Truyện Ngắn & Phóng Sự
Lìa trần tuổi mới đôi mươi - Nguyên Quân
Lá vàng còn đó, lá con lìa cành !!!."
Chúng ta đi vào tháng Tư đen. Tôi, cho dù rất lười
nhưng cũng cố gắng viết một bài ngắn để tưởng nhớ cái ngày oan nghiệt,
tang thương năm ấy. Tôi sẽ viết về bà Mười và cậu Tùng trong gia quyến
của tôi. Vai vế của bà Mười là cô út của mẹ tôi. Trong gia đình cụ cố
ngoại tôi, ông ngoại tôi là con trưởng, ông có rất nhiều em vì vậy người
em gái út của ông còn nhỏ tuổi hơn con gái lớn của ông, tức là mẹ tôi
đó. Bà Mười thuở nhỏ và mẹ tôi luôn bên nhau trong ngôi nhà từ đường có
bốn đời (thế hệ) sống trong đó nên còn gọi là 'Tứ đại đồng đường', bởi
thế hai người nầy rất gần gũi khắng khít bên nhau. Nói cho đúng thì
ngoài cái tình cô cháu, họ còn có thứ tình bạn hi hữu trong đó nữa chớ,
thêm chuyện nữa là đến khi lớn lên hai cô cháu lại có chồng cũng về
chung một xứ là xã Thiện Mỹ, tỉnh Sóc Trăng.
Bà
Mười cũng nhiều con như mẹ tôi vậy, bà có tất cả là 4 gái và 2 trai nhỏ.
Ông bà Mười dời ra tỉnh lỵ sau nầy để cho hai cậu Tùng và Bền dễ dàng
học lên nữa, chứ không như gia đình tôi dọn ra tỉnh kể từ năm 1952. Tuy
nhiên ông bà Mười vẫn còn giữ căn nhà ở xã Mỹ Hương (Tức là xã Thiện Mỹ
cũ) cho ba cô con gái lớn ở, còn nhà ở Sóc Trăng thì gồm có ông bà, một
dì nhỏ nhất và hai cậu ở mà thôi. Vào ở nhà đó không bao lâu thì ông
Mười qua đời, bà Mười rất đau buồn nên thường lui tới với mẹ tôi. Hai
cậu Tùng và Bền nhỏ hơn tôi vài tuổi, nhưng rồi tất cả hai cậu cũng vào
lính như tôi. Cậu Tùng thi trợt Tú Tài phải vào Đồng Đế Nha Trang học
khóa Hạ Sĩ Quan. Còn cậu Bền được hưởng quy chế có mẹ già trên 60 tuổi
và có anh trong đơn vị tác chiến nên được phục vụ ngành Cảnh Sát gần
nhà.
Tôi nhớ vào một ngày vào cuối năm 1971, ngày
nầy là ngày đầu tôi xuống 'ca' bay và thời gian chừng lối 11 giờ sáng,
tôi đang ngồi trên salon gát chân lên mặt bàn thắp ở phòng khách, nghe
nhạc cassette và thưởng thức một filtre café đen ít đường do tự tay tôi
pha lấy, thì có hai ông bộ binh bước vào nhà rồi hỏi :
---Xin lỗi Trung úy, vì lúc nầy tôi còn mặc quân phục,
tôi mới về tới nhà sau khi họp mặt sinh hoạt và học tập với anh em cùng
phi đội mình trước khi đi nghỉ phép, "nhà nầy có phải là nhà ông bà
thân của Tr/s nhất Phạm Thanh Tùng không ạ ?".
Tôi hơi bị khựng, nhưng kịp nhớ ra Tùng đúng là tên cậu họ của mình nên đáp :
---Thật ra thì không phải nhà ông bà thân của ông Tùng,
nhưng ông Tùng là cậu họ của tôi. Có chuyện gì không Thượng sĩ ?
---Ông Tùng tử trận cách đây hai hôm và quan tài được chở về đây, hiện đang đậu ngoài đầu hẻm .
Tôi nghe qua tá hỏa tâm tinh, cũng may có mẹ tôi ở
nhà, hiện bà cùng đứa cháu nội gái Huỳnh Mai đang lay quay nấu cơm trưa ở
dưới bếp. Tôi gọi lớn mời bà lên xem bà tính ra sao ? Bà rất đau buồn
rồi quyết định : bảo tôi chở bà xuống cho bà Mười biết trước, đoạn bà
bảo cháu H.Mai pha thêm hai ly café mời hai ông nhà binh và nói hai ông
hãy chờ ở nhà. Bà dự định là sẽ an ủi, dỗ dành bà Mười trước, khi thấy
bà Mười có chịu được thì bà sẽ bảo tôi trở về nhà để hướng dẫn chiếc xe
Dodge-4 chở quan tài cậu Tùng về nhà cậu ấy.
Ra
tới đầu ngõ, tôi đã thấy chiếc Dodge-4 phía sau có một quan tài phủ quốc
kỳ, còn anh tài xế đang “đía” với mấy người hàng xóm có tánh hiếu kỳ
đứng vây quanh để xem. Tôi ngừng lại, tắt máy, dựng xe lên và nói với mẹ
là tôi cần về nhà một chút. Mục đích của tôi là dặn anh lính đi theo
Th/sĩ, khi nào uống café xong, ra thay cho anh kia vào nghỉ, xong tôi
trở lại xe nổ máy chở mẹ tôi xuống nhà bà Mười.
Nhà bà Mười cùng đường với nhà tôi, cách chừng 6, 7 trăm mét thôi. Khi
gặp bà thì mẹ tôi giả vờ thăm hỏi rồi nói vài chuyện bâng quơ gì đó với
bà, sau đó vào thẳng vấn đề là cậu Tùng đã tử trận, hiện linh cữu được
mang về đậu trước hẻm nhà tôi. Tôi nhìn rõ sắc mặt bà Mười lúc đó, như
đanh lại tái xanh, đôi mắt lạc lõng vô hồn, cặp môi run run, mấp máy nói
thật nhỏ : “ Mẹ Luận nói gì vậy ? Con tui dễ dầu gì chết, nó dám bỏ mẹ
nó à ! ”. Bà Mười gọi mẹ tôi là mẹ thằng Luận, vì Luận là tên anh cả của
tôi nhưng bà chỉ gọi ngắn là mẹ Luận, gương mặt bà vẫn ngơ ngáo như vậy
đó, mãi một lúc lâu chừng 5, 10 phút bà mới tỉnh hồn lại, bà bắt đầu
khóc thét, khóc vật vã bên cạnh cô con gái nhỏ là dì Ngân đang khóc kể
bù lu bù loa. Mẹ tôi thấy bà Mười đã khóc được, có nghĩa là nỗi ấm ức
đớn đau tột độ đã xả được một phần nên bảo tôi : bây giờ con có thể về
được, hướng dẫn chiếc Dodge-4 chở linh cữu của cậu về nhà.
Về đến đầu hẻm thì thấy có thêm một chiếc Jeep lùn nữa
đậu sau chiếc Dodge, vào nhà thì thấy có thêm vài quân nhân nữa : một
ông Tr/úy tên Trí, bạn học cũ của tôi, một nữ quân nhân và một ông lính
nữa ăn mặc chải chuốc, áo quần ủi hồ láng cón, giày đen đánh bóng thì ra
đây là dân phòng 5 Tiểu khu đến thăm viếng đây. Cháu H.Mai là con anh
thứ Tư của tôi, năm ấy nó mới 13 hay 14 tuổi gì đó, được anh chị tôi cho
ở với Nội để Nội vui, hiện nó đang đứng sớ rớ ra đó, ai hỏi gì thì trả
lời nấy. Trí gặp lại tôi, hai thằng mừng rỡ. Trí cho biết Tiểu Khu Vỉnh
Long nhờ phòng 5 của Trí giúp đở, Trí hỏi tôi cần giúp gì không ? Và tại
sao ông Tùng lại lấy địa chỉ nhà nầy vậy. Tôi cho biết có lẽ nhà tôi dễ
tìm vậy thôi, còn cần giúp đở gì thì đến gặp thân mẫu của ông Tùng mới
biết được. Vậy chúng ta đi nào. Trí mời tôi đi chiếc Jeep với Trí, còn
chiếc Dodge chở quan tài theo sau.
Bây giờ nhà bà
Mười cũng có 5,7 người hàng xóm đến giúp. Cậu Bền cũng được người hàng
xóm nào đó đến ty cảnh sát báo tin nên cậu xin phép Sếp lớn về nhà ngay.
Chiếc bàn để ngồi uống nước đặt trước bàn thờ gia tiên như mọi khi, thì
được đem ra ngoài hàng ba (hành lang). Tôi mời Trí và mấy người đi theo
ngồi đở nơi đây. Tôi vào nhà để nói chuyện với mẹ và bà Mười, trong
những người hàng xóm đó, thì có người giúp che phủ bàn thờ gia tiên bằng
giấy hồng đơn trước khi đưa quan tài vào, có người kiểm soát lại cặp
chân ngựa giống như cặp 'saw horse' của thợ mộc cho thật vững chắc trước
khi đặt quan tài lên đó, người thì khệ nệ bưng mấy chậu sành cây kiển
như : cao kiển, bùm sụm, ngũ trảo sẽ đặt vòng quanh quan tài cho đẹp mắt
v.v…Mẹ tôi đưa ý kiến : chắc phải nhờ họ giúp một chiếc GMC để di quan,
có thể chôn ngày mai vì hòm rương nhà binh thường là không tốt rồi,
không thể quàn lâu được. Bà Mười vẫn khóc tức tưởi nói với mẹ tôi rằng :
“Mọi việc thì do mẹ Luận định liệu, nghĩ cái gì tốt cho em nó thì làm,
tui bây giờ rối lắm rồi, chỉ muốn chết theo con mà thôi”. Nghe bà nói
thế, mẹ tôi khóc, tôi cũng rươm rướm nước mắt nhưng cố giằng lại. Bây
giờ mọi việc sắp xếp bên trong coi như đã xong, chúng tôi cần chừng 6
người đàn ông tương đối khỏe mạnh để có thể khiêng quan tài vào nhà được
rồi, chúng tôi đã có : 3 ông quân nhân đưa quan tài về, ông đệ tử của
Trí, Trí và tôi nữa là đủ bộ. Quan tài không nặng lắm, trung bình mỗi
người phải nhấc chừng dưới 15 kg, chỉ hơi khó một chút lúc qua cửa cái
thôi. Xong việc 6 người chúng tôi ra ngồi bàn nước phía ngoài nói
chuyện. Tôi hỏi thăm ông Th/s thường vụ về cái chết của cậu Tùng. Ông
cho biết tiểu đoàn địa phương quân của ông đang hành quân vùng cầu Măng
Thích, Vỉnh Long. Tr/s Tùng dẫn tiểu đội mở đường bị trúng đạn ở ngực,
chết liền tại chỗ, đó chỉ là một toán nhỏ du kích của VC, sau đó đại đội
xung phong lên, chúng chém vè bỏ chạy, quân ta lấy được xác của Tùng
cùng 2 quân nhân khác nữa. Tôi hỏi ông thêm : "Vậy chớ khi nào các ông
về lại Vỉnh Long ?". Ông đáp : "Sự vụ lệnh chỉ cho chúng tôi đi về trong
ngày thôi". Tôi nhìn đồng hồ tay thì thấy cũng gần một giờ trưa, chắc 3
ông nầy đang đói meo đây. Tôi móc bóp định biếu các vị nầy một ít tiền
ăn trưa trước khi đi về, cậu Bền đứng gần đó nhanh tay đưa cho họ hai tờ
con công (2.000$,00) và nói rất cám ơn họ. Họ đói tôi không biết đói
sao, sáng sớm nầy điểm tâm có đĩa cơm tấm bì và ly café bí tất ở tiệm
nước Khoái Lạc Lâm mà chịu đựng tới bây giờ là quá lắm, tôi rủ Trí và
hai đệ tử của Trí đi kiếm cái gì ăn nhưng họ từ chối, nói là tang gia
bối rối thôi để dịp khác, tôi đành quá giang họ về nhà vậy.
Ra nhà sau, tôi thấy cháu H.Mai đang ăn cơm một mình,
trên mâm cơm có 2 món tôi rất thích, đó là canh rau tần ô (cải cúc) nấu
với chả cá thác lác và cá rô mề ướp muối, sả chiên dòn ăn cặp với dưa
cải chua. Tôi định đi tắm rồi mới ăn, nhưng thấy cơm nóng và thức ăn
ngon quá nên chịu không nổi, xáp vô ăn liền. Cô cháu gái buông đủa xuống
vì đã ăn xong, sửa soạn đi học. Nó dặn tôi : "Khi ăn xong, thức ăn còn
lại chú dẹp vô tủ garde-manger, còn chén đũa dơ thì bỏ vào thau ngâm
nước, chiều về con sẽ rửa." Bây giờ đã no bụng còn được tắm mát, tôi
thấy khỏe hẵn, thay đồ civil xong tôi nghĩ là mình nên đi mua cái gì cho
hai bà cụ ăn mới được nhất là mẹ tôi, tôi rất hiểu tánh ý của bà là bà
không ăn uống gì được trong những lần phải đi dự đám tang. Tôi khóa cửa,
chạy Honda đến xe bán bánh mì sandwich ở phía trước tiệm nước Đồng
Khánh, góc đường Hai Bà Trưng và Quang Trung để mua 2 khúc bánh mì Pâté -
Jambon rồi vào trong tiệm mua thêm hai chai nước ngọt xá xị con nai
(Phương Toàn) đổ vô bịt nylon để đem đến cho hai bà cụ. Hai cụ nói cũng
mới ăn xong, tuy nhiên mẹ tôi cũng lấy một ổ, bẻ đôi chia bà Mười một
nửa để ăn thêm và hai cụ cũng lấy một bịt xá xị sẽ uống chung. Phần còn
lại mẹ tôi bảo hãy ép cậu Bền ăn thêm vì bà thấy cậu ăn rất ít khi nãy.
Trong nhà lúc nầy cũng có thêm người đến thăm, hai bà chị tôi đã có mặt,
hai bà nầy rất thương bà Mười, thỉnh thoảng hay rước bà Mười về nhà
mình chơi một vài ngày. Đặc biệt là có hòa thượng trụ trì chùa Long Hưng
và một sư già nữa đang tụng kinh Địa Tạng cầu siêu cho vong linh người
quá cố. Bên ngoài mấy người hàng xóm đã giúp che xong một tấm bạt lớn
tránh nắng và họ còn cho mượn hai bộ bàn tròn để tang chủ tiếp khách. Mẹ
tôi và bà Mười kéo tay tôi ra bàn phía ngoài ngồi nói chuyện. Đúng như
dự tính ban đầu là hai bà đồng ý sẽ an táng cậu ngày mai nơi đất chùa
Long Hưng, tôi cho biết là rất tán thành ý kiến đó, tôi nói thêm là tôi
không tin tưởng lắm mấy cái hòm quách nhà binh, nếu lỡ bị xì hơi hay
nhiễu nước vàng xuống đất thì phiền lắm. Mẹ tôi hỏi thêm : Tr/u Trí có
hứa giúp chi thêm không ? Tôi trả lời cho mẹ và bà Mười biết : Trên
đường đưa con về nhà, Trí có hứa giúp một GMC để di quan, sáng mai sẽ có
một sĩ quan cấp Tá đến đọc điếu văn vinh danh cậu, ban thưởng cấp bậc
mới và huân chương gì đó. Còn phần mình, con nghĩ mình nên mướn đội đạo
tỳ để chuyển quan tài lên xuống xe và hạ huyệt vì tay ngang dù có đông
người cũng không rành làm được việc nầy đâu. Hai bà đồng ý và sẽ giao
chuyện đó cho ông anh thứ Sáu của tôi lo, vì anh nầy quen biết nhiều
người lắm.
Thế rồi trời cũng thương, mọi việc tiến
hành tốt đẹp như dự tính, ngày hôm sau khoảng 2 giờ trưa lễ di quan tuy
không rình rang nhưng thật tươm tất theo kiểu nhà binh : một chiếc GMC
chở quan tài chạy trước theo sau là chiếc Jeep của Trí, chiếc Jeep của
Cảnh Sát, một Peugeot công xa và hơn một chục xe gắn máy đưa cậu Tùng
đến nơi an nghỉ cuối cùng. Mới hai ngày thôi mà bà Mười xuống sắc trông
tiều tụy hẵn, bà khóc quá nhiều, xỉu lên xủi xuống mấy lần, ý là luôn có
mẹ tôi bên cạnh an ủi, mà bà còn như thế đó.
Rồi tôi thử tính nhẩm chỉ nội miền Nam thôi, từ khi có những chiến trường lớn bắt đầu năm 1958 đến năm 1971, thì có lẽ đã có trên trăm nghìn bà mẹ đau khổ tột độ vì mất con giống như bà Mười đây, hay cảnh vợ mất chồng, con mất cha. Mạng sống của người lính nơi chiến trận rủi may như một canh bạc, nghĩ như thế, tôi lại thương tôi và thương những người bạn đồng đội ngày ngày bay vào vòm trời lửa đạn, họ luôn luôn là kẻ đến chiến trường sớm nhất, từ khi trái khói màu từ tàu C&C ném xuống đất để đánh dấu bãi đáp, dù không biết tình hình địch bên dưới là thế nào nhưng lập tức cặp trực thăng võ trang lao con tàu xuống thật nhanh bắn phá khắp mọi phía, cốt là tạo một vùng an ninh, rộng chừng vài cây số vuông hay nói cho dễ hiểu : từ chỗ trái khói màu là trung tâm điểm thì một vòng tròn có bán kính chừng 7, 8 trăm mét phải cần đánh phá thật kỹ để đổ quân cho an toàn. Đến khi cuộc hành quân kết thúc, lại chở quân về thì cũng cặp võ trang đó lại bao vùng cho đến khi người lính cuối cùng lên tàu và hợp đoàn cất cánh lên cao, thì cặp võ trang mới được phép rời vùng, hóa ra chẳng phải họ là những kẻ sau cùng rời chiến trường hay sao ?
Mấy ngày qua tôi đã chứng kiến rành rọt nỗi đau đớn mất con là như thế nào, tôi cầu nguyện : nếu thật mình có số đoản mệnh, thì chỉ xin tàu bay của mình được trúng đạn súng lớn hay hỏa tiễn phòng không để thân xác nầy cháy thành tro bụi, khỏi phải phiền ai “đi tìm xác rơi”. Đơn vị trưởng sẽ nói với gia đình mình là mình mất tích trong một phi vụ nào đó, lúc đó chắc mẹ mình đau buồn lắm nhưng hy vọng một ngày kia con mình sẽ trở về dù đó chỉ là trong ảo tưởng, vẫn còn hơn là về trong quan tài nằm trên sàn chiếc Chevrolet 'pickup truck' sơn màu xanh lục của KQ, thì thử hỏi lúc đó mẹ mình làm sao chịu đựng được cảnh nầy ?
NGUYÊN QUÂN. ( HNPD )
Lìa trần tuổi mới đôi mươi - Nguyên Quân
Lá vàng còn đó, lá con lìa cành !!!."
Chúng ta đi vào tháng Tư đen. Tôi, cho dù rất lười
nhưng cũng cố gắng viết một bài ngắn để tưởng nhớ cái ngày oan nghiệt,
tang thương năm ấy. Tôi sẽ viết về bà Mười và cậu Tùng trong gia quyến
của tôi. Vai vế của bà Mười là cô út của mẹ tôi. Trong gia đình cụ cố
ngoại tôi, ông ngoại tôi là con trưởng, ông có rất nhiều em vì vậy người
em gái út của ông còn nhỏ tuổi hơn con gái lớn của ông, tức là mẹ tôi
đó. Bà Mười thuở nhỏ và mẹ tôi luôn bên nhau trong ngôi nhà từ đường có
bốn đời (thế hệ) sống trong đó nên còn gọi là 'Tứ đại đồng đường', bởi
thế hai người nầy rất gần gũi khắng khít bên nhau. Nói cho đúng thì
ngoài cái tình cô cháu, họ còn có thứ tình bạn hi hữu trong đó nữa chớ,
thêm chuyện nữa là đến khi lớn lên hai cô cháu lại có chồng cũng về
chung một xứ là xã Thiện Mỹ, tỉnh Sóc Trăng.
Bà
Mười cũng nhiều con như mẹ tôi vậy, bà có tất cả là 4 gái và 2 trai nhỏ.
Ông bà Mười dời ra tỉnh lỵ sau nầy để cho hai cậu Tùng và Bền dễ dàng
học lên nữa, chứ không như gia đình tôi dọn ra tỉnh kể từ năm 1952. Tuy
nhiên ông bà Mười vẫn còn giữ căn nhà ở xã Mỹ Hương (Tức là xã Thiện Mỹ
cũ) cho ba cô con gái lớn ở, còn nhà ở Sóc Trăng thì gồm có ông bà, một
dì nhỏ nhất và hai cậu ở mà thôi. Vào ở nhà đó không bao lâu thì ông
Mười qua đời, bà Mười rất đau buồn nên thường lui tới với mẹ tôi. Hai
cậu Tùng và Bền nhỏ hơn tôi vài tuổi, nhưng rồi tất cả hai cậu cũng vào
lính như tôi. Cậu Tùng thi trợt Tú Tài phải vào Đồng Đế Nha Trang học
khóa Hạ Sĩ Quan. Còn cậu Bền được hưởng quy chế có mẹ già trên 60 tuổi
và có anh trong đơn vị tác chiến nên được phục vụ ngành Cảnh Sát gần
nhà.
Tôi nhớ vào một ngày vào cuối năm 1971, ngày
nầy là ngày đầu tôi xuống 'ca' bay và thời gian chừng lối 11 giờ sáng,
tôi đang ngồi trên salon gát chân lên mặt bàn thắp ở phòng khách, nghe
nhạc cassette và thưởng thức một filtre café đen ít đường do tự tay tôi
pha lấy, thì có hai ông bộ binh bước vào nhà rồi hỏi :
---Xin lỗi Trung úy, vì lúc nầy tôi còn mặc quân phục,
tôi mới về tới nhà sau khi họp mặt sinh hoạt và học tập với anh em cùng
phi đội mình trước khi đi nghỉ phép, "nhà nầy có phải là nhà ông bà
thân của Tr/s nhất Phạm Thanh Tùng không ạ ?".
Tôi hơi bị khựng, nhưng kịp nhớ ra Tùng đúng là tên cậu họ của mình nên đáp :
---Thật ra thì không phải nhà ông bà thân của ông Tùng,
nhưng ông Tùng là cậu họ của tôi. Có chuyện gì không Thượng sĩ ?
---Ông Tùng tử trận cách đây hai hôm và quan tài được chở về đây, hiện đang đậu ngoài đầu hẻm .
Tôi nghe qua tá hỏa tâm tinh, cũng may có mẹ tôi ở
nhà, hiện bà cùng đứa cháu nội gái Huỳnh Mai đang lay quay nấu cơm trưa ở
dưới bếp. Tôi gọi lớn mời bà lên xem bà tính ra sao ? Bà rất đau buồn
rồi quyết định : bảo tôi chở bà xuống cho bà Mười biết trước, đoạn bà
bảo cháu H.Mai pha thêm hai ly café mời hai ông nhà binh và nói hai ông
hãy chờ ở nhà. Bà dự định là sẽ an ủi, dỗ dành bà Mười trước, khi thấy
bà Mười có chịu được thì bà sẽ bảo tôi trở về nhà để hướng dẫn chiếc xe
Dodge-4 chở quan tài cậu Tùng về nhà cậu ấy.
Ra
tới đầu ngõ, tôi đã thấy chiếc Dodge-4 phía sau có một quan tài phủ quốc
kỳ, còn anh tài xế đang “đía” với mấy người hàng xóm có tánh hiếu kỳ
đứng vây quanh để xem. Tôi ngừng lại, tắt máy, dựng xe lên và nói với mẹ
là tôi cần về nhà một chút. Mục đích của tôi là dặn anh lính đi theo
Th/sĩ, khi nào uống café xong, ra thay cho anh kia vào nghỉ, xong tôi
trở lại xe nổ máy chở mẹ tôi xuống nhà bà Mười.
Nhà bà Mười cùng đường với nhà tôi, cách chừng 6, 7 trăm mét thôi. Khi
gặp bà thì mẹ tôi giả vờ thăm hỏi rồi nói vài chuyện bâng quơ gì đó với
bà, sau đó vào thẳng vấn đề là cậu Tùng đã tử trận, hiện linh cữu được
mang về đậu trước hẻm nhà tôi. Tôi nhìn rõ sắc mặt bà Mười lúc đó, như
đanh lại tái xanh, đôi mắt lạc lõng vô hồn, cặp môi run run, mấp máy nói
thật nhỏ : “ Mẹ Luận nói gì vậy ? Con tui dễ dầu gì chết, nó dám bỏ mẹ
nó à ! ”. Bà Mười gọi mẹ tôi là mẹ thằng Luận, vì Luận là tên anh cả của
tôi nhưng bà chỉ gọi ngắn là mẹ Luận, gương mặt bà vẫn ngơ ngáo như vậy
đó, mãi một lúc lâu chừng 5, 10 phút bà mới tỉnh hồn lại, bà bắt đầu
khóc thét, khóc vật vã bên cạnh cô con gái nhỏ là dì Ngân đang khóc kể
bù lu bù loa. Mẹ tôi thấy bà Mười đã khóc được, có nghĩa là nỗi ấm ức
đớn đau tột độ đã xả được một phần nên bảo tôi : bây giờ con có thể về
được, hướng dẫn chiếc Dodge-4 chở linh cữu của cậu về nhà.
Về đến đầu hẻm thì thấy có thêm một chiếc Jeep lùn nữa
đậu sau chiếc Dodge, vào nhà thì thấy có thêm vài quân nhân nữa : một
ông Tr/úy tên Trí, bạn học cũ của tôi, một nữ quân nhân và một ông lính
nữa ăn mặc chải chuốc, áo quần ủi hồ láng cón, giày đen đánh bóng thì ra
đây là dân phòng 5 Tiểu khu đến thăm viếng đây. Cháu H.Mai là con anh
thứ Tư của tôi, năm ấy nó mới 13 hay 14 tuổi gì đó, được anh chị tôi cho
ở với Nội để Nội vui, hiện nó đang đứng sớ rớ ra đó, ai hỏi gì thì trả
lời nấy. Trí gặp lại tôi, hai thằng mừng rỡ. Trí cho biết Tiểu Khu Vỉnh
Long nhờ phòng 5 của Trí giúp đở, Trí hỏi tôi cần giúp gì không ? Và tại
sao ông Tùng lại lấy địa chỉ nhà nầy vậy. Tôi cho biết có lẽ nhà tôi dễ
tìm vậy thôi, còn cần giúp đở gì thì đến gặp thân mẫu của ông Tùng mới
biết được. Vậy chúng ta đi nào. Trí mời tôi đi chiếc Jeep với Trí, còn
chiếc Dodge chở quan tài theo sau.
Bây giờ nhà bà
Mười cũng có 5,7 người hàng xóm đến giúp. Cậu Bền cũng được người hàng
xóm nào đó đến ty cảnh sát báo tin nên cậu xin phép Sếp lớn về nhà ngay.
Chiếc bàn để ngồi uống nước đặt trước bàn thờ gia tiên như mọi khi, thì
được đem ra ngoài hàng ba (hành lang). Tôi mời Trí và mấy người đi theo
ngồi đở nơi đây. Tôi vào nhà để nói chuyện với mẹ và bà Mười, trong
những người hàng xóm đó, thì có người giúp che phủ bàn thờ gia tiên bằng
giấy hồng đơn trước khi đưa quan tài vào, có người kiểm soát lại cặp
chân ngựa giống như cặp 'saw horse' của thợ mộc cho thật vững chắc trước
khi đặt quan tài lên đó, người thì khệ nệ bưng mấy chậu sành cây kiển
như : cao kiển, bùm sụm, ngũ trảo sẽ đặt vòng quanh quan tài cho đẹp mắt
v.v…Mẹ tôi đưa ý kiến : chắc phải nhờ họ giúp một chiếc GMC để di quan,
có thể chôn ngày mai vì hòm rương nhà binh thường là không tốt rồi,
không thể quàn lâu được. Bà Mười vẫn khóc tức tưởi nói với mẹ tôi rằng :
“Mọi việc thì do mẹ Luận định liệu, nghĩ cái gì tốt cho em nó thì làm,
tui bây giờ rối lắm rồi, chỉ muốn chết theo con mà thôi”. Nghe bà nói
thế, mẹ tôi khóc, tôi cũng rươm rướm nước mắt nhưng cố giằng lại. Bây
giờ mọi việc sắp xếp bên trong coi như đã xong, chúng tôi cần chừng 6
người đàn ông tương đối khỏe mạnh để có thể khiêng quan tài vào nhà được
rồi, chúng tôi đã có : 3 ông quân nhân đưa quan tài về, ông đệ tử của
Trí, Trí và tôi nữa là đủ bộ. Quan tài không nặng lắm, trung bình mỗi
người phải nhấc chừng dưới 15 kg, chỉ hơi khó một chút lúc qua cửa cái
thôi. Xong việc 6 người chúng tôi ra ngồi bàn nước phía ngoài nói
chuyện. Tôi hỏi thăm ông Th/s thường vụ về cái chết của cậu Tùng. Ông
cho biết tiểu đoàn địa phương quân của ông đang hành quân vùng cầu Măng
Thích, Vỉnh Long. Tr/s Tùng dẫn tiểu đội mở đường bị trúng đạn ở ngực,
chết liền tại chỗ, đó chỉ là một toán nhỏ du kích của VC, sau đó đại đội
xung phong lên, chúng chém vè bỏ chạy, quân ta lấy được xác của Tùng
cùng 2 quân nhân khác nữa. Tôi hỏi ông thêm : "Vậy chớ khi nào các ông
về lại Vỉnh Long ?". Ông đáp : "Sự vụ lệnh chỉ cho chúng tôi đi về trong
ngày thôi". Tôi nhìn đồng hồ tay thì thấy cũng gần một giờ trưa, chắc 3
ông nầy đang đói meo đây. Tôi móc bóp định biếu các vị nầy một ít tiền
ăn trưa trước khi đi về, cậu Bền đứng gần đó nhanh tay đưa cho họ hai tờ
con công (2.000$,00) và nói rất cám ơn họ. Họ đói tôi không biết đói
sao, sáng sớm nầy điểm tâm có đĩa cơm tấm bì và ly café bí tất ở tiệm
nước Khoái Lạc Lâm mà chịu đựng tới bây giờ là quá lắm, tôi rủ Trí và
hai đệ tử của Trí đi kiếm cái gì ăn nhưng họ từ chối, nói là tang gia
bối rối thôi để dịp khác, tôi đành quá giang họ về nhà vậy.
Ra nhà sau, tôi thấy cháu H.Mai đang ăn cơm một mình,
trên mâm cơm có 2 món tôi rất thích, đó là canh rau tần ô (cải cúc) nấu
với chả cá thác lác và cá rô mề ướp muối, sả chiên dòn ăn cặp với dưa
cải chua. Tôi định đi tắm rồi mới ăn, nhưng thấy cơm nóng và thức ăn
ngon quá nên chịu không nổi, xáp vô ăn liền. Cô cháu gái buông đủa xuống
vì đã ăn xong, sửa soạn đi học. Nó dặn tôi : "Khi ăn xong, thức ăn còn
lại chú dẹp vô tủ garde-manger, còn chén đũa dơ thì bỏ vào thau ngâm
nước, chiều về con sẽ rửa." Bây giờ đã no bụng còn được tắm mát, tôi
thấy khỏe hẵn, thay đồ civil xong tôi nghĩ là mình nên đi mua cái gì cho
hai bà cụ ăn mới được nhất là mẹ tôi, tôi rất hiểu tánh ý của bà là bà
không ăn uống gì được trong những lần phải đi dự đám tang. Tôi khóa cửa,
chạy Honda đến xe bán bánh mì sandwich ở phía trước tiệm nước Đồng
Khánh, góc đường Hai Bà Trưng và Quang Trung để mua 2 khúc bánh mì Pâté -
Jambon rồi vào trong tiệm mua thêm hai chai nước ngọt xá xị con nai
(Phương Toàn) đổ vô bịt nylon để đem đến cho hai bà cụ. Hai cụ nói cũng
mới ăn xong, tuy nhiên mẹ tôi cũng lấy một ổ, bẻ đôi chia bà Mười một
nửa để ăn thêm và hai cụ cũng lấy một bịt xá xị sẽ uống chung. Phần còn
lại mẹ tôi bảo hãy ép cậu Bền ăn thêm vì bà thấy cậu ăn rất ít khi nãy.
Trong nhà lúc nầy cũng có thêm người đến thăm, hai bà chị tôi đã có mặt,
hai bà nầy rất thương bà Mười, thỉnh thoảng hay rước bà Mười về nhà
mình chơi một vài ngày. Đặc biệt là có hòa thượng trụ trì chùa Long Hưng
và một sư già nữa đang tụng kinh Địa Tạng cầu siêu cho vong linh người
quá cố. Bên ngoài mấy người hàng xóm đã giúp che xong một tấm bạt lớn
tránh nắng và họ còn cho mượn hai bộ bàn tròn để tang chủ tiếp khách. Mẹ
tôi và bà Mười kéo tay tôi ra bàn phía ngoài ngồi nói chuyện. Đúng như
dự tính ban đầu là hai bà đồng ý sẽ an táng cậu ngày mai nơi đất chùa
Long Hưng, tôi cho biết là rất tán thành ý kiến đó, tôi nói thêm là tôi
không tin tưởng lắm mấy cái hòm quách nhà binh, nếu lỡ bị xì hơi hay
nhiễu nước vàng xuống đất thì phiền lắm. Mẹ tôi hỏi thêm : Tr/u Trí có
hứa giúp chi thêm không ? Tôi trả lời cho mẹ và bà Mười biết : Trên
đường đưa con về nhà, Trí có hứa giúp một GMC để di quan, sáng mai sẽ có
một sĩ quan cấp Tá đến đọc điếu văn vinh danh cậu, ban thưởng cấp bậc
mới và huân chương gì đó. Còn phần mình, con nghĩ mình nên mướn đội đạo
tỳ để chuyển quan tài lên xuống xe và hạ huyệt vì tay ngang dù có đông
người cũng không rành làm được việc nầy đâu. Hai bà đồng ý và sẽ giao
chuyện đó cho ông anh thứ Sáu của tôi lo, vì anh nầy quen biết nhiều
người lắm.
Thế rồi trời cũng thương, mọi việc tiến
hành tốt đẹp như dự tính, ngày hôm sau khoảng 2 giờ trưa lễ di quan tuy
không rình rang nhưng thật tươm tất theo kiểu nhà binh : một chiếc GMC
chở quan tài chạy trước theo sau là chiếc Jeep của Trí, chiếc Jeep của
Cảnh Sát, một Peugeot công xa và hơn một chục xe gắn máy đưa cậu Tùng
đến nơi an nghỉ cuối cùng. Mới hai ngày thôi mà bà Mười xuống sắc trông
tiều tụy hẵn, bà khóc quá nhiều, xỉu lên xủi xuống mấy lần, ý là luôn có
mẹ tôi bên cạnh an ủi, mà bà còn như thế đó.
Rồi tôi thử tính nhẩm chỉ nội miền Nam thôi, từ khi có những chiến trường lớn bắt đầu năm 1958 đến năm 1971, thì có lẽ đã có trên trăm nghìn bà mẹ đau khổ tột độ vì mất con giống như bà Mười đây, hay cảnh vợ mất chồng, con mất cha. Mạng sống của người lính nơi chiến trận rủi may như một canh bạc, nghĩ như thế, tôi lại thương tôi và thương những người bạn đồng đội ngày ngày bay vào vòm trời lửa đạn, họ luôn luôn là kẻ đến chiến trường sớm nhất, từ khi trái khói màu từ tàu C&C ném xuống đất để đánh dấu bãi đáp, dù không biết tình hình địch bên dưới là thế nào nhưng lập tức cặp trực thăng võ trang lao con tàu xuống thật nhanh bắn phá khắp mọi phía, cốt là tạo một vùng an ninh, rộng chừng vài cây số vuông hay nói cho dễ hiểu : từ chỗ trái khói màu là trung tâm điểm thì một vòng tròn có bán kính chừng 7, 8 trăm mét phải cần đánh phá thật kỹ để đổ quân cho an toàn. Đến khi cuộc hành quân kết thúc, lại chở quân về thì cũng cặp võ trang đó lại bao vùng cho đến khi người lính cuối cùng lên tàu và hợp đoàn cất cánh lên cao, thì cặp võ trang mới được phép rời vùng, hóa ra chẳng phải họ là những kẻ sau cùng rời chiến trường hay sao ?
Mấy ngày qua tôi đã chứng kiến rành rọt nỗi đau đớn mất con là như thế nào, tôi cầu nguyện : nếu thật mình có số đoản mệnh, thì chỉ xin tàu bay của mình được trúng đạn súng lớn hay hỏa tiễn phòng không để thân xác nầy cháy thành tro bụi, khỏi phải phiền ai “đi tìm xác rơi”. Đơn vị trưởng sẽ nói với gia đình mình là mình mất tích trong một phi vụ nào đó, lúc đó chắc mẹ mình đau buồn lắm nhưng hy vọng một ngày kia con mình sẽ trở về dù đó chỉ là trong ảo tưởng, vẫn còn hơn là về trong quan tài nằm trên sàn chiếc Chevrolet 'pickup truck' sơn màu xanh lục của KQ, thì thử hỏi lúc đó mẹ mình làm sao chịu đựng được cảnh nầy ?
NGUYÊN QUÂN. ( HNPD )