Truyện Ngắn & Phóng Sự
Thằng Hậu.- Topa
Hết một buổi sáng rồi đến trưa ngồi phơi nắng ngoài đường mà kiếm chẳng được bao nhiêu tiền, chưa đủ mua một dĩa cơm với một cái trứng vịt kho, tôi mệt mỏi trở về nhà và dựng vội chiếc xe Honda cũ rích vào sân rồi lên gác nằm nghỉ. Tôi thích nằm ở đây vì vừa có nhiều gió mát và vừa có thể nhìn qua nhà bác Ba bán bánh tằm bì, cách xéo nhà tôi khoảng mười thước.
Nhà bác Ba có cô con gái tên Trinh rất đẹp. Tôi thích nhìn cô Trinh để mơ mộng thôi vì cô đẹp và tính tình thì lại rất thùy mị. Tôi biết thân phận mình nên không bao giờ tôi mong được cô ban phát cho một nụ cười, chứ đừng nói chi là sẽ được những thứ khác hơn.
Cô Trinh năm nay mười tám tuổi, lớn hơn tôi hai tuổi. Tôi nghe ông bà thường nói là gái thì hơn hai, trai thì hơn một. Nghĩa là những cặp có tuổi tác như vậy sẽ rất hợp và làm ăn sẽ khấm khá, nhưng tôi không bao giờ dám mơ đến điều đó với cô Trinh.
Bác Ba khi còn ở tuổi thanh xuân có lẽ đẹp gái lắm, vì tuy bây giờ bác đã luống tuổi rồi vậy mà mỗi sáng nhìn bác quảy cái gánh bánh tằm bì ra chợ; trông bác vẫn còn đẹp lắm.
Má tôi kể cho tôi nghe là người chồng trước của bác Ba rất hiền lành và rất dễ thương. Hai người ăn ở với nhau được ba năm nhưng vẫn không sao có được một mụn con. Sau đó chồng bác Ba bị tử trận và một thời gian dài sau đó bác Ba tái giá với một người cũng rất giàu có nhưng tính tình thì lại keo kiệt và độc ác. Người chồng sau của bác Ba cả ngày chỉ bè bạn rượu chè nên một thời gian sau thì gia cảnh bị sa sút nên bác Ba phải đi bán bánh tằm bì ngoài chợ.
Tôi nằm đó, đang nhìn qua nhà bác Ba và suy nghĩ về cô Trinh thì tôi thấy ông Hựu, ba của cô Trinh, là chồng sau của bác Ba, đang siết cổ một con chó cái có chửa bụng đã to bằng sợi dây thòng lọng thật lớn. Con chó trước khi hoàn toàn bị thúc thủ nó đã kéo ông Hựu ra gần đến cổng rào. Con chó không kêu lên được tiếng nào vì sợi dây đã siết chặt vào cổ nó và có lẽ nó cũng có phát ra được tiếng rên la nho nhỏ, nhưng vì kèn các loại xe đang chạy ngoài đường phố kêu lên inh ỏi nên tôi không thể nghe được tiếng nó.
Con chó có bộ vó cao với bốn cái chân dài và bộ lông vàng mướt. Nó quỵ xuống nhưng hai mắt nó nhìn ông Hựu như van lơn xin ông tha mạng. Tôi nhìn thấy ở hai con mắt nó có nước mắt chảy ra. Sẵn có khúc cây lớn vừa tầm tay nằm gần hàng rào, ông Hựu chụp vội và phang tới tấp vào đầu con chó. Bị liên tiếp bảy tám cây nện vào đầu, con chó quỵ xuống và giẫy một hồi thì chết hẳn.
Có lẽ ông Hựu có uống máu con chó nhưng chùi mép không được sạch, nên khi ông qua nhà nhờ tôi chở ông lên chợ để ông mua gia vị, tôi đã nhìn thấy dấu máu còn dính bên mép miệng của ông. Nhớ lại cảnh con chó bị ông Hựu đập đầu và đôi mắt nó, đôi mắt con chó nhìn ông Hựu trông thật tội nghiệp làm sao; đôi mắt nó nhìn như đôi mắt của con người chứ không phải của loài thú. Trước khi gục xuống hẳn, nó nhìn ông như oán hận vì ông đã làm nó đau đớn... tôi không dám nghĩ tiếp nữa. Lúc này tôi chỉ muốn cho chiếc xe hai bánh của tôi lao thẳng xuống hố cho ông chết toi cho rồi.
Một ngày sau có người đi tìm con chó, có lẽ người đó là chủ của con chó. Tôi nghe người chủ gọi tên con chó mỗi khi đi ngang qua từng căn nhà. Tôi đã hèn nhát câm miệng lại chứ tôi không dám nói cho người chủ con chó biết về tình trạng của nó, chỉ vì tôi có cảm tình với cô Trinh. Và, thật ra thì ông Hựu cũng chưa làm một điều gì tệ hại với tôi, nhưng lương tâm tôi cứ cắn rứt mãi mỗi khi nhớ lại ánh mắt nhìn như van lơn của con chó.
***
– Anh Tám nhớ đến tham dự ngày vui của tôi nghe?
– Dĩ nhiên là tôi phải đến mừng cô Trinh chứ.
Tôi được cô Trinh mời dự đám cưới của cô. Dù không có bộ quần áo nào coi cho tươm tất, nhưng tôi cũng sẽ đến dự. Đến để xem người đàn ông may mắn kia là ai.
Kẻ may mắn đánh bại tất cả những người đã để ý đến cô Trinh là anh chàng Phó giám đốc đang tùng sự ở Bộ Lao Động.
Mừng cho cô Trinh và buồn cho tôi! Thế là từ nay tôi sẽ không còn người để tơ với tưởng để mơ với mộng nữa. Từ nay tôi vẫn sẽ nằm nghỉ trên căn gác mà tôi thường nằm, nhưng tôi sẽ không còn mong bóng dáng cô Trinh xuất hiện để tôi được ngắm nhìn nữa.
Một tuần sau đó tôi theo bạn ra miền Trung làm cá. Tôi không thể tiếp tục sửa xe bên lề đường được nữa vì lúc này bị cạnh tranh nhiều mà tay nghề của tôi thì lại quá yếu.
Hơn một năm sau tôi trở về lại nhà. Má tôi lúc này buôn bán cũng không mấy khá và hay buồn vì vắng tôi, nên muốn tôi về cho nhà được vui hơn. Tôi lại lên nằm trên cái gác mà hơn một năm trước tôi vẫn thường nằm sau một ngày phơi nắng để kiếm chén cơm. Đang lim dim mơ màng và sắp đi vào giấc ngủ trưa, thì tôi chợt nhìn thấy cô Trinh cùng chồng đang ẵm một con chó giống y hệt con chó năm xưa đã bị ông Hựu đập đầu rồi hút máu; đang từ trên xe bước xuống. Người đàn ông đã chiếm mất người phụ nữ mà tôi mến, đang vuốt đầu và nựng con chó. Cô Trinh thì hôn lên mặt con chó ra điều thích thú như là chính con của cô vậy. “Phải chi mình là con chó đó”. Tôi cười buồn cho ý nghĩ vừa thoáng qua.
Tôi không thể ngờ là cô Trinh và chồng lại thương yêu thú vật đến như vậy. Người thương yêu thú vật thường là người có tâm tính hiền. Tôi nghĩ vậy nên tôi ngồi dậy để nhìn cho rõ hơn. Nhưng, cũng vừa lúc đó hai vợ chồng cô Trinh khuất mình sau cánh cửa nhà.
Tôi đi lại chỗ má tôi ngồi định hỏi về chuyện của vợ chồng cô Trinh nuôi chó, nhưng tôi nghĩ có lẽ má tôi không để ý chuyện thiên hạ nên tôi quay về chỗ cũ nằm xuống để tìm một giấc ngủ trưa; nhưng má tôi đã thấy nên bà hỏi:
– Con định nói gì với má vậy?
– Vợ chồng cô Trinh...
Má tôi tưởng tôi hỏi về đứa con của vợ chồng cô Trinh nên ngắt lời tôi.
– Ờ hai đứa tụi nó mới sinh được thằng con trai đặt tên là Hậu. Tao nghe đâu thằng nhỏ cũng được khoảng ba tháng nhưng thằng nhỏ cứ bệnh hoài, cứ phải đi bệnh viện liền liền vậy đó nên bà Ba muốn cô Trinh về ở chung cho bà chăm sóc phụ với vợ chồng cô.
– Con mới thấy hai vợ chồng cô Trinh đi đâu đó mới về và có ẵm một con chó.
– Mày nói sao đó chứ. Chồng cô Trinh đâu có thích chó mèo nên có đời nào mà cho cô Trinh ẵm chó bao giờ.
– Con mới thấy tức thời mà má.
– Cái nhà đó hễ chó hay mèo mà thấy mặt là bỏ chạy tới cong đuôi luôn chứ ở đó mà ẵm với bồng. Ông Hựu ăn thịt chó và giết chó nổi tiếng đó con. Thằng rể cũng ăn thịt chó một cây như ba vợ nó vậy đó.
– Chẳng lẽ mắt con bị bù lạch ăn?
– Cái đó thì làm sao tao biết được.
Tôi nghĩ má tôi đã hơi bị lẩm cẩm vì vậy tôi im lặng và đi nằm.
Sáng nay tôi định đem đồ nghề ra đường ngồi sửa xe tiếp thì chợt thấy vợ chồng cô Trinh ẵm con chó đi ra xe. Tôi chạy vào nhà.
– Má ra xem lẹ lên má.
– Chuyện gì thì cũng từ từ chứ tao làm sao mà lẹ được. Mà chuyện gì vậy Tám?
– Vợ chồng cô Trinh ẵm con chó đi đâu nữa đó má.
Má tôi nghe nói vậy nên bước lẹ ra cửa. Tội nghiệp má tôi, bà hơi yếu nhưng vì nghe tôi nói lạ quá nên cũng ráng bước ra nhìn.
– Mắt mày đúng là bị bù lạch ăn thiệt rồi đó con. Người ta ẵm thằng Hậu, thằng nhỏ con của người ta mà mày lại nói người ta ẵm chó.
Má tôi quày quả bỏ đi vào nhà, còn tôi thì đứng như bị trời trồng nhìn theo chiếc xe chở vợ chồng cô Trinh đã khuất dạng mà không hiểu gì cả. Rõ ràng tôi thấy ẵm con chó mà.
Một con chó ốm đói đang chạy rông trước nhà. Tôi đưa tay ra và đồng thời miệng tặc tặc vài tiếng thì con chó đứng lại nhìn tôi, và, khi không thấy tôi cho gì nên nó lại chạy đi kiếm ăn tiếp. Như vậy là mắt tôi còn tốt. Mắt tôi chưa bị thong manh, chưa bị quáng gà để phải nhìn con người ra con thú.
Chiều hôm đó tôi qua nhà cô Trinh.
– Chào anh Tám. Anh đi đâu mất biệt luôn bây giờ mới thấy mặt vậy anh Tám?
– Dạ... tôi đi làm ăn xa cô Trinh à. Tôi... tôi qua thăm vợ chồng cô và hai bác. Vợ chồng cô và hai bác vẫn mạnh khỏe?
– Cám ơn anh Tám, ba má tôi vẫn khoẻ anh Tám à. Anh Tám qua thăm là tôi mừng lắm đó nghe anh Tám
– Dạ... dạ, tôi cũng mừng lắm đó cô Trinh.
– Anh Tám uống nước trà nhe.
Cô Trinh đi ra sau bếp làm nước. Ngồi một mình tôi đảo mắt thật nhanh tìm con chó nhưng không thấy. Mắt tôi nhìn vào cái nôi để gần cạnh cái giường. Một cái đuôi con chó đưa lên cao và đang đong đưa qua lại. Tôi trợn mắt cho lớn hơn để nhìn cho rõ, và đồng thời đứng lên bước thẳng đến cái nôi. Trong nôi là thằng Hậu chứ không phải con chó.
– Cháu được gần bốn tháng rồi nhưng cứ bệnh hoài mà bác sĩ chẩn chưa ra bệnh.
Cô Trinh tay cầm ly nước trà nóng vừa nhìn vào trong nôi với con mắt của người mẹ hiền vừa nới với tôi như vậy.
Thằng bé, thằng Hậu thình lình mở mắt ra nhìn tôi và tôi thấy rõ ràng đó là cặp mắt của con chó bị ông Hựu đập chết ngày nào. Tôi vẫn nhìn ngay mắt thằng Hậu và thằng bé cũng nhìn tôi không chớp mắt.
– Anh Tám có sao không?
Nghe cô Trinh hỏi tôi quay qua nhìn cô và thấy sắc mặt của cô nhìn tôi có vẻ như lạ lùng làm sao đó. Tôi quay lại nhìn thằng Hậu. Lúc này mắt thằng Hậu đã nhắm nghiền lại và hơi thở của nó nặng nhọc như nguời ngủ say vì mệt mỏi.
***
Tôi vào lính đã được ba năm và hôm nay, lần đầu tiên tôi được về phép. Chiến tranh mỗi ngày mỗi khốc liệt hơn và đơn vị của tôi thì lại ở ngoài vùng hai nên đi hành quân liên miên ngày đêm. Vì tôi là lính trơn không có cấp bậc gì hết nên đến hôm nay, sau ba năm vào lính tôi mới được nhận phép về thăm nhà bốn ngày.
Tôi lại lên nằm trên cái gác mà tôi thường nằm năm xưa. Tình cờ mắt tôi hướng nhìn qua nhà cô Trinh và tôi thấy thằng Hậu đang bò dưới đất nhưng miệng nó thì tru lên như tiếng tru của con chó.
Từ ngày vào lính tôi đã quên chuyện thằng Hậu vì tôi cũng nghi ngờ những gì mà tôi đã thấy nên không dám kể chuyện đó ra cho ai nghe. Tôi mặc vội bộ đồ lính vào và đi qua nhà cô Trinh. Cô Trinh vui mừng đón tiếp tôi như người thân và muốn mời tôi ở lại dùng cơm tối.
– Lâu lắm rồi mới được gặp lại anh Tám. Anh ở lại dùng cơm với gia đình tôi nha?
– Cô đừng khách sáo vì mình cùng là lối xóm với nhau cả mà. Tôi mới được về phép nên có lẽ cũng cần nói chuyện nhiều với má tôi. Hai bác và... anh khoẻ không cô Trinh?
– Ba tôi mới mất năm rồi anh Tám à. Má tôi thì vẫn buôn bán ngoài chợ như ngày nào vậy. Chồng tôi thì vẫn làm việc như ngày trước.
Tôi tò mò muốn biết về ông Hựu.
– Bác trai sao mất vậy cô Trinh?
– Ba tôi đang giỡn với thằng Hậu, khi ông đưa nó lên cao thì bị tuột tay và răng của thằng Hậu trúng vào cổ làm cổ của ba tôi bị sướt một đường dài. Bác sĩ cũng không biết phải giải thích làm sao nhưng họ nói rõ ràng là ở chỗ đó đã làm độc. Nếu ba tôi đến chữa bệnh sớm hơn thì không đến nỗi nào. Sau một tuần thì ba tôi mất.
Tôi nhìn thằng Hậu đang bò dưới đất. Nó nhìn tôi vẫn với ánh mắt nhìn của con chó bị giết ngày nào.
– Cháu có còn bệnh... có ngoan không cô Trinh?
– Anh Tám thấy đó. Nó không đứng lên được mà chỉ bò thôi. Nó cũng không nói không khóc nhưng mỗi lần muốn đòi cái gì thì nó đưa cái cổ lên cao như con chó vậy rồi rống lên.
Tôi hỏi lại mà không suy nghĩ:
– Tru hay rống?
– Rống chứ sao tru được anh Tám. Nó đâu phải...
– Tại cô Trinh nói nó đưa cái cổ cao lên như con chó nên tôi hỏi cho vui vậy mà.
Tôi ra về mà lòng tôi nặng trĩu bao thắc mắc. Chẳng lẽ thằng Hậu đã bị con chó nhập vào để trả thù. Tôi nghĩ nếu quả thật có chuyện ma quỷ ở trên đời này như chuyện con chó nhập vào thân xác người để trả thù thì tội nghiệp thằng Hậu quá.
***
Cả mười ngày nay tôi buồn bực hoài vì con mèo xinh đẹp của tôi tự dưng bỏ nhà đi đâu mất không còn thấy bóng dáng nó trở về nữa.
Con mèo thật xinh thật đẹp mà tôi luôn luôn ôm trong tay nâng niu nó từ lúc nó mới sinh ra được hai tuần. Tám tháng qua tôi cưng chìu nó, chăm sóc cho nó từng miếng ăn và nó cũng được ngủ chung với tôi nên vì vậy mà nó quyến luyến tôi lắm.
Tôi nhớ lại cái hôm nó biến mất mà tôi vẫn cho đó là lỗi ở tôi. Hôm đó tôi đang trên đường về nhà với hai con cá tươi tôi mua cho nó ăn chiều, thì tình cờ tôi đi ngang qua quán cà phê Bà Tám Béo và nghe những thằng bạn tôi ồ lên một tiếng rất lớn. Tôi nhìn vào quán và thấy mấy thằng bạn đang trố mắt nhìn vào cái truyền hình nhỏ đặt ở trong góc quán. Một thằng bạn nhìn ra đường và thấy tôi, nó ngoắc:
– Ê Tám! Tám ngón! Vào đây xem cô ca sĩ tên Bê Ta mà mày mê đang tả lại cảnh gặp mày vào cái ngày thê thảm nhất của cuộc đời mày nè.
Tôi dựng xe và đi vào quán. Trong quán hiện có vài thằng bạn của tôi mà một thời đã cùng sống chết với nhau trong một sư đoàn. Ngày đó tôi đã để lại hai ngón tay ở mặt trận Ban Mê Thuột và chạy được về đến nhà thì mất nước.
Tôi nhìn lên màn ảnh và thấy cô ca sĩ ở hải ngoại mà tôi hằng mến mộ đang cùng với một nam ca sĩ trình bày một liên khúc nói về người lính chiến Cộng Hòa rất nổi tiếng. Những năm sau này các quán cà phê tuy không công khai và cũng không lén lút, đã cho phát các dĩa đi vi đi ca nhạc ở hải ngoại mà không hề bị làm khó dễ gì. Có tiền người ta mua tiên còn được mà, huống chi... cô ca sĩ mà tôi mến mộ không những đã ca hay mà cô còn có một nụ cười rất tươi và rất đẹp. Có lẽ cô ca sĩ ở hải ngoại này muốn tả lại cảnh anh lính chiến trở về thành phố cho thật cảm động hơn chăng, hay ai đó đã cố tình với ý đồ mà cô chưa hiểu ra, đã cố vấn cho cô đổi một chữ trong bài ca và vì vậy làm cả quán cà phê, mà phần đông đều là những thằng lính quèn năm xưa như tôi, bị chưng hửng, và rồi cảm thấy rất buồn vì chợt thấy lại cảnh rã ngũ của ngày nào.
Cô ca sĩ khả ái Bê Ta mà tôi hằng mến mộ đang song ca bài Trăng Tàn Trên Hè Phố “Tôi lại gặp anh, người trai nơi chiến tuyến, súng trên vai bước... lê qua đường phố”. Ông Phạm Thế Mỹ khi sáng tác nhạc phẩm này, ông tả người lính chiến với cây súng trên vai bước về qua đường phố. Người lính chiến trong độ tuổi ba mươi... trông thật hiên ngang và oai hùng. Nhưng, có lẽ cô ca sĩ khả ái mà tôi hằng mến mộ đã tưởng tượng lại cảnh gặp anh lính chiến bị rã ngũ ngày ba mươi tháng tư đen năm xưa nên cô thấy anh bước lê... lết thất tha thất thểu qua đường phố.
Tôi trở về nhà trễ gần hai tiếng. Có lẽ con mèo nó đi tìm tôi chăng, nhưng từ hôm đó nó không còn trở về nhà nữa. Lúc đó tự nhiên tôi nghĩ là, bỗng từ đâu con mèo quay trở về thì có lẽ nó cũng lê... lết qua hè phố để về nhà vì vừa thoát được sự tàn ác của con người, nhưng thể xác và tinh thần của nó thì đã rũ rượi rồi.
Nghĩ đến sự tàn ác của con người đối với con vật, tôi hướng ánh mắt nhìn qua nhà cô Trinh.
Cô Trinh năm nay đã năm mươi bốn tuổi rồi, nhưng, cũng giống như bác Ba mẹ cô, cô vẫn xinh đẹp tuy có già hơn một chút.
Bác Ba vừa mất được một năm. Từ một năm qua người đi chợ đã không còn được thưởng thức món bánh tằm bì với nước dừa thật thơm thật béo ngậy và nước mắm ớt thật ngon nữa. Chồng cô Trinh thì cũng đã mất trong trại cải tạo và cô thì vẫn ở vậy nuôi thằng con tật nguyền.
Thằng Hậu vẫn không nói được và đi được như người bình thường mà phải bò; tuy hai chân của nó không hề bị dị tật. Mỗi khi ăn, thằng Hậu không muốn, hay không thể bưng chén cơm lên miệng, mà nó cúi xuống vục miệng vào chén cơm ăn như con chó.
Từ ngày chồng cô Trinh mất tôi không muốn qua nhà cô nữa vì sợ cô ngại. Nhưng lần này tôi phải qua nhà cô Trinh vì tôi nghi con mèo của tôi đã bị thằng Hậu sát hại.
Thằng Hậu thấy tôi bước vào cửa là nó nhìn tôi như sợ hãi lắm. Khi cô Trinh đi lấy nước mời tôi, tôi đã vuốt ve thằng Hậu ra điều thông cảm cho nó lắm. Tôi nói với nó như nói với người thân yêu:
– Hãy tha cho thằng Hậu đi. Ba nó làm ác nhưng ba nó đã chết rồi thì tại sao cứ phải hành hạ trả thù một người vô tội như vậy chứ. Con mèo của tôi mất, tôi biết ai đã làm cho nó bị đau đớn rồi. Tôi sẵn sàng bỏ qua hết mọi chuyện chứ không buồn và cũng không hận thù gì cả. Thù hận cứ nuôi mãi sẽ chồng chất thêm hận thù thì biết đến bao giờ tâm hồn mới yên vui và sống hạnh phúc được.
Thằng Hậu nhìn tôi với ánh mắt thật hiền và, bỗng nó oà lên khóc thật lớn.
– Sao vậy con? Sao con lại khóc vậy con?
Cô Trinh từ dưới nhà đi lên thấy thằng Hậu khóc nên cô lính quýnh lau mặt cho nó, nhưng cô không thể ẵm nó như ngày nào nữa vì nó quá lớn con. Thằng Hậu dù gì cũng đã trên ba mươi tuổi rồi chứ đâu còn nhỏ nhắn như ngày xưa nữa. Cô Trinh thì lúc nào cũng xem thằng Hậu như là đứa con nít vậy.
Tôi đứng lên cáo từ cô Trinh để ra về. Thằng Hậu nhìn tôi rồi bò vào trong phòng.
***
Hai ngày sau cô Trinh qua nhà tôi vừa khóc lóc vừa báo tin là thằng Hậu đã chết hồi đêm và nhờ tôi giúp lo việc tống táng.
– Hu hu hu... anh Tám ơi, hôm kia anh Tám qua chơi thì thằng Hậu còn khỏe mạnh bình thường lắm, thế mà từ khi anh về thì nó bò vào giường ngủ chứ không chịu ăn uống gì hết. Hu hu hu... Đến nửa đêm hôm qua thì không biết tôi có nghe lầm hay không, nhưng trước khi thằng Hậu trút hơi thở cuối cùng hình như thằng Hậu có kêu lên một tiếng má rồi mới chịu xuôi tay. Hu hu hu... sao tôi lại khổ đến như thế này hả anh Tám ơi. Hu hu hu... Tôi đặt tên con là Hậu mà nó không có hậu gì hết. Hu hu hu... Anh Tám giúp tôi mọi việc đi chứ bây giờ tôi cũng không biết phải làm sao và nhờ ai nữa. Hu hu hu. Hu hu hu…
Số người đi đưa đám thằng Hậu chẳng có bao nhiêu ngoài cô Trinh, tôi, và bảy thằng bạn thân cùng xóm, cùng lứa tuổi, cùng vui chơi với tôi từ những ngày còn thơ ấu cho đến nay; tổng cộng là chín người. Có phải là một sự ngẫu nhiên không? Tôi tự hỏi vậy vì chín cũng là cẩu mà cẩu là...
Tôi bỏ nắm đất xuống mộ thằng Hậu và khấn xin trời cao cho nó mau được siêu thoát.
Nhìn mộ thằng Hậu, tôi nghĩ là vĩnh viễn tôi sẽ không bao giờ dám thố lộ chuyện này ra cho ai biết. Nếu má tôi còn sống thì tôi cũng im lặng luôn vì đối với má, tôi luôn là thằng con trai thật dễ thương, ngay thẳng, hiếu thảo nhưng ngu ngốc và vô dụng cho nên đến giờ này mà chẳng có cô nào dám xáp vào với tôi. Bất giác tôi nhìn qua cô Trinh. Gương mặt của cô Trinh buồn não đến không thể tả nổi, vậy mà tôi vẫn thấy cô đẹp như những ngày xa xưa mà tôi thường mong được nhìn thấy cô qua căn gác nhỏ ghi nhiều kỷ niệm. /.
Topa ( Hòa Lan )
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Thằng Hậu.- Topa
Hết một buổi sáng rồi đến trưa ngồi phơi nắng ngoài đường mà kiếm chẳng được bao nhiêu tiền, chưa đủ mua một dĩa cơm với một cái trứng vịt kho, tôi mệt mỏi trở về nhà và dựng vội chiếc xe Honda cũ rích vào sân rồi lên gác nằm nghỉ. Tôi thích nằm ở đây vì vừa có nhiều gió mát và vừa có thể nhìn qua nhà bác Ba bán bánh tằm bì, cách xéo nhà tôi khoảng mười thước.
Nhà bác Ba có cô con gái tên Trinh rất đẹp. Tôi thích nhìn cô Trinh để mơ mộng thôi vì cô đẹp và tính tình thì lại rất thùy mị. Tôi biết thân phận mình nên không bao giờ tôi mong được cô ban phát cho một nụ cười, chứ đừng nói chi là sẽ được những thứ khác hơn.
Cô Trinh năm nay mười tám tuổi, lớn hơn tôi hai tuổi. Tôi nghe ông bà thường nói là gái thì hơn hai, trai thì hơn một. Nghĩa là những cặp có tuổi tác như vậy sẽ rất hợp và làm ăn sẽ khấm khá, nhưng tôi không bao giờ dám mơ đến điều đó với cô Trinh.
Bác Ba khi còn ở tuổi thanh xuân có lẽ đẹp gái lắm, vì tuy bây giờ bác đã luống tuổi rồi vậy mà mỗi sáng nhìn bác quảy cái gánh bánh tằm bì ra chợ; trông bác vẫn còn đẹp lắm.
Má tôi kể cho tôi nghe là người chồng trước của bác Ba rất hiền lành và rất dễ thương. Hai người ăn ở với nhau được ba năm nhưng vẫn không sao có được một mụn con. Sau đó chồng bác Ba bị tử trận và một thời gian dài sau đó bác Ba tái giá với một người cũng rất giàu có nhưng tính tình thì lại keo kiệt và độc ác. Người chồng sau của bác Ba cả ngày chỉ bè bạn rượu chè nên một thời gian sau thì gia cảnh bị sa sút nên bác Ba phải đi bán bánh tằm bì ngoài chợ.
Tôi nằm đó, đang nhìn qua nhà bác Ba và suy nghĩ về cô Trinh thì tôi thấy ông Hựu, ba của cô Trinh, là chồng sau của bác Ba, đang siết cổ một con chó cái có chửa bụng đã to bằng sợi dây thòng lọng thật lớn. Con chó trước khi hoàn toàn bị thúc thủ nó đã kéo ông Hựu ra gần đến cổng rào. Con chó không kêu lên được tiếng nào vì sợi dây đã siết chặt vào cổ nó và có lẽ nó cũng có phát ra được tiếng rên la nho nhỏ, nhưng vì kèn các loại xe đang chạy ngoài đường phố kêu lên inh ỏi nên tôi không thể nghe được tiếng nó.
Con chó có bộ vó cao với bốn cái chân dài và bộ lông vàng mướt. Nó quỵ xuống nhưng hai mắt nó nhìn ông Hựu như van lơn xin ông tha mạng. Tôi nhìn thấy ở hai con mắt nó có nước mắt chảy ra. Sẵn có khúc cây lớn vừa tầm tay nằm gần hàng rào, ông Hựu chụp vội và phang tới tấp vào đầu con chó. Bị liên tiếp bảy tám cây nện vào đầu, con chó quỵ xuống và giẫy một hồi thì chết hẳn.
Có lẽ ông Hựu có uống máu con chó nhưng chùi mép không được sạch, nên khi ông qua nhà nhờ tôi chở ông lên chợ để ông mua gia vị, tôi đã nhìn thấy dấu máu còn dính bên mép miệng của ông. Nhớ lại cảnh con chó bị ông Hựu đập đầu và đôi mắt nó, đôi mắt con chó nhìn ông Hựu trông thật tội nghiệp làm sao; đôi mắt nó nhìn như đôi mắt của con người chứ không phải của loài thú. Trước khi gục xuống hẳn, nó nhìn ông như oán hận vì ông đã làm nó đau đớn... tôi không dám nghĩ tiếp nữa. Lúc này tôi chỉ muốn cho chiếc xe hai bánh của tôi lao thẳng xuống hố cho ông chết toi cho rồi.
Một ngày sau có người đi tìm con chó, có lẽ người đó là chủ của con chó. Tôi nghe người chủ gọi tên con chó mỗi khi đi ngang qua từng căn nhà. Tôi đã hèn nhát câm miệng lại chứ tôi không dám nói cho người chủ con chó biết về tình trạng của nó, chỉ vì tôi có cảm tình với cô Trinh. Và, thật ra thì ông Hựu cũng chưa làm một điều gì tệ hại với tôi, nhưng lương tâm tôi cứ cắn rứt mãi mỗi khi nhớ lại ánh mắt nhìn như van lơn của con chó.
***
– Anh Tám nhớ đến tham dự ngày vui của tôi nghe?
– Dĩ nhiên là tôi phải đến mừng cô Trinh chứ.
Tôi được cô Trinh mời dự đám cưới của cô. Dù không có bộ quần áo nào coi cho tươm tất, nhưng tôi cũng sẽ đến dự. Đến để xem người đàn ông may mắn kia là ai.
Kẻ may mắn đánh bại tất cả những người đã để ý đến cô Trinh là anh chàng Phó giám đốc đang tùng sự ở Bộ Lao Động.
Mừng cho cô Trinh và buồn cho tôi! Thế là từ nay tôi sẽ không còn người để tơ với tưởng để mơ với mộng nữa. Từ nay tôi vẫn sẽ nằm nghỉ trên căn gác mà tôi thường nằm, nhưng tôi sẽ không còn mong bóng dáng cô Trinh xuất hiện để tôi được ngắm nhìn nữa.
Một tuần sau đó tôi theo bạn ra miền Trung làm cá. Tôi không thể tiếp tục sửa xe bên lề đường được nữa vì lúc này bị cạnh tranh nhiều mà tay nghề của tôi thì lại quá yếu.
Hơn một năm sau tôi trở về lại nhà. Má tôi lúc này buôn bán cũng không mấy khá và hay buồn vì vắng tôi, nên muốn tôi về cho nhà được vui hơn. Tôi lại lên nằm trên cái gác mà hơn một năm trước tôi vẫn thường nằm sau một ngày phơi nắng để kiếm chén cơm. Đang lim dim mơ màng và sắp đi vào giấc ngủ trưa, thì tôi chợt nhìn thấy cô Trinh cùng chồng đang ẵm một con chó giống y hệt con chó năm xưa đã bị ông Hựu đập đầu rồi hút máu; đang từ trên xe bước xuống. Người đàn ông đã chiếm mất người phụ nữ mà tôi mến, đang vuốt đầu và nựng con chó. Cô Trinh thì hôn lên mặt con chó ra điều thích thú như là chính con của cô vậy. “Phải chi mình là con chó đó”. Tôi cười buồn cho ý nghĩ vừa thoáng qua.
Tôi không thể ngờ là cô Trinh và chồng lại thương yêu thú vật đến như vậy. Người thương yêu thú vật thường là người có tâm tính hiền. Tôi nghĩ vậy nên tôi ngồi dậy để nhìn cho rõ hơn. Nhưng, cũng vừa lúc đó hai vợ chồng cô Trinh khuất mình sau cánh cửa nhà.
Tôi đi lại chỗ má tôi ngồi định hỏi về chuyện của vợ chồng cô Trinh nuôi chó, nhưng tôi nghĩ có lẽ má tôi không để ý chuyện thiên hạ nên tôi quay về chỗ cũ nằm xuống để tìm một giấc ngủ trưa; nhưng má tôi đã thấy nên bà hỏi:
– Con định nói gì với má vậy?
– Vợ chồng cô Trinh...
Má tôi tưởng tôi hỏi về đứa con của vợ chồng cô Trinh nên ngắt lời tôi.
– Ờ hai đứa tụi nó mới sinh được thằng con trai đặt tên là Hậu. Tao nghe đâu thằng nhỏ cũng được khoảng ba tháng nhưng thằng nhỏ cứ bệnh hoài, cứ phải đi bệnh viện liền liền vậy đó nên bà Ba muốn cô Trinh về ở chung cho bà chăm sóc phụ với vợ chồng cô.
– Con mới thấy hai vợ chồng cô Trinh đi đâu đó mới về và có ẵm một con chó.
– Mày nói sao đó chứ. Chồng cô Trinh đâu có thích chó mèo nên có đời nào mà cho cô Trinh ẵm chó bao giờ.
– Con mới thấy tức thời mà má.
– Cái nhà đó hễ chó hay mèo mà thấy mặt là bỏ chạy tới cong đuôi luôn chứ ở đó mà ẵm với bồng. Ông Hựu ăn thịt chó và giết chó nổi tiếng đó con. Thằng rể cũng ăn thịt chó một cây như ba vợ nó vậy đó.
– Chẳng lẽ mắt con bị bù lạch ăn?
– Cái đó thì làm sao tao biết được.
Tôi nghĩ má tôi đã hơi bị lẩm cẩm vì vậy tôi im lặng và đi nằm.
Sáng nay tôi định đem đồ nghề ra đường ngồi sửa xe tiếp thì chợt thấy vợ chồng cô Trinh ẵm con chó đi ra xe. Tôi chạy vào nhà.
– Má ra xem lẹ lên má.
– Chuyện gì thì cũng từ từ chứ tao làm sao mà lẹ được. Mà chuyện gì vậy Tám?
– Vợ chồng cô Trinh ẵm con chó đi đâu nữa đó má.
Má tôi nghe nói vậy nên bước lẹ ra cửa. Tội nghiệp má tôi, bà hơi yếu nhưng vì nghe tôi nói lạ quá nên cũng ráng bước ra nhìn.
– Mắt mày đúng là bị bù lạch ăn thiệt rồi đó con. Người ta ẵm thằng Hậu, thằng nhỏ con của người ta mà mày lại nói người ta ẵm chó.
Má tôi quày quả bỏ đi vào nhà, còn tôi thì đứng như bị trời trồng nhìn theo chiếc xe chở vợ chồng cô Trinh đã khuất dạng mà không hiểu gì cả. Rõ ràng tôi thấy ẵm con chó mà.
Một con chó ốm đói đang chạy rông trước nhà. Tôi đưa tay ra và đồng thời miệng tặc tặc vài tiếng thì con chó đứng lại nhìn tôi, và, khi không thấy tôi cho gì nên nó lại chạy đi kiếm ăn tiếp. Như vậy là mắt tôi còn tốt. Mắt tôi chưa bị thong manh, chưa bị quáng gà để phải nhìn con người ra con thú.
Chiều hôm đó tôi qua nhà cô Trinh.
– Chào anh Tám. Anh đi đâu mất biệt luôn bây giờ mới thấy mặt vậy anh Tám?
– Dạ... tôi đi làm ăn xa cô Trinh à. Tôi... tôi qua thăm vợ chồng cô và hai bác. Vợ chồng cô và hai bác vẫn mạnh khỏe?
– Cám ơn anh Tám, ba má tôi vẫn khoẻ anh Tám à. Anh Tám qua thăm là tôi mừng lắm đó nghe anh Tám
– Dạ... dạ, tôi cũng mừng lắm đó cô Trinh.
– Anh Tám uống nước trà nhe.
Cô Trinh đi ra sau bếp làm nước. Ngồi một mình tôi đảo mắt thật nhanh tìm con chó nhưng không thấy. Mắt tôi nhìn vào cái nôi để gần cạnh cái giường. Một cái đuôi con chó đưa lên cao và đang đong đưa qua lại. Tôi trợn mắt cho lớn hơn để nhìn cho rõ, và đồng thời đứng lên bước thẳng đến cái nôi. Trong nôi là thằng Hậu chứ không phải con chó.
– Cháu được gần bốn tháng rồi nhưng cứ bệnh hoài mà bác sĩ chẩn chưa ra bệnh.
Cô Trinh tay cầm ly nước trà nóng vừa nhìn vào trong nôi với con mắt của người mẹ hiền vừa nới với tôi như vậy.
Thằng bé, thằng Hậu thình lình mở mắt ra nhìn tôi và tôi thấy rõ ràng đó là cặp mắt của con chó bị ông Hựu đập chết ngày nào. Tôi vẫn nhìn ngay mắt thằng Hậu và thằng bé cũng nhìn tôi không chớp mắt.
– Anh Tám có sao không?
Nghe cô Trinh hỏi tôi quay qua nhìn cô và thấy sắc mặt của cô nhìn tôi có vẻ như lạ lùng làm sao đó. Tôi quay lại nhìn thằng Hậu. Lúc này mắt thằng Hậu đã nhắm nghiền lại và hơi thở của nó nặng nhọc như nguời ngủ say vì mệt mỏi.
***
Tôi vào lính đã được ba năm và hôm nay, lần đầu tiên tôi được về phép. Chiến tranh mỗi ngày mỗi khốc liệt hơn và đơn vị của tôi thì lại ở ngoài vùng hai nên đi hành quân liên miên ngày đêm. Vì tôi là lính trơn không có cấp bậc gì hết nên đến hôm nay, sau ba năm vào lính tôi mới được nhận phép về thăm nhà bốn ngày.
Tôi lại lên nằm trên cái gác mà tôi thường nằm năm xưa. Tình cờ mắt tôi hướng nhìn qua nhà cô Trinh và tôi thấy thằng Hậu đang bò dưới đất nhưng miệng nó thì tru lên như tiếng tru của con chó.
Từ ngày vào lính tôi đã quên chuyện thằng Hậu vì tôi cũng nghi ngờ những gì mà tôi đã thấy nên không dám kể chuyện đó ra cho ai nghe. Tôi mặc vội bộ đồ lính vào và đi qua nhà cô Trinh. Cô Trinh vui mừng đón tiếp tôi như người thân và muốn mời tôi ở lại dùng cơm tối.
– Lâu lắm rồi mới được gặp lại anh Tám. Anh ở lại dùng cơm với gia đình tôi nha?
– Cô đừng khách sáo vì mình cùng là lối xóm với nhau cả mà. Tôi mới được về phép nên có lẽ cũng cần nói chuyện nhiều với má tôi. Hai bác và... anh khoẻ không cô Trinh?
– Ba tôi mới mất năm rồi anh Tám à. Má tôi thì vẫn buôn bán ngoài chợ như ngày nào vậy. Chồng tôi thì vẫn làm việc như ngày trước.
Tôi tò mò muốn biết về ông Hựu.
– Bác trai sao mất vậy cô Trinh?
– Ba tôi đang giỡn với thằng Hậu, khi ông đưa nó lên cao thì bị tuột tay và răng của thằng Hậu trúng vào cổ làm cổ của ba tôi bị sướt một đường dài. Bác sĩ cũng không biết phải giải thích làm sao nhưng họ nói rõ ràng là ở chỗ đó đã làm độc. Nếu ba tôi đến chữa bệnh sớm hơn thì không đến nỗi nào. Sau một tuần thì ba tôi mất.
Tôi nhìn thằng Hậu đang bò dưới đất. Nó nhìn tôi vẫn với ánh mắt nhìn của con chó bị giết ngày nào.
– Cháu có còn bệnh... có ngoan không cô Trinh?
– Anh Tám thấy đó. Nó không đứng lên được mà chỉ bò thôi. Nó cũng không nói không khóc nhưng mỗi lần muốn đòi cái gì thì nó đưa cái cổ lên cao như con chó vậy rồi rống lên.
Tôi hỏi lại mà không suy nghĩ:
– Tru hay rống?
– Rống chứ sao tru được anh Tám. Nó đâu phải...
– Tại cô Trinh nói nó đưa cái cổ cao lên như con chó nên tôi hỏi cho vui vậy mà.
Tôi ra về mà lòng tôi nặng trĩu bao thắc mắc. Chẳng lẽ thằng Hậu đã bị con chó nhập vào để trả thù. Tôi nghĩ nếu quả thật có chuyện ma quỷ ở trên đời này như chuyện con chó nhập vào thân xác người để trả thù thì tội nghiệp thằng Hậu quá.
***
Cả mười ngày nay tôi buồn bực hoài vì con mèo xinh đẹp của tôi tự dưng bỏ nhà đi đâu mất không còn thấy bóng dáng nó trở về nữa.
Con mèo thật xinh thật đẹp mà tôi luôn luôn ôm trong tay nâng niu nó từ lúc nó mới sinh ra được hai tuần. Tám tháng qua tôi cưng chìu nó, chăm sóc cho nó từng miếng ăn và nó cũng được ngủ chung với tôi nên vì vậy mà nó quyến luyến tôi lắm.
Tôi nhớ lại cái hôm nó biến mất mà tôi vẫn cho đó là lỗi ở tôi. Hôm đó tôi đang trên đường về nhà với hai con cá tươi tôi mua cho nó ăn chiều, thì tình cờ tôi đi ngang qua quán cà phê Bà Tám Béo và nghe những thằng bạn tôi ồ lên một tiếng rất lớn. Tôi nhìn vào quán và thấy mấy thằng bạn đang trố mắt nhìn vào cái truyền hình nhỏ đặt ở trong góc quán. Một thằng bạn nhìn ra đường và thấy tôi, nó ngoắc:
– Ê Tám! Tám ngón! Vào đây xem cô ca sĩ tên Bê Ta mà mày mê đang tả lại cảnh gặp mày vào cái ngày thê thảm nhất của cuộc đời mày nè.
Tôi dựng xe và đi vào quán. Trong quán hiện có vài thằng bạn của tôi mà một thời đã cùng sống chết với nhau trong một sư đoàn. Ngày đó tôi đã để lại hai ngón tay ở mặt trận Ban Mê Thuột và chạy được về đến nhà thì mất nước.
Tôi nhìn lên màn ảnh và thấy cô ca sĩ ở hải ngoại mà tôi hằng mến mộ đang cùng với một nam ca sĩ trình bày một liên khúc nói về người lính chiến Cộng Hòa rất nổi tiếng. Những năm sau này các quán cà phê tuy không công khai và cũng không lén lút, đã cho phát các dĩa đi vi đi ca nhạc ở hải ngoại mà không hề bị làm khó dễ gì. Có tiền người ta mua tiên còn được mà, huống chi... cô ca sĩ mà tôi mến mộ không những đã ca hay mà cô còn có một nụ cười rất tươi và rất đẹp. Có lẽ cô ca sĩ ở hải ngoại này muốn tả lại cảnh anh lính chiến trở về thành phố cho thật cảm động hơn chăng, hay ai đó đã cố tình với ý đồ mà cô chưa hiểu ra, đã cố vấn cho cô đổi một chữ trong bài ca và vì vậy làm cả quán cà phê, mà phần đông đều là những thằng lính quèn năm xưa như tôi, bị chưng hửng, và rồi cảm thấy rất buồn vì chợt thấy lại cảnh rã ngũ của ngày nào.
Cô ca sĩ khả ái Bê Ta mà tôi hằng mến mộ đang song ca bài Trăng Tàn Trên Hè Phố “Tôi lại gặp anh, người trai nơi chiến tuyến, súng trên vai bước... lê qua đường phố”. Ông Phạm Thế Mỹ khi sáng tác nhạc phẩm này, ông tả người lính chiến với cây súng trên vai bước về qua đường phố. Người lính chiến trong độ tuổi ba mươi... trông thật hiên ngang và oai hùng. Nhưng, có lẽ cô ca sĩ khả ái mà tôi hằng mến mộ đã tưởng tượng lại cảnh gặp anh lính chiến bị rã ngũ ngày ba mươi tháng tư đen năm xưa nên cô thấy anh bước lê... lết thất tha thất thểu qua đường phố.
Tôi trở về nhà trễ gần hai tiếng. Có lẽ con mèo nó đi tìm tôi chăng, nhưng từ hôm đó nó không còn trở về nhà nữa. Lúc đó tự nhiên tôi nghĩ là, bỗng từ đâu con mèo quay trở về thì có lẽ nó cũng lê... lết qua hè phố để về nhà vì vừa thoát được sự tàn ác của con người, nhưng thể xác và tinh thần của nó thì đã rũ rượi rồi.
Nghĩ đến sự tàn ác của con người đối với con vật, tôi hướng ánh mắt nhìn qua nhà cô Trinh.
Cô Trinh năm nay đã năm mươi bốn tuổi rồi, nhưng, cũng giống như bác Ba mẹ cô, cô vẫn xinh đẹp tuy có già hơn một chút.
Bác Ba vừa mất được một năm. Từ một năm qua người đi chợ đã không còn được thưởng thức món bánh tằm bì với nước dừa thật thơm thật béo ngậy và nước mắm ớt thật ngon nữa. Chồng cô Trinh thì cũng đã mất trong trại cải tạo và cô thì vẫn ở vậy nuôi thằng con tật nguyền.
Thằng Hậu vẫn không nói được và đi được như người bình thường mà phải bò; tuy hai chân của nó không hề bị dị tật. Mỗi khi ăn, thằng Hậu không muốn, hay không thể bưng chén cơm lên miệng, mà nó cúi xuống vục miệng vào chén cơm ăn như con chó.
Từ ngày chồng cô Trinh mất tôi không muốn qua nhà cô nữa vì sợ cô ngại. Nhưng lần này tôi phải qua nhà cô Trinh vì tôi nghi con mèo của tôi đã bị thằng Hậu sát hại.
Thằng Hậu thấy tôi bước vào cửa là nó nhìn tôi như sợ hãi lắm. Khi cô Trinh đi lấy nước mời tôi, tôi đã vuốt ve thằng Hậu ra điều thông cảm cho nó lắm. Tôi nói với nó như nói với người thân yêu:
– Hãy tha cho thằng Hậu đi. Ba nó làm ác nhưng ba nó đã chết rồi thì tại sao cứ phải hành hạ trả thù một người vô tội như vậy chứ. Con mèo của tôi mất, tôi biết ai đã làm cho nó bị đau đớn rồi. Tôi sẵn sàng bỏ qua hết mọi chuyện chứ không buồn và cũng không hận thù gì cả. Thù hận cứ nuôi mãi sẽ chồng chất thêm hận thù thì biết đến bao giờ tâm hồn mới yên vui và sống hạnh phúc được.
Thằng Hậu nhìn tôi với ánh mắt thật hiền và, bỗng nó oà lên khóc thật lớn.
– Sao vậy con? Sao con lại khóc vậy con?
Cô Trinh từ dưới nhà đi lên thấy thằng Hậu khóc nên cô lính quýnh lau mặt cho nó, nhưng cô không thể ẵm nó như ngày nào nữa vì nó quá lớn con. Thằng Hậu dù gì cũng đã trên ba mươi tuổi rồi chứ đâu còn nhỏ nhắn như ngày xưa nữa. Cô Trinh thì lúc nào cũng xem thằng Hậu như là đứa con nít vậy.
Tôi đứng lên cáo từ cô Trinh để ra về. Thằng Hậu nhìn tôi rồi bò vào trong phòng.
***
Hai ngày sau cô Trinh qua nhà tôi vừa khóc lóc vừa báo tin là thằng Hậu đã chết hồi đêm và nhờ tôi giúp lo việc tống táng.
– Hu hu hu... anh Tám ơi, hôm kia anh Tám qua chơi thì thằng Hậu còn khỏe mạnh bình thường lắm, thế mà từ khi anh về thì nó bò vào giường ngủ chứ không chịu ăn uống gì hết. Hu hu hu... Đến nửa đêm hôm qua thì không biết tôi có nghe lầm hay không, nhưng trước khi thằng Hậu trút hơi thở cuối cùng hình như thằng Hậu có kêu lên một tiếng má rồi mới chịu xuôi tay. Hu hu hu... sao tôi lại khổ đến như thế này hả anh Tám ơi. Hu hu hu... Tôi đặt tên con là Hậu mà nó không có hậu gì hết. Hu hu hu... Anh Tám giúp tôi mọi việc đi chứ bây giờ tôi cũng không biết phải làm sao và nhờ ai nữa. Hu hu hu. Hu hu hu…
Số người đi đưa đám thằng Hậu chẳng có bao nhiêu ngoài cô Trinh, tôi, và bảy thằng bạn thân cùng xóm, cùng lứa tuổi, cùng vui chơi với tôi từ những ngày còn thơ ấu cho đến nay; tổng cộng là chín người. Có phải là một sự ngẫu nhiên không? Tôi tự hỏi vậy vì chín cũng là cẩu mà cẩu là...
Tôi bỏ nắm đất xuống mộ thằng Hậu và khấn xin trời cao cho nó mau được siêu thoát.
Nhìn mộ thằng Hậu, tôi nghĩ là vĩnh viễn tôi sẽ không bao giờ dám thố lộ chuyện này ra cho ai biết. Nếu má tôi còn sống thì tôi cũng im lặng luôn vì đối với má, tôi luôn là thằng con trai thật dễ thương, ngay thẳng, hiếu thảo nhưng ngu ngốc và vô dụng cho nên đến giờ này mà chẳng có cô nào dám xáp vào với tôi. Bất giác tôi nhìn qua cô Trinh. Gương mặt của cô Trinh buồn não đến không thể tả nổi, vậy mà tôi vẫn thấy cô đẹp như những ngày xa xưa mà tôi thường mong được nhìn thấy cô qua căn gác nhỏ ghi nhiều kỷ niệm. /.
Topa ( Hòa Lan )