Truyện Ngắn & Phóng Sự
Mì, mắm bồ-hốc và ca-măm-be
Hồi-ký BÌNH-NGUYÊN LỘC
Mắm bồ hốc
Thuở còn là học-trò của trường Xách-Lu Lô-Bà ở Tây-Cống, Boòng Xi-Hà-Núc rất khoái ăn mì của Chú Tắc ở Chợ-lớn.
Boòng họ Xi khoái ăn mì và ngỡ ai cũng khoái y như Boòng, nên chi mới có cái thông-cáo kỳ-cục nhứt thế-giới, vào cái năm mà vài võ-nhơn ta toan đảo-chánh ông Diệm nhưng chuyện bất-thành chạy sang bên ấy!
Thông-cáo rằng: „Ông …. được chánh-phủ Hoàng-gia Cam-Bú-Địa tiếp-đón nồng-hậu và đãi một tô mì“.
Thật là thế-gian hi-hữu, không hề có tiền-lệ trong lịch-sử thế-giới cổ-kim, văn-kiện chánh-trị ngoại-giao lại có nói chuyện đớp mì trong đó.
Mì là ám-ảnh của họ Xi cho nên lớn lên, làm chánh chị, chánh em, họ Xi bắt bồ ngay với họ Mao bởi họ Mao có nhiều cán-bộ hỏa-đầu-quân nấu mì num-bờ oan.
– Cùng với ông vua ẩm-vị của xứ Cam-Bú-Địa, còn một anh khoái ăn mì Chú Tắc nữa. Anh nầy cao hai thước tây, y như De Gaulle, học cùng trường với ông vua mì, nhưng anh ta là Tây, và chỉ làm vua trong môn quần-vợt học-sinh mà thôi. Đó là anh Bê-Tra.
Dân Sàigòn còn nhớ một ông Boòng và một ông Tây tối-tối, nhảy rào đi ăn mì và ca Vọng-cổ hoài-lang:
ĐIỆU XƯA:
Buồn lòng nầy ta thán
Nhắc đến quê-quán châu mày
Làm sao báo ơn cao, dài
Thuở ấy, tuy mê mì, nhưng Boòng Xi-Hà-Núc chưa bắt tay với họ Mao, vì họ Mao mới có 15 tuổi. Thế nên Boòng tạm bắt tay với họ Bê, bởi họ Bê là dân của một nước nổi-danh về một thứ mắm thơm mùi mắm bồ-hốc. Đó là mắm ca-măm-be.
Sau nầy có lẽ nhớ người bạn cũ, nên Boòng mới bắt tay với De Gaulle cũng cao 2 thước và cũng thuộc dân-tộc có mắm ca-măm-be.
Nhưng ca-măm-be nhập-cảng vào Sàigòn bán không được, nên các con buôn thôi nhập-cảng.
– Dân Sàigòn lại còn nhớ tối-tối, anh họ Bê kéo anh họ Xi đi ăn tạm ca-măm-be lô-canh do chị em xóm Lơ-Pheo sản-xuất.
Kể ra thì Sàigòn thuở ấy cũng bảnh quá xá. Vua Bảo-Đại được huấn-luyện ở Ba-Lê nhưng vua Xi-Hà-Núc chỉ được huấn-luyện ở Sàigòn mà thôi.
Đó là một ông vua chiếu nhì.
Nhưng, nếu thế thì thành-phố Sàigòn lại là lò huấn-luyện vua hạng nhì chớ chẳng chơi, tuy chỉ là lò hạng nhì thôi. Vẫn hơn là không được làm lò ấy lần nào.
Còn cái ông vua quần-vợt trẻ hơn ông vua kia 5, 6 tuổi và học những lớp sau ông ấy, cũng đã làm cho Sàigòn thơm lây cái danh của ông, vì sau đó, ông không là vua trong số học-sinh nữa, mà vua nước Pháp và nhớ đâu như có lần đã vua thế-giới gì ấy.
Bê-Tra lại còn là cầu-tướng túc-cầu nữa, thủ-môn của đội banh trường Xách-Lu. Anh ta đứng đầu gần đụng cây đà ngang của khung gỗ, dang hai tay ra thì tay gần đụng hai cây trụ ở hai bên. Thế nên năm nào tranh vô-địch học-sinh, Xách-Lu và P. Ký cũng vào phi-nan, nhưng P. Ký cứ thua, là tại thuở ấy cả nước Việt-Nam đều chưa ai biết đúng kỹ-thuật đá banh, cứ chơi rơ cá-nhân cho ngoạn-mục, còn tây thì họ đã biết rơ đồng-đội rồi, nhưng phần chánh là nhờ chiến-lược kỳ-dị của họ, họ cứ để cho ta tấn-công cho mệt ngất đi, mà họ không thua, nhờ anh Bê-Tra cao giò, tay vượn, bảo-đảm an-ninh cho địa-phận họ.
Khi ta ngáp gió rồi, họ tấn-công lại là họ ăn chắc một trăm phần trăm.
Bài nầy là một bài hồi-ký hơi vui nhưng tôi cũng nói đến nước mắt.
Thuở ấy năm nào, sau trận vô-địch học-sinh liên-trường Sàigòn, một số học-sinh P. Ký cũng khóc. Họ đã khóc cho màu cờ Việt-Nam, vì P. Ký vào phi-nan luôn luôn là đại-diện cho các trường ta.
Những người bạn đã khóc cho màu cờ ấy, về sau rất đông người đã trả nợ máu cho màu cờ, bấy giờ là cờ thật-sự của quốc-gia Việt-Nam.
B.N.L.
Chú thích của BBT:
Xách-Lu Lô-Bà: trường Chasseloup Laubat
Boòng Xi-Hà-Núc: hoàng-tử Sihanouk
Bê-Tra: Yvon Petra (08.03.1916 Chợ-lớn – 12.09.1984 Paris), vô-địch giải quần-vợt Wimbledon 1946
Phi-nan: finale: chung-kết
Rơ: jeu: lối chơi
Lô-canh: local: ám-chỉ hàng sản-xuất tại địa-phương, cũng có nghĩa là đồ giả
Ca-măm-be: Camembert, tên một loại phó-mát nổi tiếng nhờ cái mùi „mắm“ đặc-biệt.
http://dannews.info/2016/03/06/mi-mam-bo-hoc-va-ca-mam-be/
Mì, mắm bồ-hốc và ca-măm-be
Hồi-ký BÌNH-NGUYÊN LỘC
Mắm bồ hốc
Thuở còn là học-trò của trường Xách-Lu Lô-Bà ở Tây-Cống, Boòng Xi-Hà-Núc rất khoái ăn mì của Chú Tắc ở Chợ-lớn.
Boòng họ Xi khoái ăn mì và ngỡ ai cũng khoái y như Boòng, nên chi mới có cái thông-cáo kỳ-cục nhứt thế-giới, vào cái năm mà vài võ-nhơn ta toan đảo-chánh ông Diệm nhưng chuyện bất-thành chạy sang bên ấy!
Thông-cáo rằng: „Ông …. được chánh-phủ Hoàng-gia Cam-Bú-Địa tiếp-đón nồng-hậu và đãi một tô mì“.
Thật là thế-gian hi-hữu, không hề có tiền-lệ trong lịch-sử thế-giới cổ-kim, văn-kiện chánh-trị ngoại-giao lại có nói chuyện đớp mì trong đó.
Mì là ám-ảnh của họ Xi cho nên lớn lên, làm chánh chị, chánh em, họ Xi bắt bồ ngay với họ Mao bởi họ Mao có nhiều cán-bộ hỏa-đầu-quân nấu mì num-bờ oan.
– Cùng với ông vua ẩm-vị của xứ Cam-Bú-Địa, còn một anh khoái ăn mì Chú Tắc nữa. Anh nầy cao hai thước tây, y như De Gaulle, học cùng trường với ông vua mì, nhưng anh ta là Tây, và chỉ làm vua trong môn quần-vợt học-sinh mà thôi. Đó là anh Bê-Tra.
Dân Sàigòn còn nhớ một ông Boòng và một ông Tây tối-tối, nhảy rào đi ăn mì và ca Vọng-cổ hoài-lang:
ĐIỆU XƯA:
Buồn lòng nầy ta thán
Nhắc đến quê-quán châu mày
Làm sao báo ơn cao, dài
Thuở ấy, tuy mê mì, nhưng Boòng Xi-Hà-Núc chưa bắt tay với họ Mao, vì họ Mao mới có 15 tuổi. Thế nên Boòng tạm bắt tay với họ Bê, bởi họ Bê là dân của một nước nổi-danh về một thứ mắm thơm mùi mắm bồ-hốc. Đó là mắm ca-măm-be.
Sau nầy có lẽ nhớ người bạn cũ, nên Boòng mới bắt tay với De Gaulle cũng cao 2 thước và cũng thuộc dân-tộc có mắm ca-măm-be.
Nhưng ca-măm-be nhập-cảng vào Sàigòn bán không được, nên các con buôn thôi nhập-cảng.
– Dân Sàigòn lại còn nhớ tối-tối, anh họ Bê kéo anh họ Xi đi ăn tạm ca-măm-be lô-canh do chị em xóm Lơ-Pheo sản-xuất.
Kể ra thì Sàigòn thuở ấy cũng bảnh quá xá. Vua Bảo-Đại được huấn-luyện ở Ba-Lê nhưng vua Xi-Hà-Núc chỉ được huấn-luyện ở Sàigòn mà thôi.
Đó là một ông vua chiếu nhì.
Nhưng, nếu thế thì thành-phố Sàigòn lại là lò huấn-luyện vua hạng nhì chớ chẳng chơi, tuy chỉ là lò hạng nhì thôi. Vẫn hơn là không được làm lò ấy lần nào.
Còn cái ông vua quần-vợt trẻ hơn ông vua kia 5, 6 tuổi và học những lớp sau ông ấy, cũng đã làm cho Sàigòn thơm lây cái danh của ông, vì sau đó, ông không là vua trong số học-sinh nữa, mà vua nước Pháp và nhớ đâu như có lần đã vua thế-giới gì ấy.
Bê-Tra lại còn là cầu-tướng túc-cầu nữa, thủ-môn của đội banh trường Xách-Lu. Anh ta đứng đầu gần đụng cây đà ngang của khung gỗ, dang hai tay ra thì tay gần đụng hai cây trụ ở hai bên. Thế nên năm nào tranh vô-địch học-sinh, Xách-Lu và P. Ký cũng vào phi-nan, nhưng P. Ký cứ thua, là tại thuở ấy cả nước Việt-Nam đều chưa ai biết đúng kỹ-thuật đá banh, cứ chơi rơ cá-nhân cho ngoạn-mục, còn tây thì họ đã biết rơ đồng-đội rồi, nhưng phần chánh là nhờ chiến-lược kỳ-dị của họ, họ cứ để cho ta tấn-công cho mệt ngất đi, mà họ không thua, nhờ anh Bê-Tra cao giò, tay vượn, bảo-đảm an-ninh cho địa-phận họ.
Khi ta ngáp gió rồi, họ tấn-công lại là họ ăn chắc một trăm phần trăm.
Bài nầy là một bài hồi-ký hơi vui nhưng tôi cũng nói đến nước mắt.
Thuở ấy năm nào, sau trận vô-địch học-sinh liên-trường Sàigòn, một số học-sinh P. Ký cũng khóc. Họ đã khóc cho màu cờ Việt-Nam, vì P. Ký vào phi-nan luôn luôn là đại-diện cho các trường ta.
Những người bạn đã khóc cho màu cờ ấy, về sau rất đông người đã trả nợ máu cho màu cờ, bấy giờ là cờ thật-sự của quốc-gia Việt-Nam.
B.N.L.
Chú thích của BBT:
Xách-Lu Lô-Bà: trường Chasseloup Laubat
Boòng Xi-Hà-Núc: hoàng-tử Sihanouk
Bê-Tra: Yvon Petra (08.03.1916 Chợ-lớn – 12.09.1984 Paris), vô-địch giải quần-vợt Wimbledon 1946
Phi-nan: finale: chung-kết
Rơ: jeu: lối chơi
Lô-canh: local: ám-chỉ hàng sản-xuất tại địa-phương, cũng có nghĩa là đồ giả
Ca-măm-be: Camembert, tên một loại phó-mát nổi tiếng nhờ cái mùi „mắm“ đặc-biệt.
http://dannews.info/2016/03/06/mi-mam-bo-hoc-va-ca-mam-be/