Truyện Ngắn & Phóng Sự

ĐÊM GIAO THỪA - Ngô Minh Hằng

Chị hiệu phó này rất độc ác và là hung thần của chúng tôi nên chúng tôi thường nói riêng với nhau, gọi lén chị ta là "bà phù thủy."
 
 

ĐÊM GIAO THỪA

 

 

Trường chúng tôi dạy học là một ngôi trường tiểu học không lớn, có tất cả 10 lớp buổi sáng và 10 lớp buổi chiều. Sau tháng Tư năm 1975 trường được điều hành bởi một chị Hiệu trưởng còn trẻ cỡ tuổi chúng tôi và một chị Hiệu phó lớn hơn chúng tôi chừng mươi tuổi. Chị hiệu phó này rất độc ác và là hung thần của chúng tôi nên chúng tôi thường nói riêng với nhau, gọi lén chị ta là "bà phù thủy."


Ngay từ tuần lễ đầu chị về trường, chúng tôi nhiều người đã không thích chị.  Chị là người miền Nam. Tôi có nghe người ta nói rằng người miền Nam hiền lành, thật thà và nhân hậu và tôi cũng đã gặp những người như thế.  Nhưng chị hiệu phó này thì ngược lại.  Chị cao, thân hình lép và lỏng chỏng. Chị có gương mặt dài, hơi gẫy, xương xẩu và một màu da thâm xám. Mắt chị sâu hoắm và nhanh như mắt diều hâu. Chị ghê gớm, hiểm ác như con sói. Chị theo dõi chúng tôi từng giờ, từng phút. Những lúc học trò ra chơi, chị luôn luôn đi dạo ở hành lang, dòm vào từng lớp xem cô nào đến lớp nào và ai hay nói chuyện với ai. Nhất là những cô giáo có chồng tù cải tạo thì chị ghét ngay ra mặt và luôn tìm lúc bất ngờ, làm cho luống cuống, khó xử trước mặt mọi người.  Chị kiểm soát giáo án gắt gao, thấy chữ nào bẻ được là chị bẻ ra làm nhiều mảnh vụn theo sự suy diễn một chiều của chị để làm chúng tôi lo sợ. Chị dự giờ liên tục và hay bới móc để hỏi những câu hóc búa về tư tưởng chính trị thật bất ngờ. 

Chúng tôi, phần lớn là giáo viên lưu dụng từ chế độ cũ nên ai cũng ngán và sợ chị bởi chị rất có uy quyền. Đôi khi chúng tôi có cảm tưởng uy quyền của chị đã lấn át cả chị Hiệu trưởng từ ngoài Bắc được bổ nhiệm vào. Chị có chồng chức vụ huyện ủy.  Mười mấy năm trong nghề giáo, chị đã cùng chồng nằm vùng. Chữ "Nằm Vùng" được chúng tôi hiểu theo nhiều kiểu. Theo kiểu xã hội chủ nghĩa mà chúng tôi được cán bộ vừa tốt nghiệp bình dân học vụ giảng giải trong những buổi học tập chính trị thì những gia đình như gia đình chị là một mẫu gia đình có công lớn với cách mạng vì chị đã hy sinh nhiều công sức và tiền của trong thời gian "đánh Mỹ cứu nước." Nhưng theo kiểu Ngụy của chúng tôi thì chị là người phản bội lại cái chế độ đã cho chị no cơm, ấm áo, cái chế độ đã cho chị được sống bình yên, có cơ hội ăn học để chị thành hiệu phó của cái xã hội chủ nghĩa hôm nay. Để có được cho chị và chồng chị những ngày yên lành vui sống đó, tài sản của chị được nguyên vẹn và giàu có hơn lên đó thì ở những phần đất nào trên quê hương máu những người chiến sĩ đã đổ, những mảnh đời còn xanh đã bị bom đạn cướp đi mà chị không hề biết ơn và đau xót. Nghĩa là, chị đã ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản. Chị đã phản bội lại nguồn ơn đó bằng việc nuôi dưỡng, giấu giếm, cung cấp tin tức của miền Nam và tiếp tế tiền bạc, thuốc men cho những người theo Việt Cộng ở bưng.

 

Chị giàu. Rất giàu nên chị không bao giờ biết được những khó khăn về vật chất mà người dân của chế độ cũ như chúng tôi đang nhận chịu sau khi miền Nam được chị và các đồng chí của chị giúp công "giải phóng. "

Chị là giai cấp thống trị nên chị không hiểu được những nỗi đau tinh thần của người bị trị. Chị đứng vào hàng ngũ của kẻ "chiến thắng" nên chị không biết thế nào là nỗi đau khổ của người bị bức bách đầu hàng. Chị vui mừng trước tai họa của đất nước nên chị không có tâm trạng đau thương của hận quốc vong. Chị không biết thế nào là giọt nước mắt tủi nhục xót xa của người vợ đi thăm chồng tù cải tạo.

 

Chị lại không có con, vì thế, chị không bao giờ biết thông cảm và tội nghiệp cho chúng tôi, những người mẹ trẻ có con nhỏ, nuôi con một mình và còn nuôi chồng tù cải tạo trong một tình huống rất cô đơn và cực kỳ khó khăn của cả hai mặt tinh thần và vật chất. Bởi vậy, cô nào có con đau, xin nghỉ để săn sóc con là khốn khổ với chị. Chị bảo là tắc trách, không làm tròn và không coi trọng chức năng của người "kỹ sư tâm hồn". Chị tìm mọi cách từ chối và ngầm hăm dọa để chúng tôi hiểu là sự việc có thể sẽ được báo cáo lên Phòng Giáo Dục và như vậy có nghĩa là chúng tôi sẽ có thể không được vào biên chế. Lúc đó, hai chữ "BIÊN CHẾ " như liều thần dược, như lá bùa hộ mạng mà những người vợ Ngụy như chúng tôi cần hai chữ đó như cái phao của kẻ bị đắm tàu. Không được vào biên chế đồng nghĩa với có thể bị cho nghỉ việc và tương lai là đi kinh tế mới. Bọn giáo viên chúng tôi, phần lớn có con nhỏ và không biết làm ruộng nên ai nấy nghe thấy ba chữ Kinh Tế Mới đều kinh hoàng sợ hãi. Vì thế, ngoài việc phải gặp chị có chuyện cần, các giáo viên đều tránh chị. Tôi cũng ở trong trường hợp đó. Có lần giáo viên đi học tập chính trị, con tôi đau, không có ai coi sóc, tôi phải ẵm thằng con đang sốt nóng đi theo. Chị nhìn tôi cười cười đắc ý khi thấy gương mặt thiểu não, hốc hác của tôi bồng đứa con đang đau, đặt nằm trên một bàn học trống trong phòng rồi vội vã ngồi vào bàn hội thảo. Cuối cùng, chị và chúng tôi tuy cùng giới phụ nữ nhưng ở hai thế giới mà không bao giờ có thể gần gũi và thông cảm được nhau. 

Chung đụng và gặp gỡ nhau dưới một mái trường hằng ngày, chúng tôi vẫn phải gượng gạo chào hỏi chị nhưng nếu vô tình phải gặp chị trong những buổi sinh hoạt khác như đám cưới đám hỏi của đồng nghiệp hay tất niên chẳng hạn, chúng tôi thường ngồi túm lại với nhau và chị ngồi trơ trọi một mình. Thấy thế, chị càng căm chúng tôi.

 

Một lần tất niên, nếu tôi nhớ không lầm thì vào năm 1978, ban giám hiệu bảo chúng tôi góp tiền chung nấu một nồi bún măng giò heo để làm tiệc. Nhà trường dưới chế độ XHCN thật là ưu việt và sáng tạo, vì thế, khi có tiệc, giáo viên chúng tôi mỗi người phải tự đem một cái tô, một đôi đũa, một cái muỗng theo mà...ăn tiệc! Mai, một cô giáo mới về trường, chiều hôm ấy cô đến nhà tôi chơi để sau đó cùng đi dự "tiệc" cho vui. Cô còn trẻ lắm, bố chết, mẹ bị tê liệt, nhà đông em nên cuộc sống lại càng thêm eo hẹp. Sau khi tôi khóa cửa lại, dặn dò bày con và rời nhà,  cô vừa đi bên cạnh tôi vừa giơ cái túi vải trong tầm mắt, nhìn tôi cười như mếu:


- Chị ạ, em phải đem theo cái tô lớn để ăn được nhiều!


Tôi nghe, cảm thấy buồn tê tái. Thương cô và cũng thương chính tôi ghê lắm nhưng tôi không hỏi cái tô lớn cỡ nào. Đến khi nhập tiệc, mỗi người cầm tô của mình ra chỗ nồi bún, múc một tô, bỏ thêm chút ớt, chút tiêu, chút hành ngò rồi tìm chỗ ngồi vừa ăn vừa trò chuyện cho đúng nghĩa một buổi tiệc của XHCN. Cô bưng tô bún đến ngồi bên tôi, mới cho vào miệng được gắp bún thứ hai thì giọng nói của chị hiệu phó reo lên như bắt được vàng phía sau lưng:


- Ô, Coi kìa, cái tô của cô Mai gì mà bự dữ thần không. Ăn gì mà khoẻ quá trời quá đất!

 

Chúng tôi không ai bảo ai, như một phản xạ, đều nhìn về phía Mai . Mai ngưng ăn, đôi đũa trên tay bất động. Mặt mai đỏ gay rồi chuyển sang màu tái.  Mai nhìn xuống tô bún, ánh mắt lóe lên một nỗi đau thương. Tôi quay nghiêng người lại, ngước nhìn vào gương mặt người vừa thốt ra lời đó. Nhìn cặp môi mỏng của chị cười cười và nét mặt hân hoan tự mãn tôi có cảm nghĩ rằng chị phải vui lắm, "hồ hởi" lắm, vì vừa nói được một câu mà chị cho là đầy tính "đạo đức cách mạng". Bỗng nhiên, tôi thấy thật là tội nghiệp cho bề ngoài sang trọng của chị: mái tóc vừa được cắt uốn gọn ghẽ, bộ quần áo may bằng vải đắt tiền và đôi bông hột xoàn to như hai hạt bắp lấp lánh trên tai. Tôi vốn chậm chạp ứng phó, không biết phải nói gì cho Mai bớt ngượng thì may quá, thày Tài lên tiếng:


- Đáng lẽ tất cả mọi người phải đem theo một cái tô to như thế để ăn mới đúng. Tôi sẽ ăn hai tô. Bún nấu ngon quá các cô các thày ơi ...


Tuy có câu nói đỡ đòn của thày Tài nhưng không khí buổi tiệc tất niên của nhà trường XHCN hôm ấy vẫn không thể "siêu việt " được thêm. Chúng tôi yên lặng ăn cho xong và cùng đi về sớm hơn dự định.

 

Qua tết, chúng tôi lại đến trường tiếp tục công việc "trồng người", cái việc trồng tỉa lạ lùng có những bài tập đọc không đúng sự thật. Nói trắng ra, chúng tôi phải làm bổn phận của "người giáo viên nhân dân trong nhà trường cách mạng", "người kỹ sư tâm hồn" là nhồi nhét vào đầu óc trong lành của những em bé Việt Nam những huyền thoại, những chuyện phong thần. Hay nói theo cách nói lén của một số nhỏ chúng tôi " những tư tưởng nhớn của bác Hồ dĩ đại " .

*

Thế mà 17 năm sau tôi lại gặp chị hiệu phó của nhà trường XHCN tại Hoa Kỳ, xứ sở của đế quốc Mỹ, kẻ thù số một của bọn chị. Gặp tôi, chị còn ngờ ngợ nhưng tôi thì nhận ra ngay đôi môi mỏng, gương mặt xương, hơi gẫy và dài. Duy chỉ có cặp mắt hoắm sâu độc ác, thất thần là khác với khi xưa.

Cứ mỗi cuối năm, cộng đồng Việt Nam tị nạn CS ở tiểu bang chúng tôi lại tổ chức Tết để giữ tập tục cổ truyền là lì xì cho các em thiếu nhi đồng thời tạo cơ hội cho đồng hương họp mặt. Tôi đã gặp lại chị trong ngày đó. Chị đi với một gia đình tôi quen, anh chị Khang. Khi chị Khang và tôi chào nhau thì chị hiệu phó của XHCN giương đôi mắt đờ đẫn, thất thần nhìn tôi ngờ ngợ, e dè:


- Có phải.... cô là...cô Phương không? ... cô Phương xưa dạy ở trường Tân Bình phải không?
Tôi nhìn chị mỉm cười:
- Thưa đúng. Chào chị hiệu phó. Không ngờ lại gặp chị ở đây.
Chị Khang ngạc nhiên:
- Ủa, thế ra hai bà quen nhau à?
Tôi lại cười:
- Không dám. Nói quen thì phạm "đạo đức cách mạng" của nhà nước ta mất thôi . Khi xưa, tôi làm việc dưới quyền chị hiệu phó đấy. Ngày ấy, có nhiều kỷ niệm lắm. Kỷ niệm nào cũng rất khó quên.

 

Hiểu ý, chị hiệu phó thở dài, nhìn xuống như lẩn tránh ánh mắt của tôi, giọng chị thật buồn:
- Tất cả đã hết rồi . Tha lỗi cho tôi, cô Phương. 
Nghe chị nói, dù không hiểu rõ câu "tất cả đã hết rồi" ý nghĩa ra sao nhưng tôi cảm được sự ân hận trong giọng nói như nghẹn ngào của chị và tôi không hỏi gì thêm.

Hôm sau chị Khang điện thoại cho tôi và hỏi:
- Ngày xưa, bà làm việc với bà Thanh hả ?
- Vâng.

- Gia đình cách mạng đấy. Giàu và ghê gớm bất nhân lắm. Nhưng nay thì sáng mắt ra rồị
Rồi không đợi tôi hỏi, chị Khang nói luôn một mạch:
- Tên Tư Công, chồng bà ấy, giàu có lắm nhưng lại rất bạc ác tham lam. Hắn ta được bọn đàn anh XHCN của hắn phong cho chức giám đốc một cơ sở tơ sợi gì đó nhưng mục đích là để cho hắn có điều kiện thụt két, tham nhũng, ăn cắp tài sản nhà nước chia nhau. Nhưng hắn xử không đẹp với đồng bọn sao đó nên bị bọn đàn em nó tố. Khi hắn ta bị tù và sắp đến ngày ra tòa lấy cung thì lại bị bọn đàn anh chơi đểu . Bọn này sợ hắn ta khai thật thì chết cả lũ nên vội đưa hắn ra tế thần bằng một phiên tòa đặc biệt, kết quả là hắn bị án tử hình. Bà thấy bọn Việt Cộng ghê không. Khi không còn dùng hắn được nữa, bọn nó giết hắn bịt miệng bà ạ.

- Bởi vậy bọn mình mới phải rời bỏ quê hương mà đi chứ. Nhưng làm sao bà Thanh sang đây được, chị ?
- Thì sau khi chồng bị tử hình, tài sản từ bao lâu bị bọn Cộng Sản tịch thu sạch hết, bà ta hết yêu XHCN nữa mà lại thù đến xương đến tủy. Bà ta làm đơn tính tố bọn đàn anh kia thì đơn viết vừa xong, chưa kịp gởi đi, không biết ai báo cáo lập công, bả bị bắt bỏ tù. Trong tù, uất ức quá, bà ta bị điên. Thấy bả điên, bọn nó thả ra. Gia đình bả lo thuốc men chạy chữa mãi mới tỉnh. Tỉnh xong, bả vượt biên. 
- Vâng. Thế bà Thanh quen hay bà con với chị ?
- Bả là bạn học cũ của bà chị mình. Tết, thấy bả một mình tội nghiệp quá, bà chị mình đón về ăn tết.

 

Tôi chúc gia đình chị Khang có một năm mới bình an và gác máy điện thoại. Lòng không vui không buồn, tôi nghĩ đến Mai và những tháng năm kinh hoàng khốn khổ mà chúng tôi đã trải qua trong ngôi trường XHCN của chị Thanh. Tôi nghĩ đến buổi tiệc tất niên và tô bún của Mai. Tôi thương Mai quá. Cũng như mẹ con tôi, Mai đi tìm tự do nhưng bến bờ lại xa tầm tay với. Mộng ước của Mai đã bị hải tặc Thái Lan vùi sâu trong lòng biển.

Tết năm ấy cúng giao thừa, sau khi lễ tổ tiên, tôi đã thắp thêm một nén hương và thủ thỉ với Mai:
- Mai ơi, em có linh thiêng thì chắc em đã biết chuyện bà Thanh phù thủy rồi chứ. Bà ấy đã và đang trả giá một cách đau đớn cho sự nghiệp cách mạng của bà ta. Mong em tha thứ cho bà. Cầu xin linh hồn em được bình an và siêu thoát.

 

 

Ngô Minh Hằng

 

 

 

 

 

Bàn ra tán vào (1)

quang dinh
HÒNG GIÒN CHÙM RỤM TÁO DAI * Nghi Phạm Văn Đồng không mông quạnh Qua đồng chó ngáp nỗi sầu đông Đồng ông cộ Kẹ́ trên cầu tõm Mao Trạch Đông giông tố đại đồng * Trump la Duterte biển đông Pu Tin rúp cản úp lồng Phi Luật Tân Thăng Long Hà Nội cương cẩn TPP cân đẩu vân thắt cổ giầy Bầy đàn thầy giaó lên mây lưng trời vén váy cối chày dư lợn viên * Chí Phèo mèo mả gà đồn điền Điển tích tồi tệ lại tể điên Tiền giang Cai Lậy Prăng xoa Mác Phú Yên Yên Bái cúng đồ tiền * Bích câu tao ngộ Kỳ Duyên táo hoài tạo trái tiên huyền tau răng mô Bá Thanh vạn ứng tiền đồ Kim Ngân Kim Tiến tiền đô âm phủ xài Hòng giòn chùm rụm ba Size táo dài phỏng Dzái táo dai Nguyễn Tất Thành * TÂM THANH

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

ĐÊM GIAO THỪA - Ngô Minh Hằng

Chị hiệu phó này rất độc ác và là hung thần của chúng tôi nên chúng tôi thường nói riêng với nhau, gọi lén chị ta là "bà phù thủy."
 
 

ĐÊM GIAO THỪA

 

 

Trường chúng tôi dạy học là một ngôi trường tiểu học không lớn, có tất cả 10 lớp buổi sáng và 10 lớp buổi chiều. Sau tháng Tư năm 1975 trường được điều hành bởi một chị Hiệu trưởng còn trẻ cỡ tuổi chúng tôi và một chị Hiệu phó lớn hơn chúng tôi chừng mươi tuổi. Chị hiệu phó này rất độc ác và là hung thần của chúng tôi nên chúng tôi thường nói riêng với nhau, gọi lén chị ta là "bà phù thủy."


Ngay từ tuần lễ đầu chị về trường, chúng tôi nhiều người đã không thích chị.  Chị là người miền Nam. Tôi có nghe người ta nói rằng người miền Nam hiền lành, thật thà và nhân hậu và tôi cũng đã gặp những người như thế.  Nhưng chị hiệu phó này thì ngược lại.  Chị cao, thân hình lép và lỏng chỏng. Chị có gương mặt dài, hơi gẫy, xương xẩu và một màu da thâm xám. Mắt chị sâu hoắm và nhanh như mắt diều hâu. Chị ghê gớm, hiểm ác như con sói. Chị theo dõi chúng tôi từng giờ, từng phút. Những lúc học trò ra chơi, chị luôn luôn đi dạo ở hành lang, dòm vào từng lớp xem cô nào đến lớp nào và ai hay nói chuyện với ai. Nhất là những cô giáo có chồng tù cải tạo thì chị ghét ngay ra mặt và luôn tìm lúc bất ngờ, làm cho luống cuống, khó xử trước mặt mọi người.  Chị kiểm soát giáo án gắt gao, thấy chữ nào bẻ được là chị bẻ ra làm nhiều mảnh vụn theo sự suy diễn một chiều của chị để làm chúng tôi lo sợ. Chị dự giờ liên tục và hay bới móc để hỏi những câu hóc búa về tư tưởng chính trị thật bất ngờ. 

Chúng tôi, phần lớn là giáo viên lưu dụng từ chế độ cũ nên ai cũng ngán và sợ chị bởi chị rất có uy quyền. Đôi khi chúng tôi có cảm tưởng uy quyền của chị đã lấn át cả chị Hiệu trưởng từ ngoài Bắc được bổ nhiệm vào. Chị có chồng chức vụ huyện ủy.  Mười mấy năm trong nghề giáo, chị đã cùng chồng nằm vùng. Chữ "Nằm Vùng" được chúng tôi hiểu theo nhiều kiểu. Theo kiểu xã hội chủ nghĩa mà chúng tôi được cán bộ vừa tốt nghiệp bình dân học vụ giảng giải trong những buổi học tập chính trị thì những gia đình như gia đình chị là một mẫu gia đình có công lớn với cách mạng vì chị đã hy sinh nhiều công sức và tiền của trong thời gian "đánh Mỹ cứu nước." Nhưng theo kiểu Ngụy của chúng tôi thì chị là người phản bội lại cái chế độ đã cho chị no cơm, ấm áo, cái chế độ đã cho chị được sống bình yên, có cơ hội ăn học để chị thành hiệu phó của cái xã hội chủ nghĩa hôm nay. Để có được cho chị và chồng chị những ngày yên lành vui sống đó, tài sản của chị được nguyên vẹn và giàu có hơn lên đó thì ở những phần đất nào trên quê hương máu những người chiến sĩ đã đổ, những mảnh đời còn xanh đã bị bom đạn cướp đi mà chị không hề biết ơn và đau xót. Nghĩa là, chị đã ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản. Chị đã phản bội lại nguồn ơn đó bằng việc nuôi dưỡng, giấu giếm, cung cấp tin tức của miền Nam và tiếp tế tiền bạc, thuốc men cho những người theo Việt Cộng ở bưng.

 

Chị giàu. Rất giàu nên chị không bao giờ biết được những khó khăn về vật chất mà người dân của chế độ cũ như chúng tôi đang nhận chịu sau khi miền Nam được chị và các đồng chí của chị giúp công "giải phóng. "

Chị là giai cấp thống trị nên chị không hiểu được những nỗi đau tinh thần của người bị trị. Chị đứng vào hàng ngũ của kẻ "chiến thắng" nên chị không biết thế nào là nỗi đau khổ của người bị bức bách đầu hàng. Chị vui mừng trước tai họa của đất nước nên chị không có tâm trạng đau thương của hận quốc vong. Chị không biết thế nào là giọt nước mắt tủi nhục xót xa của người vợ đi thăm chồng tù cải tạo.

 

Chị lại không có con, vì thế, chị không bao giờ biết thông cảm và tội nghiệp cho chúng tôi, những người mẹ trẻ có con nhỏ, nuôi con một mình và còn nuôi chồng tù cải tạo trong một tình huống rất cô đơn và cực kỳ khó khăn của cả hai mặt tinh thần và vật chất. Bởi vậy, cô nào có con đau, xin nghỉ để săn sóc con là khốn khổ với chị. Chị bảo là tắc trách, không làm tròn và không coi trọng chức năng của người "kỹ sư tâm hồn". Chị tìm mọi cách từ chối và ngầm hăm dọa để chúng tôi hiểu là sự việc có thể sẽ được báo cáo lên Phòng Giáo Dục và như vậy có nghĩa là chúng tôi sẽ có thể không được vào biên chế. Lúc đó, hai chữ "BIÊN CHẾ " như liều thần dược, như lá bùa hộ mạng mà những người vợ Ngụy như chúng tôi cần hai chữ đó như cái phao của kẻ bị đắm tàu. Không được vào biên chế đồng nghĩa với có thể bị cho nghỉ việc và tương lai là đi kinh tế mới. Bọn giáo viên chúng tôi, phần lớn có con nhỏ và không biết làm ruộng nên ai nấy nghe thấy ba chữ Kinh Tế Mới đều kinh hoàng sợ hãi. Vì thế, ngoài việc phải gặp chị có chuyện cần, các giáo viên đều tránh chị. Tôi cũng ở trong trường hợp đó. Có lần giáo viên đi học tập chính trị, con tôi đau, không có ai coi sóc, tôi phải ẵm thằng con đang sốt nóng đi theo. Chị nhìn tôi cười cười đắc ý khi thấy gương mặt thiểu não, hốc hác của tôi bồng đứa con đang đau, đặt nằm trên một bàn học trống trong phòng rồi vội vã ngồi vào bàn hội thảo. Cuối cùng, chị và chúng tôi tuy cùng giới phụ nữ nhưng ở hai thế giới mà không bao giờ có thể gần gũi và thông cảm được nhau. 

Chung đụng và gặp gỡ nhau dưới một mái trường hằng ngày, chúng tôi vẫn phải gượng gạo chào hỏi chị nhưng nếu vô tình phải gặp chị trong những buổi sinh hoạt khác như đám cưới đám hỏi của đồng nghiệp hay tất niên chẳng hạn, chúng tôi thường ngồi túm lại với nhau và chị ngồi trơ trọi một mình. Thấy thế, chị càng căm chúng tôi.

 

Một lần tất niên, nếu tôi nhớ không lầm thì vào năm 1978, ban giám hiệu bảo chúng tôi góp tiền chung nấu một nồi bún măng giò heo để làm tiệc. Nhà trường dưới chế độ XHCN thật là ưu việt và sáng tạo, vì thế, khi có tiệc, giáo viên chúng tôi mỗi người phải tự đem một cái tô, một đôi đũa, một cái muỗng theo mà...ăn tiệc! Mai, một cô giáo mới về trường, chiều hôm ấy cô đến nhà tôi chơi để sau đó cùng đi dự "tiệc" cho vui. Cô còn trẻ lắm, bố chết, mẹ bị tê liệt, nhà đông em nên cuộc sống lại càng thêm eo hẹp. Sau khi tôi khóa cửa lại, dặn dò bày con và rời nhà,  cô vừa đi bên cạnh tôi vừa giơ cái túi vải trong tầm mắt, nhìn tôi cười như mếu:


- Chị ạ, em phải đem theo cái tô lớn để ăn được nhiều!


Tôi nghe, cảm thấy buồn tê tái. Thương cô và cũng thương chính tôi ghê lắm nhưng tôi không hỏi cái tô lớn cỡ nào. Đến khi nhập tiệc, mỗi người cầm tô của mình ra chỗ nồi bún, múc một tô, bỏ thêm chút ớt, chút tiêu, chút hành ngò rồi tìm chỗ ngồi vừa ăn vừa trò chuyện cho đúng nghĩa một buổi tiệc của XHCN. Cô bưng tô bún đến ngồi bên tôi, mới cho vào miệng được gắp bún thứ hai thì giọng nói của chị hiệu phó reo lên như bắt được vàng phía sau lưng:


- Ô, Coi kìa, cái tô của cô Mai gì mà bự dữ thần không. Ăn gì mà khoẻ quá trời quá đất!

 

Chúng tôi không ai bảo ai, như một phản xạ, đều nhìn về phía Mai . Mai ngưng ăn, đôi đũa trên tay bất động. Mặt mai đỏ gay rồi chuyển sang màu tái.  Mai nhìn xuống tô bún, ánh mắt lóe lên một nỗi đau thương. Tôi quay nghiêng người lại, ngước nhìn vào gương mặt người vừa thốt ra lời đó. Nhìn cặp môi mỏng của chị cười cười và nét mặt hân hoan tự mãn tôi có cảm nghĩ rằng chị phải vui lắm, "hồ hởi" lắm, vì vừa nói được một câu mà chị cho là đầy tính "đạo đức cách mạng". Bỗng nhiên, tôi thấy thật là tội nghiệp cho bề ngoài sang trọng của chị: mái tóc vừa được cắt uốn gọn ghẽ, bộ quần áo may bằng vải đắt tiền và đôi bông hột xoàn to như hai hạt bắp lấp lánh trên tai. Tôi vốn chậm chạp ứng phó, không biết phải nói gì cho Mai bớt ngượng thì may quá, thày Tài lên tiếng:


- Đáng lẽ tất cả mọi người phải đem theo một cái tô to như thế để ăn mới đúng. Tôi sẽ ăn hai tô. Bún nấu ngon quá các cô các thày ơi ...


Tuy có câu nói đỡ đòn của thày Tài nhưng không khí buổi tiệc tất niên của nhà trường XHCN hôm ấy vẫn không thể "siêu việt " được thêm. Chúng tôi yên lặng ăn cho xong và cùng đi về sớm hơn dự định.

 

Qua tết, chúng tôi lại đến trường tiếp tục công việc "trồng người", cái việc trồng tỉa lạ lùng có những bài tập đọc không đúng sự thật. Nói trắng ra, chúng tôi phải làm bổn phận của "người giáo viên nhân dân trong nhà trường cách mạng", "người kỹ sư tâm hồn" là nhồi nhét vào đầu óc trong lành của những em bé Việt Nam những huyền thoại, những chuyện phong thần. Hay nói theo cách nói lén của một số nhỏ chúng tôi " những tư tưởng nhớn của bác Hồ dĩ đại " .

*

Thế mà 17 năm sau tôi lại gặp chị hiệu phó của nhà trường XHCN tại Hoa Kỳ, xứ sở của đế quốc Mỹ, kẻ thù số một của bọn chị. Gặp tôi, chị còn ngờ ngợ nhưng tôi thì nhận ra ngay đôi môi mỏng, gương mặt xương, hơi gẫy và dài. Duy chỉ có cặp mắt hoắm sâu độc ác, thất thần là khác với khi xưa.

Cứ mỗi cuối năm, cộng đồng Việt Nam tị nạn CS ở tiểu bang chúng tôi lại tổ chức Tết để giữ tập tục cổ truyền là lì xì cho các em thiếu nhi đồng thời tạo cơ hội cho đồng hương họp mặt. Tôi đã gặp lại chị trong ngày đó. Chị đi với một gia đình tôi quen, anh chị Khang. Khi chị Khang và tôi chào nhau thì chị hiệu phó của XHCN giương đôi mắt đờ đẫn, thất thần nhìn tôi ngờ ngợ, e dè:


- Có phải.... cô là...cô Phương không? ... cô Phương xưa dạy ở trường Tân Bình phải không?
Tôi nhìn chị mỉm cười:
- Thưa đúng. Chào chị hiệu phó. Không ngờ lại gặp chị ở đây.
Chị Khang ngạc nhiên:
- Ủa, thế ra hai bà quen nhau à?
Tôi lại cười:
- Không dám. Nói quen thì phạm "đạo đức cách mạng" của nhà nước ta mất thôi . Khi xưa, tôi làm việc dưới quyền chị hiệu phó đấy. Ngày ấy, có nhiều kỷ niệm lắm. Kỷ niệm nào cũng rất khó quên.

 

Hiểu ý, chị hiệu phó thở dài, nhìn xuống như lẩn tránh ánh mắt của tôi, giọng chị thật buồn:
- Tất cả đã hết rồi . Tha lỗi cho tôi, cô Phương. 
Nghe chị nói, dù không hiểu rõ câu "tất cả đã hết rồi" ý nghĩa ra sao nhưng tôi cảm được sự ân hận trong giọng nói như nghẹn ngào của chị và tôi không hỏi gì thêm.

Hôm sau chị Khang điện thoại cho tôi và hỏi:
- Ngày xưa, bà làm việc với bà Thanh hả ?
- Vâng.

- Gia đình cách mạng đấy. Giàu và ghê gớm bất nhân lắm. Nhưng nay thì sáng mắt ra rồị
Rồi không đợi tôi hỏi, chị Khang nói luôn một mạch:
- Tên Tư Công, chồng bà ấy, giàu có lắm nhưng lại rất bạc ác tham lam. Hắn ta được bọn đàn anh XHCN của hắn phong cho chức giám đốc một cơ sở tơ sợi gì đó nhưng mục đích là để cho hắn có điều kiện thụt két, tham nhũng, ăn cắp tài sản nhà nước chia nhau. Nhưng hắn xử không đẹp với đồng bọn sao đó nên bị bọn đàn em nó tố. Khi hắn ta bị tù và sắp đến ngày ra tòa lấy cung thì lại bị bọn đàn anh chơi đểu . Bọn này sợ hắn ta khai thật thì chết cả lũ nên vội đưa hắn ra tế thần bằng một phiên tòa đặc biệt, kết quả là hắn bị án tử hình. Bà thấy bọn Việt Cộng ghê không. Khi không còn dùng hắn được nữa, bọn nó giết hắn bịt miệng bà ạ.

- Bởi vậy bọn mình mới phải rời bỏ quê hương mà đi chứ. Nhưng làm sao bà Thanh sang đây được, chị ?
- Thì sau khi chồng bị tử hình, tài sản từ bao lâu bị bọn Cộng Sản tịch thu sạch hết, bà ta hết yêu XHCN nữa mà lại thù đến xương đến tủy. Bà ta làm đơn tính tố bọn đàn anh kia thì đơn viết vừa xong, chưa kịp gởi đi, không biết ai báo cáo lập công, bả bị bắt bỏ tù. Trong tù, uất ức quá, bà ta bị điên. Thấy bả điên, bọn nó thả ra. Gia đình bả lo thuốc men chạy chữa mãi mới tỉnh. Tỉnh xong, bả vượt biên. 
- Vâng. Thế bà Thanh quen hay bà con với chị ?
- Bả là bạn học cũ của bà chị mình. Tết, thấy bả một mình tội nghiệp quá, bà chị mình đón về ăn tết.

 

Tôi chúc gia đình chị Khang có một năm mới bình an và gác máy điện thoại. Lòng không vui không buồn, tôi nghĩ đến Mai và những tháng năm kinh hoàng khốn khổ mà chúng tôi đã trải qua trong ngôi trường XHCN của chị Thanh. Tôi nghĩ đến buổi tiệc tất niên và tô bún của Mai. Tôi thương Mai quá. Cũng như mẹ con tôi, Mai đi tìm tự do nhưng bến bờ lại xa tầm tay với. Mộng ước của Mai đã bị hải tặc Thái Lan vùi sâu trong lòng biển.

Tết năm ấy cúng giao thừa, sau khi lễ tổ tiên, tôi đã thắp thêm một nén hương và thủ thỉ với Mai:
- Mai ơi, em có linh thiêng thì chắc em đã biết chuyện bà Thanh phù thủy rồi chứ. Bà ấy đã và đang trả giá một cách đau đớn cho sự nghiệp cách mạng của bà ta. Mong em tha thứ cho bà. Cầu xin linh hồn em được bình an và siêu thoát.

 

 

Ngô Minh Hằng

 

 

 

 

 

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm