Truyện Ngắn & Phóng Sự
Một Mai Giã Từ Vũ Khí
Hieunguyen11
Thời gian đơn vị tôi đóng quân tại Cẩm Mỹ, một làng nhỏ hẻo lánh thuộc tỉnh Long Khánh, hằng ngày những giờ rảnh rỗi tôi thường lội bộ vào làng cùng vài người bạn cách chỗ đóng quân hơn một cây số để nhậu nhẹt, đi chợ, làm quen và tìm hiểu những sinh hoạt người dân nơi đây. Làng có một chợ nhỏ, lèo tèo với vài quán nước, một ngôi chùa nghèo trông xơ xác, một nhà thờ tương đối khang trang hơn. Ở đây có khoảng hơn năm mươi gia đình sống bằng nghề cạo mủ cao su, nhà được sở cao su cung cấp. Làng chỉ có những ông bà già, phụ nữ và trẻ con vì những thanh niên phần lớn theo Việt cộng, ban ngày thì Quốc Gia ban đêm thì Việt cộng kiểm soát. Nhiều đêm chúng về thu thuế, họp hành thường bị lính Địa Phương Quân, Bộ Binh ta phục kích giết chết.
Từ khi đơn vị tôi đóng quân ở đây thì V.C. ít về và sinh hoạt của người dân bình thường hơn. Chúng tôi thường tổ chức những buổi văn nghệ dã chiến để giúp vui cho đồng bào, đơn vị giao cho tôi phụ trách và thường trình diễn trong nhà lồng chợ. Có lần tôi hát bài Áo Anh Sút Chỉ Đường Tà thì sau khi buổi văn nghệ có một cô bé khoảng mười bảy tuổi với đôi mắt đen huyển, đôi môi đỏ hồng đẹp như một nàng tiên làm tôi bất động, ngây ngất. Cô mỉm cười nói: “Xin anh chép cho em bài hát hồi nãy anh ca rất hay!” Tôi bất ngờ, sung sướng và bị cà lăm khi trả lời: “Đ…ược, được…được, ngày mai tôi sẽ chép cho cô, mà cô tên gì, nhà cô ở đâu?” Sau khi nói tên, chỉ nhà xong, cô thánh thoát bước đi tôi nhìn theo một hồi lâu mà lòng còn ngây ngất.
Trở về đơn vị, đêm hôm đó tôi phải dùng đèn pin ngồi trong xe M113 để chép cho nàng bài hát, sáng sớm hôm sau,khi trời còn đầy sương tôi vào làng để đưa cho nàng, từ đó dần dần chúng tôi yêu nhau. Tôi biết đây là vùng xôi đậu. Có lần tôi xin phép mẹ nàng để làm đám cưới, bà từ chối, tôi rủ nàng trốn theo tôi về Sài Gòn, nàng đồng ý. Sáng hôm sau khi tôi bước lên xe đò thì không thấy nàng, tôi xuống xe trở vào nhà thì thấy nàng khóc sướt mướt bên cạnh mẹ. Mẹ nàng mở cửa nói với tôi: “Tôi cấm cậu không được vào đây nữa.” Thấy bà ấy dữ dằn quá tôi teo và bỏ đi một mạch. Một thời gian ngắn sau đó đơn vị phài đi hành quân nơi khác, sau này thì vùng này mất an ninh tôi chỉ lén về thăm nàng một lần tối lại phải lên đồn Địa Phương Quân xin ngủ tạm và bỏ lại đây một mối tình như bài hát “Áo Anh Sút Chỉ Đường Tà”.
Chiến tranh mỗi ngày một gia tăng, tôi phải theo đơn vị hành quân triền miên khói lửa, có lần một anh Chuẩn Úy Đề Lô Pháo Binh mới về hỏi tôi là đơn vị mình đi hành quân thường không, tôi nói một năm đi hành quân chỉ có hai lần, một lần khoảng sáu tháng, anh nhăn mặt. Những lúc hành quân mệt mỏi, khi đi qua những nghĩa trang tôi thấy hàng chữ “Nơi An Nghỉ Cuối Cùng” thật đúng nghĩa, lúc mệt mỏi, chán chường đôi khi tôi muốn ớ lại đây để được thanh thản không muốn thấy cảnh chết chốc của anh em chiến hữu, đồng bào, trẻ em vô tội, sự tàn phá quê hương bởi bom đạn của chiến tranh, nhiều sanh ly tử biệt. Những đêm khuya nghe tiếng chuông chùa vọng về từ xa, ôi tiếng chuông nghe quá não nùng như gọi kêu mình “Giã Từ Vũ Khí” mà đến đây để thấy được thiên đường, người người sẽ yêu thương nhau không còn hận thù nữa.
Có những lần đụng trận, tôi bị thương rất nặng và nghĩ mình sẽ chết, tôi cố mở to đôi mắt ra để nhìn cảnh vật xung quanh một lần sau cùng, hình ảnh những người thân hiện nhanh vào tâm trí và tôi thầm nói với tất cả một lời vĩnh biệt thân thương cuối cùng. Đó là những ý nghỉ của một người sắp chết mà tôi cảm nhận được từ kinh nghiệm chính mình. Trong lúc giao chiến với địch tôi nghĩ mình đã chết thì mới không còn sợ chết để vững tâm trực diện với kẻ thù, còn sợ chết lo tìm nới ẩn núp thì địch thấy ta, mà ta không thấy địch thì trước sau gì cũng “ anh thêm lon giữa hai hàng nến chong”. Một kinh nghiệm khác là khi mình còn nghe tiếng đạn pháo, tiếng súng thì biết chắc mình còn sống. Những cấp bậc Binh II, Binh I dễ chết nhưng lên đến Hạ sĩ thì khó chết. Cấp Trung sĩ mới ra trường thì dễ chết, khi lên đến Trung Sĩ I thì khó chết. Cấp Chuẩn Úy thì dễ chết nhưng khi lên được Thiếu Úy thì khó chết. Tất cả nếu vượt qua khỏi giai đoàn đầu thì từ từ chiến trường dạy cho ta thêm những kinh nghiệm để tìm cái sống trong cái chết.
Tôi mơ ước được giã từ vũ khí để trở về quê cũ, với ruộng vườn, gia đình, cuộc sống thời thơ ấu, với tình yêu mộc mạc đơn sơ nhưng chân thành và nhất là xa chiến tranh gây chia ly, chết chốc,sự tàn phá quê hương yêu dấu. Tôi không muốn giã từ vũ khí ra đi vĩnh viễn để những người thân yêu tôi phải đau khổ, mặc dù không muốn nhưng tôi vẫn sợ rồi có một ngày vì chiến trường mỗi ngày một mãnh liệt hơn, nhiều bạn bè đã giã từ vũ khí ra đi ngoài ý muốn. Tôi vào lính khi tuổi đời chỉ đôi mươi còn trong người nguyên một bầu nhiệt huyết cùng lý tưởng tự do, tôi không sợ chết mà chỉ sợ để buồn cho những người thân yêu và sợ giặc miền Bắc vô đây.
Nhưng oan nghiệt thay cuối cùng tôi cùng nhiều chiến hữu khác cũng phải đành giã từ vũ khí trong tức tưởi, nghẹn ngào và nước mắt lưng tròng vì mảnh đất ấp ủ thương yêu đã gìn giữ bấy lâu nay, hy sinh biết bao xương máu lại vào tay giặc. Từ đó mất tất cả, đất nước phải đắm chìm trong chủ thuyết phi nhân, những bạn bè xưa có người đã bỏ thân xác trong những trại tù và nhiều người đã đi tìm tự do đã bỏ mình trong đại dương, nhiều phụ nữ, trẻ em đã bị hải tặc cướp bốc, hãm hiếp dã man. Nhiều mảnh đời phải sống tha phương không biết đến bao giờ.
Hieunguyen11
http://batkhuat.net/van-motmai-giatu-vukhi.htm
Sinh Tồn chuyển
Một Mai Giã Từ Vũ Khí
Hieunguyen11
Thời gian đơn vị tôi đóng quân tại Cẩm Mỹ, một làng nhỏ hẻo lánh thuộc tỉnh Long Khánh, hằng ngày những giờ rảnh rỗi tôi thường lội bộ vào làng cùng vài người bạn cách chỗ đóng quân hơn một cây số để nhậu nhẹt, đi chợ, làm quen và tìm hiểu những sinh hoạt người dân nơi đây. Làng có một chợ nhỏ, lèo tèo với vài quán nước, một ngôi chùa nghèo trông xơ xác, một nhà thờ tương đối khang trang hơn. Ở đây có khoảng hơn năm mươi gia đình sống bằng nghề cạo mủ cao su, nhà được sở cao su cung cấp. Làng chỉ có những ông bà già, phụ nữ và trẻ con vì những thanh niên phần lớn theo Việt cộng, ban ngày thì Quốc Gia ban đêm thì Việt cộng kiểm soát. Nhiều đêm chúng về thu thuế, họp hành thường bị lính Địa Phương Quân, Bộ Binh ta phục kích giết chết.
Từ khi đơn vị tôi đóng quân ở đây thì V.C. ít về và sinh hoạt của người dân bình thường hơn. Chúng tôi thường tổ chức những buổi văn nghệ dã chiến để giúp vui cho đồng bào, đơn vị giao cho tôi phụ trách và thường trình diễn trong nhà lồng chợ. Có lần tôi hát bài Áo Anh Sút Chỉ Đường Tà thì sau khi buổi văn nghệ có một cô bé khoảng mười bảy tuổi với đôi mắt đen huyển, đôi môi đỏ hồng đẹp như một nàng tiên làm tôi bất động, ngây ngất. Cô mỉm cười nói: “Xin anh chép cho em bài hát hồi nãy anh ca rất hay!” Tôi bất ngờ, sung sướng và bị cà lăm khi trả lời: “Đ…ược, được…được, ngày mai tôi sẽ chép cho cô, mà cô tên gì, nhà cô ở đâu?” Sau khi nói tên, chỉ nhà xong, cô thánh thoát bước đi tôi nhìn theo một hồi lâu mà lòng còn ngây ngất.
Trở về đơn vị, đêm hôm đó tôi phải dùng đèn pin ngồi trong xe M113 để chép cho nàng bài hát, sáng sớm hôm sau,khi trời còn đầy sương tôi vào làng để đưa cho nàng, từ đó dần dần chúng tôi yêu nhau. Tôi biết đây là vùng xôi đậu. Có lần tôi xin phép mẹ nàng để làm đám cưới, bà từ chối, tôi rủ nàng trốn theo tôi về Sài Gòn, nàng đồng ý. Sáng hôm sau khi tôi bước lên xe đò thì không thấy nàng, tôi xuống xe trở vào nhà thì thấy nàng khóc sướt mướt bên cạnh mẹ. Mẹ nàng mở cửa nói với tôi: “Tôi cấm cậu không được vào đây nữa.” Thấy bà ấy dữ dằn quá tôi teo và bỏ đi một mạch. Một thời gian ngắn sau đó đơn vị phài đi hành quân nơi khác, sau này thì vùng này mất an ninh tôi chỉ lén về thăm nàng một lần tối lại phải lên đồn Địa Phương Quân xin ngủ tạm và bỏ lại đây một mối tình như bài hát “Áo Anh Sút Chỉ Đường Tà”.
Chiến tranh mỗi ngày một gia tăng, tôi phải theo đơn vị hành quân triền miên khói lửa, có lần một anh Chuẩn Úy Đề Lô Pháo Binh mới về hỏi tôi là đơn vị mình đi hành quân thường không, tôi nói một năm đi hành quân chỉ có hai lần, một lần khoảng sáu tháng, anh nhăn mặt. Những lúc hành quân mệt mỏi, khi đi qua những nghĩa trang tôi thấy hàng chữ “Nơi An Nghỉ Cuối Cùng” thật đúng nghĩa, lúc mệt mỏi, chán chường đôi khi tôi muốn ớ lại đây để được thanh thản không muốn thấy cảnh chết chốc của anh em chiến hữu, đồng bào, trẻ em vô tội, sự tàn phá quê hương bởi bom đạn của chiến tranh, nhiều sanh ly tử biệt. Những đêm khuya nghe tiếng chuông chùa vọng về từ xa, ôi tiếng chuông nghe quá não nùng như gọi kêu mình “Giã Từ Vũ Khí” mà đến đây để thấy được thiên đường, người người sẽ yêu thương nhau không còn hận thù nữa.
Có những lần đụng trận, tôi bị thương rất nặng và nghĩ mình sẽ chết, tôi cố mở to đôi mắt ra để nhìn cảnh vật xung quanh một lần sau cùng, hình ảnh những người thân hiện nhanh vào tâm trí và tôi thầm nói với tất cả một lời vĩnh biệt thân thương cuối cùng. Đó là những ý nghỉ của một người sắp chết mà tôi cảm nhận được từ kinh nghiệm chính mình. Trong lúc giao chiến với địch tôi nghĩ mình đã chết thì mới không còn sợ chết để vững tâm trực diện với kẻ thù, còn sợ chết lo tìm nới ẩn núp thì địch thấy ta, mà ta không thấy địch thì trước sau gì cũng “ anh thêm lon giữa hai hàng nến chong”. Một kinh nghiệm khác là khi mình còn nghe tiếng đạn pháo, tiếng súng thì biết chắc mình còn sống. Những cấp bậc Binh II, Binh I dễ chết nhưng lên đến Hạ sĩ thì khó chết. Cấp Trung sĩ mới ra trường thì dễ chết, khi lên đến Trung Sĩ I thì khó chết. Cấp Chuẩn Úy thì dễ chết nhưng khi lên được Thiếu Úy thì khó chết. Tất cả nếu vượt qua khỏi giai đoàn đầu thì từ từ chiến trường dạy cho ta thêm những kinh nghiệm để tìm cái sống trong cái chết.
Tôi mơ ước được giã từ vũ khí để trở về quê cũ, với ruộng vườn, gia đình, cuộc sống thời thơ ấu, với tình yêu mộc mạc đơn sơ nhưng chân thành và nhất là xa chiến tranh gây chia ly, chết chốc,sự tàn phá quê hương yêu dấu. Tôi không muốn giã từ vũ khí ra đi vĩnh viễn để những người thân yêu tôi phải đau khổ, mặc dù không muốn nhưng tôi vẫn sợ rồi có một ngày vì chiến trường mỗi ngày một mãnh liệt hơn, nhiều bạn bè đã giã từ vũ khí ra đi ngoài ý muốn. Tôi vào lính khi tuổi đời chỉ đôi mươi còn trong người nguyên một bầu nhiệt huyết cùng lý tưởng tự do, tôi không sợ chết mà chỉ sợ để buồn cho những người thân yêu và sợ giặc miền Bắc vô đây.
Nhưng oan nghiệt thay cuối cùng tôi cùng nhiều chiến hữu khác cũng phải đành giã từ vũ khí trong tức tưởi, nghẹn ngào và nước mắt lưng tròng vì mảnh đất ấp ủ thương yêu đã gìn giữ bấy lâu nay, hy sinh biết bao xương máu lại vào tay giặc. Từ đó mất tất cả, đất nước phải đắm chìm trong chủ thuyết phi nhân, những bạn bè xưa có người đã bỏ thân xác trong những trại tù và nhiều người đã đi tìm tự do đã bỏ mình trong đại dương, nhiều phụ nữ, trẻ em đã bị hải tặc cướp bốc, hãm hiếp dã man. Nhiều mảnh đời phải sống tha phương không biết đến bao giờ.
Hieunguyen11
http://batkhuat.net/van-motmai-giatu-vukhi.htm
Sinh Tồn chuyển