Truyện Ngắn & Phóng Sự

Ông phán nghiện (Thế Lữ)

Ông ta là người Nam Kỳ, nhưng từ khi về hưu trí vẫn không rời bỏ cái nhà lá mua được ở trên con đường đi về huyện Vũ Tiên. Nhà này đứng trơ trọi trên một vườn mía không ai trông nom và ngoảnh mặt ra một cái đầm con chật ních những bèo Nhật Bản.
Ông phán nghiện
 
image
Ông ta là người Nam Kỳ, nhưng từ khi về hưu trí vẫn không rời bỏ cái nhà lá mua được ở trên con đường đi về huyện Vũ Tiên.
Nhà này đứng trơ trọi trên một vườn mía không ai trông nom và ngoảnh mặt ra một cái đầm con chật ních những bèo Nhật Bản. Không thân thuộc ai, cũng không tưởng gì đến sự về quê hương, ông ta sống ở đó thầm kín một mình, ngày hai bữa đã có thằng bé con ở hiệu cao lâu Khách phố Đệ Nhị đưa cơm nước đến. Ông ta không ra ngoài mấy khi: cả công việc chỉ quanh quẩn bên cái bàn đèn. Mà khi bước chân ra khỏi nhà là người khắp tỉnh Thái Bình xì xào, chỉ trỏ. Tên ông ta là Được, Trần Văn Được, nhưng họ quen gọi là lão phán nghiện hay là lão phán Sài Gòn.
 


Tôi ở xa, đến chơi nhà một người bạn ở đầu tỉnh Thái được ít lâu, đã chú ý đến con người kỳ khôi ấy, vì tính tôi hay tò mò, vốn thích những chuyện lạ, những nhân vật khác thường. Cho nên mỗi khi thấy người đàn ông gày gò, đội mũ trắng bửn, mặc áo bông đụp và quần cháo lòng kia lệt sệt đôi giày cũ đi qua cửa nhà bạn tôi, là tôi chạy ra nhìn cho đến lúc ông ta đi khuất. Bạn tôi vẫn nói đùa rằng: “Anh hẳn có duyên vì với ông phán nghiện”.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->
Tôi chẳng biết sự chú ý đó có phải vì thanh khí tương hợp gì chăng? Nhưng riêng tôi thì tôi không ghét người đàn ông kia như phần nhiều người tỉnh Thái. Họ đồng lòng cho ông ta là một hạng người keo bẩn, độc ác, có tiền của chôn giấu – là một con cáo già bo bo giữ lấy hang. Cái nhà lá vắng vẻ kia không ai biết trong có những cái bí mật gì, vì cả những bạn đồng sự cũ của ông ta cũng không ai ưa bước chân tới đó.

Tính tò mò của tôi mỗi lần trông thấy ông phán Sài Gòn lại bị khiêu khích. Tôi tìm hết cách làm quen với ông ta. Hai ba lần tôi vô cớ đón đường chào, nhưng ông ta chỉ gườm mắt nhìn tôi từ đầu đến chân, rồi lại bước đi, không nói qua nửa tiếng. Tôi biết ông ta không phải là người dễ bắt chuyện, nhưng tôi vẫn kiên tâm chờ một dịp tốt nào đó. Dịp tốt ấy hiện đến một buổi chiều đầu tháng mười.
Ông ta lên phố lĩnh hưu bổng về, tay cẩn thận cầm một vài gói hàng mới mua sắm. Lúc sắp rẽ sang đường Vũ Tiên thì một lũ trẻ con đua nhau vừa đuổi theo ông ta vừa chế giễu. Ông ta ngoắt quay lại thì một đứa chạy không kịp cuống chân ngã xuống đường, mặt cắt không còn hột máu. Người lớn liền đổ ra sinh sự. Họ nhất định giữ ông ta lại. Tôi phải chạy đến phân giải mãi, họ mới chịu buông ông ta ra.
 
Ông phán nghiện chỉ lắc đầu phàn nàn, rồi không cảm ơn tôi lấy một lời, ông ta chực quay gót. Nhưng tôi đã nắm được cơ hội, đi theo ông ta một quãng, nói mấy câu lễ phép vu vơ, ông phán lại nhìn tôi một cách ngờ vực như mọi khi, ngẫm nghĩ một hồi lâu rồi cất tiếng nhè nhẹ và rè rè của một người Nam Kỳ nghiện nặng mà bảo tôi rằng:
“Tôi là một người ở biệc tịch, một người ai cũng ganh ghét cớ chi thầy còn chú ý tới tôi?”
Thế rồi ông ta rảo bước tiến lên, tỏ ý không muốn tôi đáp lại.
Tuy vậy, từ hôm đó trở đi, ông ta không e sợ tiếng chào của tôi như trước và nhìn tôi bằng đôi mắt dịu dàng hơn. Tôi không bỏ một dịp nào gặp mặt mà không hỏi ông ta một vài câu. Trước ông ta còn lặng thinh, sau mỉm cười, rồi sau cùng đứng lại hỏi:
- “Thầy màng diệc” ở Thái Bình?
- Thưa cụ không. Tôi đến chơi đây.
- Tới chơi mà ở lâu dữ vậy, cà?
- Vâng, vì tôi ở dưỡng bệnh nhân thể.


Một lần khác, ông hỏi tôi ở đâu và làm ăn gì. Tôi thưa:
- Thưa cụ, tôi làm nghề viết báo ở Hà Nội.
Ông ta giương đôi mắt tươi cười nhìn tôi một lúc rồi nhìn đi chỗ khác, vẻ lơ đãng như người nghĩ chuyện đâu đâu. Rồi ông chậm rãi nửa như bảo tôi, nửa như nói một mình:
- Viết báo à? Vậy thầy hẳn biết ở đời này lắm chuyện “tức cười” lắm hả?

 
Đối với người lạ lùng như thế, được nói mấy câu chuyện không đâu, cũng có thể gọi là quen thân rồi. Tôi xem ra ông phán Sài Gòn cũng tỏ ra ý mến tôi như một người bạn nhã nhặn tử tế. Có khi trông thấy tôi, ông ta lại chào hỏi trước, có lần lại nhận lời vào chơi trong nhà người bạn tôi. Thực là một sự lạ cho tỉnh Thái Bình.
Nhưng về phần ông ta, thì xa với điều tôi mong, ông không hề mời tôi vào chơi nhà ông bao giờ hết. Tôi cho đó là một sự vô ý của một người kỳ cổ ít thiệp đời, nên một hôm tôi lấy cớ đến thăm ông ta để xem xét những điều tôi muốn biết.

Lúc tôi gần bước chân đến cái đầm nhỏ trước cửa nhà ông phán Sài Gòn, thì thấy ông ta đương đổ bã chè ở chái hiên. Tôi bắc loa tay gọi:
- Cụ phán ơi! Tôi vào thăm cụ đây!
Ông ta ngửng đầu lên trông, nhận được tôi, không nói năng gì, tức khắc đi vào trong nhà đóng kín cửa lại. Tôi ngạc nhiên quá, rẻo qua bờ đầm đến bên cạnh cửa, gõ gọi lần nữa thì có tiếng ông phán thưa ra:
- Có chuyện chi thầy để tới khi khác, giờ tôi không thể tiếp thầy đặng.
Trong nhà tối om, qua khe cửa tôi thấy leo lét có ngọn lửa đèn.

Hơn nửa tháng sau tôi mới lại gặp ông phán nghiện ra phố. Hôm ấy ông ta đương trả tiền cơm tháng cho người chủ hiệu cao lâu phố Đệ Nhị, và hỏi giá mua mấy sọt than tầu. Thấy tôi cùng đi với một người bạn gái mới ở Hà Nội xuống chơi, ông ta không nói gì qua, cũng không đáp lại cái gật đầu của tôi, làm như người không quen biết tôi lần nào cả.
Tôi để cô bạn đi trước lại gần hỏi nhỏ ông ta:
- Lâu nay cụ mạnh giỏi chứ?
- Không mạnh giỏi lắm. Thầy ít bữa nay không ở Thái Bình sao mà tôi qua nhà hai lần không thấy?
- Thưa cụ, tôi đi chơi Ninh Bình.
- Đi với cô kia, phải không. Người chi mà lịch sự vậy?
- Một người bạn gái ở Hà Nội về chơi thăm tôi.

Ông ta yên lặng một lát rồi bảo tôi:
- Bao giờ thầy có thời giờ, vô chơi nhà tôi chút nhé! Tôi có chuyện này ngộ lắm đa!
Tất nhiên là tôi không từ chối.
Ngay chiều hôm ấy, sau khi tiễn người bạn gái sang Nam Định trở về, tôi vội vã đến nhà ông phán Sài Gòn. Trời phơn phớt mưa bụi như gội thêm cái u tối xuống cảnh ngày đông. Cái nhà lá ở bên đường Vũ Tiên càng thêm có vẻ hiu quạnh…
Tới nơi thấy cửa đóng kín. Tôi đập cửa gọi thì bên trong có tiếng giận dữ hỏi ra:
- Ai.
- Thưa cụ, tôi.
- Tôi là ai? Gọi chi mà dữ vậy?
- Kìa cụ phán, tôi đây mà! Người quen cụ đây mà!
Ông ta nhận được tiếng tôi rồi mà hình như chưa khỏi càu nhàu. Tôi nghe thấy bên trong lịch kịch như dọn dẹp bàn đèn, mấy tiếng phì phò thở mạnh, rồi một lúc, thấy một con mắt nghé sau khe cửa nhìn ra:
- Cụ đang bận, phải không? Tôi đến cản trở cụ hẳn?
- Không hề chi. Tôi đang dở hút.
- Nếu vậy xin để lần khác tôi đến thăm cụ vậy?
- Không, (ông ta vừa nói vừa mở cửa) thầy cứ dô chơi.

 
image
Mắt tôi lúc ấy chưa quen tối, mà trong nhà cửa sổ vẫn kín bưng. ánh sáng nhạt nhẽo ở bên ngoài, ánh sáng yếu đuối ở ngọn đèn dầu lạc với cái hỏa lò than ở gần, chỉ cho tôi thấy lờ mờ mấy bộ ghế ngựa thấp kê ở giữa nhà, với sau đó là một thứ tủ chè ngắn và cao, hai cửa kính lấp loáng.
Câu thứ nhất ông bảo tôi trong lúc ông đi đóng cửa vào đã khiến tôi lấy làm lạ.
“ở nhà tôi, nhất là lúc tôi hút, thầy có thấy chi lạ cũng đừng sợ đa thầy!”


Tôi ngồi ghé xuống bộ ghế ngựa, đưa mắt nhìn chung quanh nhà: một cái giường cầu, dưới chiếc màn đã lâu không giặt, kê một bên. Gian bên kia trơ trọi một cái bàn thờ, trên để đủ các thứ: chai, lọ, tượng sứ nhỏ, sách chữ nho, và nhiều thứ vặt vãnh. Sau bàn, ẩn trong bóng mờ tối, phảng phất hình những chậu sành nhớn, những thạp và một hai cái chum con.

 
Ông phán ngồi xổm lên bộ ngựa, cho thêm than vào hỏa lò và đặt một siêu nước lên trên, mở chụp đèn cắt bớt bấc đi, tháo tẩu ra rồi vừa nạo, vừa thong thả nói:
- Hồi sớm mai tôi gặp thầy đi với một cô nào, tôi bắt tội nghiệp giùm cho thầy quá.
- Thưa cụ sao vậy?
- Vì thầy là người tôi có bụng mến lắm. Tôi nói thiệt,
người đời xấu hết, tôi thấy ít ai tử tế, ít thấy ai không có bụng ghét đố kỵ, nhưng tôi thấy có thầy.

Lúc ấy tôi ngạc nhiên hơn là vui thích bởi những tiếng ngợi khen đó. Vì mến tôi, vì cho tôi tử tế mà ông ta thương hại khi trông thấy tôi đi với một người bạn rất dịu dàng, thì thực là một điều ngược đời, tôi không thể nào hiểu được. Tôi hỏi:
- Thưa cụ, cụ có quen biết người đi với tôi không?
Đây, tôi xin thuật lại đúng như lời ông ta đáp:
“Không, nhưng tôi biết ngừi đó là đờn bà. Thế là đủ. Đờn bà không phải là ngừi cho mình tin đâu, thầy. Họ dịu dàng, âu yếm, mơn trớn mình… Nhưng để coi: họ là con mèo giấu móng, hơn thế, họ là một giống nham hiểm mà biết suy nghĩ. Đờn bà thiệt đáng sợ lắm đó, thầy!”

Tôi nghe những lời nói thực thà một cách đột ngột ấy mà nhớ tới câu chuyện mùa xuân của một nhà danh sĩ Pháp. Trong đó kể chuyện một ông đứng tuổi khuyên can một chàng thiếu niên đừng sa ngã vào vòng ái tình. Tôi đang tìm câu trả lời thì ông phán Sài Gòn đã nói tiếp:
- Thiệt vậy, thầy nên tin ở tôi – đờn bà là giống đáng ghê sợ… Tôi sống một mình ở đây, bỏ cửa bỏ nhà, bỏ quê quán cũng vì đờn bà đó. Tôi đã khổ, đã cực nhục nhiều phen vì chúng nó. Tôi không muốn trở lại mà thấy những cảnh đã trông thấy nỗi đau khổ của tôi.

Rồi ông ta cho tôi biết rằng hồi niên thiếu, ông ta đã yêu, mà yêu một cách nồng nàn đắm đuối. Không có sự khó khăn nào, không có điều nguy hiểm nào ông ta không vượt qua để được gần gụi người yêu: mà khi đã chiếm được lòng ai rồi thì không có sự vất vả nào ông ta không chịu mang để người yêu được sung sướng, “sung sướng như bà hoàng hậu”. Thế mà người ông yêu lại đi yêu người khác. Lòng người yếu đuối: ông rộng lòng tha thứ cho, nhưng người thiếu phụ ấy không hề ăn năn, tìm nhiều cách lừa dối, lường gạt ông, ông tha thứ cho bao nhiêu lần là bấy nhiêu lần ông đau khổ.

- Thế rồi tôi sinh ra căm tức, thù ghét người tôi thương: không những thế, tôi còn ghét lây, thù lây cả giống họ nữa. Tôi trông thấy ngừi đờn bà là tôi thấy một vật độc ác giấu lưỡi gươm ở hai con mắt, giấu bẫy cạm ở trong lòng. Thầy ôi! Cho nên tôi thấy thầy đi với họ – thầy là một ngừi tử tế hơn ai hết thẩy, là ngừi mà tôi coi như hình ảnh của tôi ngày trước – nên tôi buồn giùm. Thầy nghe tôi, thầy phải coi chừng, những tay ngà ngọc của họ bóp trái tim mình không biết chùn, đa! Mình có đau khổ, mình có thất tình mà chết họ cũng trối kệ.

image
Lúc ấy ông ta đã đánh sái xong, đang ngả mình nướng điếu thuốc mới. Tôi thấy cái phút yên lặng lúc đó khó chịu lắm, đang muốn nói một câu gì nhưng chưa tìm được, thì ông phán lại nói luôn:
- Đời tôi bây giờ không còn mong gì nữa rồi… cái sanh thú độc nhứt của tôi bây giờ chỉ có thuốc phiện, chỉ có ả phù dung, là một vị tiên ác nghiệt nhưng trung thành: mình không ruồng bỏ thì thôi, chớ chẳng đời nào cổ ruồng bỏ mình. Câu ví của tôi nghe ngộ quá hả! Cái ái tình của tôi chỉ là hút á phiện – có vậy đó thôi. Còn đờn bà! Trời ơi! Đờn bà là một vật chi vậy?… Một bữa tối qua Nam Định, tôi trông thấy một bức tranh vẽ treo ở cửa một nhà hát bóng; tôi thấy, tôi không bao giờ quên. Tranh đó vẽ một con đờn bà lúc đêm tối ngồi để tay lên đầu một anh đờn ông… mà cái bóng đen của hai đứa chiếu lên tường lại là bóng con hổ cái dìu đầu một người xuống dưới một chưn trước của nó. Tôi thấy cái ngụ ý đúng quá, cười ầm lên. Từ đó tôi được một hình ảnh để ví giống đờn bà, hạp với ý tôi… rồi tôi lại kiếm đặng một hình ảnh hay hơn, đúng hơn ấy là giống rắn!

Điếu thuốc vừa chín, làm tắt mất mấy tiếng cười gằn. Ông nâng xe phiện mời tôi:
- Thầy hút điếu thuốc cho khỏe.
- Xin vô phép cụ.
Ông không nài, thót má vào kéo một hơi, rồi lừ đừ mắt mà thở.
Lúc ấy tôi như đang giao tiếp với một nhân vật kỳ quặc trong một cảnh tượng huyền ảo… Tôi nghĩ đến những lời khe khắt quá đáng của người đàn ông kia mà thấy ghê rợn cả người. Những lời nói căm hờn ấy có một mãnh lực rất quái lạ… Tôi tất nhiên không biểu đồng tình, nhưng tôi cũng không tìm được nhẽ gì để bài bác.

Ông ta tiêm luôn mấy điếu nữa hút, để mặc tôi suy nghĩ vẩn vơ. Tôi lơ đãng nhìn ngọn đèn lửa nhọn đâm thẳng lên, nhìn những tiêm móc và các đồ dùng trên bàn đèn, nhìn khói trắng từ từ lan ra trong bầu không khí thơm nồng và ấm áp, rồi lại nhìn bộ mặt gầy guộc xanh xám mơ màng trong làn khói bộ mặt in đầy những vẻ chua chát mỉa mai…
 
Bỗng nhiên tôi tái người đi, hai hàm răng cắn chặt lấy nhau để giữ một tiếng kêu, vì tôi vừa thấy một vật ghê gớm: một con rắn cạp nong lớn, mình lấp lánh như chiếc khăn quàng bằng lụa bóng, đang yên lặng nằm vắt qua cổ ông. Con rắn hình như không để ý gì đến tôi… chỉ ngóc đầu lên gần mặt ông ta mà chờn vờn những làn khói thuốc phiện chưa tan hết. Ông phán nghiện thì lim dim mắt nằm đó, nét mặt thản nhiên lạ thường. Tôi bám lấy mép ghế ngựa cho khỏi run, muốn chạy nhưng chân ríu lại… Quay ra cửa thì cửa đóng kín. Tôi hết sức tĩnh trí se sẽ gọi:
- Cụ phán!
Ngoảnh lại, con rắn không còn đó nữa, biến đi như hình ảnh một giấc mơ.
Trống ngực tôi đập thình thình, tôi lẩm bẩm một câu hỏi mà không biết ông phán có nghe thấy không, chỉ thấy ông ta mở mắt ngồi thẳng dậy cười mấy tiếng nghe rợn tóc gáy, rồi bảo tôi:
- Tôi đã biểu thầy đừng sợ từ lúc mới bước vô đây kia mà…
- Nhưng vừa rồi tôi trông thấy một con rắn nó quấn cổ cụ!
- Phải, con rắn của tôi đó… Con rắn của tôi nuôi.
- Nó đâu rồi?
- Đây nè! (ông ta vừa nói vừa trỏ cho tôi thấy một cuộn tròn ngũ sắc ở trong bóng cái gối xếp) Vừa rồi nghe thầy gọi, nói chui nằm xuống đó… Thầy trông ngộ lắm phải không?
- Nhưng, trời ơi! Sao cụ lại nuôi cái quái vật ấy thế?
- Nó là rắn chứ không phải là quái vật. Vì thầy coi: nó có nỡ hại tôi bao giờ đâu? Nó quấn quýt bên mình tôi đã có trên ba, bốn năm nay rồi… Cái quái vật mà người ta không ngờ, mà người ta tin yêu, ấy là đờn bà, ấy là giống tôi ghét và tôi sợ nhứt đó.


 
image
 
 
 
Tôi không thấy lời nào độc địa hơn thế nữa, nên vẫn không biết trả lời ra sao. Ông phán hình như không thèm để ý đến tôi, chỉ vừa cười nói tiếp:
- Phải. Tôi ghét tụi đờn bà lắm, nên mới nẩy ra cái ý kiến nuôi rắn làm bầu bạn, trong lúc sống một mình này. Tôi làm thế đặng an ủi lòng tôi, đặng ngạo đời chơi, đặng cho chúng biết rằng tôi ở với rắn còn sung sướng hơn ở với chúng.
Tôi mua đặng con rắn từ bốn năm về trước trong hồi tôi qua Nam Định có việc – mà chính là hồi tôi nảy ra ý kiến so sánh rắn độc với đàn bà… Tôi đem nó về rồi ngày ngày đặt cái lồng đựng nó ở bên bàn hút, nói chuyện với nó, than thở với nó, như tình tự với người thương. Tôi hút điếu nào lại hà khói vào lồng đặng cho nó nuốt đi. Cứ vậy trong hơn một tháng trời, lần lần con rắn thành quen khói thuốc, thành “nghiền”. Tôi mới thả ra cho nó đi, nhưng chỉ ít lâu nó lại trở lại quanh quẩn bên bàn hút. Rồi cứ vậy cho tới giờ, con rắn không bao giờ muốn rời bỏ tôi ra. Tới bữa hút là nó lại bò gần tôi… Mỗi ngày tôi một cưng nó hơn lên và để cho được tự do “mơn trớn” tôi như thầy vừa thấy đó.
- Bữa trước thầy tới chơi thì tôi vừa mới bắt đầu nằm hút. Mà lúc con rắn của tôi chưa đủ nghiền thì không được hiền lành với người ngoài… Tôi sợ thầy đột nhiên trông thấy nó, lỡ có vô ý động tới nó chăng, nên mới không tiếp thầy đặng. Bây giờ thì tôi bắt sao, nó phải theo vậy: nó lành hơn con chiên.


Vừa nói, ông ta vừa vuốt lên những khúc cuộn tròn của con rắn một cách nhẹ nhàng, yêu dấu như người vuốt ve một con mãn, miệng sẽ huýt mấy tiếng còi. Con rắn liền ngóc đầu lên, vươn mình bò quấn lấy cánh tay ông ta. Ông ta rũ một cái, nó lại nằm cuộn tròn dưới chiếu.
Ông phán quay lại bảo tôi:
- Đã trên ba, bốn năm trời rồi, tôi vẫn sống với nó như sống với một “ngừi bầu bạn” trung thành, nên đời tôi cũng không quạnh hiu lắm. Mà mỗi khi tủi phận hay căm tức vì nghĩ tới chuyện xưa, tôi lại gọi nó ra bên bàn đèn mà than thở với nó… Những lúc đó tôi thấy sung sướng trong tâm lắm, vì nghĩ rằng con rắn của tôi còn tử tế hơn đờn bà lận.

 
 
Lúc tôi cáo từ ông phán nghiện đi ra, thì bên ngoài trời sẩm tối, mưa lấm tấm gội một cách dịu dàng vào đôi má nóng bừng của tôi… Tôi thấy lòng nhẹ nhàng, trí vẫn tỉnh táo suy nghĩ được như thường - vì tôi thú thực, câu chuyện của ông phán kỳ quái vừa rồi làm cho tôi tưởng đến loạn óc mất. Tôi tìm cách hiểu lấy đôi chút tâm trạng của người đàn ông ấy, nhưng cũng không thể nào hiểu được: phải là người khổ lắm – khổ quá- phải trải qua nhiều điều đắng cay chua xót vì đàn bà lắm mới có những tư tưởng “quá khích” như thế được.


Bốn năm hôm sau, tôi lại vào chơi nhà ông phán Sài Gòn. Ông ta hỏi tôi:
- Bộ thầy cho tôi là ngừi kỳ cục lắm hả? Mà kỳ cục thiệt, chớ chi? Nhưng có điều tôi không hại tới ai. Ngừi ta ghét tôi, tôi ghét lại. Thế là công bình. Miễn không ai quấy rầy tôi là tốt.
Tôi trông thấy con rắn vắt qua cổ ông ta cũng đã quen mắt và mấy lần sau tôi đến đã dám theo lời ông ta vuốt lên mình nó mà không việc gì. Ông phán cười không thật và khàn khàn bảo tôi:
- Thầy viết báo đã thấy có người ở với rắn bao giờ chưa?…
… Cuối năm ấy, tôi từ giã Thái Bình, có đến chào ông phán Sài Gòn thì thấy ông ta vừa vuốt ve con rắn cạp nong vừa phàn nàn rằng ít bữa nay ông hút thuốc là hút cho con rắn chứ không thấy thú nữa. Hồi đó, ông ta bắt đầu bị yếu. Tôi nghĩ bụng: người nghiện chê thuốc hẳn không phải là một triệu chứng hay.

 
Đầu tháng giêng năm sau, giữa hôm tôi lại đến Thái Bình chơi thì được tin ông phán Sài Gòn vừa mới chết lúc sáng.
Người bạn của tôi bảo tôi:
- Ông phán nghiện vẫn ốm từ hồi trong năm. Bệnh xem chừng càng ngày càng nặng thêm, trước còn ăn uống qua loa, nhưng sau bỏ cơm hẳn. Mấy hôm nay, bữa nào thằng bé hiệu cao lâu đem cơm nước đến cho ông ta, cũng thấy đóng cửa kín; ông phán nằm dí trong nhà, ngừng tiếng rên để gắt đuổi nó xách cơm về. Nhưng từ hôm qua thì cố nghe ngóng cũng không thấy gì nữa. Sáng hôm nay người ta tới đập cửa thình thình cũng không thấy động đậy.
Tôi bỗng có một thứ cảm giác kỳ dị: tôi nghĩ ngay đến con rắn cạp nong.
Tức khắc tôi cùng người bạn đi trình cảnh sát rồi phá cửa vào xem, thì quả nhiên ông phán nằm chết cóng bên cái bàn đèn tắt, mà con rắn thì quấn chặt lấy cổ ông, đầu nó đang cố rúc vào mũi ông ta, như muốn tìm cái hơi thuốc phiện trong ấy.
Chúng tôi hết sức cẩn thận tìm cách bắt nó, nhưng cẩn thận vô ích, vì con rắn đói thuốc, không nhanh nhẹn được nữa. Nên chúng tôi bắt được nó rất dễ dàng.

Quỳnh Mai Post

Bàn ra tán vào (1)

Yamadi
Đọc truyện này " Lâm ly rùng rợn " hơn truyện Cô Giáo Thảo. Chắc Bác Song Phương leo lên " Cỏi Thiên Thai " lụa lạo trong kho tàng, tìm ra pho sách " Tẩu hỏa nhập ma " cho Thiên hạ thưởng lảm?

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Ông phán nghiện (Thế Lữ)

Ông ta là người Nam Kỳ, nhưng từ khi về hưu trí vẫn không rời bỏ cái nhà lá mua được ở trên con đường đi về huyện Vũ Tiên. Nhà này đứng trơ trọi trên một vườn mía không ai trông nom và ngoảnh mặt ra một cái đầm con chật ních những bèo Nhật Bản.
Ông phán nghiện
 
image
Ông ta là người Nam Kỳ, nhưng từ khi về hưu trí vẫn không rời bỏ cái nhà lá mua được ở trên con đường đi về huyện Vũ Tiên.
Nhà này đứng trơ trọi trên một vườn mía không ai trông nom và ngoảnh mặt ra một cái đầm con chật ních những bèo Nhật Bản. Không thân thuộc ai, cũng không tưởng gì đến sự về quê hương, ông ta sống ở đó thầm kín một mình, ngày hai bữa đã có thằng bé con ở hiệu cao lâu Khách phố Đệ Nhị đưa cơm nước đến. Ông ta không ra ngoài mấy khi: cả công việc chỉ quanh quẩn bên cái bàn đèn. Mà khi bước chân ra khỏi nhà là người khắp tỉnh Thái Bình xì xào, chỉ trỏ. Tên ông ta là Được, Trần Văn Được, nhưng họ quen gọi là lão phán nghiện hay là lão phán Sài Gòn.
 


Tôi ở xa, đến chơi nhà một người bạn ở đầu tỉnh Thái được ít lâu, đã chú ý đến con người kỳ khôi ấy, vì tính tôi hay tò mò, vốn thích những chuyện lạ, những nhân vật khác thường. Cho nên mỗi khi thấy người đàn ông gày gò, đội mũ trắng bửn, mặc áo bông đụp và quần cháo lòng kia lệt sệt đôi giày cũ đi qua cửa nhà bạn tôi, là tôi chạy ra nhìn cho đến lúc ông ta đi khuất. Bạn tôi vẫn nói đùa rằng: “Anh hẳn có duyên vì với ông phán nghiện”.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->
Tôi chẳng biết sự chú ý đó có phải vì thanh khí tương hợp gì chăng? Nhưng riêng tôi thì tôi không ghét người đàn ông kia như phần nhiều người tỉnh Thái. Họ đồng lòng cho ông ta là một hạng người keo bẩn, độc ác, có tiền của chôn giấu – là một con cáo già bo bo giữ lấy hang. Cái nhà lá vắng vẻ kia không ai biết trong có những cái bí mật gì, vì cả những bạn đồng sự cũ của ông ta cũng không ai ưa bước chân tới đó.

Tính tò mò của tôi mỗi lần trông thấy ông phán Sài Gòn lại bị khiêu khích. Tôi tìm hết cách làm quen với ông ta. Hai ba lần tôi vô cớ đón đường chào, nhưng ông ta chỉ gườm mắt nhìn tôi từ đầu đến chân, rồi lại bước đi, không nói qua nửa tiếng. Tôi biết ông ta không phải là người dễ bắt chuyện, nhưng tôi vẫn kiên tâm chờ một dịp tốt nào đó. Dịp tốt ấy hiện đến một buổi chiều đầu tháng mười.
Ông ta lên phố lĩnh hưu bổng về, tay cẩn thận cầm một vài gói hàng mới mua sắm. Lúc sắp rẽ sang đường Vũ Tiên thì một lũ trẻ con đua nhau vừa đuổi theo ông ta vừa chế giễu. Ông ta ngoắt quay lại thì một đứa chạy không kịp cuống chân ngã xuống đường, mặt cắt không còn hột máu. Người lớn liền đổ ra sinh sự. Họ nhất định giữ ông ta lại. Tôi phải chạy đến phân giải mãi, họ mới chịu buông ông ta ra.
 
Ông phán nghiện chỉ lắc đầu phàn nàn, rồi không cảm ơn tôi lấy một lời, ông ta chực quay gót. Nhưng tôi đã nắm được cơ hội, đi theo ông ta một quãng, nói mấy câu lễ phép vu vơ, ông phán lại nhìn tôi một cách ngờ vực như mọi khi, ngẫm nghĩ một hồi lâu rồi cất tiếng nhè nhẹ và rè rè của một người Nam Kỳ nghiện nặng mà bảo tôi rằng:
“Tôi là một người ở biệc tịch, một người ai cũng ganh ghét cớ chi thầy còn chú ý tới tôi?”
Thế rồi ông ta rảo bước tiến lên, tỏ ý không muốn tôi đáp lại.
Tuy vậy, từ hôm đó trở đi, ông ta không e sợ tiếng chào của tôi như trước và nhìn tôi bằng đôi mắt dịu dàng hơn. Tôi không bỏ một dịp nào gặp mặt mà không hỏi ông ta một vài câu. Trước ông ta còn lặng thinh, sau mỉm cười, rồi sau cùng đứng lại hỏi:
- “Thầy màng diệc” ở Thái Bình?
- Thưa cụ không. Tôi đến chơi đây.
- Tới chơi mà ở lâu dữ vậy, cà?
- Vâng, vì tôi ở dưỡng bệnh nhân thể.


Một lần khác, ông hỏi tôi ở đâu và làm ăn gì. Tôi thưa:
- Thưa cụ, tôi làm nghề viết báo ở Hà Nội.
Ông ta giương đôi mắt tươi cười nhìn tôi một lúc rồi nhìn đi chỗ khác, vẻ lơ đãng như người nghĩ chuyện đâu đâu. Rồi ông chậm rãi nửa như bảo tôi, nửa như nói một mình:
- Viết báo à? Vậy thầy hẳn biết ở đời này lắm chuyện “tức cười” lắm hả?

 
Đối với người lạ lùng như thế, được nói mấy câu chuyện không đâu, cũng có thể gọi là quen thân rồi. Tôi xem ra ông phán Sài Gòn cũng tỏ ra ý mến tôi như một người bạn nhã nhặn tử tế. Có khi trông thấy tôi, ông ta lại chào hỏi trước, có lần lại nhận lời vào chơi trong nhà người bạn tôi. Thực là một sự lạ cho tỉnh Thái Bình.
Nhưng về phần ông ta, thì xa với điều tôi mong, ông không hề mời tôi vào chơi nhà ông bao giờ hết. Tôi cho đó là một sự vô ý của một người kỳ cổ ít thiệp đời, nên một hôm tôi lấy cớ đến thăm ông ta để xem xét những điều tôi muốn biết.

Lúc tôi gần bước chân đến cái đầm nhỏ trước cửa nhà ông phán Sài Gòn, thì thấy ông ta đương đổ bã chè ở chái hiên. Tôi bắc loa tay gọi:
- Cụ phán ơi! Tôi vào thăm cụ đây!
Ông ta ngửng đầu lên trông, nhận được tôi, không nói năng gì, tức khắc đi vào trong nhà đóng kín cửa lại. Tôi ngạc nhiên quá, rẻo qua bờ đầm đến bên cạnh cửa, gõ gọi lần nữa thì có tiếng ông phán thưa ra:
- Có chuyện chi thầy để tới khi khác, giờ tôi không thể tiếp thầy đặng.
Trong nhà tối om, qua khe cửa tôi thấy leo lét có ngọn lửa đèn.

Hơn nửa tháng sau tôi mới lại gặp ông phán nghiện ra phố. Hôm ấy ông ta đương trả tiền cơm tháng cho người chủ hiệu cao lâu phố Đệ Nhị, và hỏi giá mua mấy sọt than tầu. Thấy tôi cùng đi với một người bạn gái mới ở Hà Nội xuống chơi, ông ta không nói gì qua, cũng không đáp lại cái gật đầu của tôi, làm như người không quen biết tôi lần nào cả.
Tôi để cô bạn đi trước lại gần hỏi nhỏ ông ta:
- Lâu nay cụ mạnh giỏi chứ?
- Không mạnh giỏi lắm. Thầy ít bữa nay không ở Thái Bình sao mà tôi qua nhà hai lần không thấy?
- Thưa cụ, tôi đi chơi Ninh Bình.
- Đi với cô kia, phải không. Người chi mà lịch sự vậy?
- Một người bạn gái ở Hà Nội về chơi thăm tôi.

Ông ta yên lặng một lát rồi bảo tôi:
- Bao giờ thầy có thời giờ, vô chơi nhà tôi chút nhé! Tôi có chuyện này ngộ lắm đa!
Tất nhiên là tôi không từ chối.
Ngay chiều hôm ấy, sau khi tiễn người bạn gái sang Nam Định trở về, tôi vội vã đến nhà ông phán Sài Gòn. Trời phơn phớt mưa bụi như gội thêm cái u tối xuống cảnh ngày đông. Cái nhà lá ở bên đường Vũ Tiên càng thêm có vẻ hiu quạnh…
Tới nơi thấy cửa đóng kín. Tôi đập cửa gọi thì bên trong có tiếng giận dữ hỏi ra:
- Ai.
- Thưa cụ, tôi.
- Tôi là ai? Gọi chi mà dữ vậy?
- Kìa cụ phán, tôi đây mà! Người quen cụ đây mà!
Ông ta nhận được tiếng tôi rồi mà hình như chưa khỏi càu nhàu. Tôi nghe thấy bên trong lịch kịch như dọn dẹp bàn đèn, mấy tiếng phì phò thở mạnh, rồi một lúc, thấy một con mắt nghé sau khe cửa nhìn ra:
- Cụ đang bận, phải không? Tôi đến cản trở cụ hẳn?
- Không hề chi. Tôi đang dở hút.
- Nếu vậy xin để lần khác tôi đến thăm cụ vậy?
- Không, (ông ta vừa nói vừa mở cửa) thầy cứ dô chơi.

 
image
Mắt tôi lúc ấy chưa quen tối, mà trong nhà cửa sổ vẫn kín bưng. ánh sáng nhạt nhẽo ở bên ngoài, ánh sáng yếu đuối ở ngọn đèn dầu lạc với cái hỏa lò than ở gần, chỉ cho tôi thấy lờ mờ mấy bộ ghế ngựa thấp kê ở giữa nhà, với sau đó là một thứ tủ chè ngắn và cao, hai cửa kính lấp loáng.
Câu thứ nhất ông bảo tôi trong lúc ông đi đóng cửa vào đã khiến tôi lấy làm lạ.
“ở nhà tôi, nhất là lúc tôi hút, thầy có thấy chi lạ cũng đừng sợ đa thầy!”


Tôi ngồi ghé xuống bộ ghế ngựa, đưa mắt nhìn chung quanh nhà: một cái giường cầu, dưới chiếc màn đã lâu không giặt, kê một bên. Gian bên kia trơ trọi một cái bàn thờ, trên để đủ các thứ: chai, lọ, tượng sứ nhỏ, sách chữ nho, và nhiều thứ vặt vãnh. Sau bàn, ẩn trong bóng mờ tối, phảng phất hình những chậu sành nhớn, những thạp và một hai cái chum con.

 
Ông phán ngồi xổm lên bộ ngựa, cho thêm than vào hỏa lò và đặt một siêu nước lên trên, mở chụp đèn cắt bớt bấc đi, tháo tẩu ra rồi vừa nạo, vừa thong thả nói:
- Hồi sớm mai tôi gặp thầy đi với một cô nào, tôi bắt tội nghiệp giùm cho thầy quá.
- Thưa cụ sao vậy?
- Vì thầy là người tôi có bụng mến lắm. Tôi nói thiệt,
người đời xấu hết, tôi thấy ít ai tử tế, ít thấy ai không có bụng ghét đố kỵ, nhưng tôi thấy có thầy.

Lúc ấy tôi ngạc nhiên hơn là vui thích bởi những tiếng ngợi khen đó. Vì mến tôi, vì cho tôi tử tế mà ông ta thương hại khi trông thấy tôi đi với một người bạn rất dịu dàng, thì thực là một điều ngược đời, tôi không thể nào hiểu được. Tôi hỏi:
- Thưa cụ, cụ có quen biết người đi với tôi không?
Đây, tôi xin thuật lại đúng như lời ông ta đáp:
“Không, nhưng tôi biết ngừi đó là đờn bà. Thế là đủ. Đờn bà không phải là ngừi cho mình tin đâu, thầy. Họ dịu dàng, âu yếm, mơn trớn mình… Nhưng để coi: họ là con mèo giấu móng, hơn thế, họ là một giống nham hiểm mà biết suy nghĩ. Đờn bà thiệt đáng sợ lắm đó, thầy!”

Tôi nghe những lời nói thực thà một cách đột ngột ấy mà nhớ tới câu chuyện mùa xuân của một nhà danh sĩ Pháp. Trong đó kể chuyện một ông đứng tuổi khuyên can một chàng thiếu niên đừng sa ngã vào vòng ái tình. Tôi đang tìm câu trả lời thì ông phán Sài Gòn đã nói tiếp:
- Thiệt vậy, thầy nên tin ở tôi – đờn bà là giống đáng ghê sợ… Tôi sống một mình ở đây, bỏ cửa bỏ nhà, bỏ quê quán cũng vì đờn bà đó. Tôi đã khổ, đã cực nhục nhiều phen vì chúng nó. Tôi không muốn trở lại mà thấy những cảnh đã trông thấy nỗi đau khổ của tôi.

Rồi ông ta cho tôi biết rằng hồi niên thiếu, ông ta đã yêu, mà yêu một cách nồng nàn đắm đuối. Không có sự khó khăn nào, không có điều nguy hiểm nào ông ta không vượt qua để được gần gụi người yêu: mà khi đã chiếm được lòng ai rồi thì không có sự vất vả nào ông ta không chịu mang để người yêu được sung sướng, “sung sướng như bà hoàng hậu”. Thế mà người ông yêu lại đi yêu người khác. Lòng người yếu đuối: ông rộng lòng tha thứ cho, nhưng người thiếu phụ ấy không hề ăn năn, tìm nhiều cách lừa dối, lường gạt ông, ông tha thứ cho bao nhiêu lần là bấy nhiêu lần ông đau khổ.

- Thế rồi tôi sinh ra căm tức, thù ghét người tôi thương: không những thế, tôi còn ghét lây, thù lây cả giống họ nữa. Tôi trông thấy ngừi đờn bà là tôi thấy một vật độc ác giấu lưỡi gươm ở hai con mắt, giấu bẫy cạm ở trong lòng. Thầy ôi! Cho nên tôi thấy thầy đi với họ – thầy là một ngừi tử tế hơn ai hết thẩy, là ngừi mà tôi coi như hình ảnh của tôi ngày trước – nên tôi buồn giùm. Thầy nghe tôi, thầy phải coi chừng, những tay ngà ngọc của họ bóp trái tim mình không biết chùn, đa! Mình có đau khổ, mình có thất tình mà chết họ cũng trối kệ.

image
Lúc ấy ông ta đã đánh sái xong, đang ngả mình nướng điếu thuốc mới. Tôi thấy cái phút yên lặng lúc đó khó chịu lắm, đang muốn nói một câu gì nhưng chưa tìm được, thì ông phán lại nói luôn:
- Đời tôi bây giờ không còn mong gì nữa rồi… cái sanh thú độc nhứt của tôi bây giờ chỉ có thuốc phiện, chỉ có ả phù dung, là một vị tiên ác nghiệt nhưng trung thành: mình không ruồng bỏ thì thôi, chớ chẳng đời nào cổ ruồng bỏ mình. Câu ví của tôi nghe ngộ quá hả! Cái ái tình của tôi chỉ là hút á phiện – có vậy đó thôi. Còn đờn bà! Trời ơi! Đờn bà là một vật chi vậy?… Một bữa tối qua Nam Định, tôi trông thấy một bức tranh vẽ treo ở cửa một nhà hát bóng; tôi thấy, tôi không bao giờ quên. Tranh đó vẽ một con đờn bà lúc đêm tối ngồi để tay lên đầu một anh đờn ông… mà cái bóng đen của hai đứa chiếu lên tường lại là bóng con hổ cái dìu đầu một người xuống dưới một chưn trước của nó. Tôi thấy cái ngụ ý đúng quá, cười ầm lên. Từ đó tôi được một hình ảnh để ví giống đờn bà, hạp với ý tôi… rồi tôi lại kiếm đặng một hình ảnh hay hơn, đúng hơn ấy là giống rắn!

Điếu thuốc vừa chín, làm tắt mất mấy tiếng cười gằn. Ông nâng xe phiện mời tôi:
- Thầy hút điếu thuốc cho khỏe.
- Xin vô phép cụ.
Ông không nài, thót má vào kéo một hơi, rồi lừ đừ mắt mà thở.
Lúc ấy tôi như đang giao tiếp với một nhân vật kỳ quặc trong một cảnh tượng huyền ảo… Tôi nghĩ đến những lời khe khắt quá đáng của người đàn ông kia mà thấy ghê rợn cả người. Những lời nói căm hờn ấy có một mãnh lực rất quái lạ… Tôi tất nhiên không biểu đồng tình, nhưng tôi cũng không tìm được nhẽ gì để bài bác.

Ông ta tiêm luôn mấy điếu nữa hút, để mặc tôi suy nghĩ vẩn vơ. Tôi lơ đãng nhìn ngọn đèn lửa nhọn đâm thẳng lên, nhìn những tiêm móc và các đồ dùng trên bàn đèn, nhìn khói trắng từ từ lan ra trong bầu không khí thơm nồng và ấm áp, rồi lại nhìn bộ mặt gầy guộc xanh xám mơ màng trong làn khói bộ mặt in đầy những vẻ chua chát mỉa mai…
 
Bỗng nhiên tôi tái người đi, hai hàm răng cắn chặt lấy nhau để giữ một tiếng kêu, vì tôi vừa thấy một vật ghê gớm: một con rắn cạp nong lớn, mình lấp lánh như chiếc khăn quàng bằng lụa bóng, đang yên lặng nằm vắt qua cổ ông. Con rắn hình như không để ý gì đến tôi… chỉ ngóc đầu lên gần mặt ông ta mà chờn vờn những làn khói thuốc phiện chưa tan hết. Ông phán nghiện thì lim dim mắt nằm đó, nét mặt thản nhiên lạ thường. Tôi bám lấy mép ghế ngựa cho khỏi run, muốn chạy nhưng chân ríu lại… Quay ra cửa thì cửa đóng kín. Tôi hết sức tĩnh trí se sẽ gọi:
- Cụ phán!
Ngoảnh lại, con rắn không còn đó nữa, biến đi như hình ảnh một giấc mơ.
Trống ngực tôi đập thình thình, tôi lẩm bẩm một câu hỏi mà không biết ông phán có nghe thấy không, chỉ thấy ông ta mở mắt ngồi thẳng dậy cười mấy tiếng nghe rợn tóc gáy, rồi bảo tôi:
- Tôi đã biểu thầy đừng sợ từ lúc mới bước vô đây kia mà…
- Nhưng vừa rồi tôi trông thấy một con rắn nó quấn cổ cụ!
- Phải, con rắn của tôi đó… Con rắn của tôi nuôi.
- Nó đâu rồi?
- Đây nè! (ông ta vừa nói vừa trỏ cho tôi thấy một cuộn tròn ngũ sắc ở trong bóng cái gối xếp) Vừa rồi nghe thầy gọi, nói chui nằm xuống đó… Thầy trông ngộ lắm phải không?
- Nhưng, trời ơi! Sao cụ lại nuôi cái quái vật ấy thế?
- Nó là rắn chứ không phải là quái vật. Vì thầy coi: nó có nỡ hại tôi bao giờ đâu? Nó quấn quýt bên mình tôi đã có trên ba, bốn năm nay rồi… Cái quái vật mà người ta không ngờ, mà người ta tin yêu, ấy là đờn bà, ấy là giống tôi ghét và tôi sợ nhứt đó.


 
image
 
 
 
Tôi không thấy lời nào độc địa hơn thế nữa, nên vẫn không biết trả lời ra sao. Ông phán hình như không thèm để ý đến tôi, chỉ vừa cười nói tiếp:
- Phải. Tôi ghét tụi đờn bà lắm, nên mới nẩy ra cái ý kiến nuôi rắn làm bầu bạn, trong lúc sống một mình này. Tôi làm thế đặng an ủi lòng tôi, đặng ngạo đời chơi, đặng cho chúng biết rằng tôi ở với rắn còn sung sướng hơn ở với chúng.
Tôi mua đặng con rắn từ bốn năm về trước trong hồi tôi qua Nam Định có việc – mà chính là hồi tôi nảy ra ý kiến so sánh rắn độc với đàn bà… Tôi đem nó về rồi ngày ngày đặt cái lồng đựng nó ở bên bàn hút, nói chuyện với nó, than thở với nó, như tình tự với người thương. Tôi hút điếu nào lại hà khói vào lồng đặng cho nó nuốt đi. Cứ vậy trong hơn một tháng trời, lần lần con rắn thành quen khói thuốc, thành “nghiền”. Tôi mới thả ra cho nó đi, nhưng chỉ ít lâu nó lại trở lại quanh quẩn bên bàn hút. Rồi cứ vậy cho tới giờ, con rắn không bao giờ muốn rời bỏ tôi ra. Tới bữa hút là nó lại bò gần tôi… Mỗi ngày tôi một cưng nó hơn lên và để cho được tự do “mơn trớn” tôi như thầy vừa thấy đó.
- Bữa trước thầy tới chơi thì tôi vừa mới bắt đầu nằm hút. Mà lúc con rắn của tôi chưa đủ nghiền thì không được hiền lành với người ngoài… Tôi sợ thầy đột nhiên trông thấy nó, lỡ có vô ý động tới nó chăng, nên mới không tiếp thầy đặng. Bây giờ thì tôi bắt sao, nó phải theo vậy: nó lành hơn con chiên.


Vừa nói, ông ta vừa vuốt lên những khúc cuộn tròn của con rắn một cách nhẹ nhàng, yêu dấu như người vuốt ve một con mãn, miệng sẽ huýt mấy tiếng còi. Con rắn liền ngóc đầu lên, vươn mình bò quấn lấy cánh tay ông ta. Ông ta rũ một cái, nó lại nằm cuộn tròn dưới chiếu.
Ông phán quay lại bảo tôi:
- Đã trên ba, bốn năm trời rồi, tôi vẫn sống với nó như sống với một “ngừi bầu bạn” trung thành, nên đời tôi cũng không quạnh hiu lắm. Mà mỗi khi tủi phận hay căm tức vì nghĩ tới chuyện xưa, tôi lại gọi nó ra bên bàn đèn mà than thở với nó… Những lúc đó tôi thấy sung sướng trong tâm lắm, vì nghĩ rằng con rắn của tôi còn tử tế hơn đờn bà lận.

 
 
Lúc tôi cáo từ ông phán nghiện đi ra, thì bên ngoài trời sẩm tối, mưa lấm tấm gội một cách dịu dàng vào đôi má nóng bừng của tôi… Tôi thấy lòng nhẹ nhàng, trí vẫn tỉnh táo suy nghĩ được như thường - vì tôi thú thực, câu chuyện của ông phán kỳ quái vừa rồi làm cho tôi tưởng đến loạn óc mất. Tôi tìm cách hiểu lấy đôi chút tâm trạng của người đàn ông ấy, nhưng cũng không thể nào hiểu được: phải là người khổ lắm – khổ quá- phải trải qua nhiều điều đắng cay chua xót vì đàn bà lắm mới có những tư tưởng “quá khích” như thế được.


Bốn năm hôm sau, tôi lại vào chơi nhà ông phán Sài Gòn. Ông ta hỏi tôi:
- Bộ thầy cho tôi là ngừi kỳ cục lắm hả? Mà kỳ cục thiệt, chớ chi? Nhưng có điều tôi không hại tới ai. Ngừi ta ghét tôi, tôi ghét lại. Thế là công bình. Miễn không ai quấy rầy tôi là tốt.
Tôi trông thấy con rắn vắt qua cổ ông ta cũng đã quen mắt và mấy lần sau tôi đến đã dám theo lời ông ta vuốt lên mình nó mà không việc gì. Ông phán cười không thật và khàn khàn bảo tôi:
- Thầy viết báo đã thấy có người ở với rắn bao giờ chưa?…
… Cuối năm ấy, tôi từ giã Thái Bình, có đến chào ông phán Sài Gòn thì thấy ông ta vừa vuốt ve con rắn cạp nong vừa phàn nàn rằng ít bữa nay ông hút thuốc là hút cho con rắn chứ không thấy thú nữa. Hồi đó, ông ta bắt đầu bị yếu. Tôi nghĩ bụng: người nghiện chê thuốc hẳn không phải là một triệu chứng hay.

 
Đầu tháng giêng năm sau, giữa hôm tôi lại đến Thái Bình chơi thì được tin ông phán Sài Gòn vừa mới chết lúc sáng.
Người bạn của tôi bảo tôi:
- Ông phán nghiện vẫn ốm từ hồi trong năm. Bệnh xem chừng càng ngày càng nặng thêm, trước còn ăn uống qua loa, nhưng sau bỏ cơm hẳn. Mấy hôm nay, bữa nào thằng bé hiệu cao lâu đem cơm nước đến cho ông ta, cũng thấy đóng cửa kín; ông phán nằm dí trong nhà, ngừng tiếng rên để gắt đuổi nó xách cơm về. Nhưng từ hôm qua thì cố nghe ngóng cũng không thấy gì nữa. Sáng hôm nay người ta tới đập cửa thình thình cũng không thấy động đậy.
Tôi bỗng có một thứ cảm giác kỳ dị: tôi nghĩ ngay đến con rắn cạp nong.
Tức khắc tôi cùng người bạn đi trình cảnh sát rồi phá cửa vào xem, thì quả nhiên ông phán nằm chết cóng bên cái bàn đèn tắt, mà con rắn thì quấn chặt lấy cổ ông, đầu nó đang cố rúc vào mũi ông ta, như muốn tìm cái hơi thuốc phiện trong ấy.
Chúng tôi hết sức cẩn thận tìm cách bắt nó, nhưng cẩn thận vô ích, vì con rắn đói thuốc, không nhanh nhẹn được nữa. Nên chúng tôi bắt được nó rất dễ dàng.

Quỳnh Mai Post

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm