Truyện Ngắn & Phóng Sự

TỪ GIÒNG SÔNG NÀY *

Trời tờ mờ sáng, lớp sương mỏng nằm lững lờ trên mặt nước như còn nấng níu với giòng sông hãy còn yên bình trong giấc nồng. Bên kia sông, chiếc xuồng

Trời tờ mờ sáng, lớp sương mỏng nằm lững lờ trên mặt nước như còn nấng níu với giòng sông hãy còn yên bình trong giấc nồng. Bên kia sông, chiếc xuồng chở nước của bác Sáu bên chân cầu, khẽ lay động theo cơn sóng nhỏ đùa vào. Vinh chợt nhớ ra, khòm xuống khung cửa trên nóc mui, nói với bạn mình bên dưới hầm máy:

- Vũ! tụi mình cần thêm nước ngọt.

Trong vùng biển, nước trong sông có vị biển mặn đắng. Khi tắm, nấu ăn, uống nước người ta cần loại nước sạch trong, không mặn chất muối của biển, thường được gọi là "nước ngọt".

Ngước lên Vinh bên trên mui tàu, Vũ gật đầu:

- Ừ, hôm qua tao có dặn thằng Hải nhắn bác Sáu của nó chở nước cho tàu mình....

Vũ lau sạch cái chìa khóa rồi để trở lại nhóm dụng cụ tháo ráp máy. Nó leo lên mui ngồi với bạn mình, ngó trở xuống hầm máy, Vũ có vẻ vừa ý lắm:

- Tao nghĩ, làm bây nhiêu thôi, cứ để bày tùm lum ra như vậy cho giống máy đang còn hư. Trưa nay, tụi mình xúm vào ráp máy là tàu chạy được ngay.

Móc điếu thuốc gắn lên môi, Vũ bật lửa đốt thuốc và hít một hơi thuốc thật dài. Nóc mui còn ướt sương đêm qua, loáng thoáng hơi lạnh. Vũ rút hai chân trần lên trên băng ghế, ngồi ôm gối co ro cho ấm như Vinh và tư lự nhìn theo làn gió cuốn khói thuốc bay tan loãng ra ngoài sông. Vinh cũng lẵng lặng hút thuốc, bâng khuâng với những ưu tư trong lòng. Ai cũng mong muốn trốn đi, nhưng phải rời bỏ quê hương cùng thân quyến để ra đi thì làm sao không thấy xót đau.

Nghe tiếng khua nước phía cầu tàu, ngó thấy chiếc xuồng của Hải đang chèo tới. Vinh đứng dậy, bước ra mũi tàu vẫy tay gọi Hải.

Thằng bé nghe thấy, chèo nhanh tới, cột xuồng vào chân cầu rồi chạy lên mui tàu. Hải cười tươi thăm hỏi:

- Đi uống cà-phê chưa hai anh?

Vũ thở dài, ra vẻ buồn, lừ đừ than thở:

- Máy hư!... ghe nằm bến hổm nay!... tiền đâu mà cà-phê, mậy?

Hải quen thuộc như chiếc ghe nhà, kéo cuộn đệm để bên dưới băng ghế, trải ra và ngồi bệt xuống mui. Nó ngó Vũ lên giọng khuyên giảng:

- Lo gì mấy anh!... "trời sinh voi sinh cỏ" mà!

Bất chợt nghe cái lối nói của người lớn nhưng từ miệng đứa trẻ con, nó ngồ ngộ và thật dễ thương.

Vinh muốn bật cười khi thấy Vũ trợn mắt làm mặt giận, rầy rà thằng Hải:

- Bộ tụi tao là con voi hay trâu, bò sao mà ăn cỏ hả?

Hải cười hề hề, giả lả:

- Thì... tui nghe bà nội tui với lại mấy người hàng xóm hay nói vậy mà,... tui tính nói cho mấy anh vui,... cho bớt lo mà, chứ ai mà dám nói hai anh là... con gì đâu... chứ sáng giờ tui chèo lòng vòng có ai kêu xuồng tui đâu, chưa có cắc bạc nào mà tui cũng cười được vậy!

Vũ vói tay lật cái nón rơm vành rách te tua của Hải lên, thân mật xoa vò mớ tóc dài bù xù của thằng bé:

- Lớn lên, chú em mới biết hết cười được khi không kiếm ra tiền mua gạo.... còn bà nội cho ăn cơm nên chưa biết lo!... Bà khoẻ hong?

Hải đội lại cái nón rơm, ngó qua nhà nó bên kia sông:

- Bả bị cảm bịnh chi hỏng biết, ho um sùm cả đêm, ... sáng ra bả gánh rau lội ra chợ hồi tui chưa thức lận!

- Thì đó! tao mới nói với mày, người lớn phải ráng chịu cực khổ, sớm hôm lội đi kiếm tiền, kiếm cơm gạo!... mình đâu ăn cỏ được!

Vũ móc bóp, lấy mấy tờ giấy bạc đưa cho Hải. Nó đưa tay cầm sấp tiền, nhưng ngần ngừ không chịu cất đi:

- Sao như không... anh chơi sộp, khơi khơi cho em nhiều tiền quá vậy?

Vinh nháy mắt, mỉm cười với bạn mình khi nghe Hải xưng em thật ngọt. Vũ nén cười, làm mặt nghiêm trọng, chỉ chiếc xuồng của bác Sáu bên kia sông:

- Tao có cho em nào khơi khơi đâu? Tiền công chèo qua sông đó! Mày chèo qua nói với bác Sáu chở nước cho ghe tụi tao...

Hải kêu lên:

- Dà! đúng rồi! Hôm qua anh dặn mà em quên mất... nhưng mà anh đưa chi nhiều quá?

Vũ cười dễ dãi:

- Cất đi! về đưa bà, phụ mua gạo... Nè, chèo lẹ qua bển đi, hong thôi ổng đi mất bây giờ!

- Dạ, em đi liền!

Hải vui mừng cất tiền vào túi, rồi chạy lẹ xuống bến lấy xuồng.

Lúc chèo ngang Vũ và Vinh, nó còn ráng căn dặn:

- Chừng nào ghe chạy được, có đi lấy nước đá mấy anh nhớ kêu tụi em theo phụ nghen!

Vũ khoát tay hối:

- Rồi! có khi nào quên tụi bây đâu mà lo... Chèo lẹ đi!

Đầu đôi chèo cao hơn vóc dáng nhỏ thó của Hải. Thấy đứa trẻ vươn hai cánh tay gầy như ống tre bương bả chèo qua sông, Vũ và Vinh nhìn nhau khẻ thở dài. Tội nghiệp cho tuổi trẻ Việt Nam trong chế độ cộng sản khắc nghiệt, mới từng tuổi này phải bỏ học, chèo xuồng kiếm tiền để phụ gia đình. Lo miếng ăn từng bửa không xong, làm sao đi học được như ngày trước.

Hút tàn điếu thuốc, Vũ lại đốt tiếp điếu thuốc khác. Nó còn nhiều gánh nặng lắm! Nhìn Vũ cứ hút thuốc liên tục Vinh biết thằng bạn rất bồn chồn lo lắng cho vợ với con còn bồng bế trong chuyến ra đi đêm nay. Vinh nghĩ là nên khuyên bạn mình đi sớm lên chợ cho khuây khỏa, hơn là ngồi đây chờ anh Hai đem tin xuống. Hơn nữa, tin tức và bàn tính công việc đón rước người trên chợ vẫn dễ hơn là ở đây, ghe tàu đậu vách kề vách. Vinh nói lớn cho các ghe bên cạnh cùng nghe:

- Ê Vũ, hình như chuyến xe đầu cũng sắp tới bến rồi. Tao coi tàu, mày nên thả lên bến để đón anh Hai với mấy cháu… đi ăn sáng cho vui...

Vũ hiểu ý, nhỏm dậy đi ngay:

- Ừ!... tao đi chợ với anh Hai luôn thể.

Vũ đi lên chợ.

Vinh quay xuống dọn dẹp lòng tàu và chuẩn bị thùng để chứa nước ngọt một lúc thì nghe tiếng bác Sáu:

- Đổi nước!.... Đổi nước ...hơ ơ!

- Bác Sáu!

Vinh nói thầm. Đúng là xuồng "đổi nước" mà Hải đã giúp gọi đem nước đến. Tiếng "hơ" sau cuối kéo dài ra thật quen thuộc của bác Sáu rất dễ nhận ra.

Vinh leo nhanh lên mui để đón xuồng nước của bác Sáu.

Ở vùng nước mặn có loại xuồng chở cái thùng phuy thật lớn, chiếm hết khoang xuồng nhỏ hẹp. Sức nặng của 200 lít nước trong thùng khiến chiếc xuồng chỉ còn nổi lấp xấp trên mặt sông. Người bơi phải khéo giữ thăng bằng cho xuồng đừng bị lật chìm, và thỉnh thoảng cất tiếng rao mời "đổi nước!"

Cái thùng "phuy" chứa nước sạch để cung cấp "nước ngọt" cho người sống ven sông ở vùng nước mặn. Họ làm cái nghề ít vốn này, lấy công sức chở nước để "đổi" lấy tiền mà sinh sống và gọi là "đổi nước".

Hồi mới nghe qua tiếng rao mời "đổi nước" trên sông, Vinh cũng như hầu hết những người chưa từng nghe biết rất ngạc nhiên, thắc mắc! Chở nước đi bán lấy tiền, tại sao không gọi là "bán nước" cho dễ hiểu?

Biết ra, với truyền thống chống xăm lược suốt hàng ngàn năm qua, dù là người dân lao động trong thôn làng, họ cũng hiểu rằng hai chữ "bán nước" là một điều sỉ nhục. Tinh thần quý trọng Tổ Quốc không cho phép dân mình dùng chữ "bán nước", dù là tên gọi cho cái nghề tầm thường, bơi xuồng chở nước sạch đi bán cho người dân sống dọc theo bờ sông ở vùng nước mặn. Vì chữ "bán nước" nghe rất là trái tai, nên họ đổi sang chữ "đổi nước".

Đồng bào mình không ai chịu rao gọi "bán nước" !

Trong khi đó thì đảng cộng sản tự xem mình là tối cao, trên cả Tổ quốc. Tham vọng và quyền lợi cá nhân của các đảng viên cao hơn quyền lợi của dân tộc. Đảng còn thì các đảng viên cầm quyền còn cơ hội để tiếp tục vơ vét tài sản của nhân dân. Chính vì thế, tập đoàn lãnh đạo cộng sản đã dẹp bỏ lương tri, bất chấp sỉ nhục để cắt đất bán biển cho Trung Cộng, hầu được mẫu quốc phương Bắc che chở.

Bây giờ cứ nhắc đến danh xưng "nhà nước" là lập tức đồng bào mình liên tưởng ngay đến hai chữ "bán nước". Cứ nhắc đến Hoàng Sa, Trường Sa, thì đồng bào lại không thể quên được cái công hàm mà Phạm Văn Đồng, Hồ Chí Minh và đảng cộng sản đã gửi cho Trung Cộng vào ngày 14 tháng 9 năm 1958, nội dung công hàm đó là hiến dâng các biển đảo cho Trung Cộng. Người Việt đã không kềm được nỗi uất hận để gọi cái công hàm khốn nạn ấy là "công hàm bán nước"!

Nhưng không chỉ có cái công hàm đó. Đảng cộng sản còn có nhiều hành động tiếp tay cho Trung Cộng. Chẳng hạn như tấm bản đồ thế giới của bộ Tổng Tham Mưu, hay tấm bản đồ của cục Đo Đạc và các bản đồ thuộc phủ thủ tướng CSVN cho in ấn, đều có chú thích câu: “Các đảo ở Nam Hải, bao gồm cả quần đảo Nam Sa, tức Trường Sa, là thuộc lãnh thổ Trung Quốc”.

Độc hại nhất là họ đã in trong sách giáo khoa môn địa lý, giảng dạy cho học sinh như sau: “Các đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa) Nam Sa (tức Trường Sa) cùng đảo Hải Nam và đảo Đài Loan… đã tạo thành một bức trường thành bảo vệ đại lục Trung Quốc”.

Năm 1974, khi hải quân Trung Cộng tấn công lực lượng bảo vệ Hoàng Sa của quân đội Việt Nam Cộng Hòa thì nhà cầm quyền Hà Nội không có một lời phản đối, nếu không muốn nói là còn đồng thuận với hành vi xâm lấn đó. Ông bà mình hay nói: "Máu chảy ruột mềm". Nhưng nhà cầm quyền Hà Nội đã bị chủ nghĩa cộng sản hủy diệt lương tri, không còn chút tình nghĩa đồng bào. Trong khi máu đồng bào mình đang chan hòa trên biển Đông, thì đảng cộng sản ở Hà Nội thản nhiên ăn mừng và chúc tụng các đồng chí Trung cộng đã chiếm được Hoàng Sa.

Thế nhưng, lịch sử cho thấy là dù cái nghề bán nước của đảng cộng sản có thật tinh xảo, cái tài nghệ bán nước có cao đến đâu chăng nữa, thì cũng bị đồng bào vạch mặt và thẳng tay trừng trị. Kẻ bán nước rồi phải có ngày đền tội một cách nhục nhã!

Chiếc xuồng chở cái thùng phuy còn đầy nước, nặng khẳm, nằm lấp lé mặt sông. Vinh ái ngại nhìn người đàn ông trọng tuổi, dáng nhỏ gầy vừa giữ thăng bằng cho chiếc xuồng, vừa múc chuyền từng thùng nước lên cho Vinh. Đến tuổi làm ông ngoại, ông nội, bác Sáu còn vất vả lo tìm từng miếng ăn cho gia đình. Sang nước từ xuồng lên cho Vinh cạn đến phân nửa thùng phuy thì xuồng bớt nặng nên nổi cao hơn trên mặt sông, bác Sáu dễ giữ thăng bằng nên bác múc nước chuyền cho Vinh nhanh lẹ hơn.

Thêm một lúc thì hết nước trong phuy, bác Sáu nghỉ tay, kéo khăn lau mồ hôi trên mặt, thăm chuyện:

- Bửa nay chạy hướng nào đây cậu?

Vinh lấy tiền trả tiền cho bác Sáu, giải thích và dặn dò thêm:

- Dạ, máy hư hai ngày rồi bác ơi! Chưa biết chừng nào mới chạy được… Bửa nay, tụi cháu còn đậu đây để sửa máy chắc cần xài nhiều nước. Trưa trưa, chừng 11 giờ, bác nhớ trở lại cho tụi cháu "đổi" thêm nước nghen bác?

- Ừ! thôi mấy anh em ráng sửa cho xong đi. Trưa tui chở nước "lợi" ghe mấy cậu.

Bác Sáu vui vẻ hứa với Vinh, chống cây dầm vào ghe, đẩy cho xuồng mình tách ra ngoài, rồi bơi đi. Dáng lưng còng lom khom bơi xuồng của bác Sáu xa dần trên giòng sông hiền hòa này.

Nước từ biển đang đổ vào. Nước đầy sông, giòng sông trãi rộng ra mênh mông, hai bến bờ trông như xa nhau hơn. Từ giòng sông này, không còn bao xa là cửa biển. Cửa biển như vòng tay mở rộng đón chào con tàu trở về sau chuyến hải hành. Từ khi miền Nam bị cộng sản cưỡng chiếm, cửa biển là vùng trời nước đầy ước mơ được cơ hội vượt thoát để tìm đến đất nước tự do và nơi đây cũng đã cuộn chôn vào lòng đại dương biết bao xác thân người vượt biển bạc mệnh; họ kém may mắn vì đạn thù của cộng sản, vì sóng to gió lớn.

Ra đi trong những con thuyền mong manh, không ai dám tin chắc là mình sẽ đến được bến bờ như ước mơ!

Hôm nay là ngày cuối cùng Vinh và bạn mình còn trên sông nước của quê hương Việt Nam. Vinh nghe ngậm ngùi trong lòng, có thể đây là những lần sau cùng mình còn được gặp, được chuyện trò với Hải, với bác Sáu, với những người thân quen quanh đây.
Đêm nay, Vinh không thể mang theo giòng sông này cùng những con đường chan hòa tình quê hương và những vòng tay thương yêu!

Bùi Đức Tính

http://batkhuat.net/van-tugiong-songnay.htm


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

TỪ GIÒNG SÔNG NÀY *

Trời tờ mờ sáng, lớp sương mỏng nằm lững lờ trên mặt nước như còn nấng níu với giòng sông hãy còn yên bình trong giấc nồng. Bên kia sông, chiếc xuồng

Trời tờ mờ sáng, lớp sương mỏng nằm lững lờ trên mặt nước như còn nấng níu với giòng sông hãy còn yên bình trong giấc nồng. Bên kia sông, chiếc xuồng chở nước của bác Sáu bên chân cầu, khẽ lay động theo cơn sóng nhỏ đùa vào. Vinh chợt nhớ ra, khòm xuống khung cửa trên nóc mui, nói với bạn mình bên dưới hầm máy:

- Vũ! tụi mình cần thêm nước ngọt.

Trong vùng biển, nước trong sông có vị biển mặn đắng. Khi tắm, nấu ăn, uống nước người ta cần loại nước sạch trong, không mặn chất muối của biển, thường được gọi là "nước ngọt".

Ngước lên Vinh bên trên mui tàu, Vũ gật đầu:

- Ừ, hôm qua tao có dặn thằng Hải nhắn bác Sáu của nó chở nước cho tàu mình....

Vũ lau sạch cái chìa khóa rồi để trở lại nhóm dụng cụ tháo ráp máy. Nó leo lên mui ngồi với bạn mình, ngó trở xuống hầm máy, Vũ có vẻ vừa ý lắm:

- Tao nghĩ, làm bây nhiêu thôi, cứ để bày tùm lum ra như vậy cho giống máy đang còn hư. Trưa nay, tụi mình xúm vào ráp máy là tàu chạy được ngay.

Móc điếu thuốc gắn lên môi, Vũ bật lửa đốt thuốc và hít một hơi thuốc thật dài. Nóc mui còn ướt sương đêm qua, loáng thoáng hơi lạnh. Vũ rút hai chân trần lên trên băng ghế, ngồi ôm gối co ro cho ấm như Vinh và tư lự nhìn theo làn gió cuốn khói thuốc bay tan loãng ra ngoài sông. Vinh cũng lẵng lặng hút thuốc, bâng khuâng với những ưu tư trong lòng. Ai cũng mong muốn trốn đi, nhưng phải rời bỏ quê hương cùng thân quyến để ra đi thì làm sao không thấy xót đau.

Nghe tiếng khua nước phía cầu tàu, ngó thấy chiếc xuồng của Hải đang chèo tới. Vinh đứng dậy, bước ra mũi tàu vẫy tay gọi Hải.

Thằng bé nghe thấy, chèo nhanh tới, cột xuồng vào chân cầu rồi chạy lên mui tàu. Hải cười tươi thăm hỏi:

- Đi uống cà-phê chưa hai anh?

Vũ thở dài, ra vẻ buồn, lừ đừ than thở:

- Máy hư!... ghe nằm bến hổm nay!... tiền đâu mà cà-phê, mậy?

Hải quen thuộc như chiếc ghe nhà, kéo cuộn đệm để bên dưới băng ghế, trải ra và ngồi bệt xuống mui. Nó ngó Vũ lên giọng khuyên giảng:

- Lo gì mấy anh!... "trời sinh voi sinh cỏ" mà!

Bất chợt nghe cái lối nói của người lớn nhưng từ miệng đứa trẻ con, nó ngồ ngộ và thật dễ thương.

Vinh muốn bật cười khi thấy Vũ trợn mắt làm mặt giận, rầy rà thằng Hải:

- Bộ tụi tao là con voi hay trâu, bò sao mà ăn cỏ hả?

Hải cười hề hề, giả lả:

- Thì... tui nghe bà nội tui với lại mấy người hàng xóm hay nói vậy mà,... tui tính nói cho mấy anh vui,... cho bớt lo mà, chứ ai mà dám nói hai anh là... con gì đâu... chứ sáng giờ tui chèo lòng vòng có ai kêu xuồng tui đâu, chưa có cắc bạc nào mà tui cũng cười được vậy!

Vũ vói tay lật cái nón rơm vành rách te tua của Hải lên, thân mật xoa vò mớ tóc dài bù xù của thằng bé:

- Lớn lên, chú em mới biết hết cười được khi không kiếm ra tiền mua gạo.... còn bà nội cho ăn cơm nên chưa biết lo!... Bà khoẻ hong?

Hải đội lại cái nón rơm, ngó qua nhà nó bên kia sông:

- Bả bị cảm bịnh chi hỏng biết, ho um sùm cả đêm, ... sáng ra bả gánh rau lội ra chợ hồi tui chưa thức lận!

- Thì đó! tao mới nói với mày, người lớn phải ráng chịu cực khổ, sớm hôm lội đi kiếm tiền, kiếm cơm gạo!... mình đâu ăn cỏ được!

Vũ móc bóp, lấy mấy tờ giấy bạc đưa cho Hải. Nó đưa tay cầm sấp tiền, nhưng ngần ngừ không chịu cất đi:

- Sao như không... anh chơi sộp, khơi khơi cho em nhiều tiền quá vậy?

Vinh nháy mắt, mỉm cười với bạn mình khi nghe Hải xưng em thật ngọt. Vũ nén cười, làm mặt nghiêm trọng, chỉ chiếc xuồng của bác Sáu bên kia sông:

- Tao có cho em nào khơi khơi đâu? Tiền công chèo qua sông đó! Mày chèo qua nói với bác Sáu chở nước cho ghe tụi tao...

Hải kêu lên:

- Dà! đúng rồi! Hôm qua anh dặn mà em quên mất... nhưng mà anh đưa chi nhiều quá?

Vũ cười dễ dãi:

- Cất đi! về đưa bà, phụ mua gạo... Nè, chèo lẹ qua bển đi, hong thôi ổng đi mất bây giờ!

- Dạ, em đi liền!

Hải vui mừng cất tiền vào túi, rồi chạy lẹ xuống bến lấy xuồng.

Lúc chèo ngang Vũ và Vinh, nó còn ráng căn dặn:

- Chừng nào ghe chạy được, có đi lấy nước đá mấy anh nhớ kêu tụi em theo phụ nghen!

Vũ khoát tay hối:

- Rồi! có khi nào quên tụi bây đâu mà lo... Chèo lẹ đi!

Đầu đôi chèo cao hơn vóc dáng nhỏ thó của Hải. Thấy đứa trẻ vươn hai cánh tay gầy như ống tre bương bả chèo qua sông, Vũ và Vinh nhìn nhau khẻ thở dài. Tội nghiệp cho tuổi trẻ Việt Nam trong chế độ cộng sản khắc nghiệt, mới từng tuổi này phải bỏ học, chèo xuồng kiếm tiền để phụ gia đình. Lo miếng ăn từng bửa không xong, làm sao đi học được như ngày trước.

Hút tàn điếu thuốc, Vũ lại đốt tiếp điếu thuốc khác. Nó còn nhiều gánh nặng lắm! Nhìn Vũ cứ hút thuốc liên tục Vinh biết thằng bạn rất bồn chồn lo lắng cho vợ với con còn bồng bế trong chuyến ra đi đêm nay. Vinh nghĩ là nên khuyên bạn mình đi sớm lên chợ cho khuây khỏa, hơn là ngồi đây chờ anh Hai đem tin xuống. Hơn nữa, tin tức và bàn tính công việc đón rước người trên chợ vẫn dễ hơn là ở đây, ghe tàu đậu vách kề vách. Vinh nói lớn cho các ghe bên cạnh cùng nghe:

- Ê Vũ, hình như chuyến xe đầu cũng sắp tới bến rồi. Tao coi tàu, mày nên thả lên bến để đón anh Hai với mấy cháu… đi ăn sáng cho vui...

Vũ hiểu ý, nhỏm dậy đi ngay:

- Ừ!... tao đi chợ với anh Hai luôn thể.

Vũ đi lên chợ.

Vinh quay xuống dọn dẹp lòng tàu và chuẩn bị thùng để chứa nước ngọt một lúc thì nghe tiếng bác Sáu:

- Đổi nước!.... Đổi nước ...hơ ơ!

- Bác Sáu!

Vinh nói thầm. Đúng là xuồng "đổi nước" mà Hải đã giúp gọi đem nước đến. Tiếng "hơ" sau cuối kéo dài ra thật quen thuộc của bác Sáu rất dễ nhận ra.

Vinh leo nhanh lên mui để đón xuồng nước của bác Sáu.

Ở vùng nước mặn có loại xuồng chở cái thùng phuy thật lớn, chiếm hết khoang xuồng nhỏ hẹp. Sức nặng của 200 lít nước trong thùng khiến chiếc xuồng chỉ còn nổi lấp xấp trên mặt sông. Người bơi phải khéo giữ thăng bằng cho xuồng đừng bị lật chìm, và thỉnh thoảng cất tiếng rao mời "đổi nước!"

Cái thùng "phuy" chứa nước sạch để cung cấp "nước ngọt" cho người sống ven sông ở vùng nước mặn. Họ làm cái nghề ít vốn này, lấy công sức chở nước để "đổi" lấy tiền mà sinh sống và gọi là "đổi nước".

Hồi mới nghe qua tiếng rao mời "đổi nước" trên sông, Vinh cũng như hầu hết những người chưa từng nghe biết rất ngạc nhiên, thắc mắc! Chở nước đi bán lấy tiền, tại sao không gọi là "bán nước" cho dễ hiểu?

Biết ra, với truyền thống chống xăm lược suốt hàng ngàn năm qua, dù là người dân lao động trong thôn làng, họ cũng hiểu rằng hai chữ "bán nước" là một điều sỉ nhục. Tinh thần quý trọng Tổ Quốc không cho phép dân mình dùng chữ "bán nước", dù là tên gọi cho cái nghề tầm thường, bơi xuồng chở nước sạch đi bán cho người dân sống dọc theo bờ sông ở vùng nước mặn. Vì chữ "bán nước" nghe rất là trái tai, nên họ đổi sang chữ "đổi nước".

Đồng bào mình không ai chịu rao gọi "bán nước" !

Trong khi đó thì đảng cộng sản tự xem mình là tối cao, trên cả Tổ quốc. Tham vọng và quyền lợi cá nhân của các đảng viên cao hơn quyền lợi của dân tộc. Đảng còn thì các đảng viên cầm quyền còn cơ hội để tiếp tục vơ vét tài sản của nhân dân. Chính vì thế, tập đoàn lãnh đạo cộng sản đã dẹp bỏ lương tri, bất chấp sỉ nhục để cắt đất bán biển cho Trung Cộng, hầu được mẫu quốc phương Bắc che chở.

Bây giờ cứ nhắc đến danh xưng "nhà nước" là lập tức đồng bào mình liên tưởng ngay đến hai chữ "bán nước". Cứ nhắc đến Hoàng Sa, Trường Sa, thì đồng bào lại không thể quên được cái công hàm mà Phạm Văn Đồng, Hồ Chí Minh và đảng cộng sản đã gửi cho Trung Cộng vào ngày 14 tháng 9 năm 1958, nội dung công hàm đó là hiến dâng các biển đảo cho Trung Cộng. Người Việt đã không kềm được nỗi uất hận để gọi cái công hàm khốn nạn ấy là "công hàm bán nước"!

Nhưng không chỉ có cái công hàm đó. Đảng cộng sản còn có nhiều hành động tiếp tay cho Trung Cộng. Chẳng hạn như tấm bản đồ thế giới của bộ Tổng Tham Mưu, hay tấm bản đồ của cục Đo Đạc và các bản đồ thuộc phủ thủ tướng CSVN cho in ấn, đều có chú thích câu: “Các đảo ở Nam Hải, bao gồm cả quần đảo Nam Sa, tức Trường Sa, là thuộc lãnh thổ Trung Quốc”.

Độc hại nhất là họ đã in trong sách giáo khoa môn địa lý, giảng dạy cho học sinh như sau: “Các đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa) Nam Sa (tức Trường Sa) cùng đảo Hải Nam và đảo Đài Loan… đã tạo thành một bức trường thành bảo vệ đại lục Trung Quốc”.

Năm 1974, khi hải quân Trung Cộng tấn công lực lượng bảo vệ Hoàng Sa của quân đội Việt Nam Cộng Hòa thì nhà cầm quyền Hà Nội không có một lời phản đối, nếu không muốn nói là còn đồng thuận với hành vi xâm lấn đó. Ông bà mình hay nói: "Máu chảy ruột mềm". Nhưng nhà cầm quyền Hà Nội đã bị chủ nghĩa cộng sản hủy diệt lương tri, không còn chút tình nghĩa đồng bào. Trong khi máu đồng bào mình đang chan hòa trên biển Đông, thì đảng cộng sản ở Hà Nội thản nhiên ăn mừng và chúc tụng các đồng chí Trung cộng đã chiếm được Hoàng Sa.

Thế nhưng, lịch sử cho thấy là dù cái nghề bán nước của đảng cộng sản có thật tinh xảo, cái tài nghệ bán nước có cao đến đâu chăng nữa, thì cũng bị đồng bào vạch mặt và thẳng tay trừng trị. Kẻ bán nước rồi phải có ngày đền tội một cách nhục nhã!

Chiếc xuồng chở cái thùng phuy còn đầy nước, nặng khẳm, nằm lấp lé mặt sông. Vinh ái ngại nhìn người đàn ông trọng tuổi, dáng nhỏ gầy vừa giữ thăng bằng cho chiếc xuồng, vừa múc chuyền từng thùng nước lên cho Vinh. Đến tuổi làm ông ngoại, ông nội, bác Sáu còn vất vả lo tìm từng miếng ăn cho gia đình. Sang nước từ xuồng lên cho Vinh cạn đến phân nửa thùng phuy thì xuồng bớt nặng nên nổi cao hơn trên mặt sông, bác Sáu dễ giữ thăng bằng nên bác múc nước chuyền cho Vinh nhanh lẹ hơn.

Thêm một lúc thì hết nước trong phuy, bác Sáu nghỉ tay, kéo khăn lau mồ hôi trên mặt, thăm chuyện:

- Bửa nay chạy hướng nào đây cậu?

Vinh lấy tiền trả tiền cho bác Sáu, giải thích và dặn dò thêm:

- Dạ, máy hư hai ngày rồi bác ơi! Chưa biết chừng nào mới chạy được… Bửa nay, tụi cháu còn đậu đây để sửa máy chắc cần xài nhiều nước. Trưa trưa, chừng 11 giờ, bác nhớ trở lại cho tụi cháu "đổi" thêm nước nghen bác?

- Ừ! thôi mấy anh em ráng sửa cho xong đi. Trưa tui chở nước "lợi" ghe mấy cậu.

Bác Sáu vui vẻ hứa với Vinh, chống cây dầm vào ghe, đẩy cho xuồng mình tách ra ngoài, rồi bơi đi. Dáng lưng còng lom khom bơi xuồng của bác Sáu xa dần trên giòng sông hiền hòa này.

Nước từ biển đang đổ vào. Nước đầy sông, giòng sông trãi rộng ra mênh mông, hai bến bờ trông như xa nhau hơn. Từ giòng sông này, không còn bao xa là cửa biển. Cửa biển như vòng tay mở rộng đón chào con tàu trở về sau chuyến hải hành. Từ khi miền Nam bị cộng sản cưỡng chiếm, cửa biển là vùng trời nước đầy ước mơ được cơ hội vượt thoát để tìm đến đất nước tự do và nơi đây cũng đã cuộn chôn vào lòng đại dương biết bao xác thân người vượt biển bạc mệnh; họ kém may mắn vì đạn thù của cộng sản, vì sóng to gió lớn.

Ra đi trong những con thuyền mong manh, không ai dám tin chắc là mình sẽ đến được bến bờ như ước mơ!

Hôm nay là ngày cuối cùng Vinh và bạn mình còn trên sông nước của quê hương Việt Nam. Vinh nghe ngậm ngùi trong lòng, có thể đây là những lần sau cùng mình còn được gặp, được chuyện trò với Hải, với bác Sáu, với những người thân quen quanh đây.
Đêm nay, Vinh không thể mang theo giòng sông này cùng những con đường chan hòa tình quê hương và những vòng tay thương yêu!

Bùi Đức Tính

http://batkhuat.net/van-tugiong-songnay.htm


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm