Truyện Ngắn & Phóng Sự
Tết Sớm
Trời đã vào xuân, mặc dầu còn hai hôm nữa mới tới Tết. Ông Sanh dậy sớm hơn thường ngày, khi trời còn đang se lạnh. Cái lạnh trong này có vẻ dễ chịu hơn, không giống như cái lạnh cắt da, cắt thịt ở quê
Tết sớm
Phan Việt Chân
Trời đã vào xuân, mặc dầu còn hai hôm nữa mới tới Tết. Ông Sanh dậy sớm hơn thường ngày, khi trời còn đang se lạnh. Cái lạnh trong này có vẻ dễ chịu hơn, không giống như cái lạnh cắt da, cắt thịt ở quê ông. Cả gia đình ông vào Nam từ ngày đầu giải phóng, đến lúc này cũng đã năm, sáu năm rồi. Những cái Tết trong này đối với ông không còn lạ lẫm như những năm đầu khi ông chân ướt chân ráo vào Nam theo giấy điều động, bổ sung nhân lực của ngành giáo dục. Nhưng cái Tết năm nay với ông sao mà khác thế!
Khoác chiếc áo len mỏng đã bạc màu, ông Sanh cầm cây chổi ra sân. Ông lại gần cái gốc mai mà mình đã chăm bón mấy năm nay. Cẩn thận từng chút, cố cho không đụng vào những cành mai trĩu nụ đọng ướt sương đêm hòa cùng nắng sớm lung linh như những hạt ngọc, ông quét những cánh mai vàng nở sớm đang vương vãi dưới gốc cây. Dưới bếp, vợ ông đang lúi húi cùng đứa con gái lớn chuẩn bị đậu, nếp, lá dong … để gói bánh chưng. Đứa con gái đầu lòng của ông năm nay mới vào lớp 9. Còn nhỏ nhưng dường như nó cũng biết được hoàn cảnh hiện tại của gia đình mình. Ngoài những lúc đi học, nó tranh thủ giúp mẹ làm việc nhà, chăm bẵm những đứa em nhỏ của mình. Nó không đòi hỏi gì cho bản thân và nhường nhịn tất cả những gì nó có cho em. Chợt nhận ra từ sáng tới giờ không thấy thằng Hiếu đâu, ông quay sang hỏi vợ :
- Này bà, thằng Hiếu nó đi đâu mà tôi không thấy nó ?
- Nó đi lấy củi từ sớm rồi ông à! Vợ ông đáp.
Không nói, ông tiếp tục làm công việc của mình. Tự nhiên ông cảm thấy mủi lòng. Đã qua mấy cái tết rồi mà lời hứa gói bánh chưng của ông với sắp nhỏ đến giờ mới thực hiện được. Nhưng cũng không phải dễ dàng. Chắc những đứa con của ông phải vui mừng lắm. Đã mấy năm rồi chúng chưa được thưởng thức lại cái hương vị quyến rũ của bánh chưng quê nhà. Nắng đã lên cao. Thằng Hiếu về, mồ hôi nhễ nhại, mặt mày lấm lem bụi đất. Cái bó củi nó vác trên vai xem chừng quá khổ so với thân hình nhỏ thó của nó. Quăng bó củi xuống sân nó nói :
- Bố à! Còn một cành vú sữa to lắm, nặng quá con không vác nổi.
Nói xong nó lại vụt chạy đi. Ông Sanh gọi với theo nhưng nó đã mất hút sau bờ dậu. Lúc đấy thằng Tí với con Bâm, hai đứa con nhỏ của ông cũng vừa dậy. Đưa tay dụi mắt, thằng Tí hỏi:
- Bánh chưng gói xong chưa bố, sao lâu vậy ?
- Chưa xong con à. Hai đứa lại đây bố rửa mặt cho nào!
Có tiếng bước chân ngoài sân rồi tiếng người hỏi vọng vào :
- Cả nhà đã chuẩn bị xong chưa đấy ?
- Anh Ba đấy à? Chuẩn bị từ sáng đến giờ mới xong. Vừa nhắc thì anh đã đến.
Ông Ba là bộ đội xuất ngũ chuyển ngành đang công tác cùng trường với ông. Là bộ đội, ông Ba sống rất tình nghĩa mà lại mê văn chương, viết lách cũng giỏi nên ông Sanh quí ông ấy lắm. Mỗi lần ông hay ông Ba viết được gì lại trao cho nhau xem rồi cùng bình phẩm rất say sưa. Hôm nay ông Ba đến nhà để gói bánh cho ông vì ông vốn không phải là người khéo tay, mà ông cũng chưa từng làm việc ấy. Ông Sanh vào pha lại ấm trà. Vợ và mấy đứa con ông mỗi người một tay đã chuẩn bị xong những thứ cần thiết. Hai giờ sau, bánh đã gói xong. Tất cả cũng chỉ được có sáu đòn. Những đòn bánh vuông vức, xanh tươi màu lá. Mấy đứa con ông nhìn các đòn bánh thèm thuồng, nghĩ tới lúc được ăn. Xong việc, ông Ba chào cả nhà ra về. Ông cùng thằng Hiếu lại lúi húi đào hố, kê bếp, rửa nồi, chuẩn bị củi đuốc … để kịp nổi lửa.
Sau bữa ăn tối, ông trải chiếc chiếu ra giữa sân ngồi canh nồi bánh chưng. Những đứa con vây quanh lấy ông, đứa ngồi vào lòng, đứa ngả đầu lên gối. Trời đêm không trăng trông thăm thẳm, lác đác vài ngôi sao li ti lúc ẩn lúc hiện. Thằng Tí ngửa mặt lên trời hỏi :
- Sao ở đâu ra vậy bố ? Mà sao nó lại sáng thế nhỉ ?
- Đó là những viên ngọc của chị Hằng do bất cẩn làm rơi ra. Vì là ngọc nên nó sáng thế đấy con ạ! Ông Sanh giải thích.
Thằng Hiếu chen vào:
- Giá như nhà mình có được một ngôi sao bố nhỉ!
Ông Sanh ôm nó vào lòng, xoa đầu nó mà nói:
- Chị Hằng nói đứa bé nào ngoan thì phần thưởng sẽ là một ngôi sao sáng nhất.
Trời bắt đầu lạnh hơn, sương xuống nặng dần. Ông Sanh đã kể hết câu chuyện cổ tích thứ ba. Thằng Tí và con Bâm đã theo chị vào ngủ từ lâu. Thằng Hiếu ngả trên đùi ông cũng ngủ lúc nào không biết. Ông Sanh đứng lên cõng nó vào giường rồi quay ra kéo lại cái cổng, châm thêm nước vào nồi bánh chưng.
Vớt bánh xong, ông Sanh cẩn thận đem một cái ghế dài ra trước hiên, đặt những đòn bánh nóng hổi, thơm phức lên rồi dùng hai thùng to đầy nước ép cho bánh ráo nước. Xong đâu đó, ông quay vào nhà tắt đèn, ngả lưng lên tấm ván nằm đợi rồi thiếp đi lúc nào không biết.
Xoảng, tiếng cái thùng nước đổ làm ông Sanh giật mình tỉnh giấc, vợ ông và đứa con gái lớn cùng bật dậy. Ông chạy vội ra ngoài. Hai thùng nước lăn kềnh trên hiên, nước đổ lênh láng. Những cái bánh chưng không cánh mà bay. Ông thoáng thấy hai cái bóng nhảy qua bờ rào, liền đuổi theo nhưng những cái bóng đã mất dạng. Lui cui quét dọn xong chỗ nước, sẵn mang luôn đôi thùng ra sân cho gọn, ông chợt nhận ra phía dưới những bụi hoa dừa cạnh gốc mai một cái gì đang động đậy. Ông Sanh tiến lại. Một thằng bé đang nằm dài dưới đất, cố thu mình cho nhỏ lại dưới những bụi hoa.
- Xin … xin ông tha cho con!
Ông Sanh hiểu ra chuyện. Mặt ông phừng phừng, chỉ muốn cho nó vài cái tát tai. Thằng bé ốm yếu, gầy gò trong bộ quần áo thun nhàu nát, bẩn thỉu đang run lên vì sợ. Nó cứ loay hoay, nhăn nhó vì cái gì đó trước bụng nổi lên cồm cộm dưới làn áo mỏng. Như không chịu nổi nữa, nó thả tay để cho cái vật kia rơi ra ngoài. Hai đòn bánh chưng. Ông Sanh cúi xuống nhặt lên. Hai đòn bánh vẫn còn nóng hổi. Ông mang hai đòn bánh dắt theo thằng bé vào nhà, thằng bé rón rén, sợ sệt theo sau:
- Xin ông tha cho con! Thằng bé lí nhí, rên rỉ.
Vô nhà, ông kéo cái áo nó lên, bụng nó vầng lên một vùng đỏ sẫm. Thằng bé cựa quậy, có lẽ vì rát. Ông Sanh bảo vợ lấy cái khăn ướt vừa giặt chưa kịp phơi đắp lên chỗ đau cho nó.
- Nhà con ở đâu? Mấy tuổi rồi? Sao lại đi ăn trộm thế này? Hai đứa kia là ai?
Theo lời thằng bé thì cha nó mất sớm, mẹ đã đi lấy chồng. Hiện nó đang ở với bà ngoại. Bà nó đã lớn tuổi, bệnh tật luôn, không làm gì được. Tất cả đều trông cậy vào nó. Nó lang thang nơi bến xe, bãi rác, kiếm được cái gì bà cháu ăn cái nấy. Tết nhất đến nơi rồi mà trong nhà chẳng còn gì nên nó và hai thằng khác cùng cảnh rủ nhau làm liều. Biết gần Tết nhiều nhà gói bánh nên bọn nó rảo xem nhà nào sơ ý thì trộm đem về. Hai thằng kia lớn hơn nên nhảy qua rào, trốn được. Nghe câu chuyện của nó, con gái ông nhìn thằng bé bằng ánh mắt thương cảm rồi chạy vào buồng lấy cho nó mấy cái bánh quy mà vợ ông mới mua sáng nay để chuẩn bị Tết. Nó thèm thuồng nhìn mấy cái bánh nhưng vẫn đảo mắt liếc nhìn ông Sanh mà không dám ăn.
- Con ăn đi, của con đấy!
Đến lúc này nó mới dám cầm mấy cái bánh nhai ngấu nghiến.
Tiếng gà trong xóm đã râm ran nhưng chắc còn lâu mới sáng. Ông Sanh cẩn thận đặt hai đòn bánh lên bàn thờ, thay mấy chén nước, thắp nhang … rồi lầm rầm khấn vái. Chờ cho mấy nén nhang cháy hết, ông bảo vợ gọi thằng Hiếu, thằng Tý và con Bâm dậy. Bọn trẻ còn đang ngái ngủ không hiểu vì sao mẹ nó lại gọi dậy lúc này. Chợt nhận thấy sự có mặt của thằng bé, thằng Hiếu quay lại hỏi ông :
- Bạn ấy là ai vậy bố ? Sao đã khuya thế mà bạn ấy lại ở nhà mình ?
- Bạn ấy từ xa về, trễ xe lại không quen đường nên lạc con à. Bố gọi bạn vào nhà chờ đến lúc trời sáng rồi hãy về. Ông Sanh bối rối trả lời.
Nhìn thấy hai đòn bánh thằng Tý và con Bâm reo lên :
- A ! Bánh chưng ! Đã ăn được chưa bố ?
- Thì bố gọi các con dậy để ăn bánh chưng mà ! Ông Sanh nhìn bọn trẻ mỉm cười.
Ông Sanh bảo vợ bóc một đòn bánh dọn ra mâm cho sắp nhỏ con ông và thằng bé cùng ăn. Bọn trẻ quây lại quanh mâm, đứa nào cũng háo hức. Chúng cười đùa, nói chuyện rất vui vẻ. Thằng bé tuy đã bớt sợ nhưng vẫn chưa dám góp chuyện chỉ thỉnh thoảng mới thấy nó gật hoặc lắc đầu. Ông bà ngồi cạnh vừa âu yếm nhìn bọn trẻ vừa lặng lẽ thưởng thức cái hương vị đằm đặm, thơm lừng của chén trà Thái, quà tết của ông Ba gửi biếu sáng nay.
Bọn trẻ ăn xong đang dọn dẹp dưới bếp. Ông Sanh đem đòn bánh còn lại bỏ vào cái túi để đựng quà tết đưa cho thằng bé rồi nói :
- Ông gửi đòn bánh này về biếu bà, mùng một nhớ ghé lại nhà ông nhé !
Thằng bé nghe ông nói vậy thì ngạc nhiên, ngơ ngác rồi lí nhí cám ơn và cầm cái bánh đi ra. Đến đầu cổng, nó còn quay cổ nhìn vào nhà hồi lâu rồi mới chạy đi.
Sáng mùng một, cả nhà ông Sanh dậy sớm sửa soạn bữa cơm cúng năm mới. Mãi tới chín giờ, cả nhà mới ngồi vào bàn. Đứa con gái ông thỉnh thoảng lại nhìn ra cổng như trông đợi ai đó. Chợt ông nhìn thấy bóng một đứa bé thập thò trước cổng. Ông vội vàng chạy ra nhưng thằng bé đã biến đâu mất. Trước mắt ông là hai bụi cúc vạn thọ tuy không được tỉa tót, chăm chút như được bày bán ở các chợ hoa ngày Tết nhưng đóa nở to lắm. Những bông hoa vàng rực, tươi rói, lung linh như lời chúc mừng năm mới. Khi đã hiểu ra tất cả, ông an tâm bê hai bụi cúc vào nhà trước những cái ngước mắt ngạc nhiên, ngỡ ngàng của vợ và các con.
Ngoài sân, cây mai đã rực vàng, óng ánh trong nắng xuân …
Phan Việt Chân
Trời đã vào xuân, mặc dầu còn hai hôm nữa mới tới Tết. Ông Sanh dậy sớm hơn thường ngày, khi trời còn đang se lạnh. Cái lạnh trong này có vẻ dễ chịu hơn, không giống như cái lạnh cắt da, cắt thịt ở quê ông. Cả gia đình ông vào Nam từ ngày đầu giải phóng, đến lúc này cũng đã năm, sáu năm rồi. Những cái Tết trong này đối với ông không còn lạ lẫm như những năm đầu khi ông chân ướt chân ráo vào Nam theo giấy điều động, bổ sung nhân lực của ngành giáo dục. Nhưng cái Tết năm nay với ông sao mà khác thế!
Khoác chiếc áo len mỏng đã bạc màu, ông Sanh cầm cây chổi ra sân. Ông lại gần cái gốc mai mà mình đã chăm bón mấy năm nay. Cẩn thận từng chút, cố cho không đụng vào những cành mai trĩu nụ đọng ướt sương đêm hòa cùng nắng sớm lung linh như những hạt ngọc, ông quét những cánh mai vàng nở sớm đang vương vãi dưới gốc cây. Dưới bếp, vợ ông đang lúi húi cùng đứa con gái lớn chuẩn bị đậu, nếp, lá dong … để gói bánh chưng. Đứa con gái đầu lòng của ông năm nay mới vào lớp 9. Còn nhỏ nhưng dường như nó cũng biết được hoàn cảnh hiện tại của gia đình mình. Ngoài những lúc đi học, nó tranh thủ giúp mẹ làm việc nhà, chăm bẵm những đứa em nhỏ của mình. Nó không đòi hỏi gì cho bản thân và nhường nhịn tất cả những gì nó có cho em. Chợt nhận ra từ sáng tới giờ không thấy thằng Hiếu đâu, ông quay sang hỏi vợ :
- Này bà, thằng Hiếu nó đi đâu mà tôi không thấy nó ?
- Nó đi lấy củi từ sớm rồi ông à! Vợ ông đáp.
Không nói, ông tiếp tục làm công việc của mình. Tự nhiên ông cảm thấy mủi lòng. Đã qua mấy cái tết rồi mà lời hứa gói bánh chưng của ông với sắp nhỏ đến giờ mới thực hiện được. Nhưng cũng không phải dễ dàng. Chắc những đứa con của ông phải vui mừng lắm. Đã mấy năm rồi chúng chưa được thưởng thức lại cái hương vị quyến rũ của bánh chưng quê nhà. Nắng đã lên cao. Thằng Hiếu về, mồ hôi nhễ nhại, mặt mày lấm lem bụi đất. Cái bó củi nó vác trên vai xem chừng quá khổ so với thân hình nhỏ thó của nó. Quăng bó củi xuống sân nó nói :
- Bố à! Còn một cành vú sữa to lắm, nặng quá con không vác nổi.
Nói xong nó lại vụt chạy đi. Ông Sanh gọi với theo nhưng nó đã mất hút sau bờ dậu. Lúc đấy thằng Tí với con Bâm, hai đứa con nhỏ của ông cũng vừa dậy. Đưa tay dụi mắt, thằng Tí hỏi:
- Bánh chưng gói xong chưa bố, sao lâu vậy ?
- Chưa xong con à. Hai đứa lại đây bố rửa mặt cho nào!
Có tiếng bước chân ngoài sân rồi tiếng người hỏi vọng vào :
- Cả nhà đã chuẩn bị xong chưa đấy ?
- Anh Ba đấy à? Chuẩn bị từ sáng đến giờ mới xong. Vừa nhắc thì anh đã đến.
Ông Ba là bộ đội xuất ngũ chuyển ngành đang công tác cùng trường với ông. Là bộ đội, ông Ba sống rất tình nghĩa mà lại mê văn chương, viết lách cũng giỏi nên ông Sanh quí ông ấy lắm. Mỗi lần ông hay ông Ba viết được gì lại trao cho nhau xem rồi cùng bình phẩm rất say sưa. Hôm nay ông Ba đến nhà để gói bánh cho ông vì ông vốn không phải là người khéo tay, mà ông cũng chưa từng làm việc ấy. Ông Sanh vào pha lại ấm trà. Vợ và mấy đứa con ông mỗi người một tay đã chuẩn bị xong những thứ cần thiết. Hai giờ sau, bánh đã gói xong. Tất cả cũng chỉ được có sáu đòn. Những đòn bánh vuông vức, xanh tươi màu lá. Mấy đứa con ông nhìn các đòn bánh thèm thuồng, nghĩ tới lúc được ăn. Xong việc, ông Ba chào cả nhà ra về. Ông cùng thằng Hiếu lại lúi húi đào hố, kê bếp, rửa nồi, chuẩn bị củi đuốc … để kịp nổi lửa.
Sau bữa ăn tối, ông trải chiếc chiếu ra giữa sân ngồi canh nồi bánh chưng. Những đứa con vây quanh lấy ông, đứa ngồi vào lòng, đứa ngả đầu lên gối. Trời đêm không trăng trông thăm thẳm, lác đác vài ngôi sao li ti lúc ẩn lúc hiện. Thằng Tí ngửa mặt lên trời hỏi :
- Sao ở đâu ra vậy bố ? Mà sao nó lại sáng thế nhỉ ?
- Đó là những viên ngọc của chị Hằng do bất cẩn làm rơi ra. Vì là ngọc nên nó sáng thế đấy con ạ! Ông Sanh giải thích.
Thằng Hiếu chen vào:
- Giá như nhà mình có được một ngôi sao bố nhỉ!
Ông Sanh ôm nó vào lòng, xoa đầu nó mà nói:
- Chị Hằng nói đứa bé nào ngoan thì phần thưởng sẽ là một ngôi sao sáng nhất.
Trời bắt đầu lạnh hơn, sương xuống nặng dần. Ông Sanh đã kể hết câu chuyện cổ tích thứ ba. Thằng Tí và con Bâm đã theo chị vào ngủ từ lâu. Thằng Hiếu ngả trên đùi ông cũng ngủ lúc nào không biết. Ông Sanh đứng lên cõng nó vào giường rồi quay ra kéo lại cái cổng, châm thêm nước vào nồi bánh chưng.
Vớt bánh xong, ông Sanh cẩn thận đem một cái ghế dài ra trước hiên, đặt những đòn bánh nóng hổi, thơm phức lên rồi dùng hai thùng to đầy nước ép cho bánh ráo nước. Xong đâu đó, ông quay vào nhà tắt đèn, ngả lưng lên tấm ván nằm đợi rồi thiếp đi lúc nào không biết.
Xoảng, tiếng cái thùng nước đổ làm ông Sanh giật mình tỉnh giấc, vợ ông và đứa con gái lớn cùng bật dậy. Ông chạy vội ra ngoài. Hai thùng nước lăn kềnh trên hiên, nước đổ lênh láng. Những cái bánh chưng không cánh mà bay. Ông thoáng thấy hai cái bóng nhảy qua bờ rào, liền đuổi theo nhưng những cái bóng đã mất dạng. Lui cui quét dọn xong chỗ nước, sẵn mang luôn đôi thùng ra sân cho gọn, ông chợt nhận ra phía dưới những bụi hoa dừa cạnh gốc mai một cái gì đang động đậy. Ông Sanh tiến lại. Một thằng bé đang nằm dài dưới đất, cố thu mình cho nhỏ lại dưới những bụi hoa.
- Xin … xin ông tha cho con!
Ông Sanh hiểu ra chuyện. Mặt ông phừng phừng, chỉ muốn cho nó vài cái tát tai. Thằng bé ốm yếu, gầy gò trong bộ quần áo thun nhàu nát, bẩn thỉu đang run lên vì sợ. Nó cứ loay hoay, nhăn nhó vì cái gì đó trước bụng nổi lên cồm cộm dưới làn áo mỏng. Như không chịu nổi nữa, nó thả tay để cho cái vật kia rơi ra ngoài. Hai đòn bánh chưng. Ông Sanh cúi xuống nhặt lên. Hai đòn bánh vẫn còn nóng hổi. Ông mang hai đòn bánh dắt theo thằng bé vào nhà, thằng bé rón rén, sợ sệt theo sau:
- Xin ông tha cho con! Thằng bé lí nhí, rên rỉ.
Vô nhà, ông kéo cái áo nó lên, bụng nó vầng lên một vùng đỏ sẫm. Thằng bé cựa quậy, có lẽ vì rát. Ông Sanh bảo vợ lấy cái khăn ướt vừa giặt chưa kịp phơi đắp lên chỗ đau cho nó.
- Nhà con ở đâu? Mấy tuổi rồi? Sao lại đi ăn trộm thế này? Hai đứa kia là ai?
Theo lời thằng bé thì cha nó mất sớm, mẹ đã đi lấy chồng. Hiện nó đang ở với bà ngoại. Bà nó đã lớn tuổi, bệnh tật luôn, không làm gì được. Tất cả đều trông cậy vào nó. Nó lang thang nơi bến xe, bãi rác, kiếm được cái gì bà cháu ăn cái nấy. Tết nhất đến nơi rồi mà trong nhà chẳng còn gì nên nó và hai thằng khác cùng cảnh rủ nhau làm liều. Biết gần Tết nhiều nhà gói bánh nên bọn nó rảo xem nhà nào sơ ý thì trộm đem về. Hai thằng kia lớn hơn nên nhảy qua rào, trốn được. Nghe câu chuyện của nó, con gái ông nhìn thằng bé bằng ánh mắt thương cảm rồi chạy vào buồng lấy cho nó mấy cái bánh quy mà vợ ông mới mua sáng nay để chuẩn bị Tết. Nó thèm thuồng nhìn mấy cái bánh nhưng vẫn đảo mắt liếc nhìn ông Sanh mà không dám ăn.
- Con ăn đi, của con đấy!
Đến lúc này nó mới dám cầm mấy cái bánh nhai ngấu nghiến.
Tiếng gà trong xóm đã râm ran nhưng chắc còn lâu mới sáng. Ông Sanh cẩn thận đặt hai đòn bánh lên bàn thờ, thay mấy chén nước, thắp nhang … rồi lầm rầm khấn vái. Chờ cho mấy nén nhang cháy hết, ông bảo vợ gọi thằng Hiếu, thằng Tý và con Bâm dậy. Bọn trẻ còn đang ngái ngủ không hiểu vì sao mẹ nó lại gọi dậy lúc này. Chợt nhận thấy sự có mặt của thằng bé, thằng Hiếu quay lại hỏi ông :
- Bạn ấy là ai vậy bố ? Sao đã khuya thế mà bạn ấy lại ở nhà mình ?
- Bạn ấy từ xa về, trễ xe lại không quen đường nên lạc con à. Bố gọi bạn vào nhà chờ đến lúc trời sáng rồi hãy về. Ông Sanh bối rối trả lời.
Nhìn thấy hai đòn bánh thằng Tý và con Bâm reo lên :
- A ! Bánh chưng ! Đã ăn được chưa bố ?
- Thì bố gọi các con dậy để ăn bánh chưng mà ! Ông Sanh nhìn bọn trẻ mỉm cười.
Ông Sanh bảo vợ bóc một đòn bánh dọn ra mâm cho sắp nhỏ con ông và thằng bé cùng ăn. Bọn trẻ quây lại quanh mâm, đứa nào cũng háo hức. Chúng cười đùa, nói chuyện rất vui vẻ. Thằng bé tuy đã bớt sợ nhưng vẫn chưa dám góp chuyện chỉ thỉnh thoảng mới thấy nó gật hoặc lắc đầu. Ông bà ngồi cạnh vừa âu yếm nhìn bọn trẻ vừa lặng lẽ thưởng thức cái hương vị đằm đặm, thơm lừng của chén trà Thái, quà tết của ông Ba gửi biếu sáng nay.
Bọn trẻ ăn xong đang dọn dẹp dưới bếp. Ông Sanh đem đòn bánh còn lại bỏ vào cái túi để đựng quà tết đưa cho thằng bé rồi nói :
- Ông gửi đòn bánh này về biếu bà, mùng một nhớ ghé lại nhà ông nhé !
Thằng bé nghe ông nói vậy thì ngạc nhiên, ngơ ngác rồi lí nhí cám ơn và cầm cái bánh đi ra. Đến đầu cổng, nó còn quay cổ nhìn vào nhà hồi lâu rồi mới chạy đi.
Sáng mùng một, cả nhà ông Sanh dậy sớm sửa soạn bữa cơm cúng năm mới. Mãi tới chín giờ, cả nhà mới ngồi vào bàn. Đứa con gái ông thỉnh thoảng lại nhìn ra cổng như trông đợi ai đó. Chợt ông nhìn thấy bóng một đứa bé thập thò trước cổng. Ông vội vàng chạy ra nhưng thằng bé đã biến đâu mất. Trước mắt ông là hai bụi cúc vạn thọ tuy không được tỉa tót, chăm chút như được bày bán ở các chợ hoa ngày Tết nhưng đóa nở to lắm. Những bông hoa vàng rực, tươi rói, lung linh như lời chúc mừng năm mới. Khi đã hiểu ra tất cả, ông an tâm bê hai bụi cúc vào nhà trước những cái ngước mắt ngạc nhiên, ngỡ ngàng của vợ và các con.
Ngoài sân, cây mai đã rực vàng, óng ánh trong nắng xuân …
QuynhMai Post
Tết Sớm
Trời đã vào xuân, mặc dầu còn hai hôm nữa mới tới Tết. Ông Sanh dậy sớm hơn thường ngày, khi trời còn đang se lạnh. Cái lạnh trong này có vẻ dễ chịu hơn, không giống như cái lạnh cắt da, cắt thịt ở quê
Tết sớm
Phan Việt Chân
Trời đã vào xuân, mặc dầu còn hai hôm nữa mới tới Tết. Ông Sanh dậy sớm hơn thường ngày, khi trời còn đang se lạnh. Cái lạnh trong này có vẻ dễ chịu hơn, không giống như cái lạnh cắt da, cắt thịt ở quê ông. Cả gia đình ông vào Nam từ ngày đầu giải phóng, đến lúc này cũng đã năm, sáu năm rồi. Những cái Tết trong này đối với ông không còn lạ lẫm như những năm đầu khi ông chân ướt chân ráo vào Nam theo giấy điều động, bổ sung nhân lực của ngành giáo dục. Nhưng cái Tết năm nay với ông sao mà khác thế!
Khoác chiếc áo len mỏng đã bạc màu, ông Sanh cầm cây chổi ra sân. Ông lại gần cái gốc mai mà mình đã chăm bón mấy năm nay. Cẩn thận từng chút, cố cho không đụng vào những cành mai trĩu nụ đọng ướt sương đêm hòa cùng nắng sớm lung linh như những hạt ngọc, ông quét những cánh mai vàng nở sớm đang vương vãi dưới gốc cây. Dưới bếp, vợ ông đang lúi húi cùng đứa con gái lớn chuẩn bị đậu, nếp, lá dong … để gói bánh chưng. Đứa con gái đầu lòng của ông năm nay mới vào lớp 9. Còn nhỏ nhưng dường như nó cũng biết được hoàn cảnh hiện tại của gia đình mình. Ngoài những lúc đi học, nó tranh thủ giúp mẹ làm việc nhà, chăm bẵm những đứa em nhỏ của mình. Nó không đòi hỏi gì cho bản thân và nhường nhịn tất cả những gì nó có cho em. Chợt nhận ra từ sáng tới giờ không thấy thằng Hiếu đâu, ông quay sang hỏi vợ :
- Này bà, thằng Hiếu nó đi đâu mà tôi không thấy nó ?
- Nó đi lấy củi từ sớm rồi ông à! Vợ ông đáp.
Không nói, ông tiếp tục làm công việc của mình. Tự nhiên ông cảm thấy mủi lòng. Đã qua mấy cái tết rồi mà lời hứa gói bánh chưng của ông với sắp nhỏ đến giờ mới thực hiện được. Nhưng cũng không phải dễ dàng. Chắc những đứa con của ông phải vui mừng lắm. Đã mấy năm rồi chúng chưa được thưởng thức lại cái hương vị quyến rũ của bánh chưng quê nhà. Nắng đã lên cao. Thằng Hiếu về, mồ hôi nhễ nhại, mặt mày lấm lem bụi đất. Cái bó củi nó vác trên vai xem chừng quá khổ so với thân hình nhỏ thó của nó. Quăng bó củi xuống sân nó nói :
- Bố à! Còn một cành vú sữa to lắm, nặng quá con không vác nổi.
Nói xong nó lại vụt chạy đi. Ông Sanh gọi với theo nhưng nó đã mất hút sau bờ dậu. Lúc đấy thằng Tí với con Bâm, hai đứa con nhỏ của ông cũng vừa dậy. Đưa tay dụi mắt, thằng Tí hỏi:
- Bánh chưng gói xong chưa bố, sao lâu vậy ?
- Chưa xong con à. Hai đứa lại đây bố rửa mặt cho nào!
Có tiếng bước chân ngoài sân rồi tiếng người hỏi vọng vào :
- Cả nhà đã chuẩn bị xong chưa đấy ?
- Anh Ba đấy à? Chuẩn bị từ sáng đến giờ mới xong. Vừa nhắc thì anh đã đến.
Ông Ba là bộ đội xuất ngũ chuyển ngành đang công tác cùng trường với ông. Là bộ đội, ông Ba sống rất tình nghĩa mà lại mê văn chương, viết lách cũng giỏi nên ông Sanh quí ông ấy lắm. Mỗi lần ông hay ông Ba viết được gì lại trao cho nhau xem rồi cùng bình phẩm rất say sưa. Hôm nay ông Ba đến nhà để gói bánh cho ông vì ông vốn không phải là người khéo tay, mà ông cũng chưa từng làm việc ấy. Ông Sanh vào pha lại ấm trà. Vợ và mấy đứa con ông mỗi người một tay đã chuẩn bị xong những thứ cần thiết. Hai giờ sau, bánh đã gói xong. Tất cả cũng chỉ được có sáu đòn. Những đòn bánh vuông vức, xanh tươi màu lá. Mấy đứa con ông nhìn các đòn bánh thèm thuồng, nghĩ tới lúc được ăn. Xong việc, ông Ba chào cả nhà ra về. Ông cùng thằng Hiếu lại lúi húi đào hố, kê bếp, rửa nồi, chuẩn bị củi đuốc … để kịp nổi lửa.
Sau bữa ăn tối, ông trải chiếc chiếu ra giữa sân ngồi canh nồi bánh chưng. Những đứa con vây quanh lấy ông, đứa ngồi vào lòng, đứa ngả đầu lên gối. Trời đêm không trăng trông thăm thẳm, lác đác vài ngôi sao li ti lúc ẩn lúc hiện. Thằng Tí ngửa mặt lên trời hỏi :
- Sao ở đâu ra vậy bố ? Mà sao nó lại sáng thế nhỉ ?
- Đó là những viên ngọc của chị Hằng do bất cẩn làm rơi ra. Vì là ngọc nên nó sáng thế đấy con ạ! Ông Sanh giải thích.
Thằng Hiếu chen vào:
- Giá như nhà mình có được một ngôi sao bố nhỉ!
Ông Sanh ôm nó vào lòng, xoa đầu nó mà nói:
- Chị Hằng nói đứa bé nào ngoan thì phần thưởng sẽ là một ngôi sao sáng nhất.
Trời bắt đầu lạnh hơn, sương xuống nặng dần. Ông Sanh đã kể hết câu chuyện cổ tích thứ ba. Thằng Tí và con Bâm đã theo chị vào ngủ từ lâu. Thằng Hiếu ngả trên đùi ông cũng ngủ lúc nào không biết. Ông Sanh đứng lên cõng nó vào giường rồi quay ra kéo lại cái cổng, châm thêm nước vào nồi bánh chưng.
Vớt bánh xong, ông Sanh cẩn thận đem một cái ghế dài ra trước hiên, đặt những đòn bánh nóng hổi, thơm phức lên rồi dùng hai thùng to đầy nước ép cho bánh ráo nước. Xong đâu đó, ông quay vào nhà tắt đèn, ngả lưng lên tấm ván nằm đợi rồi thiếp đi lúc nào không biết.
Xoảng, tiếng cái thùng nước đổ làm ông Sanh giật mình tỉnh giấc, vợ ông và đứa con gái lớn cùng bật dậy. Ông chạy vội ra ngoài. Hai thùng nước lăn kềnh trên hiên, nước đổ lênh láng. Những cái bánh chưng không cánh mà bay. Ông thoáng thấy hai cái bóng nhảy qua bờ rào, liền đuổi theo nhưng những cái bóng đã mất dạng. Lui cui quét dọn xong chỗ nước, sẵn mang luôn đôi thùng ra sân cho gọn, ông chợt nhận ra phía dưới những bụi hoa dừa cạnh gốc mai một cái gì đang động đậy. Ông Sanh tiến lại. Một thằng bé đang nằm dài dưới đất, cố thu mình cho nhỏ lại dưới những bụi hoa.
- Xin … xin ông tha cho con!
Ông Sanh hiểu ra chuyện. Mặt ông phừng phừng, chỉ muốn cho nó vài cái tát tai. Thằng bé ốm yếu, gầy gò trong bộ quần áo thun nhàu nát, bẩn thỉu đang run lên vì sợ. Nó cứ loay hoay, nhăn nhó vì cái gì đó trước bụng nổi lên cồm cộm dưới làn áo mỏng. Như không chịu nổi nữa, nó thả tay để cho cái vật kia rơi ra ngoài. Hai đòn bánh chưng. Ông Sanh cúi xuống nhặt lên. Hai đòn bánh vẫn còn nóng hổi. Ông mang hai đòn bánh dắt theo thằng bé vào nhà, thằng bé rón rén, sợ sệt theo sau:
- Xin ông tha cho con! Thằng bé lí nhí, rên rỉ.
Vô nhà, ông kéo cái áo nó lên, bụng nó vầng lên một vùng đỏ sẫm. Thằng bé cựa quậy, có lẽ vì rát. Ông Sanh bảo vợ lấy cái khăn ướt vừa giặt chưa kịp phơi đắp lên chỗ đau cho nó.
- Nhà con ở đâu? Mấy tuổi rồi? Sao lại đi ăn trộm thế này? Hai đứa kia là ai?
Theo lời thằng bé thì cha nó mất sớm, mẹ đã đi lấy chồng. Hiện nó đang ở với bà ngoại. Bà nó đã lớn tuổi, bệnh tật luôn, không làm gì được. Tất cả đều trông cậy vào nó. Nó lang thang nơi bến xe, bãi rác, kiếm được cái gì bà cháu ăn cái nấy. Tết nhất đến nơi rồi mà trong nhà chẳng còn gì nên nó và hai thằng khác cùng cảnh rủ nhau làm liều. Biết gần Tết nhiều nhà gói bánh nên bọn nó rảo xem nhà nào sơ ý thì trộm đem về. Hai thằng kia lớn hơn nên nhảy qua rào, trốn được. Nghe câu chuyện của nó, con gái ông nhìn thằng bé bằng ánh mắt thương cảm rồi chạy vào buồng lấy cho nó mấy cái bánh quy mà vợ ông mới mua sáng nay để chuẩn bị Tết. Nó thèm thuồng nhìn mấy cái bánh nhưng vẫn đảo mắt liếc nhìn ông Sanh mà không dám ăn.
- Con ăn đi, của con đấy!
Đến lúc này nó mới dám cầm mấy cái bánh nhai ngấu nghiến.
Tiếng gà trong xóm đã râm ran nhưng chắc còn lâu mới sáng. Ông Sanh cẩn thận đặt hai đòn bánh lên bàn thờ, thay mấy chén nước, thắp nhang … rồi lầm rầm khấn vái. Chờ cho mấy nén nhang cháy hết, ông bảo vợ gọi thằng Hiếu, thằng Tý và con Bâm dậy. Bọn trẻ còn đang ngái ngủ không hiểu vì sao mẹ nó lại gọi dậy lúc này. Chợt nhận thấy sự có mặt của thằng bé, thằng Hiếu quay lại hỏi ông :
- Bạn ấy là ai vậy bố ? Sao đã khuya thế mà bạn ấy lại ở nhà mình ?
- Bạn ấy từ xa về, trễ xe lại không quen đường nên lạc con à. Bố gọi bạn vào nhà chờ đến lúc trời sáng rồi hãy về. Ông Sanh bối rối trả lời.
Nhìn thấy hai đòn bánh thằng Tý và con Bâm reo lên :
- A ! Bánh chưng ! Đã ăn được chưa bố ?
- Thì bố gọi các con dậy để ăn bánh chưng mà ! Ông Sanh nhìn bọn trẻ mỉm cười.
Ông Sanh bảo vợ bóc một đòn bánh dọn ra mâm cho sắp nhỏ con ông và thằng bé cùng ăn. Bọn trẻ quây lại quanh mâm, đứa nào cũng háo hức. Chúng cười đùa, nói chuyện rất vui vẻ. Thằng bé tuy đã bớt sợ nhưng vẫn chưa dám góp chuyện chỉ thỉnh thoảng mới thấy nó gật hoặc lắc đầu. Ông bà ngồi cạnh vừa âu yếm nhìn bọn trẻ vừa lặng lẽ thưởng thức cái hương vị đằm đặm, thơm lừng của chén trà Thái, quà tết của ông Ba gửi biếu sáng nay.
Bọn trẻ ăn xong đang dọn dẹp dưới bếp. Ông Sanh đem đòn bánh còn lại bỏ vào cái túi để đựng quà tết đưa cho thằng bé rồi nói :
- Ông gửi đòn bánh này về biếu bà, mùng một nhớ ghé lại nhà ông nhé !
Thằng bé nghe ông nói vậy thì ngạc nhiên, ngơ ngác rồi lí nhí cám ơn và cầm cái bánh đi ra. Đến đầu cổng, nó còn quay cổ nhìn vào nhà hồi lâu rồi mới chạy đi.
Sáng mùng một, cả nhà ông Sanh dậy sớm sửa soạn bữa cơm cúng năm mới. Mãi tới chín giờ, cả nhà mới ngồi vào bàn. Đứa con gái ông thỉnh thoảng lại nhìn ra cổng như trông đợi ai đó. Chợt ông nhìn thấy bóng một đứa bé thập thò trước cổng. Ông vội vàng chạy ra nhưng thằng bé đã biến đâu mất. Trước mắt ông là hai bụi cúc vạn thọ tuy không được tỉa tót, chăm chút như được bày bán ở các chợ hoa ngày Tết nhưng đóa nở to lắm. Những bông hoa vàng rực, tươi rói, lung linh như lời chúc mừng năm mới. Khi đã hiểu ra tất cả, ông an tâm bê hai bụi cúc vào nhà trước những cái ngước mắt ngạc nhiên, ngỡ ngàng của vợ và các con.
Ngoài sân, cây mai đã rực vàng, óng ánh trong nắng xuân …
Phan Việt Chân
Trời đã vào xuân, mặc dầu còn hai hôm nữa mới tới Tết. Ông Sanh dậy sớm hơn thường ngày, khi trời còn đang se lạnh. Cái lạnh trong này có vẻ dễ chịu hơn, không giống như cái lạnh cắt da, cắt thịt ở quê ông. Cả gia đình ông vào Nam từ ngày đầu giải phóng, đến lúc này cũng đã năm, sáu năm rồi. Những cái Tết trong này đối với ông không còn lạ lẫm như những năm đầu khi ông chân ướt chân ráo vào Nam theo giấy điều động, bổ sung nhân lực của ngành giáo dục. Nhưng cái Tết năm nay với ông sao mà khác thế!
Khoác chiếc áo len mỏng đã bạc màu, ông Sanh cầm cây chổi ra sân. Ông lại gần cái gốc mai mà mình đã chăm bón mấy năm nay. Cẩn thận từng chút, cố cho không đụng vào những cành mai trĩu nụ đọng ướt sương đêm hòa cùng nắng sớm lung linh như những hạt ngọc, ông quét những cánh mai vàng nở sớm đang vương vãi dưới gốc cây. Dưới bếp, vợ ông đang lúi húi cùng đứa con gái lớn chuẩn bị đậu, nếp, lá dong … để gói bánh chưng. Đứa con gái đầu lòng của ông năm nay mới vào lớp 9. Còn nhỏ nhưng dường như nó cũng biết được hoàn cảnh hiện tại của gia đình mình. Ngoài những lúc đi học, nó tranh thủ giúp mẹ làm việc nhà, chăm bẵm những đứa em nhỏ của mình. Nó không đòi hỏi gì cho bản thân và nhường nhịn tất cả những gì nó có cho em. Chợt nhận ra từ sáng tới giờ không thấy thằng Hiếu đâu, ông quay sang hỏi vợ :
- Này bà, thằng Hiếu nó đi đâu mà tôi không thấy nó ?
- Nó đi lấy củi từ sớm rồi ông à! Vợ ông đáp.
Không nói, ông tiếp tục làm công việc của mình. Tự nhiên ông cảm thấy mủi lòng. Đã qua mấy cái tết rồi mà lời hứa gói bánh chưng của ông với sắp nhỏ đến giờ mới thực hiện được. Nhưng cũng không phải dễ dàng. Chắc những đứa con của ông phải vui mừng lắm. Đã mấy năm rồi chúng chưa được thưởng thức lại cái hương vị quyến rũ của bánh chưng quê nhà. Nắng đã lên cao. Thằng Hiếu về, mồ hôi nhễ nhại, mặt mày lấm lem bụi đất. Cái bó củi nó vác trên vai xem chừng quá khổ so với thân hình nhỏ thó của nó. Quăng bó củi xuống sân nó nói :
- Bố à! Còn một cành vú sữa to lắm, nặng quá con không vác nổi.
Nói xong nó lại vụt chạy đi. Ông Sanh gọi với theo nhưng nó đã mất hút sau bờ dậu. Lúc đấy thằng Tí với con Bâm, hai đứa con nhỏ của ông cũng vừa dậy. Đưa tay dụi mắt, thằng Tí hỏi:
- Bánh chưng gói xong chưa bố, sao lâu vậy ?
- Chưa xong con à. Hai đứa lại đây bố rửa mặt cho nào!
Có tiếng bước chân ngoài sân rồi tiếng người hỏi vọng vào :
- Cả nhà đã chuẩn bị xong chưa đấy ?
- Anh Ba đấy à? Chuẩn bị từ sáng đến giờ mới xong. Vừa nhắc thì anh đã đến.
Ông Ba là bộ đội xuất ngũ chuyển ngành đang công tác cùng trường với ông. Là bộ đội, ông Ba sống rất tình nghĩa mà lại mê văn chương, viết lách cũng giỏi nên ông Sanh quí ông ấy lắm. Mỗi lần ông hay ông Ba viết được gì lại trao cho nhau xem rồi cùng bình phẩm rất say sưa. Hôm nay ông Ba đến nhà để gói bánh cho ông vì ông vốn không phải là người khéo tay, mà ông cũng chưa từng làm việc ấy. Ông Sanh vào pha lại ấm trà. Vợ và mấy đứa con ông mỗi người một tay đã chuẩn bị xong những thứ cần thiết. Hai giờ sau, bánh đã gói xong. Tất cả cũng chỉ được có sáu đòn. Những đòn bánh vuông vức, xanh tươi màu lá. Mấy đứa con ông nhìn các đòn bánh thèm thuồng, nghĩ tới lúc được ăn. Xong việc, ông Ba chào cả nhà ra về. Ông cùng thằng Hiếu lại lúi húi đào hố, kê bếp, rửa nồi, chuẩn bị củi đuốc … để kịp nổi lửa.
Sau bữa ăn tối, ông trải chiếc chiếu ra giữa sân ngồi canh nồi bánh chưng. Những đứa con vây quanh lấy ông, đứa ngồi vào lòng, đứa ngả đầu lên gối. Trời đêm không trăng trông thăm thẳm, lác đác vài ngôi sao li ti lúc ẩn lúc hiện. Thằng Tí ngửa mặt lên trời hỏi :
- Sao ở đâu ra vậy bố ? Mà sao nó lại sáng thế nhỉ ?
- Đó là những viên ngọc của chị Hằng do bất cẩn làm rơi ra. Vì là ngọc nên nó sáng thế đấy con ạ! Ông Sanh giải thích.
Thằng Hiếu chen vào:
- Giá như nhà mình có được một ngôi sao bố nhỉ!
Ông Sanh ôm nó vào lòng, xoa đầu nó mà nói:
- Chị Hằng nói đứa bé nào ngoan thì phần thưởng sẽ là một ngôi sao sáng nhất.
Trời bắt đầu lạnh hơn, sương xuống nặng dần. Ông Sanh đã kể hết câu chuyện cổ tích thứ ba. Thằng Tí và con Bâm đã theo chị vào ngủ từ lâu. Thằng Hiếu ngả trên đùi ông cũng ngủ lúc nào không biết. Ông Sanh đứng lên cõng nó vào giường rồi quay ra kéo lại cái cổng, châm thêm nước vào nồi bánh chưng.
Vớt bánh xong, ông Sanh cẩn thận đem một cái ghế dài ra trước hiên, đặt những đòn bánh nóng hổi, thơm phức lên rồi dùng hai thùng to đầy nước ép cho bánh ráo nước. Xong đâu đó, ông quay vào nhà tắt đèn, ngả lưng lên tấm ván nằm đợi rồi thiếp đi lúc nào không biết.
Xoảng, tiếng cái thùng nước đổ làm ông Sanh giật mình tỉnh giấc, vợ ông và đứa con gái lớn cùng bật dậy. Ông chạy vội ra ngoài. Hai thùng nước lăn kềnh trên hiên, nước đổ lênh láng. Những cái bánh chưng không cánh mà bay. Ông thoáng thấy hai cái bóng nhảy qua bờ rào, liền đuổi theo nhưng những cái bóng đã mất dạng. Lui cui quét dọn xong chỗ nước, sẵn mang luôn đôi thùng ra sân cho gọn, ông chợt nhận ra phía dưới những bụi hoa dừa cạnh gốc mai một cái gì đang động đậy. Ông Sanh tiến lại. Một thằng bé đang nằm dài dưới đất, cố thu mình cho nhỏ lại dưới những bụi hoa.
- Xin … xin ông tha cho con!
Ông Sanh hiểu ra chuyện. Mặt ông phừng phừng, chỉ muốn cho nó vài cái tát tai. Thằng bé ốm yếu, gầy gò trong bộ quần áo thun nhàu nát, bẩn thỉu đang run lên vì sợ. Nó cứ loay hoay, nhăn nhó vì cái gì đó trước bụng nổi lên cồm cộm dưới làn áo mỏng. Như không chịu nổi nữa, nó thả tay để cho cái vật kia rơi ra ngoài. Hai đòn bánh chưng. Ông Sanh cúi xuống nhặt lên. Hai đòn bánh vẫn còn nóng hổi. Ông mang hai đòn bánh dắt theo thằng bé vào nhà, thằng bé rón rén, sợ sệt theo sau:
- Xin ông tha cho con! Thằng bé lí nhí, rên rỉ.
Vô nhà, ông kéo cái áo nó lên, bụng nó vầng lên một vùng đỏ sẫm. Thằng bé cựa quậy, có lẽ vì rát. Ông Sanh bảo vợ lấy cái khăn ướt vừa giặt chưa kịp phơi đắp lên chỗ đau cho nó.
- Nhà con ở đâu? Mấy tuổi rồi? Sao lại đi ăn trộm thế này? Hai đứa kia là ai?
Theo lời thằng bé thì cha nó mất sớm, mẹ đã đi lấy chồng. Hiện nó đang ở với bà ngoại. Bà nó đã lớn tuổi, bệnh tật luôn, không làm gì được. Tất cả đều trông cậy vào nó. Nó lang thang nơi bến xe, bãi rác, kiếm được cái gì bà cháu ăn cái nấy. Tết nhất đến nơi rồi mà trong nhà chẳng còn gì nên nó và hai thằng khác cùng cảnh rủ nhau làm liều. Biết gần Tết nhiều nhà gói bánh nên bọn nó rảo xem nhà nào sơ ý thì trộm đem về. Hai thằng kia lớn hơn nên nhảy qua rào, trốn được. Nghe câu chuyện của nó, con gái ông nhìn thằng bé bằng ánh mắt thương cảm rồi chạy vào buồng lấy cho nó mấy cái bánh quy mà vợ ông mới mua sáng nay để chuẩn bị Tết. Nó thèm thuồng nhìn mấy cái bánh nhưng vẫn đảo mắt liếc nhìn ông Sanh mà không dám ăn.
- Con ăn đi, của con đấy!
Đến lúc này nó mới dám cầm mấy cái bánh nhai ngấu nghiến.
Tiếng gà trong xóm đã râm ran nhưng chắc còn lâu mới sáng. Ông Sanh cẩn thận đặt hai đòn bánh lên bàn thờ, thay mấy chén nước, thắp nhang … rồi lầm rầm khấn vái. Chờ cho mấy nén nhang cháy hết, ông bảo vợ gọi thằng Hiếu, thằng Tý và con Bâm dậy. Bọn trẻ còn đang ngái ngủ không hiểu vì sao mẹ nó lại gọi dậy lúc này. Chợt nhận thấy sự có mặt của thằng bé, thằng Hiếu quay lại hỏi ông :
- Bạn ấy là ai vậy bố ? Sao đã khuya thế mà bạn ấy lại ở nhà mình ?
- Bạn ấy từ xa về, trễ xe lại không quen đường nên lạc con à. Bố gọi bạn vào nhà chờ đến lúc trời sáng rồi hãy về. Ông Sanh bối rối trả lời.
Nhìn thấy hai đòn bánh thằng Tý và con Bâm reo lên :
- A ! Bánh chưng ! Đã ăn được chưa bố ?
- Thì bố gọi các con dậy để ăn bánh chưng mà ! Ông Sanh nhìn bọn trẻ mỉm cười.
Ông Sanh bảo vợ bóc một đòn bánh dọn ra mâm cho sắp nhỏ con ông và thằng bé cùng ăn. Bọn trẻ quây lại quanh mâm, đứa nào cũng háo hức. Chúng cười đùa, nói chuyện rất vui vẻ. Thằng bé tuy đã bớt sợ nhưng vẫn chưa dám góp chuyện chỉ thỉnh thoảng mới thấy nó gật hoặc lắc đầu. Ông bà ngồi cạnh vừa âu yếm nhìn bọn trẻ vừa lặng lẽ thưởng thức cái hương vị đằm đặm, thơm lừng của chén trà Thái, quà tết của ông Ba gửi biếu sáng nay.
Bọn trẻ ăn xong đang dọn dẹp dưới bếp. Ông Sanh đem đòn bánh còn lại bỏ vào cái túi để đựng quà tết đưa cho thằng bé rồi nói :
- Ông gửi đòn bánh này về biếu bà, mùng một nhớ ghé lại nhà ông nhé !
Thằng bé nghe ông nói vậy thì ngạc nhiên, ngơ ngác rồi lí nhí cám ơn và cầm cái bánh đi ra. Đến đầu cổng, nó còn quay cổ nhìn vào nhà hồi lâu rồi mới chạy đi.
Sáng mùng một, cả nhà ông Sanh dậy sớm sửa soạn bữa cơm cúng năm mới. Mãi tới chín giờ, cả nhà mới ngồi vào bàn. Đứa con gái ông thỉnh thoảng lại nhìn ra cổng như trông đợi ai đó. Chợt ông nhìn thấy bóng một đứa bé thập thò trước cổng. Ông vội vàng chạy ra nhưng thằng bé đã biến đâu mất. Trước mắt ông là hai bụi cúc vạn thọ tuy không được tỉa tót, chăm chút như được bày bán ở các chợ hoa ngày Tết nhưng đóa nở to lắm. Những bông hoa vàng rực, tươi rói, lung linh như lời chúc mừng năm mới. Khi đã hiểu ra tất cả, ông an tâm bê hai bụi cúc vào nhà trước những cái ngước mắt ngạc nhiên, ngỡ ngàng của vợ và các con.
Ngoài sân, cây mai đã rực vàng, óng ánh trong nắng xuân …
QuynhMai Post