Truyện Ngắn & Phóng Sự
Góc nhìn.
Góc nhìn.
Trước đây tôi hay nhìn người qua diện mạo, rồi có cảm giác thích hay không thích bắt nguồn từ cái nhìn đầu tiên đó. Nhưng từ khi tôi gặp một người phụ nữ mà lúc đầu tôi đã rất không có thiện cảm, nếu không nói là vô cùng bực mình nữa là khác, không phải từ diện mạo mà là từ một hành động kỳ lạ của cô ấy, đã làm tôi thay đổi cách nhìn về một người.
Năm 2004 tôi đang làm việc ở đường Kỳ Đồng, Quận 3. Do công việc kế toán phải xong để ra số liệu báo cáo cho ngày hôm sau trình sếp, tôi thường tan sở rất trễ, khoảng gần 9 giờ tối mới xong việc, rồi lấy xe honda ra về. Từ Công ty, tôi thường ra đường Trương Minh Giảng rồi quẹo trái qua đường Tú Xương để về hướng Hàng Xanh theo đường Điện Biên Phủ (Phan Thanh Giản cũ). Hôm đó tôi vừa quẹo trái qua đường Tú Xương thì trời đổ mưa khá nặng hạt, tôi tấp xe vô lề đường để trùm áo mưa vào. Lúc tôi vừa trùm xong cái áo mưa, đang loay hoay cột dây, bất thình lình, có một cô gái từ trong một gốc cây bên lề đường phóng ra nhảy lên yên sau xe tôi, rồi giở vạt áo mưa của tôi trùm lên đầu, ngồi nép sát vào lưng tôi. Tôi hoảng hồn định la lên “ăn cướp” vì nghĩ rằng cô ta đang dàn cảnh để chờ đồng bọn đến đâm tôi một nhát, cướp chiếc xe. Chợt tôi thấy cô ta ôm chặt hông tôi rồi nói một cách khẩn khoản như van nài : “anh làm ơn chạy nhanh nhanh dùm em, em đang bị tụi nó rượt”. Thực tình lúc đó tôi không kịp suy nghĩ gì nữa, chỉ biết làm theo quán tính một cách tự nhiên là rồ ga dzọt cho lẹ. Trong đầu tôi lúc đó chỉ nghĩ làm sao chạy cho nhanh đến chỗ có cảnh sát giao thông để cầu cứu.
Tôi chạy ra đường Điện Biên Phủ về hướng Hàng Xanh, trời mưa như trút nước làm cho dòng xe cộ bị chậm lại, lúc này xung quanh tôi có rất nhiều người chạy honda cùng chiều nên tôi nghe bớt sợ hơn. Cô gái vẫn ôm chặt hông tôi và thúc hối :”chạy nhanh lên anh”. Tôi bực mình la lên : “không thấy mưa lớn đang kẹt xe hả”. Cô gái dịu giọng :”em xin lỗi vì em đang bị tụi cho vay nặng lãi rượt, nó mà bắt được là em chết”. Tôi hỏi cô ta có cần đi báo công an không? Cô ta lắc đầu nói không cần. Tôi nghe yên tâm một chút vì thấy cô không có vẻ muốn làm hại tôi. Tôi chạy về hướng Hàng Xanh rồi hỏi cô ta muốn xuống xe chỗ nào. Cô ta kêu tôi chở vào một con hẽm gần Hàng Xanh, có phòng trọ thuê rồi kêu tôi dừng xe.
Lúc này trời đã ngớt mưa, thấy cô gái leo xuống xe, tôi mừng trong bụng như vừa thoát được cục nợ, định dzọt về nhà. Không ngờ, cô gái nhìn tôi với một ánh mắt van nài một lần nữa rồi nói :”anh cho em mượn đỡ hai trăm ngàn để em trả tiền phòng trọ đêm nay, sáng mai em ra xe đò về quê sớm”. Cô nói tiếp :”nếu anh thích, em có thể bù cho anh ...một đêm để trừ nợ”. Tôi nghe lòng mình chùng xuống khi cô gái nói như vậy. Tôi móc bóp đưa cho cô ta hai trăm ngàn rồi nói với cô là coi như tôi giúp cho cô ta, không cần phải trừ nợ. Ánh mắt cô gái vẫn còn nét hoảng sợ, nhìn dáo dác xung quanh như xem có ai đang rình rập không. Cô gái không đẹp lắm, nhưng nhìn có duyên, nước da trắng, giọng nói rặt miền Tây (phát âm “rờ” thành “gờ”). Cô tên Diễm Thuý (tôi không rõ tên thật hay tên giả), quê ở Vĩnh Long, lên Sài Gòn làm tiếp viên trong tiệm bia ôm karaoke, khách ăn nhậu nếu có nhu cầu “tăng 3”, cô chìu luôn. Thúy kể vừa rồi má cô dưới quê bị bệnh viêm túi mật, cần phải mổ gấp nên cô phải vay tiền nặng lãi của xã hội đen để chữa trị cho má. Cô trả nợ không đúng hẹn nên bị bọn xã hội đen truy lùng. Khi nhìn thấy tôi đang dừng xe mặc áo mưa bên đường nên cô đánh liều, phóng lên xe tôi để chạy trốn.
Lúc đầu tôi không tin lời của Thuý cho lắm, nghĩ có thể Thuý đặt chuyện để mượn tiền. Tới chừng nhìn thấy có vết bầm trên mặt và cánh tay của Thuý, tôi tin cô đã nói thật. Lòng tôi có chút thương cảm cho thân phận yếu đuối của một người con gái miền Tây, vì sinh kế phải dấn thân vào con đường kiếm tiền theo nàng Kiều. Tôi hỏi Thuý còn nợ bọn chúng bao nhiêu tiền, cô nói còn 10 triệu nữa chưa trả. Tôi hỏi cô tính sao với món nợ này, cô lắc đầu buồn bã, đôi mắt tuyệt vọng nhìn xa xăm. Tôi chạy ra xe bánh mì gần đó mua 2 ổ bánh mì thịt và vài chai nước lọc cho Thuý ăn đêm nay. Cô nhìn tôi với vẻ mặt biết ơn và nói : “may mắn gặp anh nên em đã thoát được một trận đòn. Em bị đánh bầm mặt cũng không thể đi làm tiếp viên karaoke được, chắc em phải về quê lánh mặt một thời gian rồi tính tiếp”. Tôi cho Thuý số phone và dặn cô nếu cần gì thì gọi cho tôi. Tôi chạy về nhà mà trong lòng cứ nghĩ không biết Thuý có an toàn trong đêm nay và ngày mai để về quê hay không.
Vài tuần sau, tui nhận được phone của Thúy, cô hẹn tôi ra một quán cà phê. Tan sở tôi chạy đến chỗ hẹn, Thuý đã ngồi chờ sẵn, còn mang cho tôi một bịch cam từ dưới quê. Cô kể đã tìm được một công việc bán hàng dưới Vĩnh Long và muốn giã từ nghề tiếp viên karaoke. Cô gom được 6 triệu đem lên Sài Gòn trả nợ và có ý muốn mượn tôi thêm 4 triệu để trả dứt nợ gốc cho bọn xã hội đen. Cô sẽ trả góp cho tôi mỗi tháng 1 triệu. Tôi không chút đắn đo và hứa sẽ cho Thuý mượn. Hôm sau tôi đưa cho Thuý 4 triệu rồi dặn khi nào có dư thì trả cho tôi cũng được, còn kẹt thì cứ giữ đó. Cô đưa cho tôi xem giấy tờ tuỳ thân, cô tên thật Lê Thị Lựu, quê quán Vĩnh Long, năm đó cô vừa tròn 24 tuổi. Hôm đó chúng tôi ngồi nói chuyện với nhau khá lâu. Nhà Thuý chỉ có 2 mẹ con, cha Thuý mất sớm lúc Thuý mới 5 tuổi. Giờ Thuý phải làm nuôi người mẹ đau yếu. Cô lên Sài Gòn làm nghề tiếp viên karaoke cũng chỉ mong kiếm được một số tiền khá khá rồi về quê mở tiệm tạp hoá tại nhà buôn bán và chăm sóc cho mẹ.
Như lời Thúy đã hứa, cô đã trả cho tôi 1 triệu trong tháng đầu tiên và 1 triệu nữa ở tháng kế tiếp. Sau đó tôi không nhận được tin của Thuý nữa. Tôi đã quên bẵng Thúy và số nợ. Khoảng một năm sau tôi nhận được cú phone, số của Thuý hiện ra, một giọng thanh niên nói với tôi rằng chị Lựu (tức Thúy) đã qua đời ngày 25/6 sau khi vào bệnh viện một tuần vì tai nạn xe. Trước khi mất, Thuý đã nhờ người thanh niên này báo cho tôi biết Thuý bị tai nạn nên chưa thể trả tiền cho tôi đúng hẹn, nhưng Thuý đã không qua khỏi...
Tôi nghe lòng mình chùng xuống một lần nữa, thương cảm cho số phận không may mắn của một người con gái. Thuý không phải là người xấu, cô đã sống và dám hy sinh cả tâm hồn lẫn thể xác cho mẹ của mình. Cô đã quyết định làm lại cuộc đời, nhưng có lẽ ông trời đã không cho cô được tiếp tục sống ở thế gian này để hưởng một hạnh phúc như những cô gái khác.
Mỗi năm cứ đến ngày 25/6, tôi lại nghe nhớ về Thuý. Nhờ Thuý tôi đã nhìn người với những góc cạnh khác nhau.
(Tấm hình dưới đây, đơn giản chỉ là những giọt nước mưa còn đọng lại trên một cọng cỏ, nhưng nếu anh chị nhìn kỹ, sẽ thấy chúng đẹp long lanh như những hạt châu)
Quan Nguyen toSalut Saigon & Salut Les Copains
Góc nhìn.
Góc nhìn.
Trước đây tôi hay nhìn người qua diện mạo, rồi có cảm giác thích hay không thích bắt nguồn từ cái nhìn đầu tiên đó. Nhưng từ khi tôi gặp một người phụ nữ mà lúc đầu tôi đã rất không có thiện cảm, nếu không nói là vô cùng bực mình nữa là khác, không phải từ diện mạo mà là từ một hành động kỳ lạ của cô ấy, đã làm tôi thay đổi cách nhìn về một người.
Năm 2004 tôi đang làm việc ở đường Kỳ Đồng, Quận 3. Do công việc kế toán phải xong để ra số liệu báo cáo cho ngày hôm sau trình sếp, tôi thường tan sở rất trễ, khoảng gần 9 giờ tối mới xong việc, rồi lấy xe honda ra về. Từ Công ty, tôi thường ra đường Trương Minh Giảng rồi quẹo trái qua đường Tú Xương để về hướng Hàng Xanh theo đường Điện Biên Phủ (Phan Thanh Giản cũ). Hôm đó tôi vừa quẹo trái qua đường Tú Xương thì trời đổ mưa khá nặng hạt, tôi tấp xe vô lề đường để trùm áo mưa vào. Lúc tôi vừa trùm xong cái áo mưa, đang loay hoay cột dây, bất thình lình, có một cô gái từ trong một gốc cây bên lề đường phóng ra nhảy lên yên sau xe tôi, rồi giở vạt áo mưa của tôi trùm lên đầu, ngồi nép sát vào lưng tôi. Tôi hoảng hồn định la lên “ăn cướp” vì nghĩ rằng cô ta đang dàn cảnh để chờ đồng bọn đến đâm tôi một nhát, cướp chiếc xe. Chợt tôi thấy cô ta ôm chặt hông tôi rồi nói một cách khẩn khoản như van nài : “anh làm ơn chạy nhanh nhanh dùm em, em đang bị tụi nó rượt”. Thực tình lúc đó tôi không kịp suy nghĩ gì nữa, chỉ biết làm theo quán tính một cách tự nhiên là rồ ga dzọt cho lẹ. Trong đầu tôi lúc đó chỉ nghĩ làm sao chạy cho nhanh đến chỗ có cảnh sát giao thông để cầu cứu.
Tôi chạy ra đường Điện Biên Phủ về hướng Hàng Xanh, trời mưa như trút nước làm cho dòng xe cộ bị chậm lại, lúc này xung quanh tôi có rất nhiều người chạy honda cùng chiều nên tôi nghe bớt sợ hơn. Cô gái vẫn ôm chặt hông tôi và thúc hối :”chạy nhanh lên anh”. Tôi bực mình la lên : “không thấy mưa lớn đang kẹt xe hả”. Cô gái dịu giọng :”em xin lỗi vì em đang bị tụi cho vay nặng lãi rượt, nó mà bắt được là em chết”. Tôi hỏi cô ta có cần đi báo công an không? Cô ta lắc đầu nói không cần. Tôi nghe yên tâm một chút vì thấy cô không có vẻ muốn làm hại tôi. Tôi chạy về hướng Hàng Xanh rồi hỏi cô ta muốn xuống xe chỗ nào. Cô ta kêu tôi chở vào một con hẽm gần Hàng Xanh, có phòng trọ thuê rồi kêu tôi dừng xe.
Lúc này trời đã ngớt mưa, thấy cô gái leo xuống xe, tôi mừng trong bụng như vừa thoát được cục nợ, định dzọt về nhà. Không ngờ, cô gái nhìn tôi với một ánh mắt van nài một lần nữa rồi nói :”anh cho em mượn đỡ hai trăm ngàn để em trả tiền phòng trọ đêm nay, sáng mai em ra xe đò về quê sớm”. Cô nói tiếp :”nếu anh thích, em có thể bù cho anh ...một đêm để trừ nợ”. Tôi nghe lòng mình chùng xuống khi cô gái nói như vậy. Tôi móc bóp đưa cho cô ta hai trăm ngàn rồi nói với cô là coi như tôi giúp cho cô ta, không cần phải trừ nợ. Ánh mắt cô gái vẫn còn nét hoảng sợ, nhìn dáo dác xung quanh như xem có ai đang rình rập không. Cô gái không đẹp lắm, nhưng nhìn có duyên, nước da trắng, giọng nói rặt miền Tây (phát âm “rờ” thành “gờ”). Cô tên Diễm Thuý (tôi không rõ tên thật hay tên giả), quê ở Vĩnh Long, lên Sài Gòn làm tiếp viên trong tiệm bia ôm karaoke, khách ăn nhậu nếu có nhu cầu “tăng 3”, cô chìu luôn. Thúy kể vừa rồi má cô dưới quê bị bệnh viêm túi mật, cần phải mổ gấp nên cô phải vay tiền nặng lãi của xã hội đen để chữa trị cho má. Cô trả nợ không đúng hẹn nên bị bọn xã hội đen truy lùng. Khi nhìn thấy tôi đang dừng xe mặc áo mưa bên đường nên cô đánh liều, phóng lên xe tôi để chạy trốn.
Lúc đầu tôi không tin lời của Thuý cho lắm, nghĩ có thể Thuý đặt chuyện để mượn tiền. Tới chừng nhìn thấy có vết bầm trên mặt và cánh tay của Thuý, tôi tin cô đã nói thật. Lòng tôi có chút thương cảm cho thân phận yếu đuối của một người con gái miền Tây, vì sinh kế phải dấn thân vào con đường kiếm tiền theo nàng Kiều. Tôi hỏi Thuý còn nợ bọn chúng bao nhiêu tiền, cô nói còn 10 triệu nữa chưa trả. Tôi hỏi cô tính sao với món nợ này, cô lắc đầu buồn bã, đôi mắt tuyệt vọng nhìn xa xăm. Tôi chạy ra xe bánh mì gần đó mua 2 ổ bánh mì thịt và vài chai nước lọc cho Thuý ăn đêm nay. Cô nhìn tôi với vẻ mặt biết ơn và nói : “may mắn gặp anh nên em đã thoát được một trận đòn. Em bị đánh bầm mặt cũng không thể đi làm tiếp viên karaoke được, chắc em phải về quê lánh mặt một thời gian rồi tính tiếp”. Tôi cho Thuý số phone và dặn cô nếu cần gì thì gọi cho tôi. Tôi chạy về nhà mà trong lòng cứ nghĩ không biết Thuý có an toàn trong đêm nay và ngày mai để về quê hay không.
Vài tuần sau, tui nhận được phone của Thúy, cô hẹn tôi ra một quán cà phê. Tan sở tôi chạy đến chỗ hẹn, Thuý đã ngồi chờ sẵn, còn mang cho tôi một bịch cam từ dưới quê. Cô kể đã tìm được một công việc bán hàng dưới Vĩnh Long và muốn giã từ nghề tiếp viên karaoke. Cô gom được 6 triệu đem lên Sài Gòn trả nợ và có ý muốn mượn tôi thêm 4 triệu để trả dứt nợ gốc cho bọn xã hội đen. Cô sẽ trả góp cho tôi mỗi tháng 1 triệu. Tôi không chút đắn đo và hứa sẽ cho Thuý mượn. Hôm sau tôi đưa cho Thuý 4 triệu rồi dặn khi nào có dư thì trả cho tôi cũng được, còn kẹt thì cứ giữ đó. Cô đưa cho tôi xem giấy tờ tuỳ thân, cô tên thật Lê Thị Lựu, quê quán Vĩnh Long, năm đó cô vừa tròn 24 tuổi. Hôm đó chúng tôi ngồi nói chuyện với nhau khá lâu. Nhà Thuý chỉ có 2 mẹ con, cha Thuý mất sớm lúc Thuý mới 5 tuổi. Giờ Thuý phải làm nuôi người mẹ đau yếu. Cô lên Sài Gòn làm nghề tiếp viên karaoke cũng chỉ mong kiếm được một số tiền khá khá rồi về quê mở tiệm tạp hoá tại nhà buôn bán và chăm sóc cho mẹ.
Như lời Thúy đã hứa, cô đã trả cho tôi 1 triệu trong tháng đầu tiên và 1 triệu nữa ở tháng kế tiếp. Sau đó tôi không nhận được tin của Thuý nữa. Tôi đã quên bẵng Thúy và số nợ. Khoảng một năm sau tôi nhận được cú phone, số của Thuý hiện ra, một giọng thanh niên nói với tôi rằng chị Lựu (tức Thúy) đã qua đời ngày 25/6 sau khi vào bệnh viện một tuần vì tai nạn xe. Trước khi mất, Thuý đã nhờ người thanh niên này báo cho tôi biết Thuý bị tai nạn nên chưa thể trả tiền cho tôi đúng hẹn, nhưng Thuý đã không qua khỏi...
Tôi nghe lòng mình chùng xuống một lần nữa, thương cảm cho số phận không may mắn của một người con gái. Thuý không phải là người xấu, cô đã sống và dám hy sinh cả tâm hồn lẫn thể xác cho mẹ của mình. Cô đã quyết định làm lại cuộc đời, nhưng có lẽ ông trời đã không cho cô được tiếp tục sống ở thế gian này để hưởng một hạnh phúc như những cô gái khác.
Mỗi năm cứ đến ngày 25/6, tôi lại nghe nhớ về Thuý. Nhờ Thuý tôi đã nhìn người với những góc cạnh khác nhau.
(Tấm hình dưới đây, đơn giản chỉ là những giọt nước mưa còn đọng lại trên một cọng cỏ, nhưng nếu anh chị nhìn kỹ, sẽ thấy chúng đẹp long lanh như những hạt châu)
Quan Nguyen toSalut Saigon & Salut Les Copains