New York Times cho biết đây là lần thứ 7, mặc dù chưa được xác nhận, là vụ phản ứng của người lính Afghan ngay bên trong trại, bắn vào những người lính đồng minh. Liam đã ba lần tình nguyện trở lại Afgha và Iraq được ân thưởng nhiều huân chương, trong đó có huân chương “Purple Heart with Bronze Oak Leaf Cluster”. Huân chương này thuộc loại cao quý, mà ông tướng Douglas MacArthur trong đệ I thế chiến cũng được thưởng.
Thống Đốc Tiểu Bang Colorado đã nói về Liam J Nevins: “Cuộc đời của anh ấy đã chấm dứt ngắn ngủi với hai bạn đồng đội của mình trong công tác bảo vệ đất nước. Anh ấy thật là một người Mỹ anh hùng” (Gov. John Hickenlooper said in a written statement: “His life was cut short, along with two of his fellow soldiers, during his fourth deployment in the defense of our nation. He was a true American hero.”)
Hình: Quan tài của Liam J Nevins được quân đội mang về Hoa Kỳ
Chính Đại Tướng Douglas MacArthur từng nói: “những người lính không bao giờ chết, họ chỉ mờ dần đi mà thôi…” (soldiers never die; they just fade away). Quả thật, những người lính anh hùng không bao giờ chết, và nếu có chết, họ chỉ chết một lần. Tương tự như thế, cũng có người đã nói: “Những vị anh hùng chỉ chết một lần, còn những kẻ hèn nhát phải chết đi chết lại nhiều lần…”
Ngày nay đối diện trước sự hy sinh của cậu con rể tương lai mình, tôi bổng nhớ đến bức ảnh độc đáo “Tiếc Thương” của nhiếp ảnh gia quốc tế Nguyễn Ngọc Hạnh và bài Thơ bất hủ “Ngày mai đi nhận xác chồng” của tác giả Lê Thị Ý, từng được phổ nhạc trước 30-4-75. Nhà Thơ Lê Thị Ý từng trả lời trả lời phỏng vấn của báo chí rằng lúc đó bà sống tại Pleiku khoảng năm 1970. Vì nhà của bà ở gần nhà xác quân đội nên bà chứng kiến biết bao cảnh các bà đi nhận xác chồng. Tác giả Lê Thị Ý thấy đàn bà, con nít đến lật những tấm poncho quấn xác người lính tử trận để nhìn mặt người thân. Nhìn cảnh đó khiến bà đau đớn không chịu nổi. Từ đó nỗi đau của những người có chồng chết trận là nỗi đau của mình và chính bà đã sống bằng hình ảnh những người vợ lính khóc bên xác chồng. Bài Thơ gồm hai mươi câu nhưng tôi chỉ xin ghi lại bốn câu tiêu biểu để nói lên nỗi đớn đau của người góa phụ: Ngày mai đi nhận xác chồng. Say đi để thấy mình không là mình… Mùi hương cứ tưởng hơi chồng, Nghĩa trang mà ngỡ như phòng riêng ai.
Ảnh: Tiếc Thương của Nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh
Tôi quyết định viết bài này để hy vọng có thể chia sẻ hay ghi lại nỗi đớn đau mà con mình đang gánh chịu và cũng để người thân, bằng hữu, bạn đọc biết thêm về cuộc tình thật đẹp nhưng rất ngắn ngủi và bi thương này.
Tôi nói với Mẹ của Liam rằng: “Bà an tâm và tin chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhắc nhở khích lệ A.T. xem bà như Mẹ Chồng và tiếp tục thay Liam săn sóc bà như Mẹ nó. Chúng tôi cũng sẽ xem Liam như con rể của mình dù đám cưới chưa được thành hình. Chúng tôi hảnh diện có người con rể tương lai đã hy sinh vì lý tưởng chiến đấu bảo vệ nền tự do cho Hoa Kỳ và thế giới. Tôi nhìn con vừa thở dài vừa cảm ơn Chúa, vì thời nào và ở đâu cũng có những người gục ngả hay đổ máu cho người khác được hưởng thanh bình, tự do. Vì thế, người tử tế và liêm sỉ phải nhận ra điều đó để nhớ ơn nhưng người đã chết, dành cho chúng ta sự sống. Tôi chỉ biết cầu nguyện xin Chúa cho hai người đàn bà đang đau khổ nhất là A.T. và Mẹ Liam có đủ nghị lực để vượt qua nỗi đớn đau này.
Kết luận: Thời nào và ở đâu thì chiến tranh cũng chỉ là chia ly và tan tóc. Chiến tranh “giết người” nhưng chiến tranh cũng “cần có” để cứu người. Người ta chỉ có thể nói hòa bình với những ai còn lương tâm và tử tế, chứ không thể hòa đàm với bọn ác gian, bất lương. Xây dựng thì cần nhiều người hai bên, tàn phá chỉ cần một đứa. Hơn 40 năm trước, tôi từng chứng kiến cảnh bà chị dâu của tôi chỉ muốn nhào lăn xuống mộ để được chết theo chồng đã mất mạng thời chinh chiến. Ngày nay tôi chứng kiến con tôi đau khổ, vật vả khi hay tin người thương gục ngả trước họng súng kẻ thù của Mỹ. Tôi nhìn con rũ rượi, tiếc thương “chồng” với chiếc thẻ bài trên cổ, đó là kỷ vật sau cùng, ý nghĩa mà Liam để lại cho cô. Bà Nhà Tôi vì quá thương con và con rể tương lai nên chỉ còn biết khóc. Tôi túc trực bên con để giúp con vượt qua sự khó khăn và nỗi đớn đau này bằng lời an ủi, cố vấn, cầu nguyện của mình, của gia đình và bằng hữu. Chúng tôi đau khổ, thương tiếc người thân vĩnh viễn ra đi giống như bao người, nhưng chúng tôi được quyền năng của Chúa xoa dịu đau thương, Ngài thật sự đã lau ráo nước mắt, an ủi và cho chúng tôi có sự bình an. Chúng tôi tạ ơn Chúa và cảm ơn Người. Những lúc đau thương, chúng tôi nhớ đến lời Kinh Thánh: “Hãy vui mừng trong sự trông cậy, nhịn nhục trong sự hoạn nạn, bền lòng mà cầu nguyện.” (Be joyful in hope, patient in affliction, faithful in prayer” – Romans 12:12)
HQB
Philadelphia, PA ngày 26-9-2013
Email: hqb53@yahoo.com
http://www.lyhuong.net/uc/index.php/bandoc/3200-3200
https://dongsongcu.wordpress.com/2016/07/27/11367/
Biên Hùng chuyển
Con Tôi Đi Nhận Xác “Chồng”
HQB
“Ba ơi! Bây giờ con phải làm gì hở ba?” Đó là câu nói đớn đau mà A.T.,
cô con gái út của chúng tôi thốt lên qua điện thoại sau khi “cô bé” báo
tin cho chúng tôi biết vị hôn phu tương lai của cô vừa cùng hai đồng đội
hy sinh tại chiến trường Afghanistan vào Thứ Bảy tuần qua. Tôi không
còn biết phải làm gì khác hơn là nói những lời trấn an và lập tức cầu
nguyện với Thiên Chúa để xin Ngài xót thương mà cho “cô bé” có đầy đủ
nghị lực để đối diện và vượt qua nỗi đớn đau mà chỉ người trong cuộc mới
có thể cảm nhận được.
Trước tin buồn này cô quyết định không báo tin cho Mẹ trước bởi cô biết mẹ cô sẽ không thể chịu nỗi cú sốc nặng nề này. Sáng hôm sau trước khi lên đường nhận xác người thương, con tôi gửi cho tôi thêm một “text message” bằng tiếng Việt: “Ba ơi, tim con đau quá ba ơi”. Đọc qua dòng chữ tha thiết và bi ai của con mình, tôi đã trào nước mắt. Ngồi trên máy bay để kịp thời đến nơi gặp con mình đi “nhận xác chồng sắp cưới”, tôi đã nhiều lần rơi lệ khi hình dung lại những trao đổi trước đây và nhất là bức điện thư sau cùng gần nhất mà cậu gửi cho vợ chồng tôi.
Hồi còn ở Việt Nam, trước 30-4-75 tôi đã từng chứng kiến những người vợ lính hay mẹ lính đi nhận xác chồng hay xác con mình đã hy sinh để đền nợ nước. Họ đã anh dũng chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc và họ cũng đã hy sinh trong vinh dự, anh hùng. Dù họ đã gục ngã nhưng vẫn được đồng đội gìn giữ thân xác để chờ tải về hậu phương. Những hình ảnh đó thật buồn nhưng chưa lần nào tôi thật sự “là người trong cuộc” giống như bây giờ phải trực tiếp đối diện với thực trạng đau thương.
Vào đầu tháng 6 năm 2013 vợ chồng chúng tôi có gửi ra chiến trường cho cậu con rể tương lai một thùng quà và sau đó chúng tôi nhận được bức thư cảm ơn. Trong đó có đoạn khiến Bà Nhà Tôi hết sức thương và cảm tình với cậu con rể tương lai: (Tôi xin trích dịch chính xác, nhưng theo lối tiếng Việt để người đọc cảm được ý tình của cậu)
“Con xin cảm ơn hai Bác thật nhiều về món quà từ hậu phương gửi ra chiến trường. Mọi thứ điều tốt và ngon. Con đã chia bịch mứt dừa thứ nhì cho mấy bạn đồng đội và các bạn ấy đã ăn hết trong một ngày. Trong những chuyến công tác, con bỏ vào túi ny-lon những bịch đậu và khô bò cùng những trái cây khô. Loại trái cây khô này là một trong những loại thực phẩm tốt nhất con để dành trên đường công tác, bởi nó cung cấp đủ năng lực cho mình. Con đã mang thứ ấy trong các túi áo của con. Đây cũng là những món quà mà con cũng dành cho những đứa trẻ mà con gặp trên đường công tác. Khi làm điều đó con hy vọng là sẽ mang lại cho tụi nhỏ chút hạnh phúc trong khoảnh khắc của cuộc đời..”
Vào cuối tháng 8 năm 2013 vừa qua hay tin cậu bị thương ngoài mặt trận nên tôi có gửi vài lời thăm hỏi và chúc cậu chóng bình phục. Tôi cũng cho cậu biết là gia đình chúng tôi luôn cầu nguyện cho cậu được bình an, hoàn thành nhiệm vụ để sớm trở lại quê nhà. Cậu đã phúc đáp thư của chúng tôi như sau:
“Con xin cảm ơn những lời cầu nguyện của hai Bác. Con không biết là em A.T. có nói thêm cho hai Bác biết là con đã bình phục thật nhanh chóng. Con đang sẵn sàng lên đường cho chuyến công tác kế tiếp chỉ trong vòng một tuần lễ. Có thể đây là chuyến công tác sau cùng. Sau đó con và một số đồng đội sẽ thu xếp hành trang để bắt đầu bay trở lại Hoa Kỳ. Trước đây em A.T. có nói cho con biết về đất nước Việt Nam và những chướng ngại mà hai Bác phải vượt qua khi rời bỏ miền Nam Việt Nam để tỵ nạn chính trị. Con mong chờ khi gặp hai Bác để được nghe trực tiếp về câu truyện ấy. Con đã có ý định trong lòng là sẽ đến Oregon thăm gia đình hai Bác sau khi trở lại Hoa Kỳ. Con rất nôn nóng và mong đợi cuộc gặp gỡ này được diễn ra sớm hơn…”. Tiếc thay, điều ao ước nhỏ nhoi của cậu đã không thành sự thật.
Ngày 16-9-13 cậu gửi thư phúc đáp. Sau khi nhận được thư Bà Nhà Tôi nhắc tôi gửi cho cậu và các bạn cậu thêm một thùng quà để chung vui trước khi rời đơn vị để trở lại Hoa Kỳ. Thùng quà gửi đi ngày 19-9-13, thì hai ngày sau, 21 tháng 9 chúng tôi nhận được hung tin.
Liam J. Nevins (1981-2013)
Thời chiến tranh Việt Nam, gia đình, dòng họ chúng tôi hầu hết là quân nhân và công chức của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Chúng tôi cũng có những người thân gục ngã bởi tên đạn vô tình, hoặc bị VC trả thù đến chết và mất cả xác trong cái gọi là “trại cải tạo” sau ngày “không còn tiếng súng”… cho nên khi biết con mình yêu người lính, đang chiến đấu cho tự do, chúng tôi rất vui, hảnh diện mà cũng rất lo.
Con gái chúng tôi- A.T. gặp Liam và hai đứa đã yêu nhau sau khi A.T. tốt nghiệp đại học và đó cũng là thời điểm A.T. chờ đợi với hy vọng được nhận vào trường y khoa. Cô bé kể cho Bà Nhà Tôi nghe rằng: “Lúc đầu con tình cờ gặp anh ấy trong rạp để xem phim về trợt tuyết. (Sở thích của A.T. là trợt tuyết và cũng là huấn luyện viên ở bãi trợt tuyết.) Liam chỉ khiêm nhường cho con biết là anh đang sống nghề cắt cỏ để sinh sống và đang dành dụm tiền trở lại đại học.” A.T. đã yêu Liam từ bản tánh lịch thiệp, nói năng vừa đủ và khiêm nhường đó.
Sau khi yêu nhau A.T. mới biết thêm là Liam đã theo đuổi và hoàn tất năm thứ ba cho chương trình cử nhân về ngành thương mại. Liam đã có hơn mười năm trong quân đội và đang còn một năm “contract” với quân đội Hoa Kỳ. Liam mong sau khi trở lại nhà sẽ tiếp tục học cho xong cử nhân, cưới vợ và cùng vợ ở trong căn nhà mà anh tạo trước đây, mở một cửa hàng mua bán để sinh sống, chứ anh không phải là người đang sống nghề cắt cỏ. A.T. cũng cho chúng tôi biết thêm là Liam rất có hiếu với Mẹ, thương hai chị và thương người, nhất là tìm đủ cách để bảo vệ và săn sóc người yêu dù chàng không thường xuyên có mặt tại Hoa Kỳ. Liam không là người có nhiều tiền lắm bạc, nhưng thường giúp đỡ bằng hữu, chia sẻ vật chất cho người nghèo hoặc những ai gặp cảnh khó khăn. Con gái chúng tôi rất hài lòng về chồng sắp cưới của mình.
A.T yêu Liam và chờ đợi ngày Liam hoàn tất nhiệm vụ thì làm đám cưới. A.T. cũng chờ đợi từng giờ cho ngày Liam trở lại để gặp chúng tôi hầu bàn về lễ cưới. Vợ chồng chúng tôi cũng đã bàn thảo việc tổ chức ngày cưới ra sao. A.T. xin chúng tôi được tổ chức đám cưới ngay thành phố hai đứa gặp nhau và nơi Tiểu Bang mà Ba Mẹ A.T. đang cư ngụ và mong có được một đám cưới của con mình. Anh Thư xin Mẹ cho mình được hân hạnh mặc chiếc áo cưới của Mẹ 30 năm về trước. Đó cũng là chiếc áo mà Cô ruột và em chồng của Dì ruột A.T. từng mặc qua. Ngày nay A.T. có thể gọi chiếc áo đó cho mình là “áo em, anh chưa thấy một lần”.
Chúng tôi dự trù sẽ hỗ trợ con mình và con rể tương lai về mặt tinh thần và chỗ ở để hai đứa an tâm học hành, đạt thành ý nguyện về đường học vấn… dù cả hai chỉ muốn tự mình lo liệu lấy. Trong thời gian gần đây, A.T. cho biết là Liam nói rằng sau ngày cưới, Liam muốn di chuyển chúng tôi về ở gần cô cậu để A.T. được gần cha mẹ. Bây giờ đọc tin tức, A.T. và vợ chồng chúng tôi, kể cả mẹ ruột của Liam mới biết thêm phần nào về nhiệm vụ của Liam. Đó là những công tác Liam đã hoàn thành và những công tác khác mà chỉ có Liam và cấp chỉ huy, hoặc đồng đội mới biết, nó là những thứ “sống để bụng, chết mang theo”.
Những bản tin viết rất ít về những người lính này. Sứ mạng của họ phải là việc mà báo chí không thể biết được. Chỉ một điều đáng lưu ý là báo New York Times cho biết đây là lần thứ 7, mặc dù chưa được xác nhận, là vụ phản ứng của người lính Afghan ngay bên trong trại, bắn vào những người lính đồng minh. Liam đã ba lần tình nguyện trở lại Afgha và Iraq được ân thưởng nhiều huân chương, trong đó có huân chương “Purple Heart with Bronze Oak Leaf Cluster”. Huân chương này thuộc loại cao quý, mà ông tướng Douglas MacArthur trong đệ I thế chiến cũng được thưởng.
Thống Đốc Tiểu Bang Colorado đã nói về Liam J Nevins: “Cuộc đời của anh ấy đã chấm dứt ngắn ngủi với hai bạn đồng đội của mình trong công tác bảo vệ đất nước. Anh ấy thật là một người Mỹ anh hùng” (Gov. John Hickenlooper said in a written statement: “His life was cut short, along with two of his fellow soldiers, during his fourth deployment in the defense of our nation. He was a true American hero.”)
Hình: Quan tài của Liam J Nevins được quân đội mang về Hoa Kỳ
Chính Đại Tướng Douglas MacArthur từng nói: “những người lính không bao giờ chết, họ chỉ mờ dần đi mà thôi…” (soldiers never die; they just fade away). Quả thật, những người lính anh hùng không bao giờ chết, và nếu có chết, họ chỉ chết một lần. Tương tự như thế, cũng có người đã nói: “Những vị anh hùng chỉ chết một lần, còn những kẻ hèn nhát phải chết đi chết lại nhiều lần…”
Ngày nay đối diện trước sự hy sinh của cậu con rể tương lai mình, tôi bổng nhớ đến bức ảnh độc đáo “Tiếc Thương” của nhiếp ảnh gia quốc tế Nguyễn Ngọc Hạnh và bài Thơ bất hủ “Ngày mai đi nhận xác chồng” của tác giả Lê Thị Ý, từng được phổ nhạc trước 30-4-75. Nhà Thơ Lê Thị Ý từng trả lời trả lời phỏng vấn của báo chí rằng lúc đó bà sống tại Pleiku khoảng năm 1970. Vì nhà của bà ở gần nhà xác quân đội nên bà chứng kiến biết bao cảnh các bà đi nhận xác chồng. Tác giả Lê Thị Ý thấy đàn bà, con nít đến lật những tấm poncho quấn xác người lính tử trận để nhìn mặt người thân. Nhìn cảnh đó khiến bà đau đớn không chịu nổi. Từ đó nỗi đau của những người có chồng chết trận là nỗi đau của mình và chính bà đã sống bằng hình ảnh những người vợ lính khóc bên xác chồng. Bài Thơ gồm hai mươi câu nhưng tôi chỉ xin ghi lại bốn câu tiêu biểu để nói lên nỗi đớn đau của người góa phụ: Ngày mai đi nhận xác chồng. Say đi để thấy mình không là mình… Mùi hương cứ tưởng hơi chồng, Nghĩa trang mà ngỡ như phòng riêng ai.
Ảnh: Tiếc Thương của Nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh
Tôi quyết định viết bài này để hy vọng có thể chia sẻ hay ghi lại nỗi đớn đau mà con mình đang gánh chịu và cũng để người thân, bằng hữu, bạn đọc biết thêm về cuộc tình thật đẹp nhưng rất ngắn ngủi và bi thương này.
Tôi nói với Mẹ của Liam rằng: “Bà an tâm và tin chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhắc nhở khích lệ A.T. xem bà như Mẹ Chồng và tiếp tục thay Liam săn sóc bà như Mẹ nó. Chúng tôi cũng sẽ xem Liam như con rể của mình dù đám cưới chưa được thành hình. Chúng tôi hảnh diện có người con rể tương lai đã hy sinh vì lý tưởng chiến đấu bảo vệ nền tự do cho Hoa Kỳ và thế giới. Tôi nhìn con vừa thở dài vừa cảm ơn Chúa, vì thời nào và ở đâu cũng có những người gục ngả hay đổ máu cho người khác được hưởng thanh bình, tự do. Vì thế, người tử tế và liêm sỉ phải nhận ra điều đó để nhớ ơn nhưng người đã chết, dành cho chúng ta sự sống. Tôi chỉ biết cầu nguyện xin Chúa cho hai người đàn bà đang đau khổ nhất là A.T. và Mẹ Liam có đủ nghị lực để vượt qua nỗi đớn đau này.
Kết luận: Thời nào và ở đâu thì chiến tranh cũng chỉ là chia ly và tan tóc. Chiến tranh “giết người” nhưng chiến tranh cũng “cần có” để cứu người. Người ta chỉ có thể nói hòa bình với những ai còn lương tâm và tử tế, chứ không thể hòa đàm với bọn ác gian, bất lương. Xây dựng thì cần nhiều người hai bên, tàn phá chỉ cần một đứa. Hơn 40 năm trước, tôi từng chứng kiến cảnh bà chị dâu của tôi chỉ muốn nhào lăn xuống mộ để được chết theo chồng đã mất mạng thời chinh chiến. Ngày nay tôi chứng kiến con tôi đau khổ, vật vả khi hay tin người thương gục ngả trước họng súng kẻ thù của Mỹ. Tôi nhìn con rũ rượi, tiếc thương “chồng” với chiếc thẻ bài trên cổ, đó là kỷ vật sau cùng, ý nghĩa mà Liam để lại cho cô. Bà Nhà Tôi vì quá thương con và con rể tương lai nên chỉ còn biết khóc. Tôi túc trực bên con để giúp con vượt qua sự khó khăn và nỗi đớn đau này bằng lời an ủi, cố vấn, cầu nguyện của mình, của gia đình và bằng hữu. Chúng tôi đau khổ, thương tiếc người thân vĩnh viễn ra đi giống như bao người, nhưng chúng tôi được quyền năng của Chúa xoa dịu đau thương, Ngài thật sự đã lau ráo nước mắt, an ủi và cho chúng tôi có sự bình an. Chúng tôi tạ ơn Chúa và cảm ơn Người. Những lúc đau thương, chúng tôi nhớ đến lời Kinh Thánh: “Hãy vui mừng trong sự trông cậy, nhịn nhục trong sự hoạn nạn, bền lòng mà cầu nguyện.” (Be joyful in hope, patient in affliction, faithful in prayer” – Romans 12:12)
HQB
Philadelphia, PA ngày 26-9-2013
Email: hqb53@yahoo.com
http://www.lyhuong.net/uc/index.php/bandoc/3200-3200
https://dongsongcu.wordpress.com/2016/07/27/11367/
Biên Hùng chuyển