Truyện Ngắn & Phóng Sự
Hồi Ký Một Cánh Hoa Dù: Tập Nhảy Dù - Trương Dưỡng
Tôi và bốn mươi chín bạn đồng khoá, trong đó có anh Thủ-khoa, được chọn để đưa về Sàigòn học Khoá Dù 76 ở Trung tâm Huấn-Luyện Nhảy Dù, trong trại Hoàng-Hoa-Thám. Khoá nầy hơi đặc biệt hơn các khoá khác, vì có 10 cô nữ quân nhân học chung với năm mươi tân thiếu úy chúng tôi.
Khoá 76 Dù có nhiều chuyện đáng chú ý. Điều muốn kể đầu tiên là buổi tiệc tổ chức Tiếp Tân của Tướng Dư quốc Đống, Tư lệnh Sư đoàn, tại phòng Khánh Tiết, để khoản đãi các Đơn-vị-trưởng cấp Lữ đoàn, cấp Tiểu-đoàn, các Trưởng phòng, và 50 tân sĩ quan. Đây là cơ hội để cho các đơn vị trưởng có dịp gặp những cán bộ trung đội trưởng tương lai của họ. Gương mặt các vị nầy đều vui tươi hớn hở, có vẻ như sẵn sàng thu nạp những con gà nòi, tuy tuổi đời còn trẻ mà người nào cũng có vóc dáng “Kiêu hùng điểm chút phong sương” của các chiến sĩ Dù tương lai.
Khuôn mặt đáng chú ý nhất trong số khách dự dạ tiệc là Tướng Dư-quốc-Đống, ông có vóc dáng uy nghi, mày rậm, mắt to, cử chỉ hiên ngang. Ông là một sĩ quan can đảm, tài ba, đã từng trải qua nhiều trận chiến ác liệt trên khắp bốn Vùng Chiến Thuật. Ngoài tài hành quân tác chiến, Tướng Đống còn là một người rất nghĩa khí. Có lần trong cuộc họp Hội-Đồng Tướng-Lãnh để bầu phiếu buộc tội Trung-tướng Nguyễn-Chánh-Thi về việc a tòng và dung túng những phật tử ở Vùng I Chiến Thuật, họ biểu tình quấy rối trị an và phản kháng lại Chính Phủ Trung Ương. Hầu hết tướng lãnh đều bỏ phiếu thuận, chỉ có hai phiếu trắng; một vị tướng nói:
- Tội của Tướng Thi đã quá rõ ràng, tại sao lại có người bỏ phiếu trắng là nghĩa lý gì đây ?
Tướng Đống đứng lên nói: ‘Tôi đã bỏ phiếu trắng đó; Trung-tướng Thi là thầy tôi, Tr/tướng Viên cũng là thầy tôi, nếu bảo tôi chống lại thầy mình, thì tôi không làm. Vậy quí vị muốn xử thế nào thì tôi sẵn sàng thi hành.”
Các tướng lãnh trong đó có Trung-tướng Nguyễn-văn-Thiệu, Trung-tướng Cao-văn-Viên,...nghe lời nói khí-khái hùng hồn của ông, ai nấy đều mến phục. (Tướng Thi, tướng Viên nguyên là hai vị Tư-lệnh tiền nhiệm của Sư-Đoàn Nhảy-Dù).
Tướng Đống rất thương yêu binh-sĩ, nhưng ông lại rất khắc khe đối với các sĩ-quan cao-cấp. Các vị Tư lệnh phó, Lữ đoàn trưởng, Trưởng phòng, Tiểu đoàn trưởng đều rất nể sợ ông. Đại-tá Nguyễn-khoa-Nam, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 3 Nhảy dù, đã từng bị quở trách khi đang hành quân ở mặt trận Bến Gò-Nổi. Lúc ấy Tiểu đoàn 9 Nhảy dù có một đại đội bị địch độn thổ phục kích ở bãi sậy cao quá đầu người. Đại-đội tôi đang đóng quân cùng với các đại đội khác bảo vệ bộ chỉ huy Tiểu đoàn. Trung tá Nhã, tiểu đoàn trưởng, lệnh cho tôi dẫn Đại đội 91 ra tiếp ứng Đại-đội 92 của bạn Nguyễn tống Hiến.
Trên đường toàn là rừng cây, đi khoảng 20 phút gặp một bãi lau sậy rộng mênh mông bát ngát, tôi cho đại đội đi đến một khoảng trống trước mặt, rồi dàn quân chờ liên lạc coi đơn vị của Hiến đang ở đâu. Bỗng từ phía bên bụi sậy trước mặt, cách Đại đội tôi khoảng 100 thước, vài tên địch đầu đội nón cối, trong đó có một người vác băng ca giống như y tá của ta. Có lẽ chưa thấy chúng tôi, vì mặt họ đang nhìn về hướng Đại đội 92.
Các binh sĩ thấy địch, vội phản ứng bắn xối xả; nhưng tiếng của Hiến la oé lên trên máy: “Lính mầy đang bắn vào tụi tao, ngưng ngay!”
Tôi bảo binh sĩ thôi tác xạ, nhưng Hiến vẫn tiếp tục la: “Sao tụi mầy còn bắn dữ vậy?” Tôi cầm ống liên hợp của máy PCR25 nói:
- Tụi tao đâu có bắn.
Bỗng nhiều loạt đạn nổ về hướng chúng tôi, vài binh sĩ bị thương ngay loạt đạn đầu tiên. Thiếu úy Trứ vội điều động cả trung đội xung phong lên định bắt sống đám bộ đội trước mặt. Nhưng các chiến sĩ vừa nhóm lên thì địch từ trong rừng ào ra đông như kiến! Anh và chuẩn úy Phan Văn Phúc đành khựng lại, và dựa vào mô đất hoặc gốc cây để khai triễn các hỏa lực cơ hữu. Bỗng một một viên đạn trúng xuyên qua chân Trứ, máu chảy ra lênh láng. Khinh binh Đông cố kéo thầy mình về phía sau, Phúc điều khiển trung đội hợp cùng hai trung đội của Chuẩn úy Trọng và Phấn chống trả mãnh liệt.
Địch quân đành nằm liều tại chỗ bắn vào Đại đội 91, chúng tôi chống trả mãnh liệt, mặc cho Hiến cứ la, vì rõ ràng mọi người đều thấy địch mặc sắc phục của lính chính qui Bắc Việt, và chúng đã bắn thẳng vào đơn vị tôi nữa. Giằng co nhau qua lại hơn một tiếng đồng hồ thì đối phương biết mình bị lưỡng đầu thọ địch.
Lính của Hiến cũng đang bắn xả vào họ, nên chúng phải chém vè, rút vào đám lau sậy trốn mất để lại nhiều thương binh và nhả Đại đội 92 ra, tiếng súng ngưng dần rồi dứt hẳn. Thế là đơn vị tôi vô tình áp dụng được kế “Vây Ngụy cứu Triệu” mà đón được đơn vị bạn về.
Điều đặc biệt là Tướng Đống thường bay trực thăng trên đầu các đơn vị Nhảy Dù khi họ đang chạm địch, có lẽ ông đã vô tần số và nghe chúng tôi oé nhau. Nên ngay sáng hôm sau, ông đã cùng Đại tá Nguyễn khoa Nam đáp xuống chỗ đóng quân của Tiểu đoàn 9 Nhảy dù. Tôi được lệnh chỉ huy đội giàn chào để nghênh đón ông (vì nước da của tôi ngâm đen giống Tướng Đống, nên Tiểu đoàn cố tình cho tôi làm giàn chào tới hai lần, lần trước ở TTHL Vạn Kiếp, Bà Rịa). Khi trực thăng đáp xuống, thấy ông xồng xộc đi nhanh tới, tôi hết hồn vội hô to: “Vào hàng ....phắc!”
Có thể vừa xuống trực thăng, ông đã được Đại tá Nam cho biết tôi là một trong hai đại đội trưởng đã trực tiếp chạm địch hôm qua, ông hỏi:
- Anh đụng địch ra sao ?
Tôi đứng thế nghiêm, tóm tắt kể lại tình hình đánh nhau ở chiến địa; nghe xong ông không nói gì, chỉ đi thẳng vào bộ chỉ huy Tiểu đoàn. Đứng từ xa tôi thấy ông hình như đang khiển trách Đại tá Nam và Trung tá Nhã. Ông tức giận vì chiến đoàn không cho truy kích, để địch vượt thoát. Mỗi lần các đơn vị đi hành quân mà không chạm địch, ông thường nói từ trực thăng xuống :
- Bộ các anh né tụi nó hả ?
Các sĩ quan cấp “Tá” trở lên mới bị Tướng Đống nạt nộ, quở trách, đối với cấp “Úy” thì ông không nói gì. Nhưng với anh em Binh sĩ, ông hết sức nhỏ nhẹ, cặp mắt luôn nhìn họ một cách hiền từ, trìu mến. Ông nghĩ họ là thành phần cực khổ và chịu nhiều nguy hiểm nhất; ông muốn yểm trợ cùng giúp đỡ thật nhiều cho binh sĩ và gia đình của họ; giống như người cha lo lắng cho những đứa con thân yêu của mình vậy.
Tướng Đống là Tư lệnh thứ tư của SĐND (từ 1964 đến 1972, sau Đại tướng Đỗ cao Trí, Trung tướng Nguyễn chánh Thi, Đại tướng Cao văn Viên). Trong binh chủng Dù, ông phục vụ lâu năm nhất, chỉ huy từ cấp Trung đội trưởng và không hề có thời gian gián đoạn chỉ huy so với các Tư lệnh khác. Thời gian ông chỉ huy là lúc chiến tranh Việt Nam lên tới cao điểm khốc liệt nhất, những trận đánh dữ dội không giản dị như thời còn trực thuộc quân đội Pháp. Nhiều trận giao tranh ở cấp sư đoàn và phối hợp hành quân tác chiến với các quân binh chủng khác. Dưới quyền lãnh đạo của tướng Đống, lực lượng Nhảy Dù đã không những mang lại nhiều chiến thắng mà còn làm cho quân lực Đồng Minh phải ngưỡng mộ.
Đại tướng Lindsay, nguyên là cựu cố vấn TĐ8ND đã nói: “Những chiến thắng gần đây ở Grenada và kinh đào Panama do Nhảy Dù Mỹ đem lại chính là chúng tôi đã học hỏi nhiều về kinh nghiệm tác chiến của Nhảy Dù VN...”.
Tướng Schwarzkopf, nguyên Tư Lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại vùng Vịnh, trong cuộc chiến với Iraq tại Kuwait trước đây, đã viết cuốn hồi ký tựa đề là “It Doesn’t Take A Hero”.
Trong phần nói về những ngày tham chiến tại Việt Nam khi còn là Thiếu Tá Cố vấn cho TĐ7ND, ông viết: “Không giống như một vài đơn vị khác của QĐVNCH, các đơn vị Nhảy Dù, bằng mọi giá, bao giờ cũng tìm cách đưa thi hài đồng đội trở về với gia đình của họ”. Ông kể lại một hôm, tại chiến trường Cao Nguyên Trung Phần, sau một trận chiến, có 3 binh sĩ Dù tử thương. Trực thăng tiếp tế Mỹ từ chối chở 3 xác chết. Thiếu tá Schwarzkopf đã bổ nhào ra ôm càng phi cơ và nói với viên Phi công: “Tôi sẽ không rời chiếc càng nầy, tôi sẽ bị ngã chết, ông có muốn chịu nhận trách nhiệm xảy ra như vậy không? Hơn nữa nếu ông cất cánh, tôi sẽ bắn phi cơ”. Cuối cùng 3 thi hài được trực thăng nầy chịu chở đi.
Dưới quyền tướng Đống, binh chủng Dù từ cấp Lữ Đoàn đã trở thành cấp Sư Đoàn, với quân số lên đến 12.700 gồm 9 Tiểu đoàn Tác chiến, ba Tiểu đoàn Pháo binh, và ba Đại đội Trinh Sát. Cũng như vị tiền nhiệm là Đại tướng Đỗ cao Trí, người đã chỉ huy Dù dẹp loạn Bình Xuyên, lập uy tín cho Thủ Tướng Diệm lúc mới cầm quyền thời Đệ Nhất Cộng Hòa, tướng Đống đã chỉ huy SĐND lập nhiều công lớn trong kỳ Tết Mậu Thân, trận Pleime, Đồi 1416 ở Dakto, cuộc tiến quân sang Campuchia, trận Hạ Lào, Trận An Lộc, Bình Long,...
Trong Khoá học Dù, các môn khó học nhứt là nhảy “Chuồng cu” và “Dây kinh dị”. Khi nhảy chuồng cu, Khoá sinh đứng trong một cái chòi cao 11 thước, lưng móc vào một dây cáp (kéo dài ra xa, rồi thấp dần xuống tới mô đất cao). Họ phóng mình giống như từ trong phi cơ nhảy ra (có một số tân binh bị loại vì không dám nhảy chuồng cu). Còn dây kinh dị cũng hơi giống như chuồng cu, chỉ khác là dùng hai tay nắm chặt vào cái rõ rẽ (ròng rọc), rồi từ độ cao 12 thước cầm rõ rẽ tuột theo dây cáp tới khi chân gần chạm bãi cát, thì buông dây nhào lộn, sao cho té theo đà một cách nhẹ nhàng. Đầu lúc nào cũng phải cúi cho càm đụng vào ngực, để tránh bị tổn thương não bộ.
Ngoài ra khóa sinh còn học cách té, cách chạy tránh dù lôi. Huấn luyện viên dùng một cái quạt thật lớn, đường kính khoảng 3 thước, gắn trên xe Dodge. Sức gió thổi mạnh vào khoá sinh, làm dù bung ra, kéo lôi cả người và thổi đi xa. Nếu muốn tránh bị dù lôi, họ phải nhanh chân chạy bọc ra phía sau, ngay đỉnh của cây dù đang phùng to đó, như vậy dù sẽ xẹp xuống, không còn bị ảnh hưởng sức thổi của cây quạt khổng lồ nữa.
Khóa sinh cũng được học cách lái dù để tránh không xáp lại gần dù bạn, học cách điều khiển cho dù xuống chậm và lái cho dù xuống đúng bãi đáp an toàn. Kế đó học xuống dù trên mặt đất, trên ngọn cây, hoặc rơi xuống nước.
Khoá Dù 76 chúng tôi đã bị Trung uý Nguyễn Văn Vinh, Chỉ huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện, đích thân ra phạt tập thể thật là oan. Lý do là “Cố ý coi thường và khiêu khích các hạ sĩ quan huấn luyện viên”.
Thật ra thì cũng do các tân thiếu uý đã quen chạy sáng trong suốt hai năm ở quân trường, lại còn tập chạy trường lực khoảng 30 cây số mỗi ngày, trong 3 tháng cuối khoá để chuẩn bị tâm tư cho lớp Rừng Núi Sình Lầy tại Dục Mỹ, vì vậy ai nấy đều có sức khỏe như voi. Khi chạy sáng, các Huấn Luyện Viên, vừa vợ con đùm đề, vừa tuổi tác cao, thì làm sao chạy theo kịp hàng quân. Các ông phải cố gắng chạy theo tới mệt thở hổn hển. Vừa nổi sùng, vừa mắc cở, chẳng biết họ báo cáo thế nào đó, để đến nổi Trung uý Vinh phải đích thân ra xử phạt tập thể. Điều đáng giận là trong khi chúng tôi thi hành lệnh phạt thì các cô nữ khoá sinh lại đứng cười chế nhạo, thật là quá đáng! Càng giận hơn, vì họ còn dám đếm theo nhịp khi chúng tôi đang hít đất nữa chứ!!.
Tức quá tối đó có vài cậu xung phong đi “Đột kích đêm”, kết quả thành công rực rỡ, vì những chàng trẻ tuổi độc thân nầy đúng là “Rightman” của các cô. Từ đó đã tạo ra những mối tình đầy thơ mộng và có những cặp đã được đơm hoa kết trái tới ngày nay, họ vẫn còn cùng nhau vui đùa với các cháu nội, ngoại ở nơi xứ lạ quê người nầy .
Trung-tá Vinh (cấp bâïc sau cùng), trước năm 1975, ở gần nhà tôi. Khi sắp trình diện đi tù tập trung, có nói với vợ rằng: “Chắc anh tự vận trong tù quá, sợ không chịu đựng được sự hành hạ nhục nhã của chúng nó đâu!”
Quả thật vậy, một thời gian sau, gia đình chị Vinh nhận được thư báo tử! Lý do chết vì bịnh(?).
Tất cả 7 sô nhảy của Khoá Dù 76, đều có mặt Trung-tá Ngô-Quang-Trưởng, tham mưu trưởng sư đoàn, và Đại-tá Cố Vấn. Trung tá Trưởng, người nhỏ con, khuôn mặt khắc khổ, nhảy bằng dù điều khiển; còn khóa sinh chúng tôi thì nhảy bằng dù tự động. Ông và viên đại tá từ độ cao trên hai ngàn thước, ở vị thế rơi tự do, hai người bơi gần lại để trao gậy cho nhau. Nhìn họ lúc ấy giống như hai con dơi, đang bay lơ lửng trên không trung, trông thật ngoạn mục!
Khi tới cách mặt đất khoảng 500 thước, họ mới cho bung dù, rơi là đà, hai chân chạm xuống mặt đất một cách nhẹ nhàng. Còn phần tôi thì hởi ơi! Nhảy lần đầu thật là quờ quạng, lúng túng. Lúc phóng mình ra khỏi chiếc C-47, miệng đếm lẩm bẩm:
- 331, 332, 333, 334 !
Vừa dứt tiếng thứ tư thì dù bật tung ra, người tôi bị ghì giật lại. Cánh dù bung rộng lớn, làm cản gió khiến tôi như bị treo lơ lửng trên không. Lấy lại sự bình tình, tôi đảo mắt nhìn khắp nơi, thấy toàn là mây với mây! Nhìn xuống, tôi giật mình kinh hãi, lúc ở lầu năm tầng ngó xuống còn chóng mặt, bây giờ nó lại cao khiếp quá chừng, thật là đáng sợ! Rồi mặt đất như cứ dâng lên dần dần, các thửa ruộng giống như những bàn cờ càng lúc càng lớn ra.
Kìa sắp tới mặt đất mà mắt vẫn ngó trời mây bao la, bỗng thoáng thấy trước mặt hiện ra một tàng cây to tướng, tôi giật mình phân vân! Biết phải làm sao đây? Chân sắp chạm ngọn cây rồi? Tôi mất bình tỉnh quên hết các lời đã chỉ dạy trong khoá học! Bỗng tai nghe văng vẳng:
- Kéo dây Thượng thăng bên trái!
Tôi làm theo như phản ứng tự nhiên, thoáng nhìn ngang qua, thấy bên cạnh là một cây cổ thụ có tàng rộng đang từ từ dâng lên; nếu không điều chỉnh dù kịp lúc, thì cả người tôi và cánh dù đều dính trên ngọn cây! (hôm đó vì gió hơi mạnh nên Trí “Khệu” bị dính ngọn cây và một đứa rớt thủng mái “Tôn” trường học).
Khi đáp xuống đất, thay vì lo chạy tránh dù lôi, tôi vẫn còn đứng ngơ ngáo, để mặc cho em bé chăn trâu giúp xếp dù gọn vô bao tải lúc nào rồi mà vẫn còn không hay.
Mới hơn 10 tuổi mà đã biết điều khiển và xếp gọn dù thật là giỏi; sau khi xong, em đứng nhìn tôi, chợt thấy bông mai trên bâu áo, em la lên:
- Ông nầy là Thiếu uý mà lờ quờ quá tụi bây ơi! Tôi móc túi cho em chút tiền quà, vừa vác dù vào điểm tập trung vừa tự cười thầm, lớn đầu mà bị em nhỏ chê, thật là xấu hổ quá trời! Lòng tự nhủ kỳ sau không được quá bê bối như vậy nữa, để không bị các em chăn trâu chê quờ quạng!
( Tân Sơn Hòa chuyển )
Hồi Ký Một Cánh Hoa Dù: Tập Nhảy Dù - Trương Dưỡng
Tôi và bốn mươi chín bạn đồng khoá, trong đó có anh Thủ-khoa, được chọn để đưa về Sàigòn học Khoá Dù 76 ở Trung tâm Huấn-Luyện Nhảy Dù, trong trại Hoàng-Hoa-Thám. Khoá nầy hơi đặc biệt hơn các khoá khác, vì có 10 cô nữ quân nhân học chung với năm mươi tân thiếu úy chúng tôi.
Khoá 76 Dù có nhiều chuyện đáng chú ý. Điều muốn kể đầu tiên là buổi tiệc tổ chức Tiếp Tân của Tướng Dư quốc Đống, Tư lệnh Sư đoàn, tại phòng Khánh Tiết, để khoản đãi các Đơn-vị-trưởng cấp Lữ đoàn, cấp Tiểu-đoàn, các Trưởng phòng, và 50 tân sĩ quan. Đây là cơ hội để cho các đơn vị trưởng có dịp gặp những cán bộ trung đội trưởng tương lai của họ. Gương mặt các vị nầy đều vui tươi hớn hở, có vẻ như sẵn sàng thu nạp những con gà nòi, tuy tuổi đời còn trẻ mà người nào cũng có vóc dáng “Kiêu hùng điểm chút phong sương” của các chiến sĩ Dù tương lai.
Khuôn mặt đáng chú ý nhất trong số khách dự dạ tiệc là Tướng Dư-quốc-Đống, ông có vóc dáng uy nghi, mày rậm, mắt to, cử chỉ hiên ngang. Ông là một sĩ quan can đảm, tài ba, đã từng trải qua nhiều trận chiến ác liệt trên khắp bốn Vùng Chiến Thuật. Ngoài tài hành quân tác chiến, Tướng Đống còn là một người rất nghĩa khí. Có lần trong cuộc họp Hội-Đồng Tướng-Lãnh để bầu phiếu buộc tội Trung-tướng Nguyễn-Chánh-Thi về việc a tòng và dung túng những phật tử ở Vùng I Chiến Thuật, họ biểu tình quấy rối trị an và phản kháng lại Chính Phủ Trung Ương. Hầu hết tướng lãnh đều bỏ phiếu thuận, chỉ có hai phiếu trắng; một vị tướng nói:
- Tội của Tướng Thi đã quá rõ ràng, tại sao lại có người bỏ phiếu trắng là nghĩa lý gì đây ?
Tướng Đống đứng lên nói: ‘Tôi đã bỏ phiếu trắng đó; Trung-tướng Thi là thầy tôi, Tr/tướng Viên cũng là thầy tôi, nếu bảo tôi chống lại thầy mình, thì tôi không làm. Vậy quí vị muốn xử thế nào thì tôi sẵn sàng thi hành.”
Các tướng lãnh trong đó có Trung-tướng Nguyễn-văn-Thiệu, Trung-tướng Cao-văn-Viên,...nghe lời nói khí-khái hùng hồn của ông, ai nấy đều mến phục. (Tướng Thi, tướng Viên nguyên là hai vị Tư-lệnh tiền nhiệm của Sư-Đoàn Nhảy-Dù).
Tướng Đống rất thương yêu binh-sĩ, nhưng ông lại rất khắc khe đối với các sĩ-quan cao-cấp. Các vị Tư lệnh phó, Lữ đoàn trưởng, Trưởng phòng, Tiểu đoàn trưởng đều rất nể sợ ông. Đại-tá Nguyễn-khoa-Nam, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 3 Nhảy dù, đã từng bị quở trách khi đang hành quân ở mặt trận Bến Gò-Nổi. Lúc ấy Tiểu đoàn 9 Nhảy dù có một đại đội bị địch độn thổ phục kích ở bãi sậy cao quá đầu người. Đại-đội tôi đang đóng quân cùng với các đại đội khác bảo vệ bộ chỉ huy Tiểu đoàn. Trung tá Nhã, tiểu đoàn trưởng, lệnh cho tôi dẫn Đại đội 91 ra tiếp ứng Đại-đội 92 của bạn Nguyễn tống Hiến.
Trên đường toàn là rừng cây, đi khoảng 20 phút gặp một bãi lau sậy rộng mênh mông bát ngát, tôi cho đại đội đi đến một khoảng trống trước mặt, rồi dàn quân chờ liên lạc coi đơn vị của Hiến đang ở đâu. Bỗng từ phía bên bụi sậy trước mặt, cách Đại đội tôi khoảng 100 thước, vài tên địch đầu đội nón cối, trong đó có một người vác băng ca giống như y tá của ta. Có lẽ chưa thấy chúng tôi, vì mặt họ đang nhìn về hướng Đại đội 92.
Các binh sĩ thấy địch, vội phản ứng bắn xối xả; nhưng tiếng của Hiến la oé lên trên máy: “Lính mầy đang bắn vào tụi tao, ngưng ngay!”
Tôi bảo binh sĩ thôi tác xạ, nhưng Hiến vẫn tiếp tục la: “Sao tụi mầy còn bắn dữ vậy?” Tôi cầm ống liên hợp của máy PCR25 nói:
- Tụi tao đâu có bắn.
Bỗng nhiều loạt đạn nổ về hướng chúng tôi, vài binh sĩ bị thương ngay loạt đạn đầu tiên. Thiếu úy Trứ vội điều động cả trung đội xung phong lên định bắt sống đám bộ đội trước mặt. Nhưng các chiến sĩ vừa nhóm lên thì địch từ trong rừng ào ra đông như kiến! Anh và chuẩn úy Phan Văn Phúc đành khựng lại, và dựa vào mô đất hoặc gốc cây để khai triễn các hỏa lực cơ hữu. Bỗng một một viên đạn trúng xuyên qua chân Trứ, máu chảy ra lênh láng. Khinh binh Đông cố kéo thầy mình về phía sau, Phúc điều khiển trung đội hợp cùng hai trung đội của Chuẩn úy Trọng và Phấn chống trả mãnh liệt.
Địch quân đành nằm liều tại chỗ bắn vào Đại đội 91, chúng tôi chống trả mãnh liệt, mặc cho Hiến cứ la, vì rõ ràng mọi người đều thấy địch mặc sắc phục của lính chính qui Bắc Việt, và chúng đã bắn thẳng vào đơn vị tôi nữa. Giằng co nhau qua lại hơn một tiếng đồng hồ thì đối phương biết mình bị lưỡng đầu thọ địch.
Lính của Hiến cũng đang bắn xả vào họ, nên chúng phải chém vè, rút vào đám lau sậy trốn mất để lại nhiều thương binh và nhả Đại đội 92 ra, tiếng súng ngưng dần rồi dứt hẳn. Thế là đơn vị tôi vô tình áp dụng được kế “Vây Ngụy cứu Triệu” mà đón được đơn vị bạn về.
Điều đặc biệt là Tướng Đống thường bay trực thăng trên đầu các đơn vị Nhảy Dù khi họ đang chạm địch, có lẽ ông đã vô tần số và nghe chúng tôi oé nhau. Nên ngay sáng hôm sau, ông đã cùng Đại tá Nguyễn khoa Nam đáp xuống chỗ đóng quân của Tiểu đoàn 9 Nhảy dù. Tôi được lệnh chỉ huy đội giàn chào để nghênh đón ông (vì nước da của tôi ngâm đen giống Tướng Đống, nên Tiểu đoàn cố tình cho tôi làm giàn chào tới hai lần, lần trước ở TTHL Vạn Kiếp, Bà Rịa). Khi trực thăng đáp xuống, thấy ông xồng xộc đi nhanh tới, tôi hết hồn vội hô to: “Vào hàng ....phắc!”
Có thể vừa xuống trực thăng, ông đã được Đại tá Nam cho biết tôi là một trong hai đại đội trưởng đã trực tiếp chạm địch hôm qua, ông hỏi:
- Anh đụng địch ra sao ?
Tôi đứng thế nghiêm, tóm tắt kể lại tình hình đánh nhau ở chiến địa; nghe xong ông không nói gì, chỉ đi thẳng vào bộ chỉ huy Tiểu đoàn. Đứng từ xa tôi thấy ông hình như đang khiển trách Đại tá Nam và Trung tá Nhã. Ông tức giận vì chiến đoàn không cho truy kích, để địch vượt thoát. Mỗi lần các đơn vị đi hành quân mà không chạm địch, ông thường nói từ trực thăng xuống :
- Bộ các anh né tụi nó hả ?
Các sĩ quan cấp “Tá” trở lên mới bị Tướng Đống nạt nộ, quở trách, đối với cấp “Úy” thì ông không nói gì. Nhưng với anh em Binh sĩ, ông hết sức nhỏ nhẹ, cặp mắt luôn nhìn họ một cách hiền từ, trìu mến. Ông nghĩ họ là thành phần cực khổ và chịu nhiều nguy hiểm nhất; ông muốn yểm trợ cùng giúp đỡ thật nhiều cho binh sĩ và gia đình của họ; giống như người cha lo lắng cho những đứa con thân yêu của mình vậy.
Tướng Đống là Tư lệnh thứ tư của SĐND (từ 1964 đến 1972, sau Đại tướng Đỗ cao Trí, Trung tướng Nguyễn chánh Thi, Đại tướng Cao văn Viên). Trong binh chủng Dù, ông phục vụ lâu năm nhất, chỉ huy từ cấp Trung đội trưởng và không hề có thời gian gián đoạn chỉ huy so với các Tư lệnh khác. Thời gian ông chỉ huy là lúc chiến tranh Việt Nam lên tới cao điểm khốc liệt nhất, những trận đánh dữ dội không giản dị như thời còn trực thuộc quân đội Pháp. Nhiều trận giao tranh ở cấp sư đoàn và phối hợp hành quân tác chiến với các quân binh chủng khác. Dưới quyền lãnh đạo của tướng Đống, lực lượng Nhảy Dù đã không những mang lại nhiều chiến thắng mà còn làm cho quân lực Đồng Minh phải ngưỡng mộ.
Đại tướng Lindsay, nguyên là cựu cố vấn TĐ8ND đã nói: “Những chiến thắng gần đây ở Grenada và kinh đào Panama do Nhảy Dù Mỹ đem lại chính là chúng tôi đã học hỏi nhiều về kinh nghiệm tác chiến của Nhảy Dù VN...”.
Tướng Schwarzkopf, nguyên Tư Lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại vùng Vịnh, trong cuộc chiến với Iraq tại Kuwait trước đây, đã viết cuốn hồi ký tựa đề là “It Doesn’t Take A Hero”.
Trong phần nói về những ngày tham chiến tại Việt Nam khi còn là Thiếu Tá Cố vấn cho TĐ7ND, ông viết: “Không giống như một vài đơn vị khác của QĐVNCH, các đơn vị Nhảy Dù, bằng mọi giá, bao giờ cũng tìm cách đưa thi hài đồng đội trở về với gia đình của họ”. Ông kể lại một hôm, tại chiến trường Cao Nguyên Trung Phần, sau một trận chiến, có 3 binh sĩ Dù tử thương. Trực thăng tiếp tế Mỹ từ chối chở 3 xác chết. Thiếu tá Schwarzkopf đã bổ nhào ra ôm càng phi cơ và nói với viên Phi công: “Tôi sẽ không rời chiếc càng nầy, tôi sẽ bị ngã chết, ông có muốn chịu nhận trách nhiệm xảy ra như vậy không? Hơn nữa nếu ông cất cánh, tôi sẽ bắn phi cơ”. Cuối cùng 3 thi hài được trực thăng nầy chịu chở đi.
Dưới quyền tướng Đống, binh chủng Dù từ cấp Lữ Đoàn đã trở thành cấp Sư Đoàn, với quân số lên đến 12.700 gồm 9 Tiểu đoàn Tác chiến, ba Tiểu đoàn Pháo binh, và ba Đại đội Trinh Sát. Cũng như vị tiền nhiệm là Đại tướng Đỗ cao Trí, người đã chỉ huy Dù dẹp loạn Bình Xuyên, lập uy tín cho Thủ Tướng Diệm lúc mới cầm quyền thời Đệ Nhất Cộng Hòa, tướng Đống đã chỉ huy SĐND lập nhiều công lớn trong kỳ Tết Mậu Thân, trận Pleime, Đồi 1416 ở Dakto, cuộc tiến quân sang Campuchia, trận Hạ Lào, Trận An Lộc, Bình Long,...
Trong Khoá học Dù, các môn khó học nhứt là nhảy “Chuồng cu” và “Dây kinh dị”. Khi nhảy chuồng cu, Khoá sinh đứng trong một cái chòi cao 11 thước, lưng móc vào một dây cáp (kéo dài ra xa, rồi thấp dần xuống tới mô đất cao). Họ phóng mình giống như từ trong phi cơ nhảy ra (có một số tân binh bị loại vì không dám nhảy chuồng cu). Còn dây kinh dị cũng hơi giống như chuồng cu, chỉ khác là dùng hai tay nắm chặt vào cái rõ rẽ (ròng rọc), rồi từ độ cao 12 thước cầm rõ rẽ tuột theo dây cáp tới khi chân gần chạm bãi cát, thì buông dây nhào lộn, sao cho té theo đà một cách nhẹ nhàng. Đầu lúc nào cũng phải cúi cho càm đụng vào ngực, để tránh bị tổn thương não bộ.
Ngoài ra khóa sinh còn học cách té, cách chạy tránh dù lôi. Huấn luyện viên dùng một cái quạt thật lớn, đường kính khoảng 3 thước, gắn trên xe Dodge. Sức gió thổi mạnh vào khoá sinh, làm dù bung ra, kéo lôi cả người và thổi đi xa. Nếu muốn tránh bị dù lôi, họ phải nhanh chân chạy bọc ra phía sau, ngay đỉnh của cây dù đang phùng to đó, như vậy dù sẽ xẹp xuống, không còn bị ảnh hưởng sức thổi của cây quạt khổng lồ nữa.
Khóa sinh cũng được học cách lái dù để tránh không xáp lại gần dù bạn, học cách điều khiển cho dù xuống chậm và lái cho dù xuống đúng bãi đáp an toàn. Kế đó học xuống dù trên mặt đất, trên ngọn cây, hoặc rơi xuống nước.
Khoá Dù 76 chúng tôi đã bị Trung uý Nguyễn Văn Vinh, Chỉ huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện, đích thân ra phạt tập thể thật là oan. Lý do là “Cố ý coi thường và khiêu khích các hạ sĩ quan huấn luyện viên”.
Thật ra thì cũng do các tân thiếu uý đã quen chạy sáng trong suốt hai năm ở quân trường, lại còn tập chạy trường lực khoảng 30 cây số mỗi ngày, trong 3 tháng cuối khoá để chuẩn bị tâm tư cho lớp Rừng Núi Sình Lầy tại Dục Mỹ, vì vậy ai nấy đều có sức khỏe như voi. Khi chạy sáng, các Huấn Luyện Viên, vừa vợ con đùm đề, vừa tuổi tác cao, thì làm sao chạy theo kịp hàng quân. Các ông phải cố gắng chạy theo tới mệt thở hổn hển. Vừa nổi sùng, vừa mắc cở, chẳng biết họ báo cáo thế nào đó, để đến nổi Trung uý Vinh phải đích thân ra xử phạt tập thể. Điều đáng giận là trong khi chúng tôi thi hành lệnh phạt thì các cô nữ khoá sinh lại đứng cười chế nhạo, thật là quá đáng! Càng giận hơn, vì họ còn dám đếm theo nhịp khi chúng tôi đang hít đất nữa chứ!!.
Tức quá tối đó có vài cậu xung phong đi “Đột kích đêm”, kết quả thành công rực rỡ, vì những chàng trẻ tuổi độc thân nầy đúng là “Rightman” của các cô. Từ đó đã tạo ra những mối tình đầy thơ mộng và có những cặp đã được đơm hoa kết trái tới ngày nay, họ vẫn còn cùng nhau vui đùa với các cháu nội, ngoại ở nơi xứ lạ quê người nầy .
Trung-tá Vinh (cấp bâïc sau cùng), trước năm 1975, ở gần nhà tôi. Khi sắp trình diện đi tù tập trung, có nói với vợ rằng: “Chắc anh tự vận trong tù quá, sợ không chịu đựng được sự hành hạ nhục nhã của chúng nó đâu!”
Quả thật vậy, một thời gian sau, gia đình chị Vinh nhận được thư báo tử! Lý do chết vì bịnh(?).
Tất cả 7 sô nhảy của Khoá Dù 76, đều có mặt Trung-tá Ngô-Quang-Trưởng, tham mưu trưởng sư đoàn, và Đại-tá Cố Vấn. Trung tá Trưởng, người nhỏ con, khuôn mặt khắc khổ, nhảy bằng dù điều khiển; còn khóa sinh chúng tôi thì nhảy bằng dù tự động. Ông và viên đại tá từ độ cao trên hai ngàn thước, ở vị thế rơi tự do, hai người bơi gần lại để trao gậy cho nhau. Nhìn họ lúc ấy giống như hai con dơi, đang bay lơ lửng trên không trung, trông thật ngoạn mục!
Khi tới cách mặt đất khoảng 500 thước, họ mới cho bung dù, rơi là đà, hai chân chạm xuống mặt đất một cách nhẹ nhàng. Còn phần tôi thì hởi ơi! Nhảy lần đầu thật là quờ quạng, lúng túng. Lúc phóng mình ra khỏi chiếc C-47, miệng đếm lẩm bẩm:
- 331, 332, 333, 334 !
Vừa dứt tiếng thứ tư thì dù bật tung ra, người tôi bị ghì giật lại. Cánh dù bung rộng lớn, làm cản gió khiến tôi như bị treo lơ lửng trên không. Lấy lại sự bình tình, tôi đảo mắt nhìn khắp nơi, thấy toàn là mây với mây! Nhìn xuống, tôi giật mình kinh hãi, lúc ở lầu năm tầng ngó xuống còn chóng mặt, bây giờ nó lại cao khiếp quá chừng, thật là đáng sợ! Rồi mặt đất như cứ dâng lên dần dần, các thửa ruộng giống như những bàn cờ càng lúc càng lớn ra.
Kìa sắp tới mặt đất mà mắt vẫn ngó trời mây bao la, bỗng thoáng thấy trước mặt hiện ra một tàng cây to tướng, tôi giật mình phân vân! Biết phải làm sao đây? Chân sắp chạm ngọn cây rồi? Tôi mất bình tỉnh quên hết các lời đã chỉ dạy trong khoá học! Bỗng tai nghe văng vẳng:
- Kéo dây Thượng thăng bên trái!
Tôi làm theo như phản ứng tự nhiên, thoáng nhìn ngang qua, thấy bên cạnh là một cây cổ thụ có tàng rộng đang từ từ dâng lên; nếu không điều chỉnh dù kịp lúc, thì cả người tôi và cánh dù đều dính trên ngọn cây! (hôm đó vì gió hơi mạnh nên Trí “Khệu” bị dính ngọn cây và một đứa rớt thủng mái “Tôn” trường học).
Khi đáp xuống đất, thay vì lo chạy tránh dù lôi, tôi vẫn còn đứng ngơ ngáo, để mặc cho em bé chăn trâu giúp xếp dù gọn vô bao tải lúc nào rồi mà vẫn còn không hay.
Mới hơn 10 tuổi mà đã biết điều khiển và xếp gọn dù thật là giỏi; sau khi xong, em đứng nhìn tôi, chợt thấy bông mai trên bâu áo, em la lên:
- Ông nầy là Thiếu uý mà lờ quờ quá tụi bây ơi! Tôi móc túi cho em chút tiền quà, vừa vác dù vào điểm tập trung vừa tự cười thầm, lớn đầu mà bị em nhỏ chê, thật là xấu hổ quá trời! Lòng tự nhủ kỳ sau không được quá bê bối như vậy nữa, để không bị các em chăn trâu chê quờ quạng!
( Tân Sơn Hòa chuyển )