Truyện Ngắn & Phóng Sự
MỘT LẦN XA BẾN - Mỹ Lệ
Tất cả mọi người đã quây quần bên chiếc bàn ăn đặt giữa phòng. Ba tôi ngồi đầu bàn, mẹ tôi ngồi bên trái của ba, bên phải là Hoàng, em út tôi. Tôi, Kim Châu và Ngọc ngồi kế tiếp.
Cạnh mẹ tôi vẫn còn hai chiếc ghế trống, một của chị Lan, chị cả của tôi; hôm nay Chủ Nhật đúng vào phiên trực của chị ở bệnh viện nên chị về muộn; chiếc ghế còn lại dành cho anh Hoài, con của cô Ba, chị của ba tôi. Giờ này mà anh Hoài vẫn chưa đến, mặc dù chúng tôi đã nấn ná chờ anh ngót nửa giờ rồi. Cuối cùng, ba tôi quyết định vào tiệc. Tôi gắp chả giò cho mấy cô bạn nghịch ngợm của tôi, cô nào cũng hít hà khen ngon.
Mà phải công nhận là mẹ tôi làm chả giò ngon thật, lại thêm nước mắm chua ngọt rất vừa miệng, vã lại sự đợi chờ làm cơn đói bụng tăng thêm nên bọn nhóc chúng tôi cùng nhai ngấu nghiến. Chợt có tiếng con ki ki sủa vang ngoài cổng vài tiếng rồi im bặt, tiếp theo là những tiếng kêu ư ử của nó mỗi khi gặp người quen. Tôi reo lên: Chắc là anh Hoài đến đó. Thằng Hoàng nhanh nhẹn chạy ra mở cổng. Anh Hoài vào đến phòng ăn, chúng tôi đều ngưng đũa. Anh không đến một mình mà cùng đi với anh còn có một anh chàng Hải Quân trong bộ quân phục trắng tinh, chiếc mũ đội chênh chếch vừa được anh giở khỏi đầu, ôm trước ngực và kính cẩn cúi người chào ba mẹ tôi. Anh Hoài nhanh miệng:
– Thưa cậu, thưa mợ, đây là Trung bạn học của con hồi ở Petrus Ký.
Mọi người chào nhau. Mẹ tôi vẫn cái tánh cố hữu bãi buôi của người miền Bắc:
– Gớm, sao bác sĩ đến trễ thế? Em nó sắp khóc lên đấy và cứ lo sinh nhật của nó mà anh Hoài không đến.
Mẹ hay gọi thế cho nó trang trọng chứ anh Hoài mới học năm thứ ba Y Khoa thôi. Anh hơi ngượng vì hai chữ bác sĩ mà mẹ tôi gọi anh. Mặt anh đỏ và anh nháy mắt với tôi.
– Con xin lỗi cậu mợ vì đã để cậu mợ và mọi người phải chờ. Mấy năm rồi tụi con mới gặp lại nhau. Con mạn phép cậu mợ mời Trung đến dự sinh nhật của Phượng luôn.
Với bản chất hể hả của người miền Nam, ba tôi nói:
– Lỗi phải gì, ngồi xuống đó đi hai cháu, cả nhà cũng mới bắt đầu ăn thôi.
Thế là tôi quen anh từ đó. Những lần kế tiếp ghé nhà tôi anh còn đi chung với anh Hoài, dần dà sau đó thì anh đến một mình. Anh hay kể cho tôi nghe chuyện bạn bè, chuyện trên tàu của anh và chuyện của những vì sao.
Từ khi được anh kể cho nghe về huyền thoại của những vì sao, tôi sinh ra bệnh mộng mơ, có lẽ nó phát sinh từ bản tính lãng mạn sẵn có của tôi chăng? Tôi thích nhất là huyền thoại của nàng Europa, nữ thần tình ái. Vì say mê vẻ đẹp mê hồn của nàng nên thần Zeus đã biến dạng thành con bò trước khi đến gặp nàng. Con bò thần này thật đẹp, toàn thân màu hạt dẻ, hàng lông mày bạc, còn sừng thì như vầng trăng non.
Bị thu hút trước vẻ đẹp của con bò, nàng Europa đến gần ve vuốt. Con bò liền nằm phủ phục dưới chân nàng như mời Europa hãy cỡi lên lưng của nó. Nàng Europa không chút sợ sệt, leo lên lưng bò. Lập tức bò đứng dậy chạy thật nhanh rồi bay bổng lên không trung. Chỉ một chốc, bò xà xuống mặt biển để nhận sự chào đón của các thần biển và những loài thủy tộc.
Nàng Europa thấy sóng nước và đoàn thủy thần nhào lộn theo con bò, nàng sợ hãi, một tay nắm chặt sừng bò và tay kia cố giữ xiêm y đang tung bay phất phới. Khi đảo Crete hiện trong tầm mắt, họ liền hạ xuống. Các thần mùa màng và thần núi Olympic đưa đến cho nàng lễ phục tân nương…
Tôi thích nhất huyền thoại trên đây, nói về thần Zeus là thần trên tất cả các vị thần, vì yêu đã biến thành bò để “bắt cóc” nàng Europa về làm vợ. Thật là vừa lãng mạn, vừa “bạo tàn” theo cảm nghĩ của riêng tôi.
Vào những đêm không trăng, bầu trời đen thẫm như nhung với ngàn sao lóng lánh, tôi thường ra sân thường ngồi một mình trên chiếc ghế dựa bằng mây của ba tôi để ngắm các vì sao và để mơ mộng! Đôi khi mẹ bước ra bắt gặp lại cằn nhằn:
– Trời tối như mực thế mà còn ngồi ngoài này làm gì? Sao không vào đi ngủ để sáng mai còn đi học?
Tôi rầu mẹ vô cùng! Mẹ đâu biết rằng tôi đang ở vào tuổi biết yêu và hình như đã gửi một phần trái tim lãng mạn của mình theo bóng hình của một chàng thủy thủ! Là con gái một thời, ai lại không có những kỷ niệm đẹp để mang theo, có khi suốt cả cuộc đời?
Hôm nay có lẽ là cuối tháng ta nên trăng đã trốn mất nơi nào, bầu trời đen thẫm không mây nên hàng ngàn vì sao đang đua nhau lấp lánh. Tôi ngước tìm các chòm sao mà anh đã chỉ cho tôi. Tôi thấy thật rõ thiên tòa Taurus gồm những ngôi sao sáng rực nằm gần nhau thật âu yếm.
Trong lúc đang mơ màng về huyền thoại của nữ thần tình ái thì anh đã đứng sau lưng tôi từ bao giờ. Không biết anh đã đi vào bằng lối nào, cổng trước hay cửa sau? Từ sân thượng nhìn xuống, lờ mờ dưới ánh đèn, cổng rào nhà tôi vẫn còn đóng kín!
Còn đang thắc mắc chưa kịp hỏi, thì anh nói khẻ vào tai tôi:
– Bé có muốn “xa bến” không?
Tôi rất thích hai chữ “xa bến” này, nó vừa làm cho tôi buồn, mà cũng vừa làm cho tôi thích thú. Tôi buồn vì cứ mỗi lần tàu ra khơi là anh nói đùa với tôi rằng anh “xa bến”. Đó là những chuỗi ngày mong chờ dài dằng dặc. Rất thích thú là khi anh “về bến” thì tôi lại được nghe anh kể nhiều chuyện về chuyến hải hành vừa qua. Vì vậy khi nghe anh hỏi thì không còn nỗi vui mừng nào hơn, vì biết bao lần tôi mơ được theo tàu anh ra khơi để hiểu thế nào là xa bến. Tôi reo vui:
– Để em vào xin phép mẹ.
Anh đưa vội ngón tay trỏ lên môi ra dấu cho tôi nói khẽ và thì thầm bên tai tôi:
– Mình chỉ đi một tí thôi, mẹ không biết đâu!
Tôi còn đang ngơ ngác nhìn anh thì chợt cảm nhận một bàn tay thật ấm đặt nhẹ vào lưng tôi và đi lần qua hông phải, người tôi mềm nhũn ra, tim tôi ngưng đập, chợt toàn thân tôi nhẹ bổng. Thì ra, tôi được anh ôm chặt bên hông và được anh dìu cùng bay ra khỏi sân thượng nhà tôi! Chúng tôi bay ngang thành phố Sàigòn sáng rực ánh đèn, bỏ lại bến Bạch Đằng bên dưới, lướt qua vùng ngoại biên và ô kìa, Bãi Trước Vũng Tàu hiện ra dưới mắt tôi. Tóc tôi xõa dài tung bay trong gió lồng lộng. Một tay tôi bá chặt vào cổ anh, tay kia cố gom lại những sợi tóc dài quái ác đang vướng vào mặt mũi hai đứa. Đang bận bịu với mái tóc của mình, chợt anh ghé vào tai tôi và nói:
– Mình đến nơi rồi!
Tôi nhìn xuống. Một hạm đội thắp đèn sáng rực nằm giữa biển đen ngòm. Ánh sáng bên hông tàu cho tôi thấy rõ số “802”. Anh nhẹ nhàng đáp xuống, chân tôi cũng chạm hẳn xuống sàn tàu. Tôi nhìn quanh thấy các thủy thủ vẫn chăm chú vào những công việc của họ, hình như không nhìn thấy sự hiện diện của chúng tôi.
Từ trong phòng chỉ huy, Trung Tá Hạm Trưởng bước ra. Anh thẳng người chào tay và nhận chào trả. Trung Tá Hạm Trưởng tươi cười bắt tay tôi và mời vào phòng khách thật trang nhã. Trên tường, cạnh những bức tranh lịch sử hàng hải là những hàng đèn ẩn trong tường tạo cho căn phòng ánh sáng vừa đủ ấm cúng và sang trọng. Cạnh hai chiếc sofa dài là một chiếc bàn nhỏ mặt kính trong vắt, trên để chiếc đčn bàn xinh xắn, ánh sáng vừa đủ rọi vŕo một quyển sổ lớn hơn quyển tập học trò dày độ 2 cm. Trung Tá Hạm Trưởng chỉ vào quyển sổ và nói với tôi:
– Xin mời cô ghi vài dòng vào quyển sổ lưu niệm của Cơ Xưởng Hạm 802!
Tôi trang trọng lật tấm bìa cứng ra. Những trang kế tiếp tôi thấy danh tánh của những quan khách viếng thăm chiến hạm được viết theo hàng dọc. Từ từ, nhẹ nhàng và nắn nót; tôi ghi tên mình vào quyển sổ. Tôi viết thật chậm để kéo dài thêm cái giây phút được làm khách danh dự của Cơ Xưởng Hạm 802, chiếc cơ xưởng hạm mới nhất của Hải Quân, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa!
Đang nắn nót viết, tôi chợt cảm thấy như có người đang nhìn mình. Ngước lên, tôi bắt gặp đôi mắt lém lỉnh của anh như thầm nói:
– Này cô bé, cô đang ký giấy trọn đời thuộc về gia đěnh Hải Quân rồi đấy nhé!
Hai má tôi chợt nóng bừng. Tiếng của vị Hạm Trưởng cắt đứt dòng tư tưởng lãng mạn của tôi:
– Tôi sẽ đưa cô đi thăm một vòng trên tàu.
Còn nỗi vui thích nào hơn! Tôi đặt cuốn sổ trở lại vị trí của nó và hân hoan bước theo Hạm Trưởng đi qua các “nhiệm sở” làm việc, phòng họp, phòng ăn và phòng ngủ của các sĩ quan, thủy thủ v.v… Hạm Trưởng giải thích cho tôi biết, mặc dù phải đi sửa chửa những chiến hạm khác đôi khi cả tháng chưa về bến, nhưng tàu vẫn đủ nước ngọt để dùng, vì tàu có trang bị máy lọc nước biển sang nước ngọt. Dù đang đóng vai thượng khách của tàu, tôi vẫn không dấu nỗi tánh trẻ con của mình nên nói khẽ với Hạm Trưởng:
– Thưa Trung Tá, có thể nào Trung Tá cho em nếm thử nước lọc từ nước biển sang được không?
Ông cười nhẹ
– Được chứ, xin mời cô…
Ly nước lọc trong vắt được đặt vào tay tôi. Tôi vừa đưa ly nước lên môi chưa kịp nếm thì bỗng nhiên người tôi bị ai đó lắc mạnh, hai vai bị kéo ngược về phía sau và tiếng của… mẹ tôi càu nhàu:
– Dậy đi học kẻo trễ! Con gái lớn đầu rồi mà cứ ngủ trưa.
Tôi mở mắt ra, nghe giận mẹ vô cùng và tiếc hùi hụi ly nước chưa kịp nếm, không biết vị nó ngọt ra sao nên vẫn còn ao ước đến bây giờ.
Ba năm sau ngày miền Nam bị cưỡng chiếm, bạo quyền cộng sản đã dồn ép người dân Sàigòn, nói đúng hơn là người dân cả miền Nam Việt Nam, phải lâm vào một thế kẹt không thể nào sống nổi. Chúng thực thi chính sách cướp bóc của cải và tài sản của người dân dưới cái tên “đánh tư sản mại bản”.
Nhiều người đã tự tử vì mất sạch của cải, tiền bạc và nhà cửa chỉ trong một sớm một chiều! Rất nhiều người trở thành khố rách áo ôm, không một nơi chốn dung thân, không còn một phương tiện sinh sống. Thật không bút mực nào có thể diễn tả hết nỗi thống khổ ấy. Phong trào vượt biên lên đến tột đỉnh.
Một câu nói được mọi người nhắc nhở lúc ấy là “cây cột đèn mà có chân thì nó cũng đi”. Nhận thấy nhiều người vẫn còn nhiều vàng bạc chôn dấu mà chúng không thể nào lấy hết được, cộng sản liền bày ra cái trò cho phép vượt biên “bán chính thức”. Đã gọi là vượt biên mà còn gọi là bán chính thức!
Dù đã học hết lớp 12 rồi mà tôi cũng không làm sao hiểu nổi “danh từ” của bọn ấy. Kế hoạch này do nhà nước đứng ra tổ chức, người nào muốn đi cứ nộp đủ số vàng do bọn chúng đòi hỏi. Thật sự đây là một thủ đoạn vơ vét cho đến tận cùng, đến cạn kiệt tài sản của người dân miền Nam.
Lũ người bất lương ấy đã cướp lấy biết bao nhiêu là vàng bạc, của cải, tịch thu biết bao nhiêu là nhà cửa đất đai mà những người vượt biên đã bỏ lại. Gia đình tôi cuối cùng cũng phải gom góp hết tài sản do công lao khó nhọc của ba mẹ tôi tạo ra và dành dụm trong mấy chục năm trời nộp cho bọn chúng để được ra đi, để thoát khỏi sự kềm kẹp của một chế độ phi nhân xuất phát từ cái chủ nghĩa man rợ nhất trong lịch sử nhân loại.
Ngồi trong lòng chiếc ghe chật hẹp, người chen chúc nhau như cá mòi đóng hộp, tôi mới thấm thía cái tâm địa tàn độc của bọn người theo chủ nghĩa Mác Lê. Thay vì chúng đem những người có tài sản ra đấu tố, đập đầu, bắn bỏ… như thời cải cách ruộng đất ở ngoài Bắc mà Hồ Chí Minh đã làm, thì nay chúng hành xử văn minh và tiến bộ hơn tên đầu đảng của chúng một bậc.
Bằng cách thức tổ chức vượt biên bán chính thức, chúng làm cho mọi người có cảm nghĩ là chính phủ có lòng nhân đạo khi để cho người Hoa Kiều đi ra khỏi nước Việt Nam. Ngoài ra, chúng cũng làm giấy tờ giả mang tên Hoa Kiều để cấp cho những người Việt Nam chính gốc muốn ra đi. Có như thế, chúng mới vơ vét hết sạch của cải, tài sản của mọi người, đạt đến mục tiêu bần cùng hóa nhân dân cho dễ bề cai trị.
Trước khi ra đi, tôi vẫn còn mơ mộng là khi tàu ra khơi, tôi sẽ nhìn thấy trời nước mênh mông của đại dương, tôi sẽ đứng trên boong tàu để tìm những vì sao mà anh đã chỉ cho tôi… Nhưng có ngờ đâu, bọn người gian ác ấy sau khi lấy vàng của mọi người rồi lại còn muốn giết chúng tôi trên biển cả để giấu nhẹm tội ác của họ. Tàu đâu không thấy, hơn một trăm người bị nhét trên một chiếc ghe đánh cá cũ kỹ, mục nát.
Vừa ra khơi là nước bắt đầu theo những lỗ mục ngấm vào lòng ghe. Các thanh niên thay nhau múc nước đổ ra ngoài. Người đông, ghe nhỏ nên chiếc ghe khẳm gần ngang với mặt nước, có thể chìm bất cứ lúc nào.
Trải qua hai ngày, tôi mơ mơ màng màng trong những tiếng nguyền rủa, tiếng kêu khóc và sau cùng là những tiếng cầu kinh, tiếng gọi Phật, gọi Chúa, lẫn trong tiếng kêu la thảm thiết của những bà mẹ khi thấy con mình ngất đi, không còn cựa quậy. Người tôi cũng chết cứng, tê dại trong cảnh tượng khủng khiếp mà cái chết cận kề chỉ trong gang tấc.
Nhưng may mắn thay, lời cầu khẩn của chúng tôi đã được ơn trên đáp ứng. Hai ngày sau, chúng tôi được một tàu buôn kéo hộ vào đảo Bidong. Đó là lần “xa bến” duy nhất và thật là kinh khủng trong cuộc đời của tôi.
Sau lần xa bến đó, tôi phải đương đầu với thực tế tại xứ người. Sau khi được định cư, tôi cắm đầu học hành và cắm đầu vào công việc làm để sống. Tôi phải luôn cố gắng vì cuộc đời tha hương của tôi bắt đầu bằng hai bàn tay trắng. Trong những bước đầu vất vả ấy tôi không còn thì giờ và thậm chí không còn nước mắt để khóc cho quê hương!
Bây giờ, thì tôi đã có một cuộc sống bình thường trên quê hương thứ hai, có gia đình đầm ấm, các con thành đạt, ngoan ngoãn. Và có lúc, những kỷ niệm đẹp tuyệt vời của thời con gái thuở 17, 18 ngây thơ và mơ mộng lại hiện về.
Đã nhiều lần tôi đi dự những buổi tổ chức kỷ niệm ngày Quân Lực VNCH 19 tháng 6, tôi cũng đã gặp nhiều cựu quân nhân Hải Quân, nhưng có bao giờ tôi gặp lại anh đâu? Ngày xưa, tôi nhìn các anh Hải Quân bằng con mắt lãng mạn qua bộ quân phục trắng tinh, qua những lời ca trữ tình “áo dài xanh bên áo trắng hoa biển” hay “trăng đại dương không đủ viết thư đêm…“.
Ngày ấy, tôi nghĩ rằng các anh Hải Quân ra khơi là ngắm trăng gió, là nói chuyện với các vì sao… Đến bây giờ nghĩ lại mới thấy mình đã lãng mạn hóa bộ quân phục trắng của các anh mà quên đi rằng, các anh cũng đóng góp máu xương trong cuộc chiến bảo vệ tự do cho quê hương. Máu các anh đã thắm vào nước ngọt của sông rạch miền Nam, hoà tan vào biển mặn của vùng duyên hải, của Hoàng Sa, của Trường Sa, của biển cả Nam Hải…
”Tàu đưa ta đi, tàu sẽ đón ta hồi hương….“, tiếng hát của con gái tôi trong nhà bếp vọng ra. Tiếng hát của nó mềm mại suông sẻ theo những nốt nhạc, rất khác với lúc nó nói tiếng Việt ngập ngừng và hơi cứng nghe rất buồn cười, mặc dù tôi cố gắng uốn nắn rất nhiều. Không trách được, vì nó nói tiếng Mỹ nhiều hơn tiếng Việt, một ngày 8 tiếng đồng hồ trong trường!
Mấy năm nay, nó đã đủ lớn để hiểu là tôi muốn nó gìn giữ tiếng mẹ đẻ nên phần nó cũng rất cố gắng. Nó hay hát nhạc Việt khi có mặt tôi.
Câu hát vừa rồi của con gái tôi đã cho tôi một hy vọng tràn đầy. Hy vọng đất nước sẽ có ngày “giải phóng” thật sự, thoát khỏi ách đô hộ của bọn giặc nội xâm, bọn quỷ đỏ vô nhân tính. Để một lần xa bến của tôi sẽ không là “một lần đi là vĩnh viễn con tàu, đi để nhớ những chiều pha tóc trắng…” như hai câu thơ của thầy Tuệ Sỹ mà tôi đã thuộc nằm lòng để thắm thía nỗi khổ đau mỗi khi nghĩ về quê hương Việt Nam nay đã rách nát vì môi sinh ô nhiễm, tình thương đạo nghĩa đã băng hoại đến nỗi phụ nữ trẻ con bị đưa đi bán phấn buôn hương khắp các nơi trên quả địa cầu!
Hãy “về bến” để chấm dứt mối tai họa đang hiện diện, để rồi xây dựng lại quê hương, xây dựng lại tinh thần đạo nghĩa của người Việt Nam mang dòng máu Tiên Rồng, hỡi những ai còn nhận mình là con Hồng, cháu Lạc!
Mỹ Lệ
to
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
MỘT LẦN XA BẾN - Mỹ Lệ
Tất cả mọi người đã quây quần bên chiếc bàn ăn đặt giữa phòng. Ba tôi ngồi đầu bàn, mẹ tôi ngồi bên trái của ba, bên phải là Hoàng, em út tôi. Tôi, Kim Châu và Ngọc ngồi kế tiếp.
Cạnh mẹ tôi vẫn còn hai chiếc ghế trống, một của chị Lan, chị cả của tôi; hôm nay Chủ Nhật đúng vào phiên trực của chị ở bệnh viện nên chị về muộn; chiếc ghế còn lại dành cho anh Hoài, con của cô Ba, chị của ba tôi. Giờ này mà anh Hoài vẫn chưa đến, mặc dù chúng tôi đã nấn ná chờ anh ngót nửa giờ rồi. Cuối cùng, ba tôi quyết định vào tiệc. Tôi gắp chả giò cho mấy cô bạn nghịch ngợm của tôi, cô nào cũng hít hà khen ngon.
Mà phải công nhận là mẹ tôi làm chả giò ngon thật, lại thêm nước mắm chua ngọt rất vừa miệng, vã lại sự đợi chờ làm cơn đói bụng tăng thêm nên bọn nhóc chúng tôi cùng nhai ngấu nghiến. Chợt có tiếng con ki ki sủa vang ngoài cổng vài tiếng rồi im bặt, tiếp theo là những tiếng kêu ư ử của nó mỗi khi gặp người quen. Tôi reo lên: Chắc là anh Hoài đến đó. Thằng Hoàng nhanh nhẹn chạy ra mở cổng. Anh Hoài vào đến phòng ăn, chúng tôi đều ngưng đũa. Anh không đến một mình mà cùng đi với anh còn có một anh chàng Hải Quân trong bộ quân phục trắng tinh, chiếc mũ đội chênh chếch vừa được anh giở khỏi đầu, ôm trước ngực và kính cẩn cúi người chào ba mẹ tôi. Anh Hoài nhanh miệng:
– Thưa cậu, thưa mợ, đây là Trung bạn học của con hồi ở Petrus Ký.
Mọi người chào nhau. Mẹ tôi vẫn cái tánh cố hữu bãi buôi của người miền Bắc:
– Gớm, sao bác sĩ đến trễ thế? Em nó sắp khóc lên đấy và cứ lo sinh nhật của nó mà anh Hoài không đến.
Mẹ hay gọi thế cho nó trang trọng chứ anh Hoài mới học năm thứ ba Y Khoa thôi. Anh hơi ngượng vì hai chữ bác sĩ mà mẹ tôi gọi anh. Mặt anh đỏ và anh nháy mắt với tôi.
– Con xin lỗi cậu mợ vì đã để cậu mợ và mọi người phải chờ. Mấy năm rồi tụi con mới gặp lại nhau. Con mạn phép cậu mợ mời Trung đến dự sinh nhật của Phượng luôn.
Với bản chất hể hả của người miền Nam, ba tôi nói:
– Lỗi phải gì, ngồi xuống đó đi hai cháu, cả nhà cũng mới bắt đầu ăn thôi.
Thế là tôi quen anh từ đó. Những lần kế tiếp ghé nhà tôi anh còn đi chung với anh Hoài, dần dà sau đó thì anh đến một mình. Anh hay kể cho tôi nghe chuyện bạn bè, chuyện trên tàu của anh và chuyện của những vì sao.
Từ khi được anh kể cho nghe về huyền thoại của những vì sao, tôi sinh ra bệnh mộng mơ, có lẽ nó phát sinh từ bản tính lãng mạn sẵn có của tôi chăng? Tôi thích nhất là huyền thoại của nàng Europa, nữ thần tình ái. Vì say mê vẻ đẹp mê hồn của nàng nên thần Zeus đã biến dạng thành con bò trước khi đến gặp nàng. Con bò thần này thật đẹp, toàn thân màu hạt dẻ, hàng lông mày bạc, còn sừng thì như vầng trăng non.
Bị thu hút trước vẻ đẹp của con bò, nàng Europa đến gần ve vuốt. Con bò liền nằm phủ phục dưới chân nàng như mời Europa hãy cỡi lên lưng của nó. Nàng Europa không chút sợ sệt, leo lên lưng bò. Lập tức bò đứng dậy chạy thật nhanh rồi bay bổng lên không trung. Chỉ một chốc, bò xà xuống mặt biển để nhận sự chào đón của các thần biển và những loài thủy tộc.
Nàng Europa thấy sóng nước và đoàn thủy thần nhào lộn theo con bò, nàng sợ hãi, một tay nắm chặt sừng bò và tay kia cố giữ xiêm y đang tung bay phất phới. Khi đảo Crete hiện trong tầm mắt, họ liền hạ xuống. Các thần mùa màng và thần núi Olympic đưa đến cho nàng lễ phục tân nương…
Tôi thích nhất huyền thoại trên đây, nói về thần Zeus là thần trên tất cả các vị thần, vì yêu đã biến thành bò để “bắt cóc” nàng Europa về làm vợ. Thật là vừa lãng mạn, vừa “bạo tàn” theo cảm nghĩ của riêng tôi.
Vào những đêm không trăng, bầu trời đen thẫm như nhung với ngàn sao lóng lánh, tôi thường ra sân thường ngồi một mình trên chiếc ghế dựa bằng mây của ba tôi để ngắm các vì sao và để mơ mộng! Đôi khi mẹ bước ra bắt gặp lại cằn nhằn:
– Trời tối như mực thế mà còn ngồi ngoài này làm gì? Sao không vào đi ngủ để sáng mai còn đi học?
Tôi rầu mẹ vô cùng! Mẹ đâu biết rằng tôi đang ở vào tuổi biết yêu và hình như đã gửi một phần trái tim lãng mạn của mình theo bóng hình của một chàng thủy thủ! Là con gái một thời, ai lại không có những kỷ niệm đẹp để mang theo, có khi suốt cả cuộc đời?
Hôm nay có lẽ là cuối tháng ta nên trăng đã trốn mất nơi nào, bầu trời đen thẫm không mây nên hàng ngàn vì sao đang đua nhau lấp lánh. Tôi ngước tìm các chòm sao mà anh đã chỉ cho tôi. Tôi thấy thật rõ thiên tòa Taurus gồm những ngôi sao sáng rực nằm gần nhau thật âu yếm.
Trong lúc đang mơ màng về huyền thoại của nữ thần tình ái thì anh đã đứng sau lưng tôi từ bao giờ. Không biết anh đã đi vào bằng lối nào, cổng trước hay cửa sau? Từ sân thượng nhìn xuống, lờ mờ dưới ánh đèn, cổng rào nhà tôi vẫn còn đóng kín!
Còn đang thắc mắc chưa kịp hỏi, thì anh nói khẻ vào tai tôi:
– Bé có muốn “xa bến” không?
Tôi rất thích hai chữ “xa bến” này, nó vừa làm cho tôi buồn, mà cũng vừa làm cho tôi thích thú. Tôi buồn vì cứ mỗi lần tàu ra khơi là anh nói đùa với tôi rằng anh “xa bến”. Đó là những chuỗi ngày mong chờ dài dằng dặc. Rất thích thú là khi anh “về bến” thì tôi lại được nghe anh kể nhiều chuyện về chuyến hải hành vừa qua. Vì vậy khi nghe anh hỏi thì không còn nỗi vui mừng nào hơn, vì biết bao lần tôi mơ được theo tàu anh ra khơi để hiểu thế nào là xa bến. Tôi reo vui:
– Để em vào xin phép mẹ.
Anh đưa vội ngón tay trỏ lên môi ra dấu cho tôi nói khẽ và thì thầm bên tai tôi:
– Mình chỉ đi một tí thôi, mẹ không biết đâu!
Tôi còn đang ngơ ngác nhìn anh thì chợt cảm nhận một bàn tay thật ấm đặt nhẹ vào lưng tôi và đi lần qua hông phải, người tôi mềm nhũn ra, tim tôi ngưng đập, chợt toàn thân tôi nhẹ bổng. Thì ra, tôi được anh ôm chặt bên hông và được anh dìu cùng bay ra khỏi sân thượng nhà tôi! Chúng tôi bay ngang thành phố Sàigòn sáng rực ánh đèn, bỏ lại bến Bạch Đằng bên dưới, lướt qua vùng ngoại biên và ô kìa, Bãi Trước Vũng Tàu hiện ra dưới mắt tôi. Tóc tôi xõa dài tung bay trong gió lồng lộng. Một tay tôi bá chặt vào cổ anh, tay kia cố gom lại những sợi tóc dài quái ác đang vướng vào mặt mũi hai đứa. Đang bận bịu với mái tóc của mình, chợt anh ghé vào tai tôi và nói:
– Mình đến nơi rồi!
Tôi nhìn xuống. Một hạm đội thắp đèn sáng rực nằm giữa biển đen ngòm. Ánh sáng bên hông tàu cho tôi thấy rõ số “802”. Anh nhẹ nhàng đáp xuống, chân tôi cũng chạm hẳn xuống sàn tàu. Tôi nhìn quanh thấy các thủy thủ vẫn chăm chú vào những công việc của họ, hình như không nhìn thấy sự hiện diện của chúng tôi.
Từ trong phòng chỉ huy, Trung Tá Hạm Trưởng bước ra. Anh thẳng người chào tay và nhận chào trả. Trung Tá Hạm Trưởng tươi cười bắt tay tôi và mời vào phòng khách thật trang nhã. Trên tường, cạnh những bức tranh lịch sử hàng hải là những hàng đèn ẩn trong tường tạo cho căn phòng ánh sáng vừa đủ ấm cúng và sang trọng. Cạnh hai chiếc sofa dài là một chiếc bàn nhỏ mặt kính trong vắt, trên để chiếc đčn bàn xinh xắn, ánh sáng vừa đủ rọi vŕo một quyển sổ lớn hơn quyển tập học trò dày độ 2 cm. Trung Tá Hạm Trưởng chỉ vào quyển sổ và nói với tôi:
– Xin mời cô ghi vài dòng vào quyển sổ lưu niệm của Cơ Xưởng Hạm 802!
Tôi trang trọng lật tấm bìa cứng ra. Những trang kế tiếp tôi thấy danh tánh của những quan khách viếng thăm chiến hạm được viết theo hàng dọc. Từ từ, nhẹ nhàng và nắn nót; tôi ghi tên mình vào quyển sổ. Tôi viết thật chậm để kéo dài thêm cái giây phút được làm khách danh dự của Cơ Xưởng Hạm 802, chiếc cơ xưởng hạm mới nhất của Hải Quân, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa!
Đang nắn nót viết, tôi chợt cảm thấy như có người đang nhìn mình. Ngước lên, tôi bắt gặp đôi mắt lém lỉnh của anh như thầm nói:
– Này cô bé, cô đang ký giấy trọn đời thuộc về gia đěnh Hải Quân rồi đấy nhé!
Hai má tôi chợt nóng bừng. Tiếng của vị Hạm Trưởng cắt đứt dòng tư tưởng lãng mạn của tôi:
– Tôi sẽ đưa cô đi thăm một vòng trên tàu.
Còn nỗi vui thích nào hơn! Tôi đặt cuốn sổ trở lại vị trí của nó và hân hoan bước theo Hạm Trưởng đi qua các “nhiệm sở” làm việc, phòng họp, phòng ăn và phòng ngủ của các sĩ quan, thủy thủ v.v… Hạm Trưởng giải thích cho tôi biết, mặc dù phải đi sửa chửa những chiến hạm khác đôi khi cả tháng chưa về bến, nhưng tàu vẫn đủ nước ngọt để dùng, vì tàu có trang bị máy lọc nước biển sang nước ngọt. Dù đang đóng vai thượng khách của tàu, tôi vẫn không dấu nỗi tánh trẻ con của mình nên nói khẽ với Hạm Trưởng:
– Thưa Trung Tá, có thể nào Trung Tá cho em nếm thử nước lọc từ nước biển sang được không?
Ông cười nhẹ
– Được chứ, xin mời cô…
Ly nước lọc trong vắt được đặt vào tay tôi. Tôi vừa đưa ly nước lên môi chưa kịp nếm thì bỗng nhiên người tôi bị ai đó lắc mạnh, hai vai bị kéo ngược về phía sau và tiếng của… mẹ tôi càu nhàu:
– Dậy đi học kẻo trễ! Con gái lớn đầu rồi mà cứ ngủ trưa.
Tôi mở mắt ra, nghe giận mẹ vô cùng và tiếc hùi hụi ly nước chưa kịp nếm, không biết vị nó ngọt ra sao nên vẫn còn ao ước đến bây giờ.
Ba năm sau ngày miền Nam bị cưỡng chiếm, bạo quyền cộng sản đã dồn ép người dân Sàigòn, nói đúng hơn là người dân cả miền Nam Việt Nam, phải lâm vào một thế kẹt không thể nào sống nổi. Chúng thực thi chính sách cướp bóc của cải và tài sản của người dân dưới cái tên “đánh tư sản mại bản”.
Nhiều người đã tự tử vì mất sạch của cải, tiền bạc và nhà cửa chỉ trong một sớm một chiều! Rất nhiều người trở thành khố rách áo ôm, không một nơi chốn dung thân, không còn một phương tiện sinh sống. Thật không bút mực nào có thể diễn tả hết nỗi thống khổ ấy. Phong trào vượt biên lên đến tột đỉnh.
Một câu nói được mọi người nhắc nhở lúc ấy là “cây cột đèn mà có chân thì nó cũng đi”. Nhận thấy nhiều người vẫn còn nhiều vàng bạc chôn dấu mà chúng không thể nào lấy hết được, cộng sản liền bày ra cái trò cho phép vượt biên “bán chính thức”. Đã gọi là vượt biên mà còn gọi là bán chính thức!
Dù đã học hết lớp 12 rồi mà tôi cũng không làm sao hiểu nổi “danh từ” của bọn ấy. Kế hoạch này do nhà nước đứng ra tổ chức, người nào muốn đi cứ nộp đủ số vàng do bọn chúng đòi hỏi. Thật sự đây là một thủ đoạn vơ vét cho đến tận cùng, đến cạn kiệt tài sản của người dân miền Nam.
Lũ người bất lương ấy đã cướp lấy biết bao nhiêu là vàng bạc, của cải, tịch thu biết bao nhiêu là nhà cửa đất đai mà những người vượt biên đã bỏ lại. Gia đình tôi cuối cùng cũng phải gom góp hết tài sản do công lao khó nhọc của ba mẹ tôi tạo ra và dành dụm trong mấy chục năm trời nộp cho bọn chúng để được ra đi, để thoát khỏi sự kềm kẹp của một chế độ phi nhân xuất phát từ cái chủ nghĩa man rợ nhất trong lịch sử nhân loại.
Ngồi trong lòng chiếc ghe chật hẹp, người chen chúc nhau như cá mòi đóng hộp, tôi mới thấm thía cái tâm địa tàn độc của bọn người theo chủ nghĩa Mác Lê. Thay vì chúng đem những người có tài sản ra đấu tố, đập đầu, bắn bỏ… như thời cải cách ruộng đất ở ngoài Bắc mà Hồ Chí Minh đã làm, thì nay chúng hành xử văn minh và tiến bộ hơn tên đầu đảng của chúng một bậc.
Bằng cách thức tổ chức vượt biên bán chính thức, chúng làm cho mọi người có cảm nghĩ là chính phủ có lòng nhân đạo khi để cho người Hoa Kiều đi ra khỏi nước Việt Nam. Ngoài ra, chúng cũng làm giấy tờ giả mang tên Hoa Kiều để cấp cho những người Việt Nam chính gốc muốn ra đi. Có như thế, chúng mới vơ vét hết sạch của cải, tài sản của mọi người, đạt đến mục tiêu bần cùng hóa nhân dân cho dễ bề cai trị.
Trước khi ra đi, tôi vẫn còn mơ mộng là khi tàu ra khơi, tôi sẽ nhìn thấy trời nước mênh mông của đại dương, tôi sẽ đứng trên boong tàu để tìm những vì sao mà anh đã chỉ cho tôi… Nhưng có ngờ đâu, bọn người gian ác ấy sau khi lấy vàng của mọi người rồi lại còn muốn giết chúng tôi trên biển cả để giấu nhẹm tội ác của họ. Tàu đâu không thấy, hơn một trăm người bị nhét trên một chiếc ghe đánh cá cũ kỹ, mục nát.
Vừa ra khơi là nước bắt đầu theo những lỗ mục ngấm vào lòng ghe. Các thanh niên thay nhau múc nước đổ ra ngoài. Người đông, ghe nhỏ nên chiếc ghe khẳm gần ngang với mặt nước, có thể chìm bất cứ lúc nào.
Trải qua hai ngày, tôi mơ mơ màng màng trong những tiếng nguyền rủa, tiếng kêu khóc và sau cùng là những tiếng cầu kinh, tiếng gọi Phật, gọi Chúa, lẫn trong tiếng kêu la thảm thiết của những bà mẹ khi thấy con mình ngất đi, không còn cựa quậy. Người tôi cũng chết cứng, tê dại trong cảnh tượng khủng khiếp mà cái chết cận kề chỉ trong gang tấc.
Nhưng may mắn thay, lời cầu khẩn của chúng tôi đã được ơn trên đáp ứng. Hai ngày sau, chúng tôi được một tàu buôn kéo hộ vào đảo Bidong. Đó là lần “xa bến” duy nhất và thật là kinh khủng trong cuộc đời của tôi.
Sau lần xa bến đó, tôi phải đương đầu với thực tế tại xứ người. Sau khi được định cư, tôi cắm đầu học hành và cắm đầu vào công việc làm để sống. Tôi phải luôn cố gắng vì cuộc đời tha hương của tôi bắt đầu bằng hai bàn tay trắng. Trong những bước đầu vất vả ấy tôi không còn thì giờ và thậm chí không còn nước mắt để khóc cho quê hương!
Bây giờ, thì tôi đã có một cuộc sống bình thường trên quê hương thứ hai, có gia đình đầm ấm, các con thành đạt, ngoan ngoãn. Và có lúc, những kỷ niệm đẹp tuyệt vời của thời con gái thuở 17, 18 ngây thơ và mơ mộng lại hiện về.
Đã nhiều lần tôi đi dự những buổi tổ chức kỷ niệm ngày Quân Lực VNCH 19 tháng 6, tôi cũng đã gặp nhiều cựu quân nhân Hải Quân, nhưng có bao giờ tôi gặp lại anh đâu? Ngày xưa, tôi nhìn các anh Hải Quân bằng con mắt lãng mạn qua bộ quân phục trắng tinh, qua những lời ca trữ tình “áo dài xanh bên áo trắng hoa biển” hay “trăng đại dương không đủ viết thư đêm…“.
Ngày ấy, tôi nghĩ rằng các anh Hải Quân ra khơi là ngắm trăng gió, là nói chuyện với các vì sao… Đến bây giờ nghĩ lại mới thấy mình đã lãng mạn hóa bộ quân phục trắng của các anh mà quên đi rằng, các anh cũng đóng góp máu xương trong cuộc chiến bảo vệ tự do cho quê hương. Máu các anh đã thắm vào nước ngọt của sông rạch miền Nam, hoà tan vào biển mặn của vùng duyên hải, của Hoàng Sa, của Trường Sa, của biển cả Nam Hải…
”Tàu đưa ta đi, tàu sẽ đón ta hồi hương….“, tiếng hát của con gái tôi trong nhà bếp vọng ra. Tiếng hát của nó mềm mại suông sẻ theo những nốt nhạc, rất khác với lúc nó nói tiếng Việt ngập ngừng và hơi cứng nghe rất buồn cười, mặc dù tôi cố gắng uốn nắn rất nhiều. Không trách được, vì nó nói tiếng Mỹ nhiều hơn tiếng Việt, một ngày 8 tiếng đồng hồ trong trường!
Mấy năm nay, nó đã đủ lớn để hiểu là tôi muốn nó gìn giữ tiếng mẹ đẻ nên phần nó cũng rất cố gắng. Nó hay hát nhạc Việt khi có mặt tôi.
Câu hát vừa rồi của con gái tôi đã cho tôi một hy vọng tràn đầy. Hy vọng đất nước sẽ có ngày “giải phóng” thật sự, thoát khỏi ách đô hộ của bọn giặc nội xâm, bọn quỷ đỏ vô nhân tính. Để một lần xa bến của tôi sẽ không là “một lần đi là vĩnh viễn con tàu, đi để nhớ những chiều pha tóc trắng…” như hai câu thơ của thầy Tuệ Sỹ mà tôi đã thuộc nằm lòng để thắm thía nỗi khổ đau mỗi khi nghĩ về quê hương Việt Nam nay đã rách nát vì môi sinh ô nhiễm, tình thương đạo nghĩa đã băng hoại đến nỗi phụ nữ trẻ con bị đưa đi bán phấn buôn hương khắp các nơi trên quả địa cầu!
Hãy “về bến” để chấm dứt mối tai họa đang hiện diện, để rồi xây dựng lại quê hương, xây dựng lại tinh thần đạo nghĩa của người Việt Nam mang dòng máu Tiên Rồng, hỡi những ai còn nhận mình là con Hồng, cháu Lạc!
Mỹ Lệ
to