Truyện Ngắn & Phóng Sự
Truyện ngắn không tên
Lúc ở đảo, tôi trong ban thông dịch. Qua Úc, làm bộ xã hội một thời gian khá dài. Nghe (và dịch) nhiều chuyện vượt biên. Nhưng chưa hề thấy một bi kịch tang thương như chuyện nầy. Đọc.Tôi không cầm được nước mắt
Thưa các Bạn,
Lúc ở đảo, tôi trong ban thông dịch. Qua Úc, làm bộ xã hội một
thời gian khá dài. Nghe (và dịch) nhiều chuyện vượt biên. Nhưng chưa hề
thấy một bi kịch tang thương như chuyện nầy. Đọc.Tôi không cầm được
nước mắt. Xin được chia sẻ sâu xa nỗi buồn mất mát với bạn Thùy Nhiên
(hiện định cư tại Úc). Cầu mong Bạn tìm được an bình.
***
Tôi tên Nguyễn Bá Quang, là một sĩ quan QLVNCH cấp bậc Đại Úy thuộc
đơn vị 101 P2/Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH. Ở tù CSVN tại trại tù Tiên Lãnh,
Quảng Nam, Đà Nẵng suốt hơn 12 năm. Qua Mỹ với diện HO.5 năm 1991. Hiện
cư ngụ tại Reda, Califonia.
Trong thời gian tôi ở tù chưa được thả, gia đình vợ con tôi vượt
biển tìm tự do tại Cà Mau tỉnh Minh Hải. Trong chuyến vượt biển hãi hùng
ngày 22-2-1985 vợ và sáu người con của tôi đã bỏ xác trên biển cả vì
bọn hải tặc làm đắm thuyền. Ngoài ra còn có cả nhạc phụ của tôi và các
em vợ cùng các cháu đã chết một cách tức tưởi trên chuyến tàu đau thương
ấy. Chỉ còn sống sót người con gái yêu thương của tôi tên Thùy Nhiên và
dì ruột của cháu là Phạm Thị Sa.
Năm 1975 mất nước, con gái tôi mới có tám tuổi. Khi CS Bắc Việt
chiếm miền Nam chúng dọa nạt, đấy ải gia đình của các sĩ quan QLVNCH đi
cải tạo tại các trại lao động khổ sai. Vợ con tôi phải đi kinh tế mới
tại Cà Mau, Minh Hải, việc học hành khó khăn, cháu chỉ học tới lớp bảy
rồi phải bỏ lỡ dở đi buôn cá tại vùng ven sông thuộc Cà Mau để kiếm tiền
nuôi gia đình và các em trai còn nhỏ tiếp tục đi học, vì thế nên cháu
chỉ có thể thuật lại Nỗi bất hạnh của đời tôi một cách trung thực.
Là ba của cháu, tôi cũng chỉ sửa những lỗi văn phạm, chính tả. Qua
sự thúc bách của tôi, cháu mới có thể thuật lại câu chuyện thương tâm,
vì mỗi lần nhớ lại những cảnh đau thương tang tóc của gia đình thì cháu
đâm thẫn thờ, ngơ ngẩn hết mấy ngày, và lòng tôi cũng quặn đau vô vàn.
Hiện cháu đã lập gia đình và sống với chồng con tại Úc. Sau đây là câu
chuyện của con gái tôi, nỗi bất hạnh của cháu, cũng là nỗi bất hạnh của
tôi.
Nguyễn Bá Quang
Thùy Nhiên
***
Sau bao tháng ngày mẹ và các anh chuẩn bị ghe thuyền, từng can dầu,
tom góp từng gói lương khô như gạo sấy, thuốc men v….v…một cách bí mật.
Ông ngoại, gia đình bà dì ruột, gia đình của cha Liêm, từng tốp, từng
tốp len lỏi trong đêm tối lần lượt đến điểm tập trung tai bãi Đá Bạc Cà
Mau thuộc tỉnh Minh Hải.
Tất cả chúng tôi yên lặng lên thuyền, gồm có 22 người đã có mặt đầy
đủ. Tiếng nổ dòn của máy lướt sóng ra khơi, mọi người chúng tôi nín thở
hồi hộp.
Qua mấy giờ lầm lũi chạy trong đêm, trời đã sáng, ánh nắng chan
hòa, chúng tôi đã rời khỏi hải phận Việt Nam, mọi người thở ra nhẹ nhỏm,
vui mừng, bồi hồi xúc động vì đã thoát qua được chặng đường đầy nguy
hiểm và bất trắc nhất, vì nếu chẳng may mà bị VC bắt lại, thì bị tù tội,
tịch thu tài sản, tất cả đều mất sạch. Niềm vui thoát được khỏi bọn
công an VC đang miên man trong đầu óc mọi người, bỗng nhìn đằng xa có
chiếc tàu lớn hiện ra, tim tôi đánh thình thịch, tàu của ai đây? Của CS
hay của thế giới tự do? Càng lại gần thì càng hồi hộp, một thoáng chán
nản và sợ sệt hiện rõ trên nét mặt mọi người khi nhìn rõ màu cờ máu Liên
Xô, Thuyền của chúng tôi cố ý lái chệch hướng chiếc tàu lớn, cứ thế
tiến thẳng, đã qua thêm một sự nguy hiểm, và cũng vì thế thuyền đã chệch
hướng đi như ban đầu đã định trước của mình. Chạy thêm vài giờ nữa thì
đằng trước hiện lên một chiếc thuyền đánh cá treo cờ VC (cờ đỏ sao
vàng), bên hông tàu thấy hai chữ Kiên Giang, giây phút trọng đại, mọi
người như nín thở, từ thuyền bên kia phát loa yêu cầu thuyền chúng tôi
ngừng lại để cho họ kiểm soát.
Không thể để bị bắt, rồi phải ngồi tù, tài sản bị mất sạch, nên
thuyền chúng tôi quyết định mở hết tốc lực. Một loạt đạn AK nổ dòn bắn
về phía chúng tôi, tài công lúc đó là anh Hai Liêm của tôi bị thương ở
cánh tay, Mẹ bị thương ở bả vai, ông Ngoại bị thương nhẹ ở đầu. Thuyền
bắt buộc phải ngừng lại. Tất cả bàng hoàng chờ đợi những gì xấu nhất sắp
xảy ra. Thuyền Kiên Giang là thuyền đánh cá nhưng có cán bộ VC, công an
mang theo súng, bọn chúng bước qua thuyền chúng tôi lục soát từng người
một kể cả những em bé 3, 4 tuổi, tịch thu một số vàng và tiền bạc (đô
la) mà mọi người mang theo, chúng lấy một máy lớn của thuyền chúng tôi
và dọa sẽ đưa trở lại vào bờ giao cho công an địa phương xử lý. Ông
ngoại tôi là người lớn tuổi nhất trong thuyền, ôm vết thương còn chảy
máu trên đầu loang xuống mặt, cố gắng năn nỉ giải thích: Các anh cho
chúng tôi đi, nếu đưa chúng tôi trở lại bờ Việt Nam thì các anh chẳng có
lợi gì cả, chúng tôi bị tù tội, tiền, vàng của các anh vừa tịch thu thì
cũng phải giao nạp cho công an thôi. Sau đó bọn họ cho chúng tôi đi, và
chỉ hướng cho tàu chạy.
Còn lại một máy nhỏ, thuyền tiếp tục chạy một cách nặng nhọc, chậm
chạp lướt sóng tiến về vùng biển Thái Lan. Chạy được một giờ đồng hồ nữa
thấy có một chiếc thuyền giống thuyền đánh cá xuất hiện, khi chiếc
thuyền này tiến lại gần không thấy treo cờ nước nào cả, nhưng dấu hiệu
trên mạn thuyền được bôi lem, chạy với tốc độ nhanh rồi quay đầu chận
ngang thuyền chúng tôi. Đã trải qua nhiều hiểm nguy, lần này tôi hồi hộp
và lo sợ, tất cả như nín thở, những đứa nhỏ cũng biết được những gì
quan trọng sắp xảy ra nên chúng ngồi thu mình vào thành ghe im re trông
thật tội nghiệp. Tất cả không một tiếng động.
Tiếng nói ở thuyền bên kia là một tiếng lạ không ai hiểu gì, lúc đó
cha Liêm là người biết tiếng Anh nói xin họ giúp đỡ. Toán người kia như
không nghe biết, với cử chỉ hung hăng dữ tợn, cặp vào thuyền chúng tôi
la hét lục soát từng người một. Một lần nữa vơ vét sạch những gì tàu
Kiên Giang VC vơ vét còn sót lại. Thấy kết quả lục soát chúng chẳng được
là bao, chúng đi tìm từng bộ mặt một, nhất là nhìn chằm chằm vào những
người đàn bà con gái. Mẹ tôi còn trẻ đẹp nhưng vừa bị thương mất máu co
ro, mặt mày tái mét nên chúng bỏ qua không để ý tới. Chúng đến gần tôi
và chị H, bạn gái của anh Hai, chúng liền nắm áo chúng tôi kéo qua
thuyền chúng nó.
Trước cảnh dã man này mấy anh tôi không kềm hãm được nên đã có phản
ứng binh vực em mình (tôi lúc đó mới được 18 tuổi, cô kia xấp xỉ tuổi
tôi hoặc lớn hơn một tuổi ) nên đã la ó phản đối. Mẹ tôi cúi lậy xin
chúng tha. Ông ngoại, cha Liêm năn nỉ nài nỉ chúng chẳng nghe. Chúng đẩy
chúng tôi qua thuyền chúng. Phẫn uất trước hành động tàn bạo này, mấy
anh tôi đánh trả lại chúng. Chúng rút súng lục ra uy hiếp và chế ngự mấy
anh. Lúc đó chúng lôi chúng tôi xuống nhốt dưới hầm tàu tối đen. Từ đó
không hay biết chi nữa những việc xảy ra bên ngoài.
Sau khi bắt chúng tôi, chúng nổ máy cho tàu chạy, sau đó quay trở
lại đâm vào thuyền chúng tôi làm vỡ thuyền, thuyền chìm, chuyện xảy ra
tôi sẽ kể tiếp phần sau khi tôi gặp lại người dì ruột tại trại SongLa.
Ngồi trong hầm tàu tối đen mà lòng tan nát, tôi chấn tĩnh mình bằng
lời cầu nguyện với Đức Trinh Nữ Maria, hiện ra trước mặt tôi là hình
ảnh của mẹ, các anh, em tôi và ba tôi. Mẹ, các anh em tôi giờ đây trên
biển cả mênh mông đã trôi dạt về đâu rồi? Đã được tàu của thế giới tự do
vớt chưa? Ba tôi trong trại tù CS tại trại Tiên Lãnh, Quảng Nam Đà
Nẵng, ba là sĩ quan QLVNCH ở tù 10 năm rồi tương lai sẽ ra sao đây. Tôi
nhớ hết những người thân thương, đầu óc tôi rối bời như có trăm ngàn mũi
kim nhọn đâm vào quả tim bé nhỏ của tôi tan nát. Chưa bao giờ tôi nghĩ
đến hoặc tưởng tượng ra hoàn cảnh mà tôi phải gánh chịu như hôm nay.
Nước mắt tràn đầy ra má mà chẳng hay biết gì, nước mắt đã làm dịu cơn
khủng hoảng của tôi. Một niềm hy vọng loé lên trong đầu, chắc mẹ và các
anh em của mình còn sống sẽ được tàu vớt, sẽ vượt qua nguy hiểm để đến
bến bờ tự do và mình sẽ được gặp lại.
Ở trên tàu của bọn cướp được vài hôm, chúng chuyển tôi qua tầu đánh
cá thứ hai, còn chị H. thì ở lại trên tầu của chúng nói tiếng Thái với
nhau tôi không hiểu một tí gì cả chỉ biết cảm nhận theo linh tính của
mình, thấy tàu này chuyên lo đánh cá, chắc là họ vừa đánh cá vừa làm hải
tặc ăn cướp chăng? Một tuần sau chúng lại chuyển tôi qua tàu khác, cứ
thế lênh đênh trên biển cả qua ngày thứ 51, ngày này chúng chuyển qua
một tàu khác nữa, người trên tàu có vẻ hung tợn dữ dằn hơn những chiếc
tàu trước đây.
Vào khoảng nửa đêm một tên đàn ông vào kéo tôi dậy, nhìn cặp mắt
nó, thấy dễ sợ như muốn ăn tươi nuốt sống tôi. Người tôi run bần bật,
miệng thầm đọc kinh xin ơn trên phù hộ cứu giúp. Chúng nó sờ mó và bắt
cởi hết quần áo, chúng nói gì với nhau tôi không hiểu, chỉ biết kẹp hai
chân cứng lại, hai tay ôm chặt lấy ngực, và nhìn vào vết thẹo nổi đỏ
trên cánh tay tôi. Lúc nhỏ khoảng hai tuổi bị tai nạn phỏng dầu làm
đường đến 50% khi chữa lành vẫn còn vết thẹo luôn ửng đỏ. Không biết ai
xui khiến cho tôi cứ nhìn vào vết thẹo ấy và kêu la thảm thiết. Bọn
chúng nói với nhau những điều gì, tôi cảm nhận như chúng e ngại về vết
thẹo của tôi là bị bệnh phong cùi gì chăng? Sau khi bàn bạc chúng đã xô
tôi xuống biển không cho một vật gì có thể trôi nổi trên mặt biển.
Nước lạnh làm tỉnh hẳn người, tôi đã thoát qua những bàn tay con
quỷ dữ, cố gắng với hai chân để người mình nổi lên trên mặt nước (ở Cà
Mau tôi sống bên sông nên bơi lội cũng khá giỏi. Trên biển giữa đêm đen,
có gì ghê rợn bằng. Tôi cố sức mình chống chọi với bao ý nghĩ bi
thương, bản năng sinh tồn lại đến với tôi mãnh liệt, tôi kêu xin mẹ
Maria bổn mạng hãy cứu giúp tôi. Một lần nữa hình ảnh của mẹ, anh, em và
Ba tôi ở trại cải tạo lại hiện ra như khuyến khích tôi hãy ra sức cố
gắng chống chọi với tử thần để ráng sống may đâu có người cứu vớt. Vì
thế mà đã qua được năm tiếng đồng hồ dưới biển lạnh.
Trời đã hừng đông, một tia hy vọng đến với tôi, nhưng người càng
ngày càng bị lạnh cóng, sắp sửa không chịu đựng nổi nữa rồi, thì may
thay, nghe có tiếng động cơ của thuyền chạy đến. Tôi cố giơ tay lên
nhưng thân hoàn toàn cóng cứng, rất may trên thuyền họ nhìn thấy, dừng
thuyền lại và vớt tôi lên. Nguyện xin đây là một chiếc thuyền làm ăn
lương thiện để tôi còn được sống an bình. Thật quả như lòng mong ước,
tôi được những người này săn sóc tận tình, cho quần áo để mặc, cho ăn
uống đàng hoàng và dùng máy vô tuyến gọi police (cảnh sát ) Thái cho tàu
ra đón tôi vào bờ và đưa đến trại Song La và đến trại Sikiew.
Hằng ngày ở trại, cô đơn lạc lõng, thân gái dặm trường, hằng đêm
nguyện cầu cho lòng vơi đi ít niềm đau. Mong chờ mẹ, anh em sẽ đến với
mình, nhưng càng ngày càng thấy bặt tăm vô âm tín, lòng buồn rười rượi.
Mỗi khi có người mới nhập trại tôi thường đến để cầu mong gặp người
thân. Hôm nay bất thần tôi thấy dì Sa, em của mẹ thất thểu bước vào
trại, dì cháu gặp lại nhau, nước mắt tuôn trào như mưa, và Dì đã kể lại
những gì xảy ra kế tiếp khi tôi bị hải tặc bắt qua tàu của chúng.
Sau khi bọn hải tặc bắt con và H qua tàu của chúng. Vì không chịu
nổi những uất ức các anh con đã phản ứng mãnh liệt đánh lại chúng nó.
Nhưng chúng có súng, nên các anh con đành thúc thủ. Chúng lồng lộn lên
lục soát nát bét trên tàu, bắt mọi người cởi bỏ hết quần áo chỉ cho mặc
một quần lót mỏng, lấy hết những gì còn lại trên tàu, rồi rú máy cho tàu
chạy.
Mọi người chưa kịp hoàn hồn thì thấy tàu hải tặc quay đầu trở lại,
và chạy rất nhanh đâm thẳng vào hông thuyền của mình đánh rầm, thuyền vỡ
làm đôi, một số người văng xuống biển. Đồ vật nặng chìm xuống nước,
những vật nhẹ nổi lềnh bềnh. Trong lúc hỗn loạn, mỗi người đều bơi lội,
vớ lấy can đựng dầu, đụng nước làm phao. Các anh con, Chương, Long bơi
vớt những tấm ván để kết làm bè, kèm lên phần thuyền còn lại nổi trên
mặt nước. Phần bè và thuyền nổi cho mẹ, dì, con của dì và Đạt, Hoài, hai
em con. Ông ngoại và anh Liêm đã ra đi trong lúc thuyền bị đánh chìm vì
cả hai đều bị thương.
Trời bắt đầu sập tối, nỗi kinh hoàng xâm chiếm lòng người. Màn đêm
đem đến sự sợ hãi cho mọi người trong cảnh thập tử nhất sinh, lạnh đói
và khát, nhưng vẫn cố gắng bu lấy bên nhau, cùng nhau sống chết. Thấy
các em con vì đói khát và lạnh, quá tội nghiệp nên Chương liều bơi, lặn
xuống lòng thuyền may ra tìm được nước uống hoặc thức ăn. Nhưng đã lâu
không thấy Chương trở lại, mẹ và Dì kêu gào thật lâu chẳng có tiếng trả
lời. Hễ người nào chịu không nổi buông tay ra là đi vĩnh viễn. Thấy
những người thân lần lượt ra đi, lòng mẹ và dì tan nát nhưng biết làm
sao đây hỡi trời, chỉ biết đọc kinh cầu nguyện Chúa, Mẹ cứu giúp, hộ
phù. Phía bên kia có Linh mục Hồ Quang Liêm và người em Hồ Quang Lập
cùng mấy người bà con của cha trong đêm đó cũng ra đi.
Ngày thứ hai kể từ ngày đắm thuyền chỉ còn có dì, mẹ và mấy đứa nhỏ
vì được ngồi trên bè, nên chống được sự lạnh cóng. Mẹ con bị thương máu
ra nhiều, không ăn, không uống nên người mệt lả đi, hơi thở yếu dần, dì
gọi mẹ không trả lời nổi, mẹ tức tưởi ra đi. Đạt, Hoài hai em của con
ôm mẹ khóc thảm thiết, dì đứt cả ruột gan. Các cháu cứ muốn giữ mẹ lại
bên cạnh không xa rời, dì khuyên nhiều lần các cháu mới chịu để mẹ con
xuống lòng đại dương. Còn lại con Châu, con Xuân của dì mềm người vì đói
khát lặng lẽ ra đi. Dì như người mất hồn, không còn biết gì nữa, đặt
con mình xuống nước cho dòng nước trôi xuôi, đau đớn vô cùng.
Ngày thứ ba chỉ còn lại Dì, Em Đạt của con, mệt quá gục trên tấm
ván, bỗng nó ngồi nhổm dậy nói: Để con lấy nước cho dì, con thấy có dòng
suối trong xanh, nước ngọt lắm dì ơi nó định bước xuống nước để đi. Dì
cầm tay nó kéo lại: Con ơi không có đâu, đó chỉ là ảo ảnh mà thôi, con
ngồi xuống đây đọc kinh với với dì xin ngài ban phước. Sau khi kinh
nguyện, yên tĩnh được một lúc, nó lại kêu lên khát nước quá dì ơi con
chịu hết nổi rồi. Dì nói trong vô thức hay con uống đại một hớp nước
biển xem có chống chọi được không? Sau khi uống một miếng nước vào bụng,
tức thì cháu ôm bụng rên la khủng khiếp, nước bọt trào ra nơi miệng,
nước bọt giống như bọt xà phòng trào ra, trào ra, cháu lịm người dần và
nằm bất động, người cuối cùng ở bên cạnh dì cũng ra đi.
Còn lại một mình đang nằm chờ chết dưới ánh nắng như thiêu như đốt
bỗng thấy có đám mây đen kéo đến trời đột nhiên dịu xuống, một vài giọt
mưa rơi trên mặt dì, dì liếm từng giọt nước, nhưng người dì đã kiệt sức
không còn hay biết gì nữa cả. Khi tỉnh dậy thì thấy mình đang nằm trên
thuyền đánh cá của người Thái Lan. Theo tàu họ trên biển, 15 ngày sau
thì được đưa vào trại Batani, qua trại SongLa và dì gặp con tại đây.
Ôi ! Những biến cố đó trong đời làm tôi điên dại, sống dưới ánh
nắng mặt trời mà như trong hang âm u. Tôi đã mất mẹ, mất anh, mất em,
mất ông ngoại, cậu, cháu và những người thân yêu, 18 người đã chết tức
tưởi, bỏ mình trên biển cả … Đó là tất cả NỖI BẤT HẠNH CỦA ĐỜI TÔI.
Mẹ ơi! Sao mẹ nỡ xa lìa con, xa lìa ba, ba đã chịu bao nhiêu điều
cay đắng tủi nhục trong ngục tù Cộng Sản. Các anh ơi! Các em ơi! Tất cả
đã xa lìa tôi, vĩnh viễn ly biệt tôi một cách tức tưởi: Khổ đau tột
đỉnh, hận thành non cao, Biển xa sóng lớn dạt dào, nhớ anh, em, mẹ có
ngày nào nguôi.
Thùy Nhiên, viết từ Úc Châu
* Viết để kính dâng linh hồn mẹ Phạm Thị Khanh, Ông ngoại Phạm Văn
Đình, Cậu Phạm Văn Tiếng, các Anh: Nguyễn Bá Liêm, Nguyễn Bá Chương,
Nguyễn Bá Long, các em, Nguyễn Bá Phú, Nguyễn Bá Đạt, Nguyễn Bá Hoài,
Chú nguyễn Văn Dậu, các em con dì Nguyễn thị Minh Châu, Nguyễn thị Minh
Xuân, Nguyễn Minh Toàn và Linh mục Hồ Quang Liêm, chú Hồ Quang Lập và
các anh bà con với cha Liêm mà tôi không nhớ tên.
* Viết cho Ba là Nguyễn Bá Quang. Ba và con cùng chịu NỖI BẤT HẠNH trên cuộc đời này.
Truyện ngắn không tên
Lúc ở đảo, tôi trong ban thông dịch. Qua Úc, làm bộ xã hội một thời gian khá dài. Nghe (và dịch) nhiều chuyện vượt biên. Nhưng chưa hề thấy một bi kịch tang thương như chuyện nầy. Đọc.Tôi không cầm được nước mắt
Thưa các Bạn,
Lúc ở đảo, tôi trong ban thông dịch. Qua Úc, làm bộ xã hội một
thời gian khá dài. Nghe (và dịch) nhiều chuyện vượt biên. Nhưng chưa hề
thấy một bi kịch tang thương như chuyện nầy. Đọc.Tôi không cầm được
nước mắt. Xin được chia sẻ sâu xa nỗi buồn mất mát với bạn Thùy Nhiên
(hiện định cư tại Úc). Cầu mong Bạn tìm được an bình.
***
Tôi tên Nguyễn Bá Quang, là một sĩ quan QLVNCH cấp bậc Đại Úy thuộc
đơn vị 101 P2/Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH. Ở tù CSVN tại trại tù Tiên Lãnh,
Quảng Nam, Đà Nẵng suốt hơn 12 năm. Qua Mỹ với diện HO.5 năm 1991. Hiện
cư ngụ tại Reda, Califonia.
Trong thời gian tôi ở tù chưa được thả, gia đình vợ con tôi vượt
biển tìm tự do tại Cà Mau tỉnh Minh Hải. Trong chuyến vượt biển hãi hùng
ngày 22-2-1985 vợ và sáu người con của tôi đã bỏ xác trên biển cả vì
bọn hải tặc làm đắm thuyền. Ngoài ra còn có cả nhạc phụ của tôi và các
em vợ cùng các cháu đã chết một cách tức tưởi trên chuyến tàu đau thương
ấy. Chỉ còn sống sót người con gái yêu thương của tôi tên Thùy Nhiên và
dì ruột của cháu là Phạm Thị Sa.
Năm 1975 mất nước, con gái tôi mới có tám tuổi. Khi CS Bắc Việt
chiếm miền Nam chúng dọa nạt, đấy ải gia đình của các sĩ quan QLVNCH đi
cải tạo tại các trại lao động khổ sai. Vợ con tôi phải đi kinh tế mới
tại Cà Mau, Minh Hải, việc học hành khó khăn, cháu chỉ học tới lớp bảy
rồi phải bỏ lỡ dở đi buôn cá tại vùng ven sông thuộc Cà Mau để kiếm tiền
nuôi gia đình và các em trai còn nhỏ tiếp tục đi học, vì thế nên cháu
chỉ có thể thuật lại Nỗi bất hạnh của đời tôi một cách trung thực.
Là ba của cháu, tôi cũng chỉ sửa những lỗi văn phạm, chính tả. Qua
sự thúc bách của tôi, cháu mới có thể thuật lại câu chuyện thương tâm,
vì mỗi lần nhớ lại những cảnh đau thương tang tóc của gia đình thì cháu
đâm thẫn thờ, ngơ ngẩn hết mấy ngày, và lòng tôi cũng quặn đau vô vàn.
Hiện cháu đã lập gia đình và sống với chồng con tại Úc. Sau đây là câu
chuyện của con gái tôi, nỗi bất hạnh của cháu, cũng là nỗi bất hạnh của
tôi.
Nguyễn Bá Quang
Thùy Nhiên
***
Sau bao tháng ngày mẹ và các anh chuẩn bị ghe thuyền, từng can dầu,
tom góp từng gói lương khô như gạo sấy, thuốc men v….v…một cách bí mật.
Ông ngoại, gia đình bà dì ruột, gia đình của cha Liêm, từng tốp, từng
tốp len lỏi trong đêm tối lần lượt đến điểm tập trung tai bãi Đá Bạc Cà
Mau thuộc tỉnh Minh Hải.
Tất cả chúng tôi yên lặng lên thuyền, gồm có 22 người đã có mặt đầy
đủ. Tiếng nổ dòn của máy lướt sóng ra khơi, mọi người chúng tôi nín thở
hồi hộp.
Qua mấy giờ lầm lũi chạy trong đêm, trời đã sáng, ánh nắng chan
hòa, chúng tôi đã rời khỏi hải phận Việt Nam, mọi người thở ra nhẹ nhỏm,
vui mừng, bồi hồi xúc động vì đã thoát qua được chặng đường đầy nguy
hiểm và bất trắc nhất, vì nếu chẳng may mà bị VC bắt lại, thì bị tù tội,
tịch thu tài sản, tất cả đều mất sạch. Niềm vui thoát được khỏi bọn
công an VC đang miên man trong đầu óc mọi người, bỗng nhìn đằng xa có
chiếc tàu lớn hiện ra, tim tôi đánh thình thịch, tàu của ai đây? Của CS
hay của thế giới tự do? Càng lại gần thì càng hồi hộp, một thoáng chán
nản và sợ sệt hiện rõ trên nét mặt mọi người khi nhìn rõ màu cờ máu Liên
Xô, Thuyền của chúng tôi cố ý lái chệch hướng chiếc tàu lớn, cứ thế
tiến thẳng, đã qua thêm một sự nguy hiểm, và cũng vì thế thuyền đã chệch
hướng đi như ban đầu đã định trước của mình. Chạy thêm vài giờ nữa thì
đằng trước hiện lên một chiếc thuyền đánh cá treo cờ VC (cờ đỏ sao
vàng), bên hông tàu thấy hai chữ Kiên Giang, giây phút trọng đại, mọi
người như nín thở, từ thuyền bên kia phát loa yêu cầu thuyền chúng tôi
ngừng lại để cho họ kiểm soát.
Không thể để bị bắt, rồi phải ngồi tù, tài sản bị mất sạch, nên
thuyền chúng tôi quyết định mở hết tốc lực. Một loạt đạn AK nổ dòn bắn
về phía chúng tôi, tài công lúc đó là anh Hai Liêm của tôi bị thương ở
cánh tay, Mẹ bị thương ở bả vai, ông Ngoại bị thương nhẹ ở đầu. Thuyền
bắt buộc phải ngừng lại. Tất cả bàng hoàng chờ đợi những gì xấu nhất sắp
xảy ra. Thuyền Kiên Giang là thuyền đánh cá nhưng có cán bộ VC, công an
mang theo súng, bọn chúng bước qua thuyền chúng tôi lục soát từng người
một kể cả những em bé 3, 4 tuổi, tịch thu một số vàng và tiền bạc (đô
la) mà mọi người mang theo, chúng lấy một máy lớn của thuyền chúng tôi
và dọa sẽ đưa trở lại vào bờ giao cho công an địa phương xử lý. Ông
ngoại tôi là người lớn tuổi nhất trong thuyền, ôm vết thương còn chảy
máu trên đầu loang xuống mặt, cố gắng năn nỉ giải thích: Các anh cho
chúng tôi đi, nếu đưa chúng tôi trở lại bờ Việt Nam thì các anh chẳng có
lợi gì cả, chúng tôi bị tù tội, tiền, vàng của các anh vừa tịch thu thì
cũng phải giao nạp cho công an thôi. Sau đó bọn họ cho chúng tôi đi, và
chỉ hướng cho tàu chạy.
Còn lại một máy nhỏ, thuyền tiếp tục chạy một cách nặng nhọc, chậm
chạp lướt sóng tiến về vùng biển Thái Lan. Chạy được một giờ đồng hồ nữa
thấy có một chiếc thuyền giống thuyền đánh cá xuất hiện, khi chiếc
thuyền này tiến lại gần không thấy treo cờ nước nào cả, nhưng dấu hiệu
trên mạn thuyền được bôi lem, chạy với tốc độ nhanh rồi quay đầu chận
ngang thuyền chúng tôi. Đã trải qua nhiều hiểm nguy, lần này tôi hồi hộp
và lo sợ, tất cả như nín thở, những đứa nhỏ cũng biết được những gì
quan trọng sắp xảy ra nên chúng ngồi thu mình vào thành ghe im re trông
thật tội nghiệp. Tất cả không một tiếng động.
Tiếng nói ở thuyền bên kia là một tiếng lạ không ai hiểu gì, lúc đó
cha Liêm là người biết tiếng Anh nói xin họ giúp đỡ. Toán người kia như
không nghe biết, với cử chỉ hung hăng dữ tợn, cặp vào thuyền chúng tôi
la hét lục soát từng người một. Một lần nữa vơ vét sạch những gì tàu
Kiên Giang VC vơ vét còn sót lại. Thấy kết quả lục soát chúng chẳng được
là bao, chúng đi tìm từng bộ mặt một, nhất là nhìn chằm chằm vào những
người đàn bà con gái. Mẹ tôi còn trẻ đẹp nhưng vừa bị thương mất máu co
ro, mặt mày tái mét nên chúng bỏ qua không để ý tới. Chúng đến gần tôi
và chị H, bạn gái của anh Hai, chúng liền nắm áo chúng tôi kéo qua
thuyền chúng nó.
Trước cảnh dã man này mấy anh tôi không kềm hãm được nên đã có phản
ứng binh vực em mình (tôi lúc đó mới được 18 tuổi, cô kia xấp xỉ tuổi
tôi hoặc lớn hơn một tuổi ) nên đã la ó phản đối. Mẹ tôi cúi lậy xin
chúng tha. Ông ngoại, cha Liêm năn nỉ nài nỉ chúng chẳng nghe. Chúng đẩy
chúng tôi qua thuyền chúng. Phẫn uất trước hành động tàn bạo này, mấy
anh tôi đánh trả lại chúng. Chúng rút súng lục ra uy hiếp và chế ngự mấy
anh. Lúc đó chúng lôi chúng tôi xuống nhốt dưới hầm tàu tối đen. Từ đó
không hay biết chi nữa những việc xảy ra bên ngoài.
Sau khi bắt chúng tôi, chúng nổ máy cho tàu chạy, sau đó quay trở
lại đâm vào thuyền chúng tôi làm vỡ thuyền, thuyền chìm, chuyện xảy ra
tôi sẽ kể tiếp phần sau khi tôi gặp lại người dì ruột tại trại SongLa.
Ngồi trong hầm tàu tối đen mà lòng tan nát, tôi chấn tĩnh mình bằng
lời cầu nguyện với Đức Trinh Nữ Maria, hiện ra trước mặt tôi là hình
ảnh của mẹ, các anh, em tôi và ba tôi. Mẹ, các anh em tôi giờ đây trên
biển cả mênh mông đã trôi dạt về đâu rồi? Đã được tàu của thế giới tự do
vớt chưa? Ba tôi trong trại tù CS tại trại Tiên Lãnh, Quảng Nam Đà
Nẵng, ba là sĩ quan QLVNCH ở tù 10 năm rồi tương lai sẽ ra sao đây. Tôi
nhớ hết những người thân thương, đầu óc tôi rối bời như có trăm ngàn mũi
kim nhọn đâm vào quả tim bé nhỏ của tôi tan nát. Chưa bao giờ tôi nghĩ
đến hoặc tưởng tượng ra hoàn cảnh mà tôi phải gánh chịu như hôm nay.
Nước mắt tràn đầy ra má mà chẳng hay biết gì, nước mắt đã làm dịu cơn
khủng hoảng của tôi. Một niềm hy vọng loé lên trong đầu, chắc mẹ và các
anh em của mình còn sống sẽ được tàu vớt, sẽ vượt qua nguy hiểm để đến
bến bờ tự do và mình sẽ được gặp lại.
Ở trên tàu của bọn cướp được vài hôm, chúng chuyển tôi qua tầu đánh
cá thứ hai, còn chị H. thì ở lại trên tầu của chúng nói tiếng Thái với
nhau tôi không hiểu một tí gì cả chỉ biết cảm nhận theo linh tính của
mình, thấy tàu này chuyên lo đánh cá, chắc là họ vừa đánh cá vừa làm hải
tặc ăn cướp chăng? Một tuần sau chúng lại chuyển tôi qua tàu khác, cứ
thế lênh đênh trên biển cả qua ngày thứ 51, ngày này chúng chuyển qua
một tàu khác nữa, người trên tàu có vẻ hung tợn dữ dằn hơn những chiếc
tàu trước đây.
Vào khoảng nửa đêm một tên đàn ông vào kéo tôi dậy, nhìn cặp mắt
nó, thấy dễ sợ như muốn ăn tươi nuốt sống tôi. Người tôi run bần bật,
miệng thầm đọc kinh xin ơn trên phù hộ cứu giúp. Chúng nó sờ mó và bắt
cởi hết quần áo, chúng nói gì với nhau tôi không hiểu, chỉ biết kẹp hai
chân cứng lại, hai tay ôm chặt lấy ngực, và nhìn vào vết thẹo nổi đỏ
trên cánh tay tôi. Lúc nhỏ khoảng hai tuổi bị tai nạn phỏng dầu làm
đường đến 50% khi chữa lành vẫn còn vết thẹo luôn ửng đỏ. Không biết ai
xui khiến cho tôi cứ nhìn vào vết thẹo ấy và kêu la thảm thiết. Bọn
chúng nói với nhau những điều gì, tôi cảm nhận như chúng e ngại về vết
thẹo của tôi là bị bệnh phong cùi gì chăng? Sau khi bàn bạc chúng đã xô
tôi xuống biển không cho một vật gì có thể trôi nổi trên mặt biển.
Nước lạnh làm tỉnh hẳn người, tôi đã thoát qua những bàn tay con
quỷ dữ, cố gắng với hai chân để người mình nổi lên trên mặt nước (ở Cà
Mau tôi sống bên sông nên bơi lội cũng khá giỏi. Trên biển giữa đêm đen,
có gì ghê rợn bằng. Tôi cố sức mình chống chọi với bao ý nghĩ bi
thương, bản năng sinh tồn lại đến với tôi mãnh liệt, tôi kêu xin mẹ
Maria bổn mạng hãy cứu giúp tôi. Một lần nữa hình ảnh của mẹ, anh, em và
Ba tôi ở trại cải tạo lại hiện ra như khuyến khích tôi hãy ra sức cố
gắng chống chọi với tử thần để ráng sống may đâu có người cứu vớt. Vì
thế mà đã qua được năm tiếng đồng hồ dưới biển lạnh.
Trời đã hừng đông, một tia hy vọng đến với tôi, nhưng người càng
ngày càng bị lạnh cóng, sắp sửa không chịu đựng nổi nữa rồi, thì may
thay, nghe có tiếng động cơ của thuyền chạy đến. Tôi cố giơ tay lên
nhưng thân hoàn toàn cóng cứng, rất may trên thuyền họ nhìn thấy, dừng
thuyền lại và vớt tôi lên. Nguyện xin đây là một chiếc thuyền làm ăn
lương thiện để tôi còn được sống an bình. Thật quả như lòng mong ước,
tôi được những người này săn sóc tận tình, cho quần áo để mặc, cho ăn
uống đàng hoàng và dùng máy vô tuyến gọi police (cảnh sát ) Thái cho tàu
ra đón tôi vào bờ và đưa đến trại Song La và đến trại Sikiew.
Hằng ngày ở trại, cô đơn lạc lõng, thân gái dặm trường, hằng đêm
nguyện cầu cho lòng vơi đi ít niềm đau. Mong chờ mẹ, anh em sẽ đến với
mình, nhưng càng ngày càng thấy bặt tăm vô âm tín, lòng buồn rười rượi.
Mỗi khi có người mới nhập trại tôi thường đến để cầu mong gặp người
thân. Hôm nay bất thần tôi thấy dì Sa, em của mẹ thất thểu bước vào
trại, dì cháu gặp lại nhau, nước mắt tuôn trào như mưa, và Dì đã kể lại
những gì xảy ra kế tiếp khi tôi bị hải tặc bắt qua tàu của chúng.
Sau khi bọn hải tặc bắt con và H qua tàu của chúng. Vì không chịu
nổi những uất ức các anh con đã phản ứng mãnh liệt đánh lại chúng nó.
Nhưng chúng có súng, nên các anh con đành thúc thủ. Chúng lồng lộn lên
lục soát nát bét trên tàu, bắt mọi người cởi bỏ hết quần áo chỉ cho mặc
một quần lót mỏng, lấy hết những gì còn lại trên tàu, rồi rú máy cho tàu
chạy.
Mọi người chưa kịp hoàn hồn thì thấy tàu hải tặc quay đầu trở lại,
và chạy rất nhanh đâm thẳng vào hông thuyền của mình đánh rầm, thuyền vỡ
làm đôi, một số người văng xuống biển. Đồ vật nặng chìm xuống nước,
những vật nhẹ nổi lềnh bềnh. Trong lúc hỗn loạn, mỗi người đều bơi lội,
vớ lấy can đựng dầu, đụng nước làm phao. Các anh con, Chương, Long bơi
vớt những tấm ván để kết làm bè, kèm lên phần thuyền còn lại nổi trên
mặt nước. Phần bè và thuyền nổi cho mẹ, dì, con của dì và Đạt, Hoài, hai
em con. Ông ngoại và anh Liêm đã ra đi trong lúc thuyền bị đánh chìm vì
cả hai đều bị thương.
Trời bắt đầu sập tối, nỗi kinh hoàng xâm chiếm lòng người. Màn đêm
đem đến sự sợ hãi cho mọi người trong cảnh thập tử nhất sinh, lạnh đói
và khát, nhưng vẫn cố gắng bu lấy bên nhau, cùng nhau sống chết. Thấy
các em con vì đói khát và lạnh, quá tội nghiệp nên Chương liều bơi, lặn
xuống lòng thuyền may ra tìm được nước uống hoặc thức ăn. Nhưng đã lâu
không thấy Chương trở lại, mẹ và Dì kêu gào thật lâu chẳng có tiếng trả
lời. Hễ người nào chịu không nổi buông tay ra là đi vĩnh viễn. Thấy
những người thân lần lượt ra đi, lòng mẹ và dì tan nát nhưng biết làm
sao đây hỡi trời, chỉ biết đọc kinh cầu nguyện Chúa, Mẹ cứu giúp, hộ
phù. Phía bên kia có Linh mục Hồ Quang Liêm và người em Hồ Quang Lập
cùng mấy người bà con của cha trong đêm đó cũng ra đi.
Ngày thứ hai kể từ ngày đắm thuyền chỉ còn có dì, mẹ và mấy đứa nhỏ
vì được ngồi trên bè, nên chống được sự lạnh cóng. Mẹ con bị thương máu
ra nhiều, không ăn, không uống nên người mệt lả đi, hơi thở yếu dần, dì
gọi mẹ không trả lời nổi, mẹ tức tưởi ra đi. Đạt, Hoài hai em của con
ôm mẹ khóc thảm thiết, dì đứt cả ruột gan. Các cháu cứ muốn giữ mẹ lại
bên cạnh không xa rời, dì khuyên nhiều lần các cháu mới chịu để mẹ con
xuống lòng đại dương. Còn lại con Châu, con Xuân của dì mềm người vì đói
khát lặng lẽ ra đi. Dì như người mất hồn, không còn biết gì nữa, đặt
con mình xuống nước cho dòng nước trôi xuôi, đau đớn vô cùng.
Ngày thứ ba chỉ còn lại Dì, Em Đạt của con, mệt quá gục trên tấm
ván, bỗng nó ngồi nhổm dậy nói: Để con lấy nước cho dì, con thấy có dòng
suối trong xanh, nước ngọt lắm dì ơi nó định bước xuống nước để đi. Dì
cầm tay nó kéo lại: Con ơi không có đâu, đó chỉ là ảo ảnh mà thôi, con
ngồi xuống đây đọc kinh với với dì xin ngài ban phước. Sau khi kinh
nguyện, yên tĩnh được một lúc, nó lại kêu lên khát nước quá dì ơi con
chịu hết nổi rồi. Dì nói trong vô thức hay con uống đại một hớp nước
biển xem có chống chọi được không? Sau khi uống một miếng nước vào bụng,
tức thì cháu ôm bụng rên la khủng khiếp, nước bọt trào ra nơi miệng,
nước bọt giống như bọt xà phòng trào ra, trào ra, cháu lịm người dần và
nằm bất động, người cuối cùng ở bên cạnh dì cũng ra đi.
Còn lại một mình đang nằm chờ chết dưới ánh nắng như thiêu như đốt
bỗng thấy có đám mây đen kéo đến trời đột nhiên dịu xuống, một vài giọt
mưa rơi trên mặt dì, dì liếm từng giọt nước, nhưng người dì đã kiệt sức
không còn hay biết gì nữa cả. Khi tỉnh dậy thì thấy mình đang nằm trên
thuyền đánh cá của người Thái Lan. Theo tàu họ trên biển, 15 ngày sau
thì được đưa vào trại Batani, qua trại SongLa và dì gặp con tại đây.
Ôi ! Những biến cố đó trong đời làm tôi điên dại, sống dưới ánh
nắng mặt trời mà như trong hang âm u. Tôi đã mất mẹ, mất anh, mất em,
mất ông ngoại, cậu, cháu và những người thân yêu, 18 người đã chết tức
tưởi, bỏ mình trên biển cả … Đó là tất cả NỖI BẤT HẠNH CỦA ĐỜI TÔI.
Mẹ ơi! Sao mẹ nỡ xa lìa con, xa lìa ba, ba đã chịu bao nhiêu điều
cay đắng tủi nhục trong ngục tù Cộng Sản. Các anh ơi! Các em ơi! Tất cả
đã xa lìa tôi, vĩnh viễn ly biệt tôi một cách tức tưởi: Khổ đau tột
đỉnh, hận thành non cao, Biển xa sóng lớn dạt dào, nhớ anh, em, mẹ có
ngày nào nguôi.
Thùy Nhiên, viết từ Úc Châu
* Viết để kính dâng linh hồn mẹ Phạm Thị Khanh, Ông ngoại Phạm Văn
Đình, Cậu Phạm Văn Tiếng, các Anh: Nguyễn Bá Liêm, Nguyễn Bá Chương,
Nguyễn Bá Long, các em, Nguyễn Bá Phú, Nguyễn Bá Đạt, Nguyễn Bá Hoài,
Chú nguyễn Văn Dậu, các em con dì Nguyễn thị Minh Châu, Nguyễn thị Minh
Xuân, Nguyễn Minh Toàn và Linh mục Hồ Quang Liêm, chú Hồ Quang Lập và
các anh bà con với cha Liêm mà tôi không nhớ tên.
* Viết cho Ba là Nguyễn Bá Quang. Ba và con cùng chịu NỖI BẤT HẠNH trên cuộc đời này.