Truyện Ngắn & Phóng Sự

Cuối năm, nhớ về những người dì

xxx

Manh Kim Nguyen

Ông bà ngoại tôi quê quán ở Mưỡu Giáp, tỉnh Ninh Bình miền Bắc, có chín người con. Bẩy gái,hai trai. Bác Cả kẹt lại miền Bắc trong lúc cả nhà ông ngoại tôi di cư vào Nam.

Em gái má tôi là dì Ninh. Dì có khuôn mặt phúc hậu, tính tình hiền lành, nhẫn nại giống bà ngoại tôi nhất trong các chị em. Ông nội tôi đã ngỏ lời cầu hôn với ông ngoại tôi cho dì về làm vợ người em trai của Thầy tôi. Ông ngoại tôi không muốn ba chị em cùng lấy ba anh em nên từ chối. Dì Ninh trở thành dì Hương lúc tôi chưa sanh ra đời.

Chú và dì đã đi chung một con đường bên nhau hơn tám mươi năm trời, từ miền Bắc thời Pháp thuộc di cư vào miền Nam, qua hai nền đệ nhất và đệ nhị Cộng hòa. Năm 1975 mất tất cả nhưng sau cùng đã xây dựng lại nơi miền Bắc California với con cháu và chắt đầy nhà. Hơn tám mươi năm sống hạnh phúc bên nhau nơi quê nhà cũng như quê người quả là một kỳ tích. Dì là một người mẹ luôn mềm mỏng chèo lái con thuyền gia đình qua những bão táp,phong ba cuộc đời.

Gia đình má tôi và gia đình dì luôn gần gũi cạnh nhau. Có thể vì hai chị em tính tình hòa hợp với nhau hơn những chị em khác. Có thể ở gần “để có chị có em” như dì tôi vẫn nói. Hai gia đình sống gần bên nhau những năm đầu lạc lõng mới di cư từ miền Bắc vào miền Nam. Cũng như ông bà ngoại, dì tôi có chín người con. Sáu trai ba gái trong khi má tôi có năm người con. Bốn trai một gái.

Vì anh em họ chúng tôi sống gần bên nhau, chia ngọt, sẻ bùi những ngày mới lớn kham khổ trên hai mươi năm trời nên chúng tôi rất gắn bó, thân thiết với nhau hơn những anh em họ khác ở xa. Mỗi thế hệ anh em chúng tôi có những ràng buộc riêng. Lân thân với anh Huy tôi. Hưng và Mai thân với anh Huỳnh và anh Tâm tôi. Hướng thân với mọi người vì một thời tuổi trẻ xa nhà, sống đời một chủng sinh trong tu viện Đắc Lộ. Phần tôi rất gần gũi với Hăng-rô và Trung. Em Chinh tôi thân với Tiến Thanh và Bích Thu. Con trai út của dì, nhóc tì Tiến sanh sau đẻ muộn không có ai chơi, chỉ chơi với mấy đứa con nít cùng tuổi hàng xóm.

Minh họa: Unsplash

Những ngày thơ mộng là những ngày tôi mới lớn. Ngọn lửa chiến tranh chưa tràn về. Gia đình tôi trôi giạt từ Cà Mau về vùng Củ Chi ở gần bên gia đình dì. Cho có chị có em. Dì nói với má tôi như thế… Những ngày đầu Xuân mới tảng sáng, trời trong mát, thơm mùi đất, tôi cùng con chó nhỏ thường lang thang ra những hồ ao gần nhà đầy bông điên điển, những ruộng đậu phộng hoa vàng rực thấp thoáng bóng vài cô thôn nữ…, cho đến buổi trưa khi Mặt trời đã lên cao to bằng cái sàng, tỏa hơi nóng xuống xóm làng.

Tôi thường ghé qua nhà dì để thưởng thức món dưa gang tây trộn đường cát và đá bào nhỏ của dì. Thịt dưa tây bở, thơm ngọt xen lẫn hạt với hương vị chua chua mát rượi. Trưa mùa Xuân êm đềm, tôi lười biếng nằm trên chiếc võng dưới giàn dưa của nhà dì nghe tiếng chim sẻ ríu rít, nhẩy nhót kiếm mồi. Giàn dưa tây gang đầy quả nặng trĩu cũng là nơi ong, bướm lượn bay dập dìu trên những đóa hoa năm cánh mầu phớt hồng, trắng và tím trông đẹp mắt. Nắng vàng lung linh xuyên qua kẽ lá mầu bích ngọc dịu dàng đưa tôi vào giấc mộng chập chờn cho đến khi chiều xuống.

Chiều quê, đêm xuống thật nhanh với làn gió mát mơn man thổi trên những bụi mây gai. Cả nhà dì và tôi quây quần trên vuông chiếu hoa được trải trên nền đất giữa nhà dùng bữa cơm tối. Mâm cơm bằng nhôm với những món ăn dân dã như tép rang mặn vắt chanh, món canh rau đay cua đồng, cà ghém và nồi cơm độn đậu phộng nghi ngút khói.

Đó là những bữa cơm miền quê đơn sơ ấm cúng dưới ngọn đèn dầu, có tiếng chim gọi đàn, có tiếng muỗi vo ve và dì với những nhắc nhở: “Ăn thêm đi cháu” tôi nhớ mãi suốt đời. Sau đó chú với điếu cày thuốc lào và dì với chén nước chè xanh thường nhỏ to bên nhau cho đến khi tiếng sáo diều bắt đầu vi vu và vầng trăng sáng vằng vặc đã nhô cao hơn ngọn cau đầu hè.

Xóm Kiến Thiết đông đảo dân cư tứ xứ tụ về. Thầy má tôi thiên di về đây từ Củ Chi. Vài tháng sau, gia đình dì cũng dọn về ở cùng xóm. Cho có chị, có em. Dì lại nói như thế với má tôi. Nhà tôi cách nhà dì một căn. Anh em họ chúng tôi lại có dịp gặp gỡ nhau. Dì và má tôi lãnh hàng ở Chợ Lớn, đan giỏ ni-lông kiếm thêm tiền phụ trội. Anh em họ chúng tôi đi học về, vất cặp xúm lại phụ giúp, vui như Tết hằng ngày…

Minh họa: Unsplash

Có những hôm bão về, mưa to gió lớn, sấm sét vang trời. Gió lốc làm những miếng tôn sắc lẻm đóng hờ bật tung khỏi nóc nhà bay loạn xạ. Lòng ngõ biến thành dòng sông nho nhỏ. Nước băng băng cuốn trôi rác rưởi, chuột chết đổ xuống lòng kinh Nhiêu lộc cuối xóm. Chúng tôi nhào ra tắm mưa, chí chóe đánh lộn với nhóm nhóc tì cuối xóm, dưới thác nước của các máng sối cho đến khi lạnh cóng, môi thâm run rẩy. Lúc vào nhà, dì tôi với một chảo tóp mỡ ngào đường vàng ươm, nóng hổi đang mỉm cười chờ đợi: “Mấy đứa mới tắm mưa, ăn đi cho ấm bụng”.

Tôi nhớ mùi cơm chiên, hành hương. Nhớ món bánh bột mì chiên mỡ heo nơi căn bếp ám khói nhà dì. Nhớ những đêm ba mươi đen như mực, cùng Hăng-rô ngồi co ro canh nồi bánh chưng trên bếp lửa bập bùng chờ Tết. Nhớ những sáng mồng Một đầu năm, sang nhà dì xông đất. Nhớ những lát bánh chưng xanh mướt, đậm đà béo ngậy…

Dì thanh lịch trong tấm áo nhung, cười vui cho tôi những trái táo tầu đen nhánh, lát mứt gừng vàng óng ngọt cay trên đầu lưỡi và phong tiền lì xì mầu đỏ. Với phong tiền này, tại một tiệm sách bên cạnh chợ Ông Tạ, tôi đã mua cuốn truyện đầu tiên trong đời. Quyển Dọc đường gió bụi của Khái Hưng.

Sáng hôm đó là một buổi sáng Chúa nhật. Trời xanh mây trắng đầy nắng đẹp. Sau khi dự thánh lễ ở nhà thờ Tân hòa, chú dì Hương dẫn cả gia đình lên Sài Gòn làm một chuyến du ngoạn ở Thảo cầm viên. Giữa trưa, lúc tôi và mấy đứa nhóc hàng xóm đang chơi bắn bi trước nhà, một chiếc xe Jeep chạy từ đầu xóm vào dừng lại trước nhà dì.

Xóm Tân hòa với lòng ngõ chật hẹp hiếm khi có xe hơi chạy vào làm cả lũ chú ý. Hai sĩ quan mặc đại lễ bước xuống gõ cửa nhà dì. Anh hai Huỳnh tôi có mặt ở nhà hôm đó chạy sang nói chuyện và được biết cái tin dữ đã xẩy đến cho Lân, người con trai trưởng của dì. Lân năm đó khoảng hai mươi mấy, đẹp trai như tài tử cine với mái tóc bồng trước trán. Lân học khóa 16 (?) Thủ Đức, đang đóng quân ở Phan Thiết. Anh tôi tức tốc chạy lên Thảo cầm viên tìm gia đình dì…

Đến nay đã mấy chục năm trôi qua, tôi vẫn còn nhớ như in khi dì bước vào nhà ôm chầm lấy má tôi. Cũng là lúc có tiếng chuông nhà thờ đổ chậm trên thinh không. Nghe như tiếng chuông đang gọi hồn ai. Hai chị em cùng òa lên nức nở. Ôi tiếng khóc của người mẹ mất con nghe sao mà não ruột. Tôi nghe mà nước mắt cũng rơi theo.

Một đêm trăng sáng lung linh. Lúc mấy anh em họ chúng tôi đang ngồi chung quanh gánh chè bà ba thơm lừng mùi lá dứa và nước cốt dừa của bà hàng xóm. Bà dì Út theo dì Tư đến chào má tôi và dì Hương đi lấy chồng. Dì Út là người đẹp nhất trong nhà. Một vẻ đẹp thùy mị. Dưới mắt đám con nít mới lớn chúng tôi thuở đó, dì là biểu tượng của “đợt sống mới”. Dì nghe nhạc Pháp, học ở Lê Quý Đôn.

Minh họa: Unsplash

Cuối tuần dì diện áo đầm, lái xe Vélosolex “dung dăng, dung dẻ” phố phường. Dì có một mái tóc dài đen nhánh tuyệt đẹp. Đêm đó bốn chị em ngồi bên mép giường tâm sự nhỏ to. Lũ nhóc chúng tôi nằm phía sau nghịch ngợm cột tóc của dì Tư và dì Hương thành một. Và cắt một mảng tóc của dì Út để làm “kỷ niệm”. Dì Út trở thành dì Giao…

Nhiều năm trôi qua, một buổi trưa tôi cùng người bạn gái ghé tiệm nước mía Viễn Đông. Một thiếu phụ ăn mặc rất thời trang giành phần trả tiền. Thì ra đó là dì Giao. Trong vài giây tôi nhận không ra. Dì bây giờ đẹp quý phái, sang cả như một mệnh phụ.

Sau khi dì Út đi lấy chồng, dì Tư buồn vì nhớ em nên hay đến thăm dì Hương và má tôi. Vào một buổi trưa, lúc má tôi, dì Hương và dì Tư mới đi chợ về đang hàn huyên thì anh Cả tôi đi phép về. Anh đóng quân ở Cái Vồn nên quà anh mang về toàn là trái cây. Ba bà ngồi thưởng thức chôm chôm và măng cụt. Anh tôi vốn có máu tiếu lâm, khi thấy ba bà “ngồi lê đôi mách” xuýt xoa vì chua. Anh vỗ mặt bàn nghêu ngao trêu chọc: “Ba bà đi bán lợn con. Bán đi chẳng được, lon ton chạy về. Ba bà đi bán lợn xề. Bán đi chẳng được, chạy về lon ton”…

Lũ nhóc chúng tôi đang thưởng thức “bữa tiệc” xoài tượng, mắm ruốc cũng phụ họa theo: “Ba bà lóc cóc. Ba bà trở về lon ton”, làm má tôi và hai bà dì lườm nguýt anh tôi: “Ủa! Cái thằng lớn đầu mà còn nghịch như con nít. Ưng cô nào trong xóm cho các dì biết, các dì làm mai cho?”

Anh tôi đẹp trai như Thành Được, hào hoa phong nhã, quen nhiều người đẹp Tây Đô, cũng chẳng vừa: “Cháu muốn vợ lắm. Nếu các dì kiếm được cô nào tuổi Ngọ, có những đặc điểm như sau, cháu sẽ lấy”. Rồi anh tôi cà rỡn: “Nàng dâu nhà tôi. Ối a cầm tinh con Ngọ. Vừa ngon lại vừa ngộ. Vừa khéo lại vừa khôn. Mặc júyp eo thon. May quần xít hẹp. Với mô-bi-lét. Chạy khắp Sè-gòn” (Ba bà mẹ chồng, nhạc Phạm Duy Nhượng). Cả nhà cười hồn nhiên, thỏa thuê đến “tóe khói”. Ôi! Những ngày xưa còn bé…

Trong năm bà dì, tôi gần gũi nhất với dì Hương. Dì như một người mẹ thứ hai vì tôi đã sống bên dì từ ngày tôi mới chào đời. Tôi thương dì Tư. Một “chinh phụ “sống trong nhung nhớ, cô đơn thủ tiết” chờ chàng về hay chưa?”. Chồng dì theo Việt Nam Quốc dân đảng, mất tích khi dì mới mười tám, đôi mươi bụng mang, dạ chửa. Người con trai duy nhất của dì, em họ tôi với dòng máu anh hùng của cha, gia nhập binh chủng Không Quân sau khi đậu tú tài. Năm 1975 là hoa tiêu phản lực A-37 PĐP/PĐ 524 Thiên Lôi.

Tôi cảm phục chú dì Năm, chủ nhân một hãng nước mắm nổi tiếng ở Bến Tre. Tay trắng lập nên sự nghiệp luôn hào phóng giúp đỡ chị em. Tôi cũng ngậm ngùi cho dì Tám, sinh ra dưới một ngôi sao xấu. Bà sống hẩm hiu, chậm chạp, ngây thơ như trẻ thơ và thiệt thòi nhất trong các chị em. Các bà dì đó tuy ít khi gặp gỡ luôn cho tôi cảm giác được bao bọc và che chở mỗi khi có dịp gần nhau.

Gần một thế kỷ đã trôi qua. Trong chín người con của ông ngoại tôi, nay chỉ còn lại ba người: Dì Hương ở San Jose, cậu Bẩy ở New Orleans và dì Út ở Rosemead. Bác cả, cậu Sáu và các bà dì khác đã ra đi vào cõi vĩnh hằng. Người ra đi để lại sự thương tiếc cho người còn lại. Nhưng đó là dòng đời. Tre già măng mọc…

Nhìn những tấm hình các dì ngồi hạnh phúc quây quần giữa đám con cháu bốn thế hệ trong các dịp lễ Tết, tôi biết các dì đang mãn nguyện và sung sướng. Bốn thế hệ. Một chặng đường dài ngút ngàn không phải ai cũng đi tới đích. Các dì đã dẫn dắt đám con cháu trên con đường đời đó và bây giờ có dì đã bỏ cuộc giữa chừng. Nhưng có sao đâu vì đám con cháu bây giờ đã đủ lông đủ cánh để bay nhảy trên muôn nẻo đường đời của riêng chúng.

Còn vài tuần nữa Tết Nguyên Đán lại về. Lâu quá rồi, tôi không còn nhớ bao mùa Xuân tha hương đã qua trong đời. Chiều cuối năm, có cơn “bão tuyết thế kỷ” Elliott về. Tuyết rơi trắng xóa mênh mông đầy trời. Tiểu bang nơi tôi ở ban hành lệnh cấm ra đường nếu không cần thiết. Tôi ngồi bên cửa sổ ngắm hàng cây trơ trọi oằn mình trong cơn bão tuyết, chợt thèm một chút nắng mùa Xuân thơm mùi khói pháo nơi quê nhà.

Minh họa: Unsplash

Tết đến làm người tha hương nhớ về quê hương xa vời. Tôi ít khi uống rượu nhưng trên tay đang có ly rượu Johnnie Walker màu hổ phách, ngồi tưởng nhớ về những mùa Xuân bên các dì. Tưởng nhớ về các dì làm tôi bồi hồi nhớ về má tôi. Nhớ về những cái Tết có trời xanh, nắng hanh vàng ấm áp năm xưa. Và nhớ về lời nói ngày xưa tôi thường được nghe giữa mấy chị em: “Chị em mình ở gần bên nhau. Có chị có em”.

Bài viết này như một nén hương lòng ngày Tết tôi chân thành dâng lên các dì. Những người đã cho tôi-một “con cừu đen” – những mùa Xuân trong sáng, mộc mạc đầy tình thương như những bài ca dao trong đời. Các dì là mùa Xuân bất diệt sẽ sống mãi trong tim tôi với những kỷ niệm buồn, vui vô giá của một thời mới lớn.

Má tôi và những người dì của tôi tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam. Họ đã can đảm vượt qua những thăng trầm của lịch sử. Họ có đức tính hy sinh cho chồng, cho con và vị tha đối với tha nhân. Họ là ngọn lửa cho mái ấm gia đình nhưng cũng là lớp người chịu thiệt thòi nhất trong xã hội.

Gia đình chia năm, xẻ bẩy tan tác vì chiến tranh. Họ cũng đã mất mát rất nhiều trước và sau cuộc đổi đời bi thảm. Chồng mất tích hoặc vào các trại tù “cải tạo” nơi rừng sâu, nước độc. Con cháu lìa xa trong những cuộc vượt biên đầy máu, nước mắt và những ước mơ một ngày đoàn viên. Nhưng không một lần tôi nghe thấy những lời oán trách, thở than. Họ cứ âm thầm. Âm thầm chịu đựng vượt qua mọi nghịch cảnh trong đời.

Giờ đây, ba bà trong năm bà dì của tôi đã theo má tôi đi xa. Má tôi cũng đã đi xa hơn hai chục năm rồi. Nhưng xa xôi mà lại gần gũi. Tưởng chừng như các dì và má tôi vẫn còn đâu đây. Vẫn đang cười khúc khích, nhỏ to trước sân nhà.

Tôi mơ hồ mường tượng các dì và má tôi đang bên nhau. Cùng đi chung trên một con đường. Một con đường không có trên trần gian. Một con đường đầy hoa thơm, cỏ lạ nơi cõi miên viễn luôn có mùa Xuân… Nơi có chị có em…

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Cuối năm, nhớ về những người dì

xxx

Manh Kim Nguyen

Ông bà ngoại tôi quê quán ở Mưỡu Giáp, tỉnh Ninh Bình miền Bắc, có chín người con. Bẩy gái,hai trai. Bác Cả kẹt lại miền Bắc trong lúc cả nhà ông ngoại tôi di cư vào Nam.

Em gái má tôi là dì Ninh. Dì có khuôn mặt phúc hậu, tính tình hiền lành, nhẫn nại giống bà ngoại tôi nhất trong các chị em. Ông nội tôi đã ngỏ lời cầu hôn với ông ngoại tôi cho dì về làm vợ người em trai của Thầy tôi. Ông ngoại tôi không muốn ba chị em cùng lấy ba anh em nên từ chối. Dì Ninh trở thành dì Hương lúc tôi chưa sanh ra đời.

Chú và dì đã đi chung một con đường bên nhau hơn tám mươi năm trời, từ miền Bắc thời Pháp thuộc di cư vào miền Nam, qua hai nền đệ nhất và đệ nhị Cộng hòa. Năm 1975 mất tất cả nhưng sau cùng đã xây dựng lại nơi miền Bắc California với con cháu và chắt đầy nhà. Hơn tám mươi năm sống hạnh phúc bên nhau nơi quê nhà cũng như quê người quả là một kỳ tích. Dì là một người mẹ luôn mềm mỏng chèo lái con thuyền gia đình qua những bão táp,phong ba cuộc đời.

Gia đình má tôi và gia đình dì luôn gần gũi cạnh nhau. Có thể vì hai chị em tính tình hòa hợp với nhau hơn những chị em khác. Có thể ở gần “để có chị có em” như dì tôi vẫn nói. Hai gia đình sống gần bên nhau những năm đầu lạc lõng mới di cư từ miền Bắc vào miền Nam. Cũng như ông bà ngoại, dì tôi có chín người con. Sáu trai ba gái trong khi má tôi có năm người con. Bốn trai một gái.

Vì anh em họ chúng tôi sống gần bên nhau, chia ngọt, sẻ bùi những ngày mới lớn kham khổ trên hai mươi năm trời nên chúng tôi rất gắn bó, thân thiết với nhau hơn những anh em họ khác ở xa. Mỗi thế hệ anh em chúng tôi có những ràng buộc riêng. Lân thân với anh Huy tôi. Hưng và Mai thân với anh Huỳnh và anh Tâm tôi. Hướng thân với mọi người vì một thời tuổi trẻ xa nhà, sống đời một chủng sinh trong tu viện Đắc Lộ. Phần tôi rất gần gũi với Hăng-rô và Trung. Em Chinh tôi thân với Tiến Thanh và Bích Thu. Con trai út của dì, nhóc tì Tiến sanh sau đẻ muộn không có ai chơi, chỉ chơi với mấy đứa con nít cùng tuổi hàng xóm.

Minh họa: Unsplash

Những ngày thơ mộng là những ngày tôi mới lớn. Ngọn lửa chiến tranh chưa tràn về. Gia đình tôi trôi giạt từ Cà Mau về vùng Củ Chi ở gần bên gia đình dì. Cho có chị có em. Dì nói với má tôi như thế… Những ngày đầu Xuân mới tảng sáng, trời trong mát, thơm mùi đất, tôi cùng con chó nhỏ thường lang thang ra những hồ ao gần nhà đầy bông điên điển, những ruộng đậu phộng hoa vàng rực thấp thoáng bóng vài cô thôn nữ…, cho đến buổi trưa khi Mặt trời đã lên cao to bằng cái sàng, tỏa hơi nóng xuống xóm làng.

Tôi thường ghé qua nhà dì để thưởng thức món dưa gang tây trộn đường cát và đá bào nhỏ của dì. Thịt dưa tây bở, thơm ngọt xen lẫn hạt với hương vị chua chua mát rượi. Trưa mùa Xuân êm đềm, tôi lười biếng nằm trên chiếc võng dưới giàn dưa của nhà dì nghe tiếng chim sẻ ríu rít, nhẩy nhót kiếm mồi. Giàn dưa tây gang đầy quả nặng trĩu cũng là nơi ong, bướm lượn bay dập dìu trên những đóa hoa năm cánh mầu phớt hồng, trắng và tím trông đẹp mắt. Nắng vàng lung linh xuyên qua kẽ lá mầu bích ngọc dịu dàng đưa tôi vào giấc mộng chập chờn cho đến khi chiều xuống.

Chiều quê, đêm xuống thật nhanh với làn gió mát mơn man thổi trên những bụi mây gai. Cả nhà dì và tôi quây quần trên vuông chiếu hoa được trải trên nền đất giữa nhà dùng bữa cơm tối. Mâm cơm bằng nhôm với những món ăn dân dã như tép rang mặn vắt chanh, món canh rau đay cua đồng, cà ghém và nồi cơm độn đậu phộng nghi ngút khói.

Đó là những bữa cơm miền quê đơn sơ ấm cúng dưới ngọn đèn dầu, có tiếng chim gọi đàn, có tiếng muỗi vo ve và dì với những nhắc nhở: “Ăn thêm đi cháu” tôi nhớ mãi suốt đời. Sau đó chú với điếu cày thuốc lào và dì với chén nước chè xanh thường nhỏ to bên nhau cho đến khi tiếng sáo diều bắt đầu vi vu và vầng trăng sáng vằng vặc đã nhô cao hơn ngọn cau đầu hè.

Xóm Kiến Thiết đông đảo dân cư tứ xứ tụ về. Thầy má tôi thiên di về đây từ Củ Chi. Vài tháng sau, gia đình dì cũng dọn về ở cùng xóm. Cho có chị, có em. Dì lại nói như thế với má tôi. Nhà tôi cách nhà dì một căn. Anh em họ chúng tôi lại có dịp gặp gỡ nhau. Dì và má tôi lãnh hàng ở Chợ Lớn, đan giỏ ni-lông kiếm thêm tiền phụ trội. Anh em họ chúng tôi đi học về, vất cặp xúm lại phụ giúp, vui như Tết hằng ngày…

Minh họa: Unsplash

Có những hôm bão về, mưa to gió lớn, sấm sét vang trời. Gió lốc làm những miếng tôn sắc lẻm đóng hờ bật tung khỏi nóc nhà bay loạn xạ. Lòng ngõ biến thành dòng sông nho nhỏ. Nước băng băng cuốn trôi rác rưởi, chuột chết đổ xuống lòng kinh Nhiêu lộc cuối xóm. Chúng tôi nhào ra tắm mưa, chí chóe đánh lộn với nhóm nhóc tì cuối xóm, dưới thác nước của các máng sối cho đến khi lạnh cóng, môi thâm run rẩy. Lúc vào nhà, dì tôi với một chảo tóp mỡ ngào đường vàng ươm, nóng hổi đang mỉm cười chờ đợi: “Mấy đứa mới tắm mưa, ăn đi cho ấm bụng”.

Tôi nhớ mùi cơm chiên, hành hương. Nhớ món bánh bột mì chiên mỡ heo nơi căn bếp ám khói nhà dì. Nhớ những đêm ba mươi đen như mực, cùng Hăng-rô ngồi co ro canh nồi bánh chưng trên bếp lửa bập bùng chờ Tết. Nhớ những sáng mồng Một đầu năm, sang nhà dì xông đất. Nhớ những lát bánh chưng xanh mướt, đậm đà béo ngậy…

Dì thanh lịch trong tấm áo nhung, cười vui cho tôi những trái táo tầu đen nhánh, lát mứt gừng vàng óng ngọt cay trên đầu lưỡi và phong tiền lì xì mầu đỏ. Với phong tiền này, tại một tiệm sách bên cạnh chợ Ông Tạ, tôi đã mua cuốn truyện đầu tiên trong đời. Quyển Dọc đường gió bụi của Khái Hưng.

Sáng hôm đó là một buổi sáng Chúa nhật. Trời xanh mây trắng đầy nắng đẹp. Sau khi dự thánh lễ ở nhà thờ Tân hòa, chú dì Hương dẫn cả gia đình lên Sài Gòn làm một chuyến du ngoạn ở Thảo cầm viên. Giữa trưa, lúc tôi và mấy đứa nhóc hàng xóm đang chơi bắn bi trước nhà, một chiếc xe Jeep chạy từ đầu xóm vào dừng lại trước nhà dì.

Xóm Tân hòa với lòng ngõ chật hẹp hiếm khi có xe hơi chạy vào làm cả lũ chú ý. Hai sĩ quan mặc đại lễ bước xuống gõ cửa nhà dì. Anh hai Huỳnh tôi có mặt ở nhà hôm đó chạy sang nói chuyện và được biết cái tin dữ đã xẩy đến cho Lân, người con trai trưởng của dì. Lân năm đó khoảng hai mươi mấy, đẹp trai như tài tử cine với mái tóc bồng trước trán. Lân học khóa 16 (?) Thủ Đức, đang đóng quân ở Phan Thiết. Anh tôi tức tốc chạy lên Thảo cầm viên tìm gia đình dì…

Đến nay đã mấy chục năm trôi qua, tôi vẫn còn nhớ như in khi dì bước vào nhà ôm chầm lấy má tôi. Cũng là lúc có tiếng chuông nhà thờ đổ chậm trên thinh không. Nghe như tiếng chuông đang gọi hồn ai. Hai chị em cùng òa lên nức nở. Ôi tiếng khóc của người mẹ mất con nghe sao mà não ruột. Tôi nghe mà nước mắt cũng rơi theo.

Một đêm trăng sáng lung linh. Lúc mấy anh em họ chúng tôi đang ngồi chung quanh gánh chè bà ba thơm lừng mùi lá dứa và nước cốt dừa của bà hàng xóm. Bà dì Út theo dì Tư đến chào má tôi và dì Hương đi lấy chồng. Dì Út là người đẹp nhất trong nhà. Một vẻ đẹp thùy mị. Dưới mắt đám con nít mới lớn chúng tôi thuở đó, dì là biểu tượng của “đợt sống mới”. Dì nghe nhạc Pháp, học ở Lê Quý Đôn.

Minh họa: Unsplash

Cuối tuần dì diện áo đầm, lái xe Vélosolex “dung dăng, dung dẻ” phố phường. Dì có một mái tóc dài đen nhánh tuyệt đẹp. Đêm đó bốn chị em ngồi bên mép giường tâm sự nhỏ to. Lũ nhóc chúng tôi nằm phía sau nghịch ngợm cột tóc của dì Tư và dì Hương thành một. Và cắt một mảng tóc của dì Út để làm “kỷ niệm”. Dì Út trở thành dì Giao…

Nhiều năm trôi qua, một buổi trưa tôi cùng người bạn gái ghé tiệm nước mía Viễn Đông. Một thiếu phụ ăn mặc rất thời trang giành phần trả tiền. Thì ra đó là dì Giao. Trong vài giây tôi nhận không ra. Dì bây giờ đẹp quý phái, sang cả như một mệnh phụ.

Sau khi dì Út đi lấy chồng, dì Tư buồn vì nhớ em nên hay đến thăm dì Hương và má tôi. Vào một buổi trưa, lúc má tôi, dì Hương và dì Tư mới đi chợ về đang hàn huyên thì anh Cả tôi đi phép về. Anh đóng quân ở Cái Vồn nên quà anh mang về toàn là trái cây. Ba bà ngồi thưởng thức chôm chôm và măng cụt. Anh tôi vốn có máu tiếu lâm, khi thấy ba bà “ngồi lê đôi mách” xuýt xoa vì chua. Anh vỗ mặt bàn nghêu ngao trêu chọc: “Ba bà đi bán lợn con. Bán đi chẳng được, lon ton chạy về. Ba bà đi bán lợn xề. Bán đi chẳng được, chạy về lon ton”…

Lũ nhóc chúng tôi đang thưởng thức “bữa tiệc” xoài tượng, mắm ruốc cũng phụ họa theo: “Ba bà lóc cóc. Ba bà trở về lon ton”, làm má tôi và hai bà dì lườm nguýt anh tôi: “Ủa! Cái thằng lớn đầu mà còn nghịch như con nít. Ưng cô nào trong xóm cho các dì biết, các dì làm mai cho?”

Anh tôi đẹp trai như Thành Được, hào hoa phong nhã, quen nhiều người đẹp Tây Đô, cũng chẳng vừa: “Cháu muốn vợ lắm. Nếu các dì kiếm được cô nào tuổi Ngọ, có những đặc điểm như sau, cháu sẽ lấy”. Rồi anh tôi cà rỡn: “Nàng dâu nhà tôi. Ối a cầm tinh con Ngọ. Vừa ngon lại vừa ngộ. Vừa khéo lại vừa khôn. Mặc júyp eo thon. May quần xít hẹp. Với mô-bi-lét. Chạy khắp Sè-gòn” (Ba bà mẹ chồng, nhạc Phạm Duy Nhượng). Cả nhà cười hồn nhiên, thỏa thuê đến “tóe khói”. Ôi! Những ngày xưa còn bé…

Trong năm bà dì, tôi gần gũi nhất với dì Hương. Dì như một người mẹ thứ hai vì tôi đã sống bên dì từ ngày tôi mới chào đời. Tôi thương dì Tư. Một “chinh phụ “sống trong nhung nhớ, cô đơn thủ tiết” chờ chàng về hay chưa?”. Chồng dì theo Việt Nam Quốc dân đảng, mất tích khi dì mới mười tám, đôi mươi bụng mang, dạ chửa. Người con trai duy nhất của dì, em họ tôi với dòng máu anh hùng của cha, gia nhập binh chủng Không Quân sau khi đậu tú tài. Năm 1975 là hoa tiêu phản lực A-37 PĐP/PĐ 524 Thiên Lôi.

Tôi cảm phục chú dì Năm, chủ nhân một hãng nước mắm nổi tiếng ở Bến Tre. Tay trắng lập nên sự nghiệp luôn hào phóng giúp đỡ chị em. Tôi cũng ngậm ngùi cho dì Tám, sinh ra dưới một ngôi sao xấu. Bà sống hẩm hiu, chậm chạp, ngây thơ như trẻ thơ và thiệt thòi nhất trong các chị em. Các bà dì đó tuy ít khi gặp gỡ luôn cho tôi cảm giác được bao bọc và che chở mỗi khi có dịp gần nhau.

Gần một thế kỷ đã trôi qua. Trong chín người con của ông ngoại tôi, nay chỉ còn lại ba người: Dì Hương ở San Jose, cậu Bẩy ở New Orleans và dì Út ở Rosemead. Bác cả, cậu Sáu và các bà dì khác đã ra đi vào cõi vĩnh hằng. Người ra đi để lại sự thương tiếc cho người còn lại. Nhưng đó là dòng đời. Tre già măng mọc…

Nhìn những tấm hình các dì ngồi hạnh phúc quây quần giữa đám con cháu bốn thế hệ trong các dịp lễ Tết, tôi biết các dì đang mãn nguyện và sung sướng. Bốn thế hệ. Một chặng đường dài ngút ngàn không phải ai cũng đi tới đích. Các dì đã dẫn dắt đám con cháu trên con đường đời đó và bây giờ có dì đã bỏ cuộc giữa chừng. Nhưng có sao đâu vì đám con cháu bây giờ đã đủ lông đủ cánh để bay nhảy trên muôn nẻo đường đời của riêng chúng.

Còn vài tuần nữa Tết Nguyên Đán lại về. Lâu quá rồi, tôi không còn nhớ bao mùa Xuân tha hương đã qua trong đời. Chiều cuối năm, có cơn “bão tuyết thế kỷ” Elliott về. Tuyết rơi trắng xóa mênh mông đầy trời. Tiểu bang nơi tôi ở ban hành lệnh cấm ra đường nếu không cần thiết. Tôi ngồi bên cửa sổ ngắm hàng cây trơ trọi oằn mình trong cơn bão tuyết, chợt thèm một chút nắng mùa Xuân thơm mùi khói pháo nơi quê nhà.

Minh họa: Unsplash

Tết đến làm người tha hương nhớ về quê hương xa vời. Tôi ít khi uống rượu nhưng trên tay đang có ly rượu Johnnie Walker màu hổ phách, ngồi tưởng nhớ về những mùa Xuân bên các dì. Tưởng nhớ về các dì làm tôi bồi hồi nhớ về má tôi. Nhớ về những cái Tết có trời xanh, nắng hanh vàng ấm áp năm xưa. Và nhớ về lời nói ngày xưa tôi thường được nghe giữa mấy chị em: “Chị em mình ở gần bên nhau. Có chị có em”.

Bài viết này như một nén hương lòng ngày Tết tôi chân thành dâng lên các dì. Những người đã cho tôi-một “con cừu đen” – những mùa Xuân trong sáng, mộc mạc đầy tình thương như những bài ca dao trong đời. Các dì là mùa Xuân bất diệt sẽ sống mãi trong tim tôi với những kỷ niệm buồn, vui vô giá của một thời mới lớn.

Má tôi và những người dì của tôi tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam. Họ đã can đảm vượt qua những thăng trầm của lịch sử. Họ có đức tính hy sinh cho chồng, cho con và vị tha đối với tha nhân. Họ là ngọn lửa cho mái ấm gia đình nhưng cũng là lớp người chịu thiệt thòi nhất trong xã hội.

Gia đình chia năm, xẻ bẩy tan tác vì chiến tranh. Họ cũng đã mất mát rất nhiều trước và sau cuộc đổi đời bi thảm. Chồng mất tích hoặc vào các trại tù “cải tạo” nơi rừng sâu, nước độc. Con cháu lìa xa trong những cuộc vượt biên đầy máu, nước mắt và những ước mơ một ngày đoàn viên. Nhưng không một lần tôi nghe thấy những lời oán trách, thở than. Họ cứ âm thầm. Âm thầm chịu đựng vượt qua mọi nghịch cảnh trong đời.

Giờ đây, ba bà trong năm bà dì của tôi đã theo má tôi đi xa. Má tôi cũng đã đi xa hơn hai chục năm rồi. Nhưng xa xôi mà lại gần gũi. Tưởng chừng như các dì và má tôi vẫn còn đâu đây. Vẫn đang cười khúc khích, nhỏ to trước sân nhà.

Tôi mơ hồ mường tượng các dì và má tôi đang bên nhau. Cùng đi chung trên một con đường. Một con đường không có trên trần gian. Một con đường đầy hoa thơm, cỏ lạ nơi cõi miên viễn luôn có mùa Xuân… Nơi có chị có em…

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm